PPC là gì? Cách đọc hiểu thông số quảng cáo PPC hiệu quả
Trong Digital Marketing có lẽ anh em sẽ gặp một số dữ liệu cần phải phân tích. Đó là những thông số mà chỉ báo từ nền tảng trả về, để có được một chiến dịch và kế hoạch tối ưu tốt nhất, chúng bắt buộc phải hiểu được ý nghĩa của nó. Trong số đó PPC là một loại hình quảng cáo được nhiều người lựa chọn. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn về PPC là gì, và cách tối ưu chỉ số từ quảng cáo PPC ra sao.
PPC là gì?
PPC là một loại hình quảng cáo trả phí dựa trên lượt click từ người dùng, từ PPC tức là viết tắt của Pay Per Click. Với cách định nghĩa như thế này mọi người có thể hiểu loại quảng cáo PPC sẽ giúp tối ưu được tỷ lệ chuyển đổi hơn so với loại quảng cáo CPM.
Luôn tiện, quảng cáo CPM chính là loại quảng cáo thu phí dựa trên lượt hiển thị, cụ thể là các nền tảng sẽ thu phí trên mỗi 1000 lượt xuất hiện quảng cáo.
Hiện nay có khá nhiều nền tảng áp dụng 2 loại hình quảng cáo này, tuy nhiên chúng ta sẽ thấy loại hình quảng cáo PPC được nhiều người nhắc đến đó là trên Google Adwords.
Nền tảng quảng cáo PPC
Như đã nói, không chỉ có Google chúng ta vẫn có thể thấy loại hình quảng cáo PPC này xuất hiện ở khá nhiều loại nền tảng khác như là quảng cáo tìm kiếm từ khóa trên sàn TMĐT, quảng cáo Zalo, quảng cáo tìm kiếm từ khóa trên Bing,... Đối với mỗi nền tảng đều có nhu cầu và dung lượng thị trường nhất định vì thế, các doanh nghiệp hoặc người kinh doanh có thể lựa chọn nền tảng tùy thuộc vào sân chơi của mình đang được nhắm đến ở đâu.
Có thể thấy, các vận hành của loại quảng cáo PPC này ở hình thức tìm kiếm từ khóa sẽ tương đối giống nhau. Duy chỉ có Zalo là khá khác biệt vì nó dựa trên lượt hiển thị, sau đó mới tính đến lượt click để thu phí nhà quảng cáo mà không cần đến phân phối theo từ khóa người dùng tìm kiếm.
Ưu điểm của quảng cáo PPC
Tất nhiên, có khá nhiều loại quảng cáo hiện nay được các nền tảng thiết lập. Đối với PPC lại là loại quảng cáo mang đến thu nhập khá lớn cho các nền tảng, đồng thời nhà quảng cáo cũng ưu tiên lựa chọn loại hình paid traffic này. Chúng ta cùng xem qua PPC có những ưu điểm gì, tại sao nhiều doanh nghiệp lại lựa chọn hình thức này.
Cải thiện lưu lượng truy cập
Khi một hành vi người dùng tìm kiếm thông tin với một từ khóa cụ thể, nhu cầu của khó khi truy vấn là khá rõ ràng. Vì thế doanh nghiệp khi được hiển thị trên các vị trí đầu của quảng cáo sẽ thu hút được lượt tiếp cận, truy cập vào trang web khá nhiều.
Tối ưu cho SEO
PPC chủ yếu được thiết lập ở các nền tảng có tính năng tìm kiếm từ khóa. Việc thu hút được người dùng qua PPC cũng góp phần vào thúc đẩy traffic cho doanh nghiệp, chỉ số này sẽ tác động tích cực không nhỏ vào việc tối ưu hóa bộ máy tìm kiếm.
Cải thiện tỷ lệ chuyển đổi
Việc này còn tùy thuộc vào loại từ khóa mà các chủ trang web, doanh nghiệp lựa chọn để đấu thầu trên nền tảng. Qua việc phân tích từ khóa, người ta cũng có thể tận dụng các nhóm từ có nhu cầu mua hàng cao để tiếp cận trực tiếp với khách hàng. Việc này sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể đến gần với hành vi mua hàng của người dùng.
Gia tăng mức độ nhận diện thương hiệu
Nếu kế hoạch triển khai quảng cáo PPC của bạn và SEO được thực hiện song hành. Hãy nghĩ đến trường hợp, các từ khóa mà mình đã chọn khi người dùng truy vấn. Lúc đó đa số những từ khóa này đều xuất hiện đến doanh nghiệp của bạn thì sự nhận diện trong mắt khách hàng là rất lớn.
Cơ chế hoạt động của quảng cáo PPC - Đấu thầu từ khóa
Không giống như CPM, loại quảng cáo PPC này sẽ có tỷ lệ click cao hơn. Tuy nhiên, cái giá phải trả cho loại quảng cáo này thông thường sẽ cao hơn so với quảng cáo CPM.
Mặc dù vậy, chúng ta cũng khó có thể nói quảng cáo nào tốt hơn mà tùy thuộc vào việc tối ưu của nhà quảng cáo. Kết quả cuối cùng từ bảng thống kê doanh số của doanh nghiệp mới nói lên là mô hình, sản phẩm kinh doanh của bạn phù hợp với loại quảng cáo nào.
Mặt khác, chúng ta có thể tìm hiểu về cơ chế của PPC để đánh giá xem loại hình kinh doanh của mình có phù hợp với PPC hay không.
- PPC là quảng cáo được phân phối bởi nền tảng dựa trên yếu tố quan trọng nhất chính là từ khóa người dùng tìm kiếm. Nền tảng sẽ ưu tiên hiển thị nội dung, bài quảng cáo có tính chất liên quan gần nhất với từ khóa của người dùng đang truy vấn.
- Tiếp theo chính là chất lượng của nội dung: Thông thường các nền tảng có loại quảng cáo PPC này cũng sẽ cung cấp cho nhà quảng cáo thấy được điểm chất lượng nội dung của mình ở mức nào để cải thiện. Vì một cách nghĩ đơn giản, nền tảng sẽ không vì tiền của nhà quảng cáo mà “bỏ quên” đi trải nghiệm người dùng.
- Đấu thầu từ khóa: Đây chính là yếu tố mà anh em làm quảng cáo, Digital Marketing thường quan tâm. Đó chính là việc BID thầu cho từ khóa được cài đặt là bao nhiêu. Nền tảng sẽ dựa vào giá trị của nhà quảng cáo đặt thầu cho từ khóa đó để ưu tiên hiển thị vị trí tốt hơn so với các nhà quảng cáo khác có giá thầu thấp hơn.
Cách tính vị trí hiển thị quảng cáo PPC - Đấu thầu từ khóa
Dựa vào 3 yếu tố trên, như vậy chúng ta sẽ có được cách tính vị trí hiển thị quảng cáo của mình như thế nào. Các nền tảng sẽ cho bạn biết vị trí hiển thị của mình hiện tại với từ khóa đó đang nằm ở đâu khi người dùng tìm kiếm.
Việc của bạn là tối ưu lại tiêu chí ở gạch đầu dòng thứ 2 và 3 ở phần trên. Sẽ không có cách tính ra một con số nào cụ thể về vị trí. Vì các nhà quảng cáo liên tục thay đổi 2 tiêu chí này để dành lấy vị trí tốt nhất cho mình. Tính cạnh tranh trong vị trí quảng cáo PPC là như vậy.
Kết luận
Với những gì được mô tả trong bài viết, mọi người có thể hiểu hơn về quảng cáo PPC là gì. Hy vọng là những thông tin này đã giúp mọi người có được góc nhìn đúng hơn về quảng cáo PPC.
Ngoài thuật ngữ PPC thì EPC cũng là 1 yếu tố quan trọng cần lưu tâm trong mỗi chiến dịch chạy ads, dù là trên nền tảng Google Ads, Facebook Ads hay các mạng xã hội khác như Zalo, Tiktok,... Bạn có thể tham khảo bài viết EPC Là Gì? Ý Nghĩa Của Chỉ Số EPC Khi Làm Digital Marketing để hiểu hơn về thuật ngữ EPC nhé!