Các thuật ngữ kinh doanh cơ bản và phổ biến
Đối với anh em nào trong giới kinh doanh hoặc làm marketing thì việc tìm hiểu các kiến thức sẽ khá đa dạng. Trong đó, mọi người cũng sẽ gặp không ít khó khăn khi mà những tài liệu, chia sẻ sử dụng rất nhiều thuật ngữ. Nếu mọi người cũng đang trong quá trình tìm hiểu này, trong bài viết hôm nay mình sẽ tổng hợp các thuật ngữ kinh doanh cơ bản và phổ biến nhất. Có lẽ những thông tin này sẽ giúp cho mọi người thuận tiện hơn trong việc tìm hiểu tài liệu, kiến thức trong kinh doanh.
Nội Dung Chính
Đọc thêm: MMO Là Gì? Có Những Hình Thức Kiếm Tiền Online Nào Phổ Biến Hiện Nay
Phân loại các thuật ngữ kinh doanh
Các loại thuật ngữ kinh doanh
Có thể nói những thuật ngữ trong kinh doanh khá đa dạng, vì vậy để anh em có thể phân biệt cho dễ nhớ mình sẽ phân chia ra làm các loại như sau:
- Thuật ngữ về chức vụ trong kinh doanh
- Thuật ngữ về hoạt động kinh doanh
- Thuật ngữ về quản trị
Chi tiết các thuật ngữ kinh doanh cơ bản và phổ biến nhất hiện nay
Chi tiết thuật ngữ kinh doanh phổ biến cho mọi nhà quản lý[
Các thuật ngữ kinh doanh về chức vụ, đối tượng
Sales Executive: Chuyên viên kinh doanh, đây là từ thường được dùng cho những người làm kinh doanh. Tuy nhiên có một từ nữa mà mọi người thấy có nghĩa tương đồng là Sales Staff. Sự phân biệt giữa 2 thuật ngữ này đó là Executive và Staff. Trong đó Executive thường được dùng trong môi trường chuyên nghiệp hơn thay vì Staff. Nhưng đó cũng chỉ là đa số, cũng có không ít công ty lớn, chuyên môn cao vẫn dùng Sales Staff.
Senior: Đây là từ thường được đính kèm theo một từ khác về chuyên môn để định được mức độ kinh nghiệm của các công việc. Ví dụ: Senior Marketing, Senior Content,...Từ này dùng để chỉ những người có kinh nghiệm về một công việc cụ thể.
Junior: Tương tự như trên, Junior cũng là từ dùng để chỉ mức độ kinh nghiệm của một người trong một công việc. Nếu như Senior là người có kinh nghiệm lâu năm thì Junior chỉ những người mới tham gia công việc nào đó.
Manager: Tiếp theo là Manager tức là quản lý, những người có vai trò đảm nhiệm các công việc điều hành một nhóm người nhỏ trong một phòng ban nhất định. Ví dụ Project Manager (quản lý dự án), Sales Manager (quản lý phòng kinh doanh),...
Region/ Area: Khu vực, hay còn được dùng trong kinh doanh để chỉ các chức vụ quản lý trong một vùng nhất định nơi mà doanh nghiệp đang hoạt động.
Support/ Assistant: Hỗ trợ, trợ lý, thường được dùng với những công việc giúp đỡ các chức vụ cấp cao hơn về những vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ. Ví dụ nhân viên hỗ trợ kinh doanh.
Supervisor: Giám sát, công việc thường được giao nhiệm vụ giám sát các hoạt động của những bộ phận cụ thể để đảm bảo chất lượng, hiệu suất làm việc.
Telesales: Là người tư vấn bán hàng thông qua điện thoại
Director: Từ này được dùng để chỉ chức vụ giám đốc, vì vậy mọi người có thể thấy chúng cũng được đi kèm với các danh từ chuyên môn để chỉ giám đốc của một bộ phận nào đó, ví dụ như Director of Sales (giám đốc kinh doanh).
Account: Đây là một chức danh xuất hiện rất nhiều đối với những công ty có hoạt động đối tác nhiều hoặc mô hình kinh doanh B2B. Account cũng thường đi kèm với một số lĩnh vực nhất định như content, sales, logistic,...Nhiệm vụ của họ là kết nối và chăm sóc khách hàng, đối tác. Chăm sóc và hỗ trợ, truyền đạt những mong muốn của Clients để bộ phận công ty đáp ứng đúng nguyện vọng.
Clients: Được xem là đối tượng khách hàng trong mô hình B2B hoặc tương tự. Khác với Consumer, Clients chỉ những đối tác khách hàng trong mô hình B2B là đa số. Vì vậy họ thường có nhiều yêu sách để đáp ứng.
Consumer: Đây là từ chỉ những người tiêu dùng, họ sẽ là những người dùng cuối của một sản phẩm bất kỳ. Ví dụ người mua dầu gội và sử dụng nó, khi đó người này được xem là consumer.
Customer: Để phân biệt được Customer và Consumer dựa vào ví dụ sau: Một người mẹ mua bỉm về cho con mình thì người mẹ được xem là Customer (khách hàng), tuy nhiên người con mới là Consumer (người tiêu dùng).
Thuật ngữ về hoạt động kinh doanh
After Sales: Sau bán hàng thường thì từ này dùng để chỉ các hoạt động chăm sóc khách hàng, hậu mãi và remarketing.
Gross Sales: Doanh thu bán hàng
Sales Agreement: Dùng để chỉ các hợp đồng mua bán hàng hóa với khách hàng hoặc đối tác
Sales Campaign: Khi một sản phẩm muốn được đẩy mạnh doanh số, các chiến dịch bán hàng sẽ gọi là Sales Campaign
Deal: Thỏa thuận, trong tình huống phải thỏa thuận với đối tác, nhà đầu tư hay khách hàng, người đại diện công ty thường sẽ phải đưa ra những thỏa thuận để mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.
Expenses: Chi phí, được dùng để chỉ những số tiền phải bỏ ra của doanh nghiệp với một hoạt động nào đó. Ví dụ chi phí cho marketing, nghiên cứu phát triển sản phẩm,...
Forecast: Dự đoán, các bảng báo cáo về marketing hoặc kinh doanh sẽ có những số liệu hoặc thuyết minh về dự đoán tình hình cũng như là tính khả quan của dự án.
Opportunity: Cơ hội, từ này được dùng nhiều để chỉ cơ hội kinh doanh bán hàng, hoặc những hoạt động mà doanh nghiệp tham gia có những cơ hội phát triển nào. Trong đó còn có các từ đồng nghĩa như Potential, Outlook,...
Strategy: Chiến thuật, khi một dự án hoặc chiến dịch được triển khai. Với những cách hoạt động cụ thể đó gọi là chiến thuật. Ví dụ trong marketing, bán hàng sẽ có những chiến thuật nào để thu hút người dùng, tạo chuyển đơn hàng cao.
Target: Với những người làm sales hoặc marketing, từ Target này chỉ mục tiêu rõ ràng. Nó có thể là một con số trong chiến dịch cần đạt hoặc là đối tượng cụ thể cần nhắm đến.
Combination: Kết hợp, trong hoạt động kinh tế chắc chắn sự kết hợp là điều không thể thiếu. Có thể là sự kết hợp của các phương pháp, kết hợp phòng ban, nhân sự,...
Discount: Chiết khấu, trong hoạt động marketing có khá nhiều các chương trình khuyến mãi dành cho người dùng, vì vậy chiết khấu sẽ giúp cho họ dễ đưa ra quyết định mua hàng hơn. Một số từ tương tự như: Coupon, Gift, Sale off, Voucher,...
Thuật ngữ về quản trị, phân tích, digital marketing
Thuật ngữ kinh doanh về về quản trị, phân tích, digital marketing
KPI: Viết tắt của Key Performance Indicator tức là chỉ số đánh giá hiệu suất công việc, đây là hình thức quản lý sát với thực tế hiện nay được nhiều nơi áp dụng.
Budget: Ngân sách, thường được dùng để chỉ tổng số tiền cần phải có cho một chiến dịch marketing, đẩy doanh số hoặc trên các chiến dịch quảng cáo digital marketing.
SWOT: Đây là tên của một mô hình để phân tích kinh doanh trong đó S: Strengths, W: Weaknesses, O: Opportunity, T: Threats ( Thế mạnh - Điểm Yếu - Cơ hội - Thách Thức).
Risk: Rủi ro, một trong những chỉ số và vấn đề quan trọng đối với việc quản trị. Do đó trước khi thực hiện những dự án hay kế hoạch nào, các phương án dự phòng và quản trị rủi ro cần phải được tính toán rất kỹ lưỡng.
MBP: Đây là hình thức quản trị theo quá trình, Manager By Process sẽ gồm có các bước cụ thể trong một dự án. Ở mỗi bước như vậy sẽ có các tiêu chí để nhận định và kiểm soát.
Conversion Rate: Tỷ lệ chuyển đổi, một thông số cực kỳ quan trọng trong kinh doanh dùng để đánh giá sự hiệu quả của một chiến dịch. Thường sẽ dùng nhiều trong Digital Marketing.
Retention Rate: Tỷ lệ quay lại của khách hàng, nó cho thấy sự hiệu quả của việc tạo niềm tin và chất lượng sản phẩm dịch vụ đối với người dùng. Số lượng người dùng quay lại càng cao, tỷ lệ RR càng lớn.
CPC, CPM: Chi phí trên mỗi lượt click, chi phí trên mỗi 1000 lượt hiển thị thường được dùng trong quảng cáo Digital. Với thông số này các nhà quảng cáo, doanh nghiệp có thể tính được số tiền cần phải chi cũng như là sự hiệu quả của các chiến dịch.
Kết luận
Có thể nói thuật ngữ kinh doanh là vô cùng phong phú và đa dạng, trên đây là những từ phổ biến nhất mà trong quá trình tìm hiểu mọi người sẽ bắt gặp. Sẽ còn rất nhiều từ nữa được người làm chuyên môn sáng tạo ra, hi vọng có thể tiếp tục gặp lại các bạn trong bài viết tới.