fbpx

Overthinking là cụm từ được nhắc đến khả nhiều trong thời gian gần đây. Các nhà khoa học cho biết đây là một vấn đề liên quan đến tâm lý có trạng thái tiêu cực kéo dài mà đa số mọi người, mọi lứa tuổi đều gặp phải. Vậy Overthinking là gì? Dưới đây Dinos sẽ đưa ra cho bạn một cái nhìn sâu sắc về hiện tượng tâm lý này. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Overthinking là gì?

Overthinking là gì

Overthinking trong tiếng việt nó có nghĩa là suy nghĩ quá nhiều. Đây là một hành vi tâm lý mà một người dành nhiều thời gian và năng lượng để suy nghĩ về các vấn đề nhỏ nhặt hoặc không cần thiết và không thể chuyển những suy nghĩ này thành hành động hoặc một kết quả tích cực nào đó. Người bị overthinking tâm trí sẽ cứ lẩn quẩn xung quanh những vấn đề nào đó như một vòng lặp, đến mức lo âu, căng thẳng và gây trở ngại đến đời sống hàng ngày.

Hội chứng Overthinking thường được chia thành 2 loại

  • Suy nghĩ về quá khứ
  • Lo lắng cho tương lai

Khi bạn suy nghĩ quá nhiều, bạn thường sẽ có xu hướng cảm thấy mắc kẹt và không thể giải quyết được vấn đề một cách triệt để. Thực chất, theo chia sẻ của các nhà tâm lý “Overthinking không phải lúc nào cũng xấu”

Tâm lý bị lo lắng về một thứ gì đó trong một khoảng thời gian ngắn có thể thúc đẩy bạn hành động. Tuy nhiên, overthinking sẽ chuyển hướng thành một dạng tâm lý gây hại nếu như nó trở thành chướng ngại vật ngăn cản bạn đạt được mục tiêu đặt ra, hay ảnh hướng đến đời sống và tinh thần hàng ngày của bạn.

Biểu hiện bạn đang bị overthinking

Theo số liệu thống kê, có đến 93% bạn bị overthinking thường xuyên, trong đó có đến 78% luôn đau đầu vì chuyện công việc và học tập, 11% còn lại sẽ là chuyện gia đình và những vấn đề khác.

Overthinking nghĩa là gìVậy những biểu hiện nhận biết bạn có thể đang bị overthinking là gì? Cũng cùng tham khảo một số đặc điểm sau nhé:

  • Không thể nghĩ đến vấn đề nào khác ngoài vấn đề mà bạn đang gặp phải
  • Không thể nghỉ ngơi, thư giãn
  • Liên tục cảm thấy bất an, lo lắng
  • Suy nghĩ tiêu cực
  • Suy nghĩ nhiều về trải nghiệm hay tình huống nào đó.
  • Nghĩ đến những viễn cảnh xấu nhất có thể say ra
  • Nghi ngờ những quyết định của bản thân.
  • Phóng đại tiểu tiết

Nếu như những tình trạng trên xảy ra liên tục với tần suất cao, bạn sẽ rất dễ bị khủng hoảng tinh thần

Tác hại của việc Overthinking

Dù overthinking ở loại nào nó cũng đề ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần, tâm lý và hiệu suất công việc của bản thân. Một người bị suy nghĩ quá nhiều sẽ dẫn đến những tác hại như:

Người bị suy nghĩ quá nhiều và tiêu cực có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm hoặc tự kỷ. Bên cạnh đó, người suy nghĩ quá nhiều khiến cho bộ não và hệ thần kinh sẽ luôn trong tình trạng hoạt động và tiếp thu thông tin. Đến một giới hạn nhất định sẽ bị quá tải, lo lắng kèm theo mệt mỏi. Dẫn đến nguy cơ bị đau nhức cơ thể, mất ngủ, mệt mỏi từ đó sẽ khó tập trung trong việc học hành và làm việc.

Việc suy nghĩ quá mức tiêu cực còn dẫn đến khả năng giải quyết vấn đề và tư duy bị trì trệ. Đây chính là mối nguy hại cho công việc và cuộc sống hàng ngày.

Cách khắc phục tình trạng overthinking như thế nào?

Cách khắc phục tình trạng overthinking

Các nghiên cứu cho thấy bớt suy nghĩ  chính là bí quyết giúp giải quyết các vấn đề hiệu quả hơn. Hãy cùng Dinos điểm qua một số cách để bạn giảm tính trạng overthinking đi nhé:

Đánh lạc hướng bản thân

Thay vì ngồi suy tư không ngừng về một vấn đề nào đó, thì bạn có thể tự “đánh trống lảng” não bộ có thể tìm ra giải pháp cho một việc nào đó  hiệu quả hơn khi bạn đang tập trung vào một việc khác, chẳng hạn như dọn dẹp nhà cửa hoặc nấu ăn, làm vườn.

Ngoài ra, đánh lạc hướng dòng suy nghĩ chính là cho phép bản thân bạn nghỉ ngơi. không chỉ làm được việc gì đó hữu ích hơn mà nó có thể tìm ra nối thoát cho vấn đề trước đó mà bạn không cần phải nghĩ quá nhiều về nó.

Phân tích nguyên do

Lý do dẫn đến overthinking là gì? Việc suy nghĩ quá mức thường bởi một số nguyên nhân như: quá tiếc nuối một thứ gì đó, lo lắng về tương lai, hay hoài nghi về bản thân, căng thẳng trong công việc và học tập,…

Khi xác định được lý do sẽ giúp cho chúng ta chủ động tránh xa tình trạng suy nghĩ quá nhiều. Có thể bạn khó tránh được một cách toàn diện nhưng bạn sẽ biết cảnh giác với những kích thích có hại này.

Phát triển kỹ năng liên cá nhân

Kỹ năng cá nhân hay còn gọi là Interpersonal skill. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trau dồi kỹ năng này sẽ giúp cho bạn làm giảm tình trạng suy nghĩ quá nhiều.

Thường những người câu toàn và tham vọng sẽ có xu hướng bị overthinking nhiều hơn bởi họ có nỗi sợ bị thua cuộc và thường kiểm điểm lại bản thân dù những có những lỗi nhỏ nhất. Các kỹ năng cá nhân này sẽ có tác động trực tiếp đến làm giảm thiểu tình trạng khủng hoảng tinh thần vì suy nghĩ quá nhiều.

Chính vì thế bạn đừng quên:

  • Tăng khả năng tự nhận thức
  • Nâng cao sự tự tin
  • Rèn luyện sự bình tĩnh và tự chủ.

Đối mặt với những suy nghĩ tiêu cực

Bạn nên nhớ rằng: Những gì bạn nghĩ chưa chắc đó là sự thật. Những điều tiêu cực bạn suy ra chỉ là giả thuyết và bạn cần phải học cách định hình chúng một cách tích cực hơn. Hãy đối đầu với những suy nghĩ tiêu cực này bằng  cái nhìn đa chiều để có thể nhận định tốt hơn.

Việc này dù có thể không dễ dàng nhưng qua quá trình luyện tập bạn có thể thay thế được những vấn đề vô định này với suy nghĩ tích cực và hữu dụng hơn. 

Overthinking là tình trạng thường gặp không chỉ ở giới trẻ Gen Z mà nó còn ở cả những thế hệ trưởng thành. Với bài viết Overthinking là gì mà Dinos đã đưa ra, mong rằng bạn sẽ có cái nhìn sâu hơn về vấn đề này để có thể tránh những tình trạng làm ảnh hưởng đến bản thân. Đừng quên theo dõi Dinos thường xuyên để cập nhật những thông tin bổ ích nhất nhé.

Dinos Việt Nam là nền tảng Affiliate Marketing trực tuyến tại Việt Nam. Với hàng trăm chiến dịch tiếp thị liên kết cùng chính sách thanh toán hoa hồng 24/7. Hàng tuần sẽ có những buổi livestream chia sẻ kiến thức marketing online trên livestream miễn phí như: Facebook Ads, Google Ads. SEO, Tiktok, … miễn phí. Nếu bạn chưa đăng ký thành công tài khoản tiếp thị liên kết của Dinos thì hãy đăng ký theo link bên dưới này nhé! 

TẠO TÀI KHOẢN AFFILIATE TẠI DINOS

Bài viết liên quan:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *