fbpx

Trong một bảng kế hoạch SEO, có một loạt danh sách cần làm. Trong đó có nhiều doanh nghiệp lựa chọn Structured Data là một trong những thứ cần tối ưu. Đối với những người mới, hay có một nhu cầu về SEO không quá cao thì có vẻ Structured Data chưa cần nghĩ đến. Nhưng nếu bạn có một kế hoạch SEO dài hạn và thị trường cạnh tranh của mình cũng “rất gì và này nọ” thì Structured Data sẽ là thứ mà mọi người cần phải tìm hiểu. Bài viết này sẽ giúp mọi người hiểu Structured Data SEO là gì và ứng dụng của nó trong việc SEO website như thế nào.

Đọc thêm: Cách Tăng Thứ Hạng SEO Cho Website Của Bạn Vừa An Toàn Vừa Hiệu Quả

Structured Data SEO là gì?

Structured Data SEO là một hình thức tiêu chuẩn hóa các nội dung của bạn đang cung cấp cho người dùng. Việc này nhằm mục đích giúp cho công cụ tìm kiếm Google có thể hiểu hơn về nội dung bạn đang thể hiện trên trang, từ đó AI sẽ đề xuất các kết quả có liên quan nhất hoặc gần nghĩa với từ khóa đang được tìm kiếm bởi người dùng.

Structured Data là dữ liệu cấu trúc, theo nghĩa đen tức là nội dung của bạn đang được cấu trúc hóa theo một định dạng nhất định dưới dạng các đoạn mã code. Trên công cụ tìm kiếm, khi người dùng có nhu cầu về một thông tin, Google sẽ đề xuất ra nhiều định dạng nội dung khác nhau để gia tăng trải nghiệm người dùng.

Ví dụ: Nếu bạn đang tìm một dịch vụ ăn uống những thứ hiện thị trên Top Ranking không chỉ là tiêu đề, description mà có thể còn là đánh giá, table content, category,…

Structured Data có hỗ trợ gì cho SEO

Dựa vào khái niệm trên, bạn cũng có thể hình dung ra được phần nào tầm quan trọng của Structured Data SEO đối với website của mình.

  • Đầu tiên đó chính là giúp cho AI của Google hiểu được nội dung mà bạn đang cung cấp cho người dùng, từ đó sẽ được đề xuất xuất hiện nhiều hơn.
  • Khi được hiển thị ở một định dạng nội dung có nhiều hình thức khác nhau, việc này giúp cho người dùng thấy được sự khác biệt và có nhiều thông tin hiển thị. Chắc chắn tỷ lệ nhấp vào trang web của bạn sẽ được cải thiện đáng kể, điều này thì quá tốt mà chúng ta không cần phải nói nhiều về lợi ích của nó đối với SEO.

Structured Data có giúp tăng thứ hạng tìm kiếm

Với những cách hiểu ở trên chúng ta đều thấy Structured Data có hỗ trợ cho SEO, tuy nhiên nếu nói đến sự tác động trực tiếp thì lại không đúng. Vì Structured Data là một trong những cách giúp cho Google hiểu hơn về nội dung của bạn từ đó xuất hiện với những từ khóa tìm kiếm có liên quan.

Bên cạnh việc hiển thị với nhiều dạng thông tin cho người dùng, website của bạn có lượng truy cập cao thì Structured Data chính xác hơn là hỗ trợ cho những yếu tố liên quan trực tiếp đến thứ hạng tìm kiếm. Hay nói cách khác Structured Data gián tiếp tác động đến SEO.

Những việc cần làm để đánh dấu Structured Data trên website

Lựa chọn Schema

Trước tiên chúng ta cần phải lựa chọn loại Schema phù hợp với hình thức nội dung mà mình đang sử dụng trên trang có phù hợp hay không. Hãy đảm bảo rằng các Schema được sử dụng phù hợp với chủ đề đang thể hiện và tối ưu với mục đích tìm kiếm của người dùng.

Không nên sử dụng Schema nào đó chỉ vì tính phổ biến của chúng. Bạn có thể sử dụng Schema.org để tìm hiểu về các loại Schema Markup (đánh dấu), trong đó có những loại thường được dùng như: Organization, Person, Place, Product, Restaurant, Local Business, Review, Offer, Creative Work, Book, Movie,…

Theo dõi tiến trình đánh dấu

Đây chỉ là một công việc đơn giản nhưng cần thiết, đó là lập một bảng thống kê cá Schema đã dùng tương ứng với những liên kết đã được sử dụng để theo dõi tiến trình đánh dấu.

Sử dụng công cụ đánh dấu

Các bạn có thể sử dụng Plugin WordPress có hỗ trợ tính năng này như Yoast hoặc Structed Data Markup Helper của Google.

Công cụ đánh dấu Structured Data SEO của Google
Công cụ đánh dấu Structured Data SEO của Google

Các bạn có thể chọn loại Schema kèm theo đường link mà mình đã lập bảng danh sách ở mục theo dõi tiến trình đánh dấu ở trên.

Thêm các thẻ thành phần của trang

Để có thể giúp cho trang của bạn được hiển thị nổi bật và ở nhiều định dạng khác như mong muốn. Hãy chọn các thành phần của trang và gán chúng với thẻ Schema, chủ yếu là những loại thẻ nào cần nhưng chưa có trong danh sách trên.

Gán những thành phần của trang với thẻ Schema
Gán những thành phần của trang với thẻ Schema

Các bạn chỉ cần nhấp vào và chọn là có thể thêm vào.

Lưu tệp HTML

Sau khi đã gán các Schema với URL mọi người chọn tạo HTML > Chọn JSON – LD. Lúc này các bạn sẽ có được đoạn mã code và chép chúng vào các thẻ <head> hoặc <body> trong HTML của các trang tương ứng trên website của mình.

Kiểm tra lại các Structured Data

Sau khi đã thêm, mọi người có thể vào lại để kiểm tra các URL được gán Schema đúng hay chưa.

Link TẠI ĐÂY để mọi người dán URL của mình vào để kiểm tra.

Theo dõi hiệu quả và cải thiện các đánh dấu

Mọi người có thể theo dõi các đánh dấu của mình trên Google Search Console để biết được chúng có xảy ra lỗi gì không, nếu có bạn sẽ được hiển thị thị cảnh báo và hướng dẫn khắc phục.

Sử dụng GG Search Console để theo dõi các chỉ số
Sử dụng GG Search Console để theo dõi các chỉ số

Kết luận

Bài viết này đã giúp mọi người hiểu hơn về Structured Data SEO là gì, ngoài ra những việc cần làm để Structured Data tiếp sức mạnh cho website của bạn.

TẠO TÀI KHOẢN AFFILIATE TẠI DINOS

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *