Quảng cáo Google Shopping là gì? Cách chạy quảng cáo mua sắm từ A-Z
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các giải pháp bán hàng trực tuyến, trong đó không thể không nhắc đến Google Shopping. Thời gian gần đây, quảng cáo trên nền tảng này đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm và trở thành xu hướng bán hàng không thể bỏ lỡ. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người chưa biết đến quảng cáo Google Shopping là gì và cách chạy quảng cáo Google Shopping như thế nào? Trong bài viết này, Dinos sẽ giải đáp chi tiết tất cả các vấn đề này nhé.
Nội Dung Chính
Google Shopping là gì?
Google Shopping là một dịch vụ quảng cáo của Google cho phép người tiêu dùng tìm kiếm, so sánh và mua sắm các sản phẩm trực tuyến ngay trên trang tìm kiếm của Google. Theo đó, người dùng có thể so sánh cụ thể giữa những nhà cung cấp khác nhau để đưa ra những quyết định mua sắm tốt nhất.
Để có thể vận hành được Google Shopping, bạn cần 2 công cụ sau: Google Adwords và Google Merchant Center. Google Ads là bạn chi trả quảng cáo cho mỗi lần nhấp chuột vào website. Google Merchant Center là nơi chứa những thông tin về toàn bộ sản phẩm của bạn.
Hướng dẫn chạy quảng cáo Google Shopping dành cho người mới
Để có thể chạy quảng cáo Google Shopping, bạn cần thực hiện quy trình 5 bước thiết lập quảng cáo như sau:
Đọc thêm: Cách Tối Ưu Quảng Cáo Google AdWords Hiệu Quả
Bước 1: Đăng ký tài khoản Google Merchant Center
Truy cập theo liên kết để tạo tài khoản Merchant Center của doanh nghiệp mình: https://goo.gl/4rJ8kY
Chọn Đăng ký miễn phí và nhập các thông tin cần thiết để đăng ký tài khoản với Google. Bạn điền các thông tin liên quan đến website của mình bao gồm tên và đường dẫn website.
Bước 2: Xác thực Website
Bạn cần xác thực Website của mình để có thể hiển thị được quảng cáo trên Google Shopping. Và để xác thực Website với Merchant Center bạn có thể thực hiện theo cách copy mã thẻ HTML dán vào code trong phần đầu tiên trên trang chủ của website. Sau đó chọn xác minh URL gửi đến Google Search Console và các minh. Quy trình này thường diễn ra trong vòng 20 - 30 phút.
Bước 3: Tạo nguồn cấp dữ liệu
Tạo nguồn cấp dữ liệu là việc bạn chọn phương thức đăng tải sản phẩm của mình lên Google Shopping. Bạn vào mục Product (Sản phẩm) > Feeds (Nguồn cấp dữ liệu) > Nhấp vào biểu tượng dấu + để tạo mới nguồn cấp dữ liệu cho quảng cáo Google Shopping.
Có 4 cách để tạo nguồn cấp dữ liệu:
- Nạp qua trang tính excel (phổ biến nhất).
- Tìm nạp theo lịch trình.
- Tải lên nguồn cấp dữ liệu.
- Cổng kết nối API nội dung.
Bước 4: Liên kết tài khoản Google Ads với Merchant Center
Trong Merchant Center bạn vào biểu tượng 3 chấm ở phía trên góc phải màn hình, chọn Liên kết tài khoản > Liên kết AdWords rồi điền ID tài khoản AdWords và bấm gửi.
Bước 5: Tạo chiến dịch Google Shopping
Sau khi đã đăng nhập vào Google Adwords, bạn tạo chiến dịch và chọn hình thức mục tiêu phù hợp (mục tiêu về doanh số, khách hàng tiềm năng, số lượng truy cập mong muốn)
Tiếp theo, bạn chọn tài khoản Google Merchant với sản phẩm vừa được cung cấp ở trên để setup tạo quảng cáo.
Chọn chiến dịch mua sắm chuẩn hoặc mua sắm thông minh
Cài đặt chiến dịch và nhóm quảng cáo:
- Điền tên chiến dịch theo cách của bạn, chỉ cần thuận tiện theo dõi là được.
- Chiến lược đặt giá thầu: Chọn phần giá thầu là CPC thủ công để Google tối ưu quảng cáo, hoặc chọn tối đa hóa số lần nhấp chuột, hoặc CPC nâng cao tùy nhu cầu.
- Điền ngân sách sẵn sàng chi tiêu mỗi ngày.
- Chọn vị trí hiển thị quảng cáo: có thể là toàn quốc hoặc từng tỉnh thành cụ thể.
Sau đó chờ Google xét duyệt quảng cáo
Hình thức hiển thị của quảng cáo Google Shopping
Google Shopping không chỉ hiển thị những dòng text thông thường, mà còn xuất hiện cả hình ảnh, giá cả, chính sách, nơi bán,...
Google Shopping có 2 vị trí hiển thị:
- Khu vực phía trên cùng, ngay dưới thanh tìm kiếm - trên quảng cáo Google Ads và kết quả tìm kiếm tự nhiên.
- Khu vực trên cùng phía bên tay phải, tuy nhiên vị trí này không hiển thị trên điện thoại.
2 hình thức hiển thị của quảng cáo Google Shopping
Những sản phẩm nào sẽ không được hiển thị trên Google Shopping
Google Shopping có một số hạn chế về quảng cáo các loại sản phẩm cụ thể. Dưới đây là một số loại sản phẩm thường không được phép quảng cáo trên Google Shopping:
Sản phẩm cấm hoặc bất hợp pháp: Bất kỳ sản phẩm nào vi phạm quy định pháp luật, như thuốc lá, ma túy, vũ khí và các sản phẩm cấm khác.
Sản phẩm nguy hiểm: Bao gồm các sản phẩm như thuốc nổ, hóa chất độc hại, và các vật liệu nguy hiểm.
Sản phẩm y tế không được chứng nhận: Một số sản phẩm y tế cần phải có chứng nhận hoặc sự chấp thuận từ cơ quan quản lý y tế.
Sản phẩm giả mạo hoặc nhái: Google không chấp nhận quảng cáo các sản phẩm giả mạo hoặc nhái.
Sản phẩm chứa nội dung không phù hợp: Bất kỳ sản phẩm nào có nội dung đồi trụy, kích động hay phản cảm cũng có thể bị từ chối.
Dịch vụ tài chính không an toàn: Bao gồm các dịch vụ tài chính có thể đặt người tiêu dùng vào rủi ro lừa đảo hoặc mất an toàn tài khoản.
Sản phẩm chứa thông tin cá nhân: Các sản phẩm hay dịch vụ sử dụng thông tin cá nhân một cách không an toàn.
Quảng cáo Google Shopping sẽ phù hợp với các loại sản phẩm như thế nào?
Không phải tất cả các sản phẩm đều phù hợp khi bạn muốn chạy quảng cáo trên nền tảng Google Shopping. Một số các loại sản phẩm phù hợp để chạy Google Shopping Ads như sau:
Các sản phẩm thương mại điện tử
Các sản phẩm trên sàn thương mại điện tử rất rộng, có thể bao gồm: thời trang và phụ kiện, điện tử và điện gia dụng, các sản phẩm mỹ phẩm và sản phẩm sức khỏe, đồ đa dụng, đồ chơi,...
Các sản phẩm có thể kinh doanh online
Hầu hết các sản phẩm vật lý đều có thể kinh doanh online và đều có thể bán hàng và chạy quảng cáo trên Google Shopping
Kết luận
Với các thông tin liên quan đến Google Shopping và quảng cáo Google Shopping được tổng hợp ở trên, Dinos mong bạn đã nắm được những thông tin cơ bản nhất về quảng cáo Google Shopping là gì ? Chúc bạn thành công, đừng quên theo dõi Dinos Việt Nam thường xuyên để có thể cập nhật những thông tin mới nhất nhé.
Đọc thêm: