fbpx

Ứng dụng các mô hình kinh tế trong việc kinh doanh là một trong những cách đơn giản nhất để chuẩn hóa mô hình kinh doanh của doanh nghiệp đó. Và để phân tích một doanh nghiệp đang hoạt động như thế nào thì không chỉ nhìn vào những con số trong bảng báo cáo tài chính mà còn cần nhìn vào các vấn đề môi trường bên ngoài tác động vào doanh nghiệp. Mô hình SWOT là một mô hình để phục vụ điều đó.Cùng Dinos tìm hiểu mô hình SWOT là gì và ứng dụng của ma trận SWOT vào kinh doanh như thế nào nhé.

Đọc thêm:Kế Hoạch Kinh Doanh Online – 5 Bước Để Bắt Đầu

Mô hình SWOT là gì?

SWOT là viết tắt của 4 thành tố bao gồm: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức)

Dựa trên góc độ kinh tế có phân tích môi trường bên ngoài và phân tích môi trường bên trong thì mô hình SWOT là mô hình giúp doanh nghiệp phân tích được cả môi trường bên ngoài lẫn môi trường bên trong.

Điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp là các yếu tố thuộc môi trường bên trong của doanh nghiệp như chất lượng sản phẩm, đội ngũ nhân sự, yếu tố về vị trí địa lý. Đây là những yếu tố doanh nghiệp có thể tự thay đổi và cải thiện.

Trong khi đó cơ hội và thách thức là các yếu tố bên ngoài tác động vào doanh nghiệp như giá cả thị trường, đối thủ, nguồn cung ứng nguyên vật liệu. Đây là các yếu tố doanh nghiệp không can thiệp được nhiều.

Xây dựng mô hình SWOT đúng chuẩn

Mô hình SWOT đúng chuẩn
Mô hình SWOT đúng chuẩn

Cá nhân hoặc doanh nghiệp cần liệt kê chi tiết các thành tố trong một mô hình SWOT. Dưới đây là chi tiết các thành tố bạn cần phải mô tả được.

Strengths – Điểm mạnh

Điểm mạnh chính là lợi thế của riêng của doanh nghiệp, dự án, sản phẩm… Đây phải là những đặc điểm nổi trội, độc đáo mà doanh nghiệp đang nắm giữ khi so sánh với đối thủ cạnh tranh. Hãy trả lời câu hỏi: Bạn làm điều gì tốt và tốt nhất? Những nguồn lực nội tại mà bạn có là gì? Bạn sở hữu lợi thế về con người, kiến thức, danh tiếng, kỹ năng, mối quan hệ, công nghệ… như thế nào? Dưới đây là một vài lĩnh vực mà doanh nghiệp có thể sử dụng làm cơ sở để bạn tìm ra điểm mạnh của mình:

  • Nguồn lực, tài sản, con người
  • Kinh nghiệm, kiến thức, dữ liệu
  • Tài chính
  • Marketing
  • Cải tiến
  • Giá cả, chất lượng sản phẩm
  • Chứng nhận, công nhận
  • Quy trình, hệ thống kỹ thuật
  • Kế thừa, văn hóa, quản trị

Weaknesses – Điểm yếu

Điểm yếu chính là các yếu tố bất lợi mà doanh nghiệp đang có. Bạn cần phải tự khắc phục những điểm yếu này, nếu như muốn cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.

  • Những điểm nào mà doanh nghiệp cần phải khắc phục để cạnh tranh tốt hơn?
  • Quy trình nào mà doanh nghiệp cần phải cải thiện?
  • Những tài sản nào mà doanh nghiệp cần phải bổ sung, như tiền bạc hay trang thiết bị máy móc?
  • Tồn tại những khoảng trống nào cần phải được lấp đầy về con người đang làm việc trong doanh nghiệp của bạn?
  • Liệu địa điểm / trụ sở mà doanh nghiệp của bạn đang hoạt động có phù hợp cho sự phát triển sau này?

Opportunities – Cơ hội

Những tác động từ môi trường bên ngoài nào sẽ hỗ trợ việc kinh doanh của bạn thuận lợi hơn? Tác nhân này có thể là:
  • Sự phát triển, nở rộ của thị trường
  • Đối thủ đang tỏ ra chậm chạp, yếu kém, tiếng xấu
  • Xu hướng công nghệ thay đổi
  • Xu hướng toàn cầu
  • Hợp đồng, đối tác, chủ đầu tư
  • Mùa, thời tiết
  • Chính sách, luật

Threats – Nguy cơ

Yếu tố bên ngoài nào đang gây khó khăn cho doanh nghiệp trên con đường đi đến thành công chính là nguy cơ (hay thách thức). Danh sách các vấn đề sau đây có thể giúp bạn tìm ra nguy cơ mà bạn hoặc tổ chức sẽ gặp phải trong tương lai:
  • Bạn có phải đối phó với những đối thủ cạnh tranh tiềm tàng sau này?
  • Liệu nhà cung ứng sẽ cung cấp nguyên vật liệu cho doanh nghiệp theo mức giá hợp lý mà bạn có thể chấp nhận được?
  • Sự phát triển của công nghệ có ảnh hưởng xấu tới doanh nghiệp bạn?
  • Sự thay đổi về hành vi tiêu dùng của khách hàng có là mối bận tâm tới hoạt động của doanh nghiệp?
  • Xu thế của thị trường sau này có là thách thức cho doanh nghiệp trong tương lai?
Sau khi tìm ra nguy cơ, điều doanh nghiệp cần làm là đề ra phương án giải quyết và phương án này thường là nâng cao kỹ năng quản trị để không bị những nguy cơ nhấn chìm hoàn toàn.

Mở rộng mô hình SWOT và phân tích chiến lược SWOT chi tiết như thế nào?

Để tìm hiểu chi tiết cách phân tích chiến lược SWOT chi tiết nhất, Dinos sẽ làm ví dụ một chiến lược SWOT như sau đối với việc phát triển một cửa hàng thực phẩm tại địa bàn Ninh Hiệp

Phân tích các thành tố SWOT

Phân tích các thành tố SWOT tức là người phân tích cần chỉ ra được những điểm mạnh, điểm yếu cũng như những cơ hội, thách thức doanh nghiệp đang gặp phải
Phân tích mô hình SWOT cửa hàng Kiwifood Ninh Hiệp
Phân tích SWOT cửa hàng Kiwifood Ninh Hiệp
Dựa vào các thành tố SWOT đã được liệt kê chúng ta sẽ đi đến bước tiếp theo là lập ma trận SWOT

Thành lập ma trận SWOT

Ma trận SWOT giúp chúng ta nhìn rõ các khía cạnh điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội thách thức và kết hợp chúng với nhau tạo ra các giải pháp phù hợp Đầu tiên là thành lập ma trận SWOT Ở đây chúng ta sẽ đưa các yếu tố vừa mới liệt kê ở trên vào bảng ma trận SWOT như hình dưới. Điều này sẽ giúp nhìn các thành tố một các dễ dàng hơn
Thành lập mô hình SWOT như hình
Thành lập ma trận SWOT như hình
Sau công đoạn sắp xếp như trên, tiếp theo sẽ là bước thiết lập chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp dựa vào mô hình SWOT bao gồm:
  • Chiến lược S-O: Chiến lược phát triển điểm mạnh
  • Chiến lược S-T: Chiến lược hạn chế rủi ro
  • Chiến lược W-O: Chiến lược tận dụng các cơ hội hiện có
  • Chiến lược W-T: Chiến lược cải thiện điểm yếu
Kết hợp các yếu tố trong mô hình SWOT
Kết hợp các yếu tố trong mô hình SWOT

Chiến lược phát triển điểm mạnh

Phát triển điểm mạnh tức là nhìn được thấy những điểm mạnh của bản thân doanh nghiệp mình là gì và những cơ hội nào sẽ bổ sung cho những điểm mạnh đó.

Mô hình SWOT
Kết hợp S và O

Ở đây cửa hàng thực phẩm KiwiFood Ninh Hiệp có những điểm mạnh như sau:

Cửa hàng đạt chứng nhận Vệ sinh An toàn Thực phẩm nên trong tiêu chuẩn kinh doanh có nề nếp, chất lượng cao.

Về khách hàng: chăm sóc khách hàng chu đáo, khiến họ luôn trung thành và gắn kết với cửa hàng (có phần giảm giá, tặng sản phẩm,… đối với khách hàng mua nhiều lần, ship hàng đến tận nhà của khách hàng)

Có những cơ hội:

Nhà nước, địa phương có các chính sách ưu đãi cho các cửa hàng thực phẩm đã đạt Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm

Nhiều người sẽ sử dụng các thiết bị di động để kết nối và dựa vào đó để quản lý các hoạt động hàng ngày của họ, bao gồm cả mua sắm.

Từ đó cửa hàng sẽ có những chiến lược để phát triển điểm mạnh của mình dựa vào những cơ hội sẵn có

Kết hợp S/0

Kết hợp giữa S1 là cửa hàng đạt chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm với O2 là địa phương có chính sách ưu đãi cho các cửa hàng có chứng nhận an toàn thực phẩm từ đó sẽ lựa chọn chiến lược phát triển sản phẩm: mở rộng sản phẩm của cửa hàng dựa trên lợi thế VSATTP, song song đó phát triển các sản phẩm là lợi thế nhằm tối đa lợi nhuận.

Tương tự kết hợp giữa S3O3 sẽ phát triển chiến lược thâm nhập thị trường, mở rộng mạng lưới phân phối sản phẩm. Các bạn nhìn ở bảng trên để xem chi tiết.

Chiến lược hạn chế rủi ro

Tận dụng những điểm mạnh sẵn có để hạn chế các điểm yếu đem lại. Đây là sự kết hợp S-T

Kết hợp S-T trong ma trận SWOT
Kết hợp S-T trong ma trận SWOT

Phát triển thế mạnh của mình luôn luôn là phương pháp đầu tiên của mọi doanh nghiệp. Tuy nhiên cũng không thể ngó lơ các thách thức bởi đây là các yếu tố không thể thay đổi được. Vì vậy phương pháp đưa ra là cần phát huy điểm mạnh dựa trên những thách thức sẵn có để từ đó hạn chế những rủi ro.

Nhìn vào ví dụ về cửa hàng KiwiFood Ninh Hiệp, kết hợp S-T ở đây là chúng ta cần phát triển sản phẩm với chất lượng ngày càng được nâng cao để có thể thay đổi thói quen của người tiêu dùng (đây là hạn chế rủi ro đem lại) dựa vào việc cửa hàng đã có giấy chứng nhận VSATTP (tận dụng điểm mạnh sẵn có).

Đây là cách chúng ta phát triển được chiến lược S-T nhằm hạn chế những rủi ro

Chiến lược tận dụng những có hội hiện có

Tận dụng những cơ hội để hạn chế những yếu điểm còn mang lại là mục đích của việc kết hợp giữa W-O. Việc cải thiện doanh nghiệp dựa trên những điểm yếu được xác định trong mô hình SWOT sẽ phức tạp hơn một chút, là vì bạn cần phải thành thật với chính mình về những điểm yếu mà doanh nghiệp đang mắc phải ngay từ đầu, thời điểm liệt kê các yếu tố SWOT.

Tận dụng những cơ hội hiện có
Tận dụng những cơ hội hiện có

Chiến lược cải thiện điểm yếu

Điểm yếu đi cùng với thách thức doanh nghiệp đang gặp phải sẽ được coi là các mối đe dọa. Mức độ ảnh hưởng đối với doanh nghiệp sẽ ở mức cao nhất. Dưới đây là chiến lược được dùng ví dụ để cải thiện điểm yếu, loại bỏ các mối đe dọa của cửa hàng KiwiFood Ninh Hiệp

Loại bỏ những yếu điểm
Loại bỏ những yếu điểm

Với điểm yếu là giá cả cao và thách thức là không có dự phòng rủi ro thì cần đưa ra chiến lược điều chỉnh giá cả đối để giảm thiểu các mối đe dọa mang lại là giá cao dẫn đến ít người có thể tiếp cận được với sản phẩm.

Lựa chọn chiến lược phù hợp nhất

Sau dùng của việc thiết lập ma trận SWOT là lựa chọn các chiến lược đã được đề cập ra. Việc lựa chọn các chiến lược phù hợp dựa vào nguồn lực của doanh nghiệp có đủ sức thực hiện chiến lược đó hay không và các tác nhân khác tác động vào. Doanh nghiệp cần sắp xếp các chiến lược theo thứ tự ưu tiên. Ví dụ như ở ma trận SWOT của cửa hàng KiwiFood Ninh Hiệp. Chiến lược được ưu tiên hàng đầu là các chiến lược phát triển điểm mạnh. Sau đó mới là các chiến lược tận dụng cơ hội, hạn chế rủi ro và cuối cùng là cải thiện điểm yếu.

Kết luận

Trên đây là cách xây dựng mô hình SWOT chi tiết và ví dụ minh họa dễ hiểu cho bạn. Việc phân tích SWOT tuy là mang tính chủ quan là nhiều tuy nhiên cũng không thể thiếu được đối với doanh nghiệp. Vừa cho thấy được các tiềm lực nội tại và các cơ hội bên ngoài cũng như những thách thức doanh nghiệp phải đối mặt, từ đó có những hướng đi đúng đắn hơn.

TẠO TÀI KHOẢN AFFILIATE TẠI DINOS

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *