TVC là gì? Các yếu tố tạo nên một TVC thành công

Ngày nay, TVC trở nên vô cùng cần thiết đối với bất kỳ hoạt động truyền thông nào. Bởi nhờ nó, doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận và định vị trong tâm trí khách hàng hơn. Song, cũng có không ít doanh nghiệp chưa hiểu rõ TVC là gì và vai trò của nó như thế nào? Vậy trong bài viết hôm nay, Dinos Việt Nam cùng bạn tìm hiểu về TVC và các yếu tố cho một TVC thành công như thế nào nhé!
Nội Dung Chính
Tổng quan TVC là gì?
TVC là viết tắt của Television Commercial (tạm dịch là quảng cáo trên truyền hình). Đây là hình thức truyền thông được phát sóng trên các kênh truyền hình. Thông qua đó, doanh nghiệp có thể quảng bá sản phẩm, dịch vụ hay các thông điệp đến khán giả.
Một TVC chuẩn có độ dài trong khoảng 15 - 60 giây. Hơn nữa, nó sẽ là sự kết hợp của cả hình ảnh, âm thanh và văn bản. TVC làm sao phải thật thu hút và để lại ấn tượng với người xem mới được coi là đạt hiệu quả.
Bạn có thể bắt gặp TVC ở trước, giữa hoặc sau các chương trình chiếu trên TV. Hiện nay, đây vẫn được xem là hình thức truyền thông đẹp lại kết quả tốt, song, chi phí còn khá đắt đỏ.
Vì sao cần làm TVC quảng cáo?
Đúng với ý nghĩa của quảng cáo, TVC giúp tạo ra ấn tượng đầu tiên đối với khán giả. Qua đó, các thông điệp mà doanh nghiệp mong muốn truyền tải sẽ dần đi vài nhận thức khách hàng. Ngoài ra, mục tiêu của một TVC có thể là:
- Tăng độ nhận diện thương hiệu: TVC được phân phối vô cùng rộng rãi nên khả năng tiếp cận lượng lớn khác giả tiềm năng. Do đó, thiết kế TVC cuốn hút giúp doanh nghiệp tăng độ nhận diện cho mình.
- Để lại ấn tượng, khơi gợi cảm xúc: Mỗi TVC lại mang một màu sắc khác nhau. Qua câu chuyện, người xem sẽ có những ấn tượng và cảm xúc nhất định. Điều này cũng giúp doanh nghiệp tạo ra sự kết nối với khán giả.
- Nâng cao hiệu quả tiếp thị: TVC còn đặc biệt sử dụng như một công cụ để tiếp thị sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Khả năng thu hút và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm nhanh chóng.
- Gây dựng sự uy tín: TVC còn thể hiện được vị thế của doanh nghiệp, cho khách hàng thấy được sự tận tâm, minh bạch, hướng về khách hàng. Từ đó, sự tín nhiệm dành cho thương hiệu được cải thiện hơn.
Phân loại các TVC phổ biến hiện nay
Nếu bạn đã hiểu TVC là gì thì đừng vội bất ngờ vì có vô vàn dạng TVC khác nhau. Mỗi loại sẽ có ưu và nhược điểm riêng biệt. Tùy vào điều kiện, mục đích mà doanh nghiệp sẽ lựa chọn dạng TVC phù hợp.
Quảng cáo truyền hình (TVC Ads)
Hình thức quảng cáo mà bạn rất hay bắt gặp. Có nhiều doanh nghiệp áp dụng và đạt được những con số ấn tượng. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng chi phí của hình thức này khá tốn kém, đòi hỏi nguồn lực lớn. Nếu không tính đến chi phí cho sản xuất, chỉ riêng thầu giờ phát sóng đã tốn khoảng 5 - 20 triệu đồng cho ngày thường (300 - 700 triệu cho khung giờ vàng ngày lễ).
Quảng cáo trực tuyến (TVC Online)
TVC online sẽ không giớ hạn về thời gian phát sóng và ngân sách bỏ ra cũng thấp hơn TVC Ads. Bạn có thể thấy dạng quảng cáo này trên các trang mạng xã hội, web hay nền tảng trực tuyến khác. Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng công cụ quảng cáo để tiếp cận đúng nhóm đối tượng có nhu cầu.
Quảng cáo tuyển dụng
Loại TVC giới thiệu các vị trí cần tuyển dụng trong một tổ chức. Qua đây, các ứng viên sẽ hiểu rõ hơn về môi trường, văn hóa công ty,... từ đó có sự quan tâm và mong muốn ứng tuyển.
TVC truyền thông nội bộ
Khác với các loại TVC khác, TVC truyền thông nội bộ sẽ được phân phối tại môi trường bên trong tổ chức. Nó bao gồm phát sóng trên các trang mạng nội bộ công ty, các cuộc họp nội bộ hay màn hình cơ sở làm việc,...
Mục đích chính của TVC này là truyền đạt thông tin có thể về các sự kiện, chính sách mới, thay đổi trong tổ chức. Điều này giúp các nhân sự nhanh chóng nắm bắt tình hình và tăng cường giao tiếp hiệu quả.
TVC quảng cáo 3D
TVC 3D sử dụng công nghệ thiết kế tiên tiến để tạo ra những hiệu ứng đa chiều, chân thực. Một quảng cáo 3D trong TVC sẽ cần kết hợp rất nhiều công cụ để tạo hình ảnh, chuyển động. Hơn nữa, bạn cũng sẽ thấy các yếu tố về ánh sáng, âm thanh,... đem đến trải nghiệm ấn tượng.
Hiệu quả của một TVC quảng cáo thành công
Nếu TVC quảng cáo được phát sóng và nhận về hiệu ứng tích cực thì sẽ đem lại kết quả gì? Đầu tiên, khán giả sẽ có nhận thức về thương hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ tạo dựng được hình ảnh thân thiện, gần gũi hơn với khách hàng. Đây là cơ hội tuyệt vời để thực hiện các hoạt động chăm sóc khách hàng và thuyết phục mua sản phẩm.
Các yếu tố tạo nên một TVC thành công
Xác định đúng khách hàng mục tiêu và đối tượng truyền thông
Mặc dù TVC được phân phối rất rộng rãi nhưng doanh nghiệp vẫn cần xác định đâu mới là đối tượng mà mình muốn truyền đạt. Việc xác định đúng và chính xác giúp bạn tiết kiệm rất nhiều chi phí đồng thời nâng cao hiệu quả chuyển đổi.
Thông điệp ý nghĩa
TVC thường có thời lượng khá ngắn. Do đó, lựa chọn thông điệp như thế nào để truyền tải đầy đủ nhất trong khoảng thời gian đó là rất quan trọng. Thông điệp của bạn cần đơn giản, dễ hiểu nhưng phải có sức hút.
Tạo ra một thông điệp vừa ý nghĩa, vừa ấn tượng không hề dễ dàng. Nhưng nếu bạn làm được thì chắc chắn hiệu quả đem lại vô cùng bất ngờ. Một lưu ý khi đưa ra thông điệp là hãy đặt mình vào khách hàng, xem họ muốn gì, cần gì để lựa chọn ngôn từ phù hợp.
Tạo cảm giác thân thiện, gần gũi
TVC thành công sẽ chạm đến cảm xúc của người xem. Khán giả cảm nhận được sự thấu hiểu và đồng cảm của doanh nghiệp với mong muốn của họ. Đây chính là nền tảng để những công đoạn tư vấn, thuyết phục khách hàng suôn sẻ hơn.
Thông tin minh bạch, chính xác
Để tạo dựng hình ảnh tốt đẹp, các thông tin bạn cần truyền tải rõ ràng và chính xác. Có như thế, khán giả mới hiểu và có niềm tin với thương hiệu. Tuy nhiên, bạn cũng có thể phóng đại thông điệp một chút để tăng hiệu quả ấn tượng nhưng không được đi sai sự thật.
Sự đa dạng, đổi mới
Thị hiếu người dùng thay đổi vô cùng nhanh chóng. Có thể hôm nay họ thích xem truyền hình nhưng ngày mai lại qua mạng xã hội. Vì vậy, TVC cần được đăng tải trên nhiều kênh truyền thông. Đồng thời, doanh nghiệp phải liên tục cập nhật những xu hướng mới, đa dạng hóa nội dung thì mới có cơ hội thu hút người xem.
Thời lượng vừa phải
Quảng cáo tràn lan dẫn đến “hiệu ứng quảng cáo” ngày một mở rộng. Người xem sẽ thấy khó chịu khi trải nghiệm xem bị xen ngang bởi quảng cáo. Vì thế, để tránh những rủi ro không mong muốn, bạn nên lựa chọn thời lượng phát sóng phù hợp. Cụ thể, TVC vừa truyền tải đầy đủ thông điệp nhưng không gây cảm giác quá khó chịu cho người xem khi phải chờ đợi.
Có CTA trong spot
Một lời kêu gọi vào cuối TVC sẽ tăng hiệu quả thuyết phục lên rất nhiều. Đồng thời, CTA trong sopt cũng giúp bạn để lại ấn tượng tốt hơn. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý lựa chọn câu kêu gọi thật ngắn gọn nhưng đủ sức nặng. Gợi ý cho bạn là hãy sử dụng các động từ mạnh để tăng tính thúc dục.
Lựa chọn khung giờ phát sóng
Không phải cứ phát sóng vào giờ vàng thì hiệu quả truyền thông là cao nhất. Mỗi lĩnh vực, ngành hàng lại có khung giờ phù hợp. Nó được quyết định ở hành vi của khách hàng mục tiêu. Vì vậy, bạn cần nghiên cứu yếu tố này để tối ưu chi phí mà vẫn đạt hiệu quả cao.
Hướng dẫn tạo TVC quảng cáo
Bước 1: Nghiên cứu, khảo sát khách hàng
Mỗi TVC đều hướng đến mục tiêu riêng. Vì vậy, việc đầu tiên doanh nghiệp cần làm là nghiên cứu đối tượng mục tiêu của mình. Họ muốn gì, thích gì? Cách tốt nhất là tiến hành phỏng vấn hoặc khảo sát khách hàng. Kết quả nghiên cứu cần thể hiện các đặc điểm người xem và insight của họ.
Bước 2: Lên ý tưởng
Sau khi đã hiểu rõ về đối tượng TVC hướng đến, lúc này, bạn cần có những ý tưởng kịch bản. Đây là công đoạn đầu tiên để tạo ra thông điệp truyền thông. Do đó, nó đòi hỏi sự đầu tư về cả thời gian, công sức, ngân sách.
Một ý tưởng mới lạ, đánh vào thị hiếu giúp các công đoạn sau tiến hành dễ dàng, nhanh chóng hơn.
Bước 3: Viết kịch bản
Kịch bản quảng cáo là các đoạn nội dung phác họa của câu chuyện chính mà TVC sẽ truyền đạt. Nó được ví như cầu nối giữa ý tưởng và sản phẩm cuối cùng. Kịch bản càng rõ ràng thì bộ phận triển khai càng dễ hình dung và thực hiện chính xác.
Bước 4: Viết kịch bản có hình ảnh minh họa
Bạn có thể tưởng tượng lúc này kịch bản giống như một tập truyện tranh. Nó sẽ bao gồm nội dung, hình ảnh và từng phân đoạn cụ thể. Điều này giúp các diễn viên, đạo diễn hay quay dựng phim biết nên làm gì trong từng hoàn cảnh.
Bước 5: Chọn diễn viên
Diễn viên là bộ mặt của TVC, là người sẽ truyền đạt thông điệp trong thời gian phát sóng ngắn ngủi. Vì vậy, việc tuyển chọn diễn viên cũng cần thực hiện chỉn chu. Nên chọn người phù hợp với nội dung thay vì chỉ chọn người đẹp. Một lưu ý nữa là bạn cũng cần cân nhắc về chi phí thuê diễn viên, đặc biệt là những người nổi tiếng.
Bước 6: Sản xuất tiền kỳ
Đây là công đoạn triển khai ý tưởng thành video. Trong giai đoạn này cần có sự tham gia của đạo diễn, trợ lý, biên đạo, phụ trách casting, phụ trách bối cảnh,... Đội ngũ chuyên môn này sẽ tập trung vào công tác thu hình cho quảng cáo.
Bước 7: Sản xuất hậu kỳ
Sau khi đã có các video phân đoạn, lúc này cần bộ óc sáng tạo và kinh nghiệm chuyên môn của đội ngũ edit. Họ sẽ là người cắt ghép, điều chỉnh sao cho giống với kịch bản. Ý tưởng ban đầu có giống với sản phẩm cuối cùng hay không quyết định rất nhiều trong giai đoạn này.
Bước 8: Phát hành
Giai đoạn cuối cùng khi làm TVC chính là công chiếu trên đa kênh truyền thông. Song, trước đó, để đảm bảo hiệu quả tốt nhất, bạn có thể thử nghiệm trên một tập khán giả nhất định. Đánh giá của họ là dữ liệu quan trọng để có những điều chỉnh phù hợp nhất.
Lời kết
Tóm lại, TVC là một hình thức quảng cáo đem lại hiệu quả rất cao trong bối cảnh hiện tại. Bạn có thể truyền thông sản phẩm, thương hiệu hay bất kỳ điều gì của doanh nghiệp. Hy vọng những thông tin mà Dinos Việt Nam chia sẻ là hữu ích với bạn.
Trên đây là toàn bộ bài viết về TVC là gì và đâu là yếu tố của một TVC thành công. Tham gia ngay vào mạng lưới của Dinos Việt Nam để tìm kiếm cơ hội tăng trưởng lợi nhuận đột phá cho doanh nghiệp TẠI ĐÂY.
Có thể bạn quan tâm: