Trong thời kỳ dịch bệnh vừa mới qua đi, chúng ta có thể gọi là khá ổn định trong một bầu không khí mới. Tuy nhiên, xét về yếu tố kinh tế thì có lẽ mọi người vẫn chưa mấy khởi sắc. Một dấu hiệu điển hình là cuối năm 2022 này sẽ là một đợt tái cơ cấu của nhiều hệ thống doanh nghiệp, dẫn đến người lao động mất việc khá dày đặc. Trong bối cảnh đó, nếu bạn đang tìm hiểu đến kinh doanh online cũng là một quyết định rất khả thi. Trong bài viết này mình sẽ xây dựng giúp mọi người các bước học cách kinh doanh online cho người mới bắt đầu như thế nào.
Đọc thêm: Kế Hoạch Kinh Doanh Online – 5 Bước Để Bắt Đầu
- Kinh doanh online là gì?
- Các bước học cách kinh doanh online cho người mới bắt đầu
- Kết luận
Kinh doanh online là gì?
Kinh doanh online là hình thức kinh doanh thông qua các mạng lưới internet bất kỳ dựa vào những nền tảng mà có người truy cập. Từ cách hiểu này chúng ta có thể thấy kinh doanh online cũng là một loại hình thương mại rất rộng lớn. Do đó, chỉ nói về khái niệm có vẻ như với những người mới bắt đầu sẽ rất là mơ hồ.
Vì vậy, trong bài viết này chắc chắn chúng ta sẽ không chỉ nói về khái niệm mà mình còn sẽ mang đến cho mọi người cách xây dựng các bước học cách kinh doanh online cho người mới.
Các nền tảng có thể bắt đầu học cách kinh doanh online
Hiện nay internet quá phát triển trong nền công nghiệp số, tỷ lệ người dùng sở hữu smartphone cũng rất cao. Một cách nhìn thông thường có lẽ ai cũng thấy chúng ta đều có ít nhất một chiếc điện thoại thông minh. Từ đó những nền tảng mà nhiều người lui tới sẽ là một thị trường tiềm năng cho việc bắt đầu kinh doanh online. Vì bài viết này dành cho người mới bắt đầu, nên chúng ta chỉ tham khảo các nền tảng có thể triển khai với thị trường Việt Nam, với Global chắc chắn còn rất nhiều nền tảng khác mà mình sẽ không nói tới trong hôm nay.
Đây là một mạng xã hội mà có lẽ ai đang đọc bài viết này cũng đang sở hữu cho mình một tài khoản cá nhân.
Facebook có những hình thức kinh doanh online mà bạn có thể học cách kinh doanh online thông qua các luồng traffic sau:
Fanpage
Đây là một loại định dạng trang được Facebook phát triển dành cho việc cung cấp và truyền tải thông tin. Vì thế mọi người có thể tận dụng để bán hàng. Trên thực tế thì việc kinh doanh online trên Facebook dựa vào Fanpage là chủ yếu.
Hiện nay lại có 2 loại Fanpage mà mọi người có thể lựa chọn để phát triển đó là Fanpage Profile và Fanpage bán hàng. Tuy nhiên, các bạn cũng không cần quá quan tâm đến nên lựa chọn loại nào mà 1 trong 2 lựa chọn trên đều có thể kinh doanh online.
Tất nhiên là việc lựa chọn hình thức trang chỉ là một bước, đằng sau nó còn có nhiều cách bán hàng khác nhau nữa tùy thuộc vào mô hình và loại hình sản phẩm bạn chọn.
Group
Đây là định dạng mà Facebook cho phép người dùng tập trung lại với nhau thành nhóm cộng động. Về độ tương tác và tin cậy thì Group vẫn chất lượng hơn so với Fanpage, tất nhiên việc Build Group sẽ khó hơn nhiều so với Fanpage.
Tuy nhiên, bạn cũng có thể kết hợp 2 lựa chọn này lại với nhau để tận dụng được những ưu điểm của từng lại. Ví dụ Fanpage có thể chạy quảng cáo và thoải mái show sản phẩm, dịch vụ của mình đến với đối tượng bất kỳ thay vì Group các bạn chỉ nên tạo ra giá trị cho cộng đồng.
Đây là một mạng xã hội mang tính chất là nơi để khách hàng chiêm ngưỡng triển lãm tranh của các bạn. Chính vì thế nó rất thuận lợi cho bạn nào có định hướng phát triển nội dung theo hình thức này.
Instagram vẫn là một ứng dụng thuộc Meta – Facebook. Vì thế bạn cũng có thể lựa chọn quảng cáo để tiếp cận khách hàng của mình. Như đã nói, mọi người cũng có thể đồng thời phát triển thêm kênh Instagram của mình để đa dạng hóa nội dung và uy tín.
Tik Tok
Trong năm 2022 chính là thời kỳ mà nền tảng Tik Tok bùng nổ CMV cực kỳ nhanh chóng với tính năng Tik Tok Shop được ra mắt. Với cách kinh doanh này chúng ta thấy đó chính là một bước phát triển ngoạn mục của mô hình kinh doanh online hiện nay.
Không còn bó buộc trong khuôn khổ là người dùng với nhà cung cấp mà có sự tham gia nhiệt tình từ đội ngũ sáng tạo với vai trò là Affiliate.
Tik Tok shop đã không chỉ giúp cho các nhà bán hàng có được kênh traffic miễn phí cho mình mà còn có thể tận dụng được nguồn tài nguyên từ KOC, KOL. Đây chính là một lựa chọn không thể thiếu nếu bạn nào muốn bắt đầu kinh doanh online.
Google có khá nhiều hình thức để bạn kinh doanh online. Tuy nhiên, một thực tế cho thấy Google lại là một thị trường khó tiếp cận hơn hẳn so với bất kỳ nền tảng nào kể trên. Vì chắc chắn để bán hàng trên Google chúng ta cần phải có Website hoặc ít nhất là Landing page.
Từ đó, bạn cần phải có một số hiểu biết về domain, hosting và cách quản trị website cơ bản. Dù là cách đơn giản nhất thì Google vẫn yêu cầu bạn có khá nhiều kỹ năng như: Sáng tạo nội dung bằng video, bài viết, kỹ thuật SEO.
Nếu bạn muốn phát triển kênh bán hàng của mình thì cần phải tìm hiểu thêm về quảng cáo Google Shopping, quảng cáo Google Adwords,…
Thương mại điện tử – TMĐT
Đây chắc chắn là nền tảng mà nhiều người khi bắt đầu kinh doanh online sẽ nhắm tới. Về đánh giá của mình nền tảng TMĐT chính là một hình thức bắt đầu có ưu điểm của cả các nền tảng social và Google kết hợp lại.
Lý do là vì TMĐT được phát triển với mục đích tạo thành một nơi mua bán free traffic cho người dùng đến mua sắm. Về yếu tố này thì tương tự như Tik Tok và Facebook. Tất nhiên không đơn giản là bạn chỉ việc đăng sản phẩm lên là có người mua, thời kỳ này đã qua lâu rồi.
Chính vì thế bạn cũng cần có một số kỹ thuật SEO và sáng tạo nội dung sản phẩm của mình, kèm theo kỹ thuật chạy quảng cáo đấu thầu từ khóa. Về những yếu tố này lại giống với Google.
Chính vì thế thương mại điện tử sẽ là nơi mà mọi người có thể tận dụng được nhiều ưu điểm để bắt đầu kinh doanh online.
Các bước học cách kinh doanh online cho người mới bắt đầu
Sau khi tìm hiểu sơ qua về các nền tảng phổ biến hiện nay mà mọi người có thể kinh doanh online. Các bạn có thể lựa chọn một hoặc nhiều các lựa chọn trên tùy thuộc vào nguồn lực, khả năng và điểm mạnh của mình để bắt đầu.
Tuy nhiên, dù bạn chọn nền tảng nào thì các bước sau đây sẽ là một lộ trình cơ bản để mọi người có được các bước học cách kinh doanh online an toàn nhất.
Bước 1: Nghiên cứu thị trường tiềm năng
Thị trường ngách có nhu cầu
Thị trường tiềm năng được hiểu là ngành, lĩnh vực, sản phẩm mà các bạn có thể tham gia vào và kiếm được lợi nhuận. Tuy nhiên, thực tế lúc nào cũng vậy dù bạn chọn một lĩnh vực hay ngành nghề nào cũng đều đã có sản phẩm tồn tại ở đó.
Do vậy mà “niche market” hay thị trường ngách là từ khóa mà các bạn có thể nghiên cứu để tìm kiếm ra cho mình một lựa chọn thích hợp.
Lựa chọn niche market sẽ giúp bạn tránh được nhiều rủi ro về cạnh tranh trong thị trường, không tiêu tốn nhiều nguồn lực đối với những đối thủ quá lớn trong ngành nghề đó.
Các công cụ như: Keyword Planner, Google Trends, Beehost, keyword tool,…và các công cụ phân tích từ khóa, xu hướng thị trường sẽ cho bạn những dữ liệu này.
Lựa chọn sản phẩm
Từ việc tìm được nhu cầu của người dùng có xu hướng gia tăng, các bạn sẽ có 2 lựa chọn như sau:
Lựa chọn dòng sản phẩm có mức độ ổn định, vòng đời cao: Tức là những sản phẩm này là nhu cầu thiết yếu, người nào cũng cần và sẽ có nhu cầu quanh năm. Tuy nhiên các bạn sẽ phải đối mặt với một số thương hiệu đã làm tốt thì sẽ khó thuyết phục người dùng với một người bán mới. Chính vì vậy niche market sẽ giúp bạn giải quyết yếu tố này.
Dòng sản phẩm trend: Đây là những sản phẩm sẽ phát sinh nhu cầu theo mùa, vì thế trong năm các bạn sẽ chỉ bán được trong thời gian vài tháng. Những sản phẩm này sẽ dễ bán và mang lại dòng vốn xoay vòng nhanh chóng. Ngược lại các bạn cần phải dự tính được xu hướng thị trường để không bị ôm hàng quá nhiều.
Bước 2: Phân tích đối thủ
Tầm quan trọng
Sau khi các bạn lựa chọn được ngành, lĩnh vực và sản phẩm. Chắc chắn trong thị trường đó sẽ có những đối thủ đã tồn tại. Các bạn sẽ phải liệt kê ra họ là những ai và đang làm tốt những mặt nào.
Với nguồn lực của mỗi người sẽ có cách đánh chiếm thị trường khác nhau. Có những tiêu chí mà đối thủ đã làm tốt chúng ta có thể chấp nhận bỏ qua để đánh vào những lợi thế cạnh tranh khác hay không.
Sau khi xét duyệt hết các tiêu chí mà thấy mình không thể cạnh tranh lại thì có thể từ bỏ ngay từ giai đoạn này để đỡ tốn nhiều chi phí, nguồn lực mà khi bắt đầu lại thất bại.
Những tiêu chí đánh giá đối thủ
Trong kinh doanh online bạn sẽ tìm đối thủ của mình đang phát triển ở các nền tảng nào. Ít nhất là mọi người cũng phải tìm được trên các kênh ở phần trên.
Những tiêu chí ở các kênh đó như sau: Marketing, sáng tạo nội dung, giá cả sản phẩm, chính sách bảo hành, chăm sóc khách hàng, chế độ hậu mãi, hệ thống phân phối, chương trình khuyến mãi,…
Đây cũng sẽ là những tiêu chí mà bạn cần phải làm khi bắt đầu kinh doanh online, chính vì vậy hãy suy xét với nguồn lực của mình với đối thủ.
Bước 3: Lựa chọn nguồn hàng – Nhà cung cấp
Giả sử, trong một tình huống mà các bạn có thể thấy mình vẫn tham gia được vào thị trường đã nghiên cứu thì chúng ta đi đến lựa chọn nguồn hàng, lựa chọn nhà cung cấp.
Thật ra bước này các bạn có thể đưa lên ở vị trí thứ 2, tuy nhiên chỉ đánh giá với góc độ tham khảo. Vì lựa chọn nguồn hàng sẽ tác động trực tiếp đến giá nhập hàng của các bạn. Suy ra, biên độ lợi nhuận mà mọi người mong muốn cũng quyết định được lợi thế cạnh tranh như phần “phân tích đối thủ” mình có nói tới.
Tham khảo nhiều nguồn
Quay lại vấn đề này, bạn cần phải lựa chọn rất nhiều nhà cung cấp. Vì một lỗi cơ bản của người bắt đầu kinh doanh online là quá vội vàng trong việc lựa chọn nguồn hàng.
Đa số chúng ta thấy nhà cung cấp nào cũng tốt, vì họ thường nói tốt về hàng của mình. Thay vì vậy, chỉ cần bạn liên hệ với 10 nhà cung cấp sản phẩm, chắc chắn sự so sánh sẽ bắt đầu cho bạn nhìn rõ hơn về lựa chọn nào tốt hơn.
Các bạn có thể tìm nhà cung cấp ở một số lựa chọn sau: Trang thương mại điện tử Trung Quốc Taobao, 1688, tmall, thị trường sỉ, hội nhóm trên facebook, search Google về các xưởng sản xuất, xưởng gia công,…
Tham khảo về chính sách đổi trả
Chính sách đổi trả sẽ giúp bạn cân đối được lợi thế cạnh tranh, vì chi phí này thực sự không nhỏ nếu hàng có vấn đề. Bạn có thể thương lượng hoặc xem xét các nhà cung cấp có chính sách về đảm bảo hành lỗi, hàng kém chất lượng hay không. Nếu không khi khách hàng khiếu nại bạn phải chịu số tiền này.
Bước 4: Triển khai kế hoạch phát triển nội dung
Bây giờ chính là lúc mà mọi người sẽ bắt đầu triển khai phát triển nội dung, tùy thuộc vào nền tảng nào mà mọi người đã chọn. Chắc chắn với người kinh doanh online, những kỹ năng cơ bản mà các bạn cần phải học đó chính là: Kỹ năng viết, kỹ năng edit video, Marketing Online, quảng cáo,…
Tất nhiên nếu bạn có nhiều khả năng tài chính có thể thuê một số công việc đó để giảm thiểu thời gian đầu tư, nhưng một kỹ năng không thể thiếu đó là quản lý tài chính, thống kê và quản lý nhân sự.
Bước 5: Đo lường đánh giá
Khi nội dung của bạn được đi theo kế hoạch, song song với đó là những kỹ năng đánh giá hiệu quả mô hình sẽ phải được áp dụng. Những chỉ số về Digital Marketing lúc này cực kỳ quan trọng để bạn biết được mình đang làm tốt ở những mặt nào và chưa tốt ở những mặt nào từ đó đưa ra hướng giải quyết kịp thời.
Bất kỳ nền tảng nào các bạn cũng thường sẽ gặp các chỉ số như sau: CTR, CPM, CPV, CPC,…đó là những chỉ số đánh giá hiệu quả nội dung.
Ngoài ra là một người đứng đầu hệ thống các bạn cần phải bổ sung kiến thức về các chỉ số kinh doanh như: CPA, ROI, ROS,…
Bước 6: Kế hoạch tối ưu và phát triển
Sau khi đo lường được các chỉ số, những điều đó sẽ cho bạn biết được các vấn đề cần khắc phục. Đến đây bạn cần phải duy trì những chỉ số tốt, đồng thời có kế hoạch tối ưu lại những chỉ số chưa tốt. Nó có thể đến từ nội dung, giá cả, sản phẩm, chính sách, tư vấn,…Từ đó các bạn sẽ phải có kế hoạch để phát triển mô hình kinh doanh của mình để mang lại lợi nhuận như kỳ vọng.
Kết luận
Trên đây là một lộ trình để mọi người học cách kinh doanh online cơ bản nhất. Không có một mô hình kinh doanh nào chắc chắn lợi nhuận 100%, tuy nhiên với cách bắt đầu như bài viết này, mình tin là mọi người sẽ có một hướng đi an toàn nhất. Chúc mọi người thành công và hẹn gặp lại với những kiến thức kinh doanh hữu ích sau nhé.