fbpx

Hiện nay có rất nhiều ứng dụng được ra đời để phục vụ đa dạng mục đích của người dùng, chính vì vậy đối với nhà phát triển, để người dùng biết tới ứng dụng của mình là không hề dễ dàng. Việc tạo ra một ứng dụng di động chất lượng không đủ để đảm bảo sự thành công của ứng dụng đó. Điều quan trọng hơn là làm thế nào người dùng dễ dàng tìm thấy và tải ứng dụng của bạn từ hàng triệu ứng dụng khác. Và ASO ra đời để giải quyết việc đó. Vậy ASO là gì? Làm thế nào để có thể tối ưu hóa thứ hạng ứng dụng trên cửa hàng Google Play và App Store. Cùng Dinos tìm hiểu trong bài viết này nhé.

ASO là gì?

ASO là gì

ASO hay App Store Optimization là quá trình tối ưu hóa ứng dụng di động để tăng khả năng hiển thị và cải thiện thứ hạng của ứng dụng trong kết quả tìm kiếm trên các cửa hàng ứng dụng như Apple App Store và Google Play Store. Mục tiêu chính của ASO là tăng lượt tải ứng dụng tự nhiên bằng cách cải thiện những yếu tố liên quan đến ứng dụng.

ASO quan trọng như thế nào với nhà phát triển ứng dụng?

Đối với nhà phát triển app, việc sử dụng ASO là một chiến lược hiệu quả bởi nó đánh vào việc tăng độ hiển thị tự nhiên và số lượt tải app tự nhiên. Cụ thể:

Tăng khả năng hiển thị của ứng dụng trong cửa hàng trực tuyến

Phần lớn người dùng tìm thấy ứng dụng mới thông qua kết quả tìm kiếm trên chợ ứng dụng App Store hoặc Google Play Store. ASO sẽ có nhiệm vụ giúp ứng dụng của bạn xuất hiện ở những vị trí cao hơn trong kết quả tìm kiếm, từ đó tăng khả năng sẽ được người dùng chú ý tới và tải xuống.

Tăng lượt tải xuống tự nhiên

Mục đích của ASO là tăng lượt tải xuống tự nhiên mà không cần đầu tư quá nhiều vào quảng cáo trả phí trong cửa hàng ứng dụng. Bạn có thể tối ưu hóa các yếu tố như từ khóa, phần mô tả ứng dụng, hình ảnh giúp ứng dụng thu hút người dùng một cách tự nhiên nhất.

Tiết kiệm chi phí quảng cáo

Với ASO, bạn sẽ giảm bớt việc chi ngân sách cho mục đích chạy quảng cáo app. Việc tối ưu ASO tốt sẽ đảm bảo cho nhà sáng lập tốc độ tăng trưởng tốt và tỷ lệ chuyển đổi cao. Ngân sách cho việc chạy quảng cáo app sẽ được đầu tư cho cho những mảng khác giúp mang lại hiệu quả cao hơn.

Mở rộng tệp khách hàng

Thông qua ASO, bạn có thể thiết kế ứng dụng sao cho phù hợp với từng thị trường khác nhau nhằm thu hút đa dạng nhiều người dùng trên toàn thế giới tải xuống ứng dụng của bạn. Bạn sẽ có cơ hội đưa ứng dụng của mình tới nhiều người hơn.

Cách tối ưu dành cho ứng dụng trên cửa hàng Play Store và App Store

Tối ưu hình ảnh

Hình ảnh của ứng dụng trên cửa hàng đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hút sự chú ý của người dùng. Yêu cầu cơ bản nhất đối với một nhà phát triển ứng dụng là một hình ảnh đẹp và đúng với yêu cầu của nền tảng.

Yêu cầu thiết kế với app icon

1. Thiết kế app icon trên Google Play Store ASO là gì

Khi thiết kế app icon trên Play Store, bạn cần đảm bảo các thông số hình ảnh như sau:

  • Kích thước cuối cùng: 512px x 512px
  • Định dạng: PNG 32 bit
  • Không gian màu: sRGB
  • Kích thước tệp tối đa: 1024KB
  • Hình dạng: Hình vuông hoàn chỉnh – Google Play tự động xử lý việc tạo lớp che phủ. Bán kính tương đương 20% kích thước biểu tượng.
  • Bóng: Không có – Google Play sẽ tự động xử lý phần bóng.

Chi tiết về tiêu chuẩn thiết kế bạn có thể xem tại đường link

2. Thiết kế app icon trên App Store

Việc thiết kế trên App Store nhìn chung cũng tương tự như trên Play Store, tuy nhiên Apple yêu cầu kích thước app icon là 1024px x 1024px. 

Để tìm hiểu chi tiết, bạn có thể xem thêm tại đường link

Yêu cầu thiết kế với app preview

Ngoài việc cần thiết kế icon cho app thì phần preview cũng là phần quan trọng không kém, preview app là nơi người dùng sẽ có cái nhìn tổng quan nhất về những tính năng sẽ xuất hiện trên app, những ưu điểm mà ứng dụng có. Những yêu cầu khi thiết kế app preview bạn cần nắm

1. Thiết kế app preview trên Google Play Store

Với mỗi một app, bạn cần cung cấp ít nhất 4 ảnh preview và nhiều nhất là 8 ảnh preview (có thể là ảnh tự thiết kế hoặc ảnh chụp màn hình) với kích thước tối thiểu 1080px. Đó có thể là kích thước dạng ảnh ngang 16:9 (1920px x1080px) hoặc ảnh dọc 9:16 (1080px x 1920px)

Bạn có thể xem chi tiết guidelines do Google cung cấp tại đây

2. Thiết kế app preview trên App Store ASO là gì

Với App Store, Apple chia ra rất nhiều các thiết bị khác nhau với những kích thước màn hình khác nhau như 6.7” đối với iPhone 15 Pro Max, iPhone 15 Plus hay 6.5” đối với iPhone 13 Pro Max,… và bạn cần phải thiết kế sao cho hình ảnh phù hợp với kích thước từng thiết bị

Để xem chi tiết guidelines ảnh preview cho Apple cung cấp, bạn xem tại đây

Tối ưu nội dung

Sau khi hình ảnh đã đạt yêu cầu, điều bạn cần làm tiếp theo là tối ưu nội dung cho app, những nội dung bạn cần để ý đó là title app, description app, đánh giá từ người dùng app. Chi tiết như sau:

Từ khóa

Bước đầu tiên bạn cần nghiên cứu và chọn từ khóa sao cho phù hợp với ứng dụng của bạn bởi nhờ có keyword mà ứng dụng của bạn mới có được thứ hạng trong kết quả tìm kiếm và được người dùng biết đến. Để chọn được từ khóa phù hợp, bạn có thể tham khảo:

  • Sử dụng các công cụ phân tích từ khóa để xác định từ khóa tiềm năng
  • Phân tích đối thủ để xem keyword đang được sử dụng và chọn từ khóa phù hợp cho mình

Tối ưu tiêu đề và mô tả

ASO là gì

Để tận dụng từ khóa một cách có hiệu quả nhất, bạn nên đặt từ khóa vào phần tiêu đề và mô tả của ứng dụng đó

Tiêu đề của ứng dụng nên được đặt theo ngữ cảnh và có chứa từ khóa để có thể nâng cao thứ hạng trong kết quả tìm kiếm của người dùng. Ngài ra, 2 cửa hàng ứng dụng cũng giới hạn số lượng ký tự cho tiêu đề của app: Apple App Store tối đa 30 ký tự, Google Play Store tối đa 50 ký tự. Bạn cần đặt tên trong mức giới hạn cho phép này để đảm bảo không vi phạm quy định tối ưu ASO.

Phần mô tả ứng dụng cần cung cấp các thông tin chi tiết về ứng dụng, lợi ích mà người dùng có thể nhận được, những điểm nổi bật của ứng dụng. Bạn cần lưu ý chèn từ khóa đã phân tích vào phần mô tả này một cách tự nhiên và có chiến lược do phần mô tả có giới hạn ở 4000 ký tự theo quy định của cửa hàng ứng dụng.

Review và Rating

ASO là gì

Trong ASO, Review và Rating đóng một vai trò rất quan trọng trong quyết định tải app của người dùng, đây cũng là công cụ để Apple hay Google đánh giá và phân phối ứng dụng của bạn trong cửa hàng của họ. Bạn có thể làm những cách sau để có được đánh giá từ người tiêu dùng:

  • Yêu cầu người dùng đánh giá (apple app store sẽ giới hạn 3 lần/năm)
  • Kêu gọi từ các kênh khác như: mạng xã hội, email marketing,…
  • Tạo phần thưởng cho các review như: game hóa, thưởng điểm hoặc xu,…

Phân tích và tối ưu ứng dụng

ASO là gì

Sau khi đã hoàn thành các bước ở trên thì bạn còn phải liên tục đánh giá kết quả để phân tích và tối ưu nhằm duy trì thứ hạng của ứng dụng và kịp thời phản hồi những đánh giá của người dùng. Một số những chỉ số mà bạn cần quan tâm như: số lượt install app, impression, số lượt uninstall app,…

Bạn có thể theo dõi được dễ dàng các chỉ số này thông qua Play Store Console hoặc App Store Connect

So sánh ASO và SEO

Để có thể dễ dàng so sánh, bạn có thể theo dõi bảng dưới đây:

Tiêu chí ASO (App Store Optimization) SEO (Search Engine Optimization)
Mục tiêu Tối ưu hóa ứng dụng để tăng thứ hạng và khả năng hiển thị trong cửa hàng ứng dụng (App Store, Google Play Store). Tối ưu hóa trang web để tăng thứ hạng và khả năng hiển thị trên các công cụ tìm kiếm (Google, Bing, Yahoo).
Nền tảng App Store (iOS), Google Play Store (Android) Công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo
Yếu tố chính Tên ứng dụng, mô tả ứng dụng, từ khóa, biểu tượng, ảnh chụp màn hình, video, đánh giá và xếp hạng, cập nhật ứng dụng. Từ khóa, thẻ tiêu đề, mô tả meta, nội dung trang web, liên kết ngược (backlinks), tốc độ tải trang, trải nghiệm người dùng (UX).
Từ khóa Tập trung vào từ khóa trong tên ứng dụng, mô tả và trường từ khóa cụ thể trong cửa hàng ứng dụng. Tập trung vào từ khóa trong thẻ tiêu đề, mô tả meta, nội dung và liên kết nội bộ.
Nội dung Mô tả ứng dụng ngắn gọn, ảnh chụp màn hình, video giới thiệu, bản cập nhật ứng dụng. Nội dung bài viết, trang đích, bài blog, hình ảnh, video, infographics.
Đánh giá và xếp hạng Rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng và khả năng hiển thị của ứng dụng. Quan trọng để xây dựng uy tín và niềm tin, ảnh hưởng đến tỷ lệ chuyển đổi và trải nghiệm người dùng.
Liên kết Ít ảnh hưởng trực tiếp, nhưng có thể sử dụng liên kết từ các trang web và mạng xã hội để tăng cường khả năng tìm thấy ứng dụng. Rất quan trọng, liên kết ngược (backlinks) chất lượng cao giúp tăng thứ hạng trên công cụ tìm kiếm.
Tốc độ tải Tốc độ tải ứng dụng không trực tiếp ảnh hưởng đến ASO nhưng trải nghiệm người dùng tốt hơn nếu ứng dụng tải nhanh. Tốc độ tải trang là một yếu tố xếp hạng quan trọng trong SEO.
Trải nghiệm người dùng (UX) Trải nghiệm người dùng trong ứng dụng ảnh hưởng đến đánh giá và xếp hạng. Trải nghiệm người dùng trên trang web ảnh hưởng đến tỷ lệ thoát và thời gian ở lại trang, tác động đến SEO.
Công cụ và kỹ thuật App Store Connect, Google Play Console, các công cụ phân tích từ khóa cho ứng dụng. Google Analytics, Google Search Console, các công cụ SEO như Ahrefs, SEMrush, Moz.
Cập nhật và bảo trì Thường xuyên cập nhật ứng dụng và tối ưu hóa các yếu tố ASO để duy trì và cải thiện thứ hạng. Thường xuyên cập nhật nội dung và tối ưu hóa trang web để duy trì và cải thiện thứ hạng.
Thời gian hiệu quả Có thể thấy kết quả trong vòng vài tuần, nhưng duy trì lâu dài cần liên tục tối ưu. Có thể mất vài tháng để thấy kết quả, nhưng duy trì lâu dài cần liên tục tối ưu.

Kết luận

ASO là một phần quan trọng và không thể thiếu cho bất kỳ nhà phát triển ứng dụng nào muốn tăng trưởng lượt tải về ứng dụng một cách tự nhiên. Hy vọng bài viết đã đem lại cho bạn những kiến thức về ASO và cách để tối ưu thứ hạng tìm kiếm trên cửa hàng ứng dụng. Chúc bạn thành công. Bạn đừng quên theo dõi Dinos Việt Nam thường xuyên để cập nhật những thông tin Marketing mới nhất nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *