Leak là gì? Một số thông tin bạn nên biết về Leak
Leak có rất nhiều ý nghĩa khác nhau tùy thuộc vào từng hoàn cảnh. Với gen Z, từ leak đang được dùng rất phổ biến, đặc biệt là khi nhắc đến một bản nhạc, một bộ phim, hay một bí mật nào đó được tiết lộ ra,... Vậy thì cụ thể Leak là gì ? Có những thuật ngữ cơ bản và phổ biến nào? Cùng Dinos tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé.
Nội Dung Chính
Leak là gì?
leak là gì
Leak là một từ tiếng anh có nghĩa là sự rò rỉ, khe hở, lộ ra, tiết lộ. Leak được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày với ý nghĩa là rò rỉ thông tin. Tức là một thông tin bị rò rỉ , bị tiết lộ ra ngoài hoặc bị một người thứ 3 nào đó biết được khi chưa có sự đồng ý, sự cho phép của chủ sở hữu.
Một vài ví dụ về Leak thường thấy
- Một bộ phim bị “Leak” là bộ phim bị rò rỉ, phát tán trên mạng trước thời điểm công chiếu.
- Khi một MV, bài hát chưa đến ngày phát sóng như kế hoạch đã bị lộ ra ngoài. Trường hợp này sẽ được gọi là “MV bị Leak” hay “Bài hát bị Leak”.
- Khi cuộc trò chuyện riêng tư bị xâm nhập, phát tán ra ngoài được gọi là “Tin nhắn bị Leak”.
- Khi tài khoản cá nhân bị lộ thông tin sẽ được gọi là “Facebook bị Leak”, “Instagram bị Leak”.
Tại sao lại có hiện tượng Leak?
Đọc thêm: Block Là Gì ? Cách Block Một Người Trên Facebook Và Messenger
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng Leak nhưng chủ yếu sẽ có 2 nguyên nhân chính đến từ nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Với nguyên nhân chủ quan, các bản leak bị tuồn ra là sự cố tình được gây ra bởi một cá nhân hoặc một tập thể nào đó có thành ý không tốt hoặc có mục đích xấu như câu view, tống tiền,.. Trong trường hợp này, đó không phải là hành vi văn minh, có thể gây ra rất nhiều tổn thất cho chủ sở hữu và đều xứng đáng bị lên án kịch liệt.
Tuy nhiên cũng có những nguyên nhân khách quan xảy ra, đó là các trường hợp Leak xảy ra cho sự sơ suất ngoài ý muốn của các nhân viên kỹ thuật hoặc khi chủ sở hữu muốn leak một vài các hình ảnh, thông tin nhằm thu hút sự chú ý, gây ra nhiều bàn tán, qua đó sẽ đạt được mục đích marketing, quảng bá sản phẩm, thương hiệu.
Ví dụ về một trường hợp leak:
9/12/2016 Holland đã tổ chức một buổi hỏi đáp trên Facebook Live để quảng cáo cho bộ phim chưa phát hành của anh ấy vào thời điểm đó, Spider-Man: Homecoming.
Khi được hỏi: "Việc đào tạo cho Billy Elliot có giúp bạn chuẩn bị cho vai trò này không?" Câu hỏi đề cập đến Billy Elliot The Musical, trong đó Holland được chọn sau khi được biên đạo múa Lynne Page phát hiện vì tiềm năng đáng kể của anh ấy với tư cách là một diễn viên và khả năng thể chất của anh ấy.
Để trả lời câu hỏi, Holland nói rằng kỹ năng luyện tập và vũ đạo của anh ấy đã giúp anh ấy rất nhiều khi quay các cảnh hành động. Giá như anh dừng lại ở đó. Nam diễn viên tiếp tục bằng cách chia sẻ cách người đóng thế kép của anh ấy bị dìm xuống hồ vào một thời điểm nào đó vì anh ấy không thể tự mình thực hiện pha nguy hiểm đó. Anh ấy nói, “Có một vài điều mà tôi không thể làm được. Có lần, họ treo lủng lẳng diễn viên đóng thế đáng thương của tôi dưới một chiếc trực thăng và dìm anh ta xuống hồ.” Nam diễn viên, nhận ra mình lỡ lời, đã đưa tay lên che miệng và nói: “Đây là trực tiếp phải không? Tôi sẽ gặp rất nhiều rắc rối bây giờ. Ôi không!"
Cách xử lý hiệu quả khi bị Leak là gì?
Khi thông tin bị leak ra bên ngoài, người dùng nên rà soát xem việc leak này đến từ nguồn nào để có những động thái ứng phó kịp thời. Trong trường hợp các thông tin online bị leak thì cần vô hiệu hóa tài khoản ngay lập tức trên điện thoại hoặc máy tính. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro cho người dùng cũng như là các bên liên quan tránh việc ảnh hưởng nặng nề hơn.
Bạn nên tránh việc đưa thông tin cá nhân của mình điền vào một trang web không uy tín nào đó để tránh việc bị leak các thông tin cá nhân, thông tin thẻ ngân hàng,...
Cách kiểm tra tài khoản Facebook có bị Leak không?
Đọc thêm: Checkpoint Là Gì? Cách Mở Khóa Facebook Bị Checkpoint
Để kiểm tra tài khoản Facebook của mình có bị leak hay không, dịch vụ thông báo vi phạm dữ liệu Have I Been Pwned sẽ giúp bạn điều đó. Trang dữ liệu này có thể kiểm tra xem thông tin cá nhân của bạn có bị lộ trong vụ rò rỉ dữ liệu hơn 500 triệu người dùng của Facebook hay không. Các bước chi tiết thực hiện như sau:
Bước 1: Bạn truy cập vào đường link haveibeenpwned.com
Bước 2: Nhập địa chỉ email hoặc số điện thoại mà bạn dùng đăng ký tài khoản Facebook vào phần tìm kiếm
Bước 3: Nhấp vào ô pwwned?
Bước 4: Nếu kết quả xuất hiện màu đỏ, tức là email hoặc số điện thoại tài khoản của bạn đã bị vi phạm dữ liệu Facebook gần đây. Ngược lại, nếu thấy màu xanh, tài khoản Facebook của bạn tạm thời an toàn.
Cảnh báo màu đỏ - một tài khoản email đã bị rò rỉ trong vụ vi phạm dữ liệu Facebook
Cảnh báo màu xanh - tài khoản email tạm thời an toàn trong vụ vi phạm dữ liệu Facebook gần đây
Kết luận
Như vậy Dinos đã chỉ cho bạn Leak là gì và giúp bạn hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của việc bị rò rỉ thông tin. Từ đó giúp chúng ta nhận ra tầm quan trọng của việc bảo mật thông tin và có thái độ lên án đối với những cá nhân leak thông tin với mục đích xấu, lạm quyền khi chưa được sự cho phép của chủ sở hữu. Theo dõi Dinos để cập nhật những kiến thức mới nhé.
Dinos Việt Nam
Dinos Việt Nam
Dinos Việt Nam
Dinos Việt Nam