Bài viết
TIN TỨC

4C Marketing là gì? Cách áp dụng mô hình 4C trong Marketing

20 Tháng 8, 2024logoDinos Việt Nam
logo

Khi mới bước chân vào ngành Marketing thì chắc hẳn bạn sẽ gặp phải rất nhiều các mô hình khác nhau và mô hình 4C là một trong số đó. Mô hình 4C giúp doanh nghiệp tập trung vào việc thấu hiểu được khách hàng của mình từ đó có thể xây dựng được các chiến dịch Marketing một cách thành công. Vậy thì mô hình 4C Marketing là gì và làm sao để áp dụng mô hình 4C này hiệu quả trong marketing. Tất cả sẽ được Dinos giải đáp trong bài viết này.

Mô hình 4C Marketing là gì?

Mô hình 4C Marketing là gì ? Mô hình 4C Marketing là gì ?

Để tìm hiểu đơn giản 4C Marketing là gì thì mô hình này là một phương pháp Marketing tập trung vào khách hàng và giá trị mà doanh nghiệp mang lại cho họ. Thay vì tập trung vào sản phẩm như trong mô hình truyền thống 4P (Product, Price, Place, Promotion), mô hình 4C tập trung vào 4 yếu tố chính: Customer (Khách hàng), Cost (Chi phí/Giá trị), Convenience (Tiện lợi) và Communication (Giao tiếp).

Ví dụ: Một công ty điện thoại di động áp dụng mô hình 4C Marketing bằng cách nghiên cứu thị trường và hiểu rõ nhu cầu của khách hàng. Họ tạo ra sản phẩm điện thoại với nhiều tính năng hấp dẫn và đáp ứng được yêu cầu cao của người dùng. Giá của điện thoại được thiết kế phù hợp với giá trị mà khách hàng nhận được. Đồng thời, công ty tạo ra các cửa hàng bán lẻ và kênh trực tuyến để tiếp cận khách hàng một cách thuận tiện. Bên cạnh đó, công ty sử dụng các chiến lược giao tiếp sáng tạo để quảng bá sản phẩm và thu hút sự quan tâm từ đối tượng mục tiêu.

Qua việc áp dụng mô hình 4C Marketing, công ty điện thoại di động này đã tạo ra sự gắn kết vững chắc với khách hàng và đạt được hiệu quả kinh doanh cao.

Các thành tố trong mô hình 4C Marketing là gì?

Các thành tố có trong mô hình 4C Marketing là gì ? Các thành tố có trong mô hình 4C Marketing là gì ?

Trong mô hình 4C Marketing có 4 yếu tố chính tạo nên. Cùng tìm hiểu chi tiết 4 yếu tố đó:

Customer (Khách hàng)

Yếu tố "Customer" (Khách hàng) trong mô hình 4C Marketing là một trong những yếu tố quan trọng nhất, đặc biệt tập trung vào đối tượng mục tiêu mà doanh nghiệp muốn hướng đến và phục vụ. Điểm nổi bật của yếu tố này là tập trung vào nhu cầu, mong muốn và hành vi của khách hàng, giúp doanh nghiệp đáp ứng và tạo ra các sản phẩm và dịch vụ phù hợp nhất cho khách hàng.

Để tìm hiểu được khách hàng một cách chi tiết nhất, doanh nghiệp cần phân tích và trả lời được một số các câu hỏi sau:

  • Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp là gì?
  • Ai là khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp?
  • Nhu cầu và mong muốn của họ là gì?
  • Sản phẩm hoặc dịch vụ mang lại giá trị gì đến với khách hàng mục tiêu?
  • Điều gì ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng?

Cost (Chi phí)

Đây là một yếu tố quan trọng đánh giá chi tiêu mà khách hàng phải chịu khi mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp. Đây là một khía cạnh quan trọng trong quá trình xây dựng chiến lược tiếp thị, vì giá trị và hấp dẫn của sản phẩm hay dịch vụ cần phải đáp ứng được sự hài lòng của khách hàng trong kết hợp với chi phí mà họ phải trả.

Doanh nghiệp cần nghiên cứu sao cho giá bản sản phẩm cần tối ưu hóa lợi nhuận cho chính doanh nghiệp vừa đem lại giá cả phải chăng cho khách hàng là một điều rất quan trọng

Một số câu hỏi mà doanh nghiệp cần phải trả lời cho yếu tố này là:

  • Cách mà doanh nghiệp định giá sản phẩm là như thế nào?
  • Doanh nghiệp cần nghiên cứu những gì để có thể đưa ra một mức giá hợp lý?
  • Mức giá đó có mang đến cho doanh nghiệp lợi ích hay không?
  • Tổng chi phí mà khách hàng phải trả là bao nhiêu khi mua hàng?
  • Giá trị của sản phẩm có phù hợp với mức giá mà khách hàng phải chi trả không?

Convenience (Tiện lợi)

Convenience (sự tiện lợi) là yếu tố thứ 3 trong mô hình 4C Marketing. Đây là một yếu tố được sử dụng để đánh giá mức độ tiện lợi và dễ dàng trong quá trình mua hàng và sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Yếu tố này đề cập đến cách thức doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách thuận tiện và đơn giản, đồng thời tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm và sử dụng.

Sự tiện lợi ở đây có thể được liệt kê như sau:

  • Tiện lợi trong mua sắm hàng hóa và dịch vụ
  • Trải nghiệm mua sắm dễ dàng
  • Dễ dàng trong việc sử dụng sản phẩm và dịch vụ
  • Hỗ trợ và dịch vụ sau bán hàng

Một số câu hỏi thường gặp đối với yếu tố này là:

  • Điều gì khiến khách hàng khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ.sản phẩm của doanh nghiệp?
  • Doanh nghiệp sẽ khắc phục sự cố này như thế nào?
  • Website thương mại của doanh nghiệp đã thật sự tối ưu chưa?
  • Quy trình mua hàng trực tuyến, thanh toán có được giảm hóa và sự an toàn của khách hàng khi mua?

Communication (truyền thông)

Yếu tố "Communication" (Truyền thông) trong mô hình 4C Marketing là yếu tố cuối cùng nhằm xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng thông qua việc tương tác và truyền thông hiệu quả. Điều này bao gồm việc doanh nghiệp phải thể hiện sự chuyên nghiệp và tận tâm trong việc gửi thông điệp, cung cấp thông tin và hỗ trợ khách hàng.

Để yếu tố truyền thông được hiệu quả, cần một số các phương pháp sau:

  • Truyền thông thông điệp một cách rõ ràng đến khách hàng, điều này sẽ bao gồm việc sử dụng ngôn ngữ một cách phù hợp, dễ hiểu và tập trung vào những giá trị dành cho khách hàng
  • Hỗ trợ và tư vấn tận tâm cho khách hàng
  • Đa dạng các kênh truyền thông bao gồm email, điện thoại, website, mạng xã hội
  • Các thông tin chương trình khuyến mãi được cập nhật nhanh chóng và đầy đủ đến với khách hàng

Một số câu hỏi thường gặp của yếu tố Communication là:

  • Khách hàng mục tiêu hay xuất hiện ở những kênh nào?
  • Doanh nghiệp đã có kế hoạch truyền thông nào để vừa có thể tiếp thị vừa có thể giao tiếp, thu thập phản hồi của khách hàng chưa?
  • Sự tương tác của khách hàng mang đến những thuận lợi gì? Tỷ lệ khách hàng trung thành là bao nhiêu phần trăm?

Đọc thêm: PR Marketing Là Gì? 7 Loại Hình PR Marketing Phổ Biến

Khi nào nên sử dụng mô hình 4C trong Marketing?

Sử dụng mô hình 4C Marketing khi nào để đem lại hiệu quả cao Sử dụng mô hình 4C Marketing khi nào để đem lại hiệu quả cao

Trong mô hình 4C thì Customer tức là khách hàng được đặt lên hàng đầu. Vì vậy, mô hình này được sử dụng khi doanh nghiệp muốn tập trung vào khách hàng và mong muốn cung cấp những giá trị tốt nhất đến cho họ. Đây là một mô hình phù hợp khi doanh nghiệp mong muốn xây dựng mối quan hệ lâu dài và trung thành với khách hàng, tạo ra trải nghiệm tích cực và đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.

Những lợi ích mà mô hình 4C đem lại:

Tập trung vào Khách hàng (Customer-centric): Mô hình 4C đặt khách hàng làm trung tâm trong các hoạt động marketing. Bằng cách tập trung vào nhu cầu, mong muốn và hành vi của khách hàng, doanh nghiệp có thể cung cấp giá trị tốt nhất và tăng cường sự hài lòng của khách hàng.

Tạo trải nghiệm tích cực cho khách hàng: Bằng cách tập trung vào khách hàng, doanh nghiệp có thể thiết kế và cung cấp trải nghiệm tích cực, đáp ứng các yêu cầu và kỳ vọng của khách hàng. Điều này giúp tăng cường lòng trung thành và sự kết nối lâu dài với khách hàng.

Tối ưu hóa Chi phí (Cost): Tại điểm "Cost", mô hình 4C khuyến khích doanh nghiệp tối ưu hóa các chi phí marketing bằng cách đặt trọng tâm vào việc cung cấp giá trị cao cho khách hàng. Việc tạo ra các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng giúp giảm thiểu các chi phí không cần thiết.

Tăng cường Sự thuận tiện (Convenience): Mô hình 4C nhấn mạnh đến yếu tố "Convenience" để cung cấp sự thuận tiện và dễ dàng cho khách hàng trong việc tiếp cận sản phẩm và dịch vụ. Khi doanh nghiệp cung cấp các kênh mua hàng dễ dàng và hỗ trợ khách hàng một cách hiệu quả, khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng và có xu hướng quay lại mua hàng.

Mối liên hệ giữa Marketing 4P và Marketing 4C

Marketing 4P và 4C có mối liên hệ mật thiết, bổ sung cho nhau để tạo nên một góc nhìn toàn diện, giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược hiệu quả. Sự kết hợp giữa hai mô hình này không chỉ giúp doanh nghiệp hiểu rõ sản phẩm mà còn tập trung vào nhu cầu và trải nghiệm của khách hàng. Dưới đây là cách 4P và 4C gắn kết với nhau:

Product và Customer Solutions

Mọi sản phẩm hoặc dịch vụ đều cần mang lại giá trị thực sự cho khách hàng, giải quyết vấn đề của họ hoặc đáp ứng các nhu cầu cụ thể. Việc nghiên cứu khách hàng trước khi phát triển sản phẩm là bước không thể thiếu để đảm bảo sản phẩm thực sự phù hợp với mong đợi của người tiêu dùng.

Price và Customer Cost

Giá không chỉ đơn thuần là số tiền bỏ ra để mua sản phẩm mà còn bao gồm các chi phí liên quan như vận chuyển, bảo hành và dịch vụ kèm theo. Doanh nghiệp cần đảm bảo rằng chi phí khách hàng bỏ ra tương xứng với giá trị họ nhận lại, tạo sự hài lòng và cân bằng lợi ích.

Place và Convenience

Phân phối sản phẩm phải đặt sự tiện lợi của khách hàng lên hàng đầu. Doanh nghiệp cần tối ưu hóa để khách hàng dễ dàng tiếp cận sản phẩm, tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí. Xác định đúng các kênh phân phối và điểm mua sắm khách hàng ưa thích sẽ giúp tăng hiệu quả tiếp cận.

 

Promotion và Communication

Promotion và Communication là cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp. Hoạt động truyền thông hiệu quả không chỉ giúp khách hàng có trải nghiệm tốt hơn mà còn cung cấp thông tin quan trọng về nhu cầu của họ. Điều này không chỉ củng cố mối quan hệ khách hàng mà còn xây dựng uy tín thương hiệu, góp phần nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.

Cách áp dụng mô hình 4C trong Marketing

Cách áp dụng mô hình 4C trong Marketing Cách áp dụng mô hình 4C trong Marketing

Mô hình 4C của Lauterborn tập trung vào việc hiểu rõ khách hàng và đáp ứng đúng những yêu cầu của họ. Áp dụng mô hình này có thể được thực hiện qua những cách sau:

Nghiên cứu về khách hàng:

Để hiểu rõ hơn về người mua, doanh nghiệp nên tiến hành nghiên cứu nhân khẩu học về nhu cầu, yêu cầu và thói quen mua sắm của họ. Dựa trên thông tin này, doanh nghiệp có thể xác định thị trường mục tiêu của mình và thiết kế các chiến lược tiếp thị hiệu quả.

Đọc thêm: Nghiên Cứu Thị Trường Và 6 Bước Nghiên Cứu Thị Trường Hiệu Quả

Tạo kênh liên hệ:

Đảm bảo khách hàng có thể dễ dàng liên hệ với doanh nghiệp thông qua các kênh truyền thông xã hội, hotline, email,... Bằng cách này, khách hàng có thể tìm hiểu và đánh giá sản phẩm dễ dàng hơn.

Tương tác với khách hàng:

Đáp ứng nhanh chóng và công bằng các câu hỏi và phản hồi từ khách hàng là rất quan trọng. Doanh nghiệp cần thường xuyên kiểm tra và phản hồi đáp lại các ý kiến, phản hồi của khách hàng một cách tận tâm, lịch sự và chuyên nghiệp.

Thu thập và nghiên cứu feedback:

Lắng nghe và hiểu rõ những ý kiến ​​và phản hồi của khách hàng giúp doanh nghiệp cải tiến sản phẩm và phát triển các dòng sản phẩm mới. Feedback từ khách hàng là một nguồn thông tin quý giá để nghiên cứu thị trường và tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Việc áp dụng mô hình 4C trong thực tế giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khách hàng và tạo ra những giải pháp tiếp thị phù hợp và hiệu quả. Điều này giúp nâng cao độ hài lòng của khách hàng và xây dựng mối quan hệ lâu dài và tin cậy với họ.

Kết luận

Mô hình 4C Marketing đem lại nhiều lợi ích bởi nó tập trung vào trải nghiệm của khách hàng. Vì vậy đây sẽ là mô hình rất phù hợp cho hầu hết các doanh nghiệp. Khi thực hiện mô hình này, việc xác định chính xác những gì khách hàng muốn và những gì họ sẵn sàng chi trả sẽ dễ dàng hơn. Bài viết đã đem đến cho bạn những kiến thức liên quan đến 4C Marketing là gì và cách để áp dụng được mô hình này. Đừng quên theo dõi Dinos thường xuyên để cập nhật những thông tin bổ ích nhé.

Tạo Tài Khoản Affiliate Tại Dinos

Chia sẻ:
Sao chép:
logo
logo
Dinos Việt Nam
Dinos Việt Nam đang là 1 trong những nền tảng tiếp thị liên kết uy tín và được yêu thích với những ưu điểm như chính sách rút hoa hồng 24/7 rất linh hoạt, đội ngũ AM support từ A-Z, hơn 700 chiến dịch và sản phẩm khác nhau.
Bài viết liên quan
logo
Trải nghiệm khách hàng là gì? Tại sao trải nghiệm khách hàng lại quan trọng
30/12/2024logoDinos Việt Nam
Khám phá ý nghĩa của trải nghiệm khách hàng (Customer Experience – CX) và lý do tại sao đây là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp xây dựng lòng trung thành và tăng trưởng bền vững.
logo
Page reel là gì? Bí quyết để Page Reel lên xu hướng
27/12/2024logoDinos Việt Nam
Page Reel: Tính năng video ngắn giúp sáng tạo nội dung, quảng bá thương hiệu và tăng thu nhập hiệu quả.
logo
Vòng đời sản phẩm là gì? (Định nghĩa, giai đoạn và ví dụ trong marketing)
26/12/2024logoDinos Việt Nam
Vòng đời sản phẩm là gì? Tìm hiểu với Dinos về định nghĩa, các giai đoạn và cách ứng dụng trong marketing để tối ưu chiến lược kinh doanh