PR Marketing là gì? 7 loại hình PR Marketing phổ biến
Nếu bạn đã làm Marketing thì không thể không biết đến PR. Quan hệ công chúng là một khía cạnh quan trọng trong bất kì các chiến lược Marketing nào. Trong thời đại công nghệ số như hiện nay thì sẽ có rất nhiều các loại hình PR Marketing gắn liền với hình thức online. Cùng Dinos tìm hiểu PR Marketing là gì và 7 loại hình PR Marketing phổ biến nhé
Nội Dung Chính
PR Marketing là gì?
PR Marketing là gì
PR là viết tắt của Public Relations (Quan hệ công chúng). Vậy Quan hệ công chúng nghĩa là gì? Nói đơn giản thì quan hệ công chúng là xây dựng mối quan hệ với công chúng. Đây là quá trình đầu tư có chiến lược, đưa ra thông báo và quảng cáo với thông tin có liên quan đến doanh nghiệp với mục đích tăng danh tiếng và thương hiệu của công ty đó.
PR Marketing quan trọng với doanh nghiệp như thế nào?
PR là công cụ giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh và thương hiệu một cách hiệu quả
PR là doanh nghiệp đang xây dựng niềm tin với khách hàng, là hình ảnh người khách hàng nhắc đến doanh nghiệp. PR sẽ xây dựng hình ảnh của công ty và thương hiệu cho sản phẩm mang tính nhất quán lâu dài bởi nó là kết quả nỗ lực không ngừng của doanh nghiệp để tạo dựng niềm tin vào cộng đồng. Với PR, thương hiệu và hình ảnh của doanh nghiệp không chỉ trở nên gần gũi với khách hàng của công ty mà còn được yêu mến, tôn vinh bởi nhiều đối tượng bên ngoài khác như: chính phủ, cộng đồng, nhà đầu tư, nhà cung cấp, giới truyền thông, thậm chí với cả thành viên trong nội bộ công ty… Thương hiệu của một doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững bên cạnh một chiến lược PR hoàn hảo.
PR hỗ trợ hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp đạt kết quả cao
Doanh nghiệp kết hợp hoạt động tiếp thị với PR để tạo ra ảnh hưởng mạnh nhất. Thông thường các doanh nghiệp khi tung một sản phẩm mới ra thị trường thường để PR đi trước tạo ra một nhân thức mới đối với cộng đồng, đánh thức một nhu cầu nào đó của cộng đồng bằng bài viết báo chí (editorial), sau đó là những thước phim truyền hình (TVC) hay hàng loạt các quảng cáo báo (printads), tăng cường sự nhận biết về sản phẩm thương hiệu cho khách hàng mục tiêu.
PR và Marketing khác nhau như thế nào?
PR Marketing và sự khác biệt giữa PR và Marketing
Sự khác biệt chính giữa PR và Marketing là khán giả.
PR tập trung vào công chúng nói chung. Đây là những người có thể không hiểu hoặc thậm chí không hiểu về thương hiệu của bạn.
Đối tượng Marketing có thể có nhiều phân khúc hơn. Các thương hiệu sẽ nhắm mục tiêu đến những người mua cụ thể thay đổi theo thời gian hoặc dựa trên một chiến dịch.
PR tập trung vào việc tạo ra và duy trì hình ảnh thương hiệu tích cực ở tất cả các góc của xã hội, từ web đến truyền miệng. Nó thường ít đo lường hơn so với Marketing.
Tuy nhiên, truyền thông Marketing giải quyết một điểm đau duy nhất của một khách hàng tiềm năng. Cùng với đó hy vọng rằng khách hàng tiềm năng đó sẽ trở thành một khách hàng trả tiền. Có các mục tiêu, số liệu và kết quả kinh doanh hữu hình liên quan đến hoạt động Marketing.
7 loại hình PR Marketing phổ biến
Quan hệ truyền thông
PR loại hình này chuyên về xây dựng mối quan hệ với các nhà báo chủ chốt, các hãng tin tức truyền thông, khuyến khích họ đưa tin tích cực về doanh nghiệp của bạn. PR hình ảnh thương hiệu xuất hiện trên tạp chí, ấn phẩm, báo mạng, website,… đảm bảo độ phủ sóng giúp thương hiệu nổi tiếng, đạt hiệu quả quảng cáo hoặc giới thiệu sản phẩm
Một vài cách thức PR theo loại hình này là gửi các thông cáo báo chí, tổ chức họp báo, các cuộc phỏng vấn, thu hút bởi các câu chuyện tin tức đủ hấp dẫn hoặc lời bình luận của nhà báo. Việc đưa tin lên các phương tiện truyền thông mang tầm cỡ quốc gia sẽ là một thử thách khó, bạn có thể thu hẹp sự cạnh tranh khi hợp tác PR với những kênh truyền thông địa phương.
Tổ chức sự kiện
Doanh nghiệp, công ty triển khai PR theo tổ chức các chương trình sự kiện sẽ truyền tải các thông điệp truyền thông, tạo cơ hội cho những người tiêu dùng gặp gỡ khách hàng tiềm năng, tăng cơ hội quảng cáo và giới thiệu sản phẩm0
Loại hình PR này không chỉ giới hạn ở việc tổ chức sự kiện cho riêng thương hiệu của bạn mà còn có thể đóng góp tham gia vào các sự kiện của thương hiệu khác trong cộng đồng tổ chức. Ngoài các sự kiện PR trực tiếp thì Sự kiện ảo (Virtual Event) là xu thế đang bùng nổ trên toàn thế giới.
Quan hệ cộng đồng
Loại hình PR này là việc xây dựng mối quan hệ tốt với cộng đồng của doanh nghiệp, bao gồm các thành viên trong cộng đồng địa phương: khán giả, khách hàng, nhà cung cấp, giới công quyền, giới tài chính, nhà đầu tư và cổ đông,… PR nhằm tranh thủ tình cảm của công chúng, xây dựng hình ảnh thương hiệu tốt đẹp, tăng mức độ ảnh hưởng.
Truyền thông nội bộ
Truyền thông nội bộ thiết lập và duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa các nhóm thành viên nội bộ để hoàn thành các mục tiêu chung của công ty. Đây là loại hình PR cực kỳ quan trọng, quyết định sự thành bại trong hoạt động của các bất kỳ công ty, doanh nghiệp
Xử lý khủng hoảng truyền thông
Khủng hoảng truyền thông là những sự việc ngoài ý muốn đến từ nhiều vấn đề như lỗi sản phẩm, bị cáo buộc, vi phạm lòng tin, ô nhiễm môi trường,… gây ảnh hưởng tiêu cực thậm chí phá vỡ hình ảnh của doanh nghiệp.
Loại hình PR quản lý khủng hoảng truyền thông giúp doanh nghiệp có sự chuẩn bị và xử lý kịp thời, đảo ngược tình huống, hạn chế các ảnh hưởng xấu về danh tiếng, doanh thu, chi phí,… Một số cách xử lý PR khủng hoảng truyền thông gồm tạo chính sách truyền thông xã hội, nắm bắt sớm vấn đề, thừa nhận nhưng không tranh luận,…
Trách nhiệm xã hội
CSR (Trách nhiệm xã hội) là một trong những loại hình phổ biến của PR, trách nhiệm xã hội liên xoay quanh các vấn đề về bảo vệ môi trường, đóng góp cho xã hội, trách nhiệm với người lao động và các bên liên quan,…
Các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm với xã hội sẽ giúp tăng lợi thế cạnh tranh và độ nhận diện thương hiệu, gia tăng độ thiện cảm của công chúng, khẳng định bản sắc văn hóa của công ty.
Truyền thông trực tuyến và mạng xã hội
PR Marketing trên các nền tảng Online
Các kênh mạng xã hội như Facebook, Tiktok, Youtube, Twitter,….được xem là những công cụ đắc lực thực hiện các hoạt động PR với độ phủ rộng rãi, tăng khả năng hiển thị, kênh tiếp thị hiệu quả, kiểm soát kịp thời các tình huống phát sinh.
Với PR theo cách truyền thông mạng xã hội, bạn hoàn toàn có thể tiếp cận khách hàng hiệu quả, tận dụng tài khoản để chăm sóc khách hàng và giải quyết khiếu nại, giới thiệu sản phẩm,… hoặc theo dõi những gì mà người dùng đang nói về thương hiệu của bạn và điều hướng dư luận với nghệ thuật Seeding,…
Đọc thêm: Seeding Là Gì? 5 Kinh Nghiệm Xương Máu Trước Khi Triển Khai Seeding
Kết luận
PR Marketing đem lại hiệu quả to lớn và thêm vào đó là chi phí không quá lớn cùng mức độ ảnh hưởng lâu dài trong lòng công chúng. Quan hệ công chúng hay PR là một phần không thể thiếu của doanh nghiệp. Bài viết đã chỉ ra 7 hình thức của PR Marketing, mong rằng bài viết đã chia sẻ cho bạn những kiến thức bổ ích