Growth hacking là gì ? Phân tích chiến lược của Growth Hacking
Trong các kho tàng kiến thức về doanh nghiệp Growth Hacking chúng ta có thể nghiên cứu về nhiều khía cạnh. Những thuật ngữ sẽ được sử dụng khá nhiều và chúng sẽ đại diện cho một thông tin tổng quan nào đó. Với bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về khái niệm Growth Hacking là gì, bên cạnh đó sẽ là những ví dụ cụ thể để có thể dễ dàng hình dung và phân tích rõ ràng hơn.
Nội Dung Chính
Đọc thêm: MMO Là Gì? Có Những Hình Thức Kiếm Tiền Online Nào Phổ Biến Hiện Nay
Growth Hacking là gì?
Growth Hacking là gì
Growth Hacking là một thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực tiếp thị online trong thời đại công nghệ số. Thông thường đối với các doanh nghiệp mới thành lập, công ty startup sẽ dùng Growth Hacking để thực hiện các chiến lược tăng trưởng nhanh chóng.
Điều đáng nói ở đây mục tiêu tăng trưởng chính là đối tượng người dùng, do đó mục tiêu thu hút và tiếp cận người xem là yếu tố hàng đầu trong Growth Hacking. Tất nhiên, đối với bất kỳ doanh nghiệp nào cũng muốn có điều này, Growth Hacking được thể hiện ở mục đích triển khai với chi phí thấp nhất.
Vì đa số các công ty khởi nghiệp vốn đầu tư không được dồi dào như các doanh nghiệp lớn, vì thế Growth Hacking là thuật ngữ thường được dùng cho những trường hợp như vậy.
Trong cơ cấu phát triển doanh nghiệp startup, đội ngũ thực hiện các chiến lược Growth Hacking gồm những bộ phận chủ chốt như là: Marketing, nghiên cứu và phát triển sản phẩm, kỹ sư, quản lý vận hành,...Tất nhiên dù là bộ phận nào, khi triển khai Growth Hacking mục tiêu hàng đầu sẽ là thu hút người dùng.
Tóm lại từ Hacking trong Hack cũng mang một ý nghĩa mà nhiều người ngầm đoán ra được. Đó chính là đạt được một kết quả vượt trội so với thông thường. Chính vì cách hiểu của nó có thể được dịch theo nghĩa đen và bóng thì trong phần tiếp theo chúng ta sẽ cùng làm rõ theo khái niệm bởi cha đẻ của thuật ngữ này.
Nguồn gốc của thuật ngữ Growth Hacking
Hiện nay khi tìm kiếm các thông tin liên quan đến Growth Hacking khá nhiều, do đó người dùng cũng thường hay nhầm lẫn cách hiểu về thuật ngữ này. Growth Hacking là từ được khởi xướng do Sean Ellis vào năm 2010 trong bối cảnh mà anh ta muốn tìm kiếm người kế nhiệm vai trò của bản thân trong tổ chức.
Trước đó, Sean là người thực hiện các trọng trách phát triển sự tăng trưởng trong doanh nghiệp với nhiều công ty khác nhau trên nền tảng internet. Trong sự nghiệp của mình Sean đã dành được khá nhiều thành công, đặc biệt sự tăng trưởng đó mang tính bức phá ngoạn mục. Không những thế, có một số doanh nghiệp mà Growth Hacking từng làm việc đã IPO, chính vì vậy anh ta là một trong những người được thung lũng Silicon săn đón ráo riết.
Với tài năng của mình, các doanh nghiệp sẵn sàng chi trả thù lao cực kỳ lớn để đổi lại sự đóng góp của Sean trong một thời gian. Trong quá trình đảm nhiệm đó, anh ta sẽ thực hiện các kế hoạch và quy trình vận hành, đặt nền móng và xây dựng bộ khung cho doanh nghiệp. Tất nhiên, sau khi rời khỏi hệ thống, bộ máy mà Sean xây dựng sẽ được bàn giao lại với quy trình vận hành được ổn định và phát triển lâu dài.
Phải nói là một mình Sean chỉ đóng vai trò là người thiết kế lên bộ máy, chắc chắn trong quá trình xây dựng anh ta cần phải có những cộng sự. Vì thế khi tuyển chọn các nhân sự cho việc thực hiện hóa ý tưởng của mình, Sean cũng nhận được không ít các ứng viên với kinh nghiệm và trình độ về marketing, kỹ thuật đa dạng và phong phú.
Mặc dù vậy, Sean vẫn không thể nào tìm được một người có thể đảm đương được trách nhiệm của mình, anh ta thấy rằng họ rất khác với mô hình marketing truyền thống. Những người làm Marketing rất giỏi về tư duy chiến lược, kế hoạch dài hạn, tuy vậy với những gì mà Sean mong muốn, một doanh nghiệp Startup lại chưa đề cao điều này, nhất là trong giai đoạn đầu.
Những công ty khởi nghiệp chưa quan trọng quá việc xây dựng chiến lược marketing, quản lý đối tác, quản lý truyền thông, xây dựng bộ máy tổ chức, thứ mà họ quan tâm nhất lúc này chính là sự phát triển - Growth.
Chính vì vậy, Sean đã phát ra một thông điệp để tuyển chọn người như mình mong muốn: “Find a Growth Hacker for Your Startup”. Đây cũng chính là cơ sở để mọi người có thể tìm kiếm thấy khái niệm Growth Hacking trong thời đại ngày nay.
Chiến lược tổng quan của Growth Hacking
Growth Hacking và các chiến lược tổng quan
Nếu bạn tìm hiểu các hình thái về Growth Hacking hiện nay tại Việt Nam thì chúng ta có thể phân loại ra các kiểu mẫu như sau:
Content Marketing, Product Marketing, Advertising
Như mọi người thấy, ở đây chúng ta đang nói về khái niệm nên các doanh nghiệp sẽ lựa chọn 1 trong 3 loại này để đầu tư phát triển một cách “hacking”. Riêng với các doanh nghiệp đã có quy mô thì chắc chắn là họ sẽ lựa chọn cả 3 mũi nhọn trên.
Nói đến tiếp thị số Content Marketing sẽ luôn là một trong những yếu tố hàng đầu, vì vậy một số ý tưởng sau đây sẽ giúp cho mọi người định hình được chiến lược phát triển của công ty mình.
- Viết Blog phục vụ người dùng
- Sáng tạo nội dung Social
- Xuất bản Ebook
- Thu âm Podcast
- Triển khai hội thảo website
- Tổ chức các contest, gift
- Review sản phẩm dịch vụ
- Tiếp thị thông qua KOL
- Email Marketing
- Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm - SEO
Growth Hacker cần những gì
Growth Hacker cần những gì
Có thể đọc đến đây nhiều người sẽ tiếp tục nhầm lẫn, hoặc nói cách khác là rất khó phân biệt với một Marketer.
Tuy nhiên, sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những kỹ năng và tố chất của một Growth Hacker thì có lẽ mọi người sẽ dễ phân biệt được 2 vai trò này hơn.
Ingenious Hacker
Từ này thường được dùng để chỉ những người rất xuất chúng, họ là những người có khả năng sáng tạo vô tận, có lập trường và niềm tin rõ ràng cho những thứ mình đang thực hiện. Khả năng mà nhóm người này tìm ra giải pháp cho các vấn đề nằm ngoài sự kỳ vọng của đám đông.
Tất nhiên để làm được một Growth Hacker bạn cũng không phải quá xuất sắc, chỉ cần tồn tại một số yếu tố như trên là có thể. Điều quan trọng là chúng ta cần phải tìm ra được giải pháp cho doanh nghiệp, tạo ra sự phát triển để dẫn dắt một hệ thống tăng trưởng vượt bậc trong giai đoạn đầu.
Software Hacker
Đây chính là yếu tố để đề cao các doanh nghiệp có nền tảng về phần mềm, trong đó các kỹ sư được xem như là yếu tố nòng cốt trong chiến lược Growth Hacking. Chúng ta cũng dễ dàng nhìn thấy có không ít các doanh nghiệp sử dụng những phần mềm, cơ sở dữ liệu, lập trình, công cụ hỗ trợ để có thể phát triển một dự án Startup thành công.
Khi đó những người được gọi là Growth Hacker đồng thời cũng là một lập trình viên, khi đó sự phát triển của dự án sẽ được họ đảm nhiệm với nhiều vai trò. Tất nhiên, như vậy một người Growth Hacker muốn thành công không chỉ là một kỹ sư phần mềm mà còn phải có những kỹ năng khác để làm chủ công nghệ của mình.
Illegal Hacker
Cụm từ này thường được dùng để chỉ những người có ý định truy cập vào các hệ thống trái phép đối với nền tảng, tuy nhiên với Growth Hacker sẽ không thực hiện những động thái này. Thay vào đó họ sẽ đưa ra những giải pháp để tiến đến sự kỳ vọng chung của người dùng và doanh nghiệp.
Khi xuất hiện một nền tảng mới trên internet, một giao diện sẽ được xuất hiện và khi đó các Growth Hacker sẽ cần phải khai thác để thu hút người dùng. Tìm ra những lỗ hổng, vá lỗi các bug cho hệ thống được tối ưu hơn.
Kết luận
Trên đây chính là cách hiểu về Growth Hacking là gì trong kiến thức doanh nghiệp, chúng ta sẽ bắt gặp khái niệm này nhiều đối với những công ty công nghệ startup. Theo đó, sẽ còn nhiều thứ mà bạn quan tâm nữa mà mình sẽ tiếp tục trong các bài viết sau nhé!
Dinos Việt Nam
Dinos Việt Nam
Dinos Việt Nam
Dinos Việt Nam