fbpx

Trong thời buổi công nghệ như hiện nay, hình thức mua sắm online thông qua các sàn thương mại điện tử đã trở nên rất phổ biến. Đây là một kênh không chỉ mang lại nhiều tiện lợi về mặt mua hàng mà còn là một kênh rất tiềm năng dành cho người bán muốn tiếp cận tới nhiều khách hàng của mình. Cùng Dinos tìm hiểu xem sàn thương mại điện tử là gì và top những sàn thương mại điện tử đáng dùng nhất.

Sàn thương mại điện tử là gì?

sàn thương mại điện tử là gì ?
Sàn thương mại điện tử là gì ?

Theo quy định của pháp luật. Khái niệm sàn thương mại điện tử theo Nghị định 85/2021/NĐ-CP được đề cập như sau:

“Sàn giao dịch thương mại điện tử là website thương mại điện tử cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó. Sàn giao dịch thương mại điện tử trong Nghị định này không bao gồm các website giao dịch chứng khoán trực tuyến”.

Hiểu theo một cách đơn giản thì sàn thương mại điện tử là nơi trung gian trao đổi hàng hóa giữa người bán và người mua. Không chỉ là nơi trao đổi hàng hóa, sàn thương mại điện tử còn là nơi đăng tải các sản phẩm nhằm mục đích marketing tới người tiêu dùng.

Những ưu – nhược điểm khi kinh doanh trên sàn TMĐT

Với sự ra đời của sàn thương mại điện tử đã mang đến rất nhiều lợi ích không chỉ với người mua có đa dạng sự lựa chọn mà còn với người bán giúp họ kinh doanh với chi phí mặt bằng gần như không có.

Ưu điểm:

Đa dạng các loại sản phẩm khác nhau: Khác với cách bán hàng truyền thống chỉ có thể bán được một số các loại mặt hàng khác nhau do có sự giới hạn mặt bằng. Sàn thương mại điện tử lại khác. Ở đây có mọi loại ngành hàng khác nhau từ những sản phẩm có giá trị cao như ôtô, xe máy, điện thoại,.. đến những ngành hàng tiêu dùng thiết yếu như quần áo, đồ ăn,… Với chỉ một chiếc click chuột, bạn có thể tìm kiếm mọi loại sản phẩm của đa dạng các thương hiệu khác nhau.

Tiết kiệm được thời gian và chi phí: Để mua hàng trên các trang thương mại điện tử thì việc của bạn chỉ cần là có một chiếc smartphone có kết nối internet. Ngoài ra bạn cũng có thể so sánh giá giữa các shop khác nhau một cách nhanh chóng. Giá của các sản phẩm sẽ rẻ hơn khi bạn mua ngoài do không bị áp phí thuê mặt bằng vào sản phẩm.

Đặt và giao hàng mọi lúc mọi nơi: Sàn thương mại hoạt động 24/7 nghĩa là bạn có thể đặt hàng vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Việc giao hàng cũng ngày càng được nâng cấp. Bạn có thể nhận được hàng ngay sau khi đặt hàng khoảng 2 tiếng. Điều này đã đem lại lợi thế không nhỏ cho các sàn thương mại điện tử.

Hình thức thanh toán tiện lợi: Với việc mua hàng trên các sàn thương mại điện tử, khách hàng có rất nhiều các hình thức thanh toán khác nhau từ thanh toán bằng tiền mặt khi nhận hàng đến các hình thức thanh toán điện tử như trả qua ví điện tử hay thanh toán bằng thẻ ngân hàng rất tiện lợi.

Nhược điểm:

Kinh doanh trên sàn TMĐT là một hình thức kinh doanh có lợi cho cả đôi bên người bán và người mua. Tuy nhiên vẫn còn một số người vẫn chưa thực sự dám thử sức mình trên nền tảng này bởi một vài các lý do:

Khách hàng không được chạm vào sản phẩm: Khi mua trên các sàn thương mại điện tử, khách hàng chỉ có thể nhìn sản phẩm thông qua hình ảnh và các bình luận được hiển thị bởi những người đã mua hàng. Hình ảnh trực tuyến đôi khi sẽ có sự khác biệt với hình ảnh thực tế, điều đó cũng là một điểm bất lợi lớn của các sàn thương mại điện tử

Dịch vụ khách hàng: Có rất nhiều các bất cập liên quan đến dịch vụ khách hàng khi kinh doanh trên nền tảng số. Người bán sẽ không biết được khách hàng của mình ra sao để tư vấn cho chính xác. Ngoài ra liên quan đến hậu mãi. Khi khách hàng mua một sản phẩm không ưng ý thì việc đổi trả sẽ diễn ra như thế nào, …

Quy trình vận hành một sàn thương mại điện tử

Để vận hành tốt một gian hàng trên sàn TMĐT mang lại hiệu quả cao thì cần có một kế hoạch cụ thể. Dưới đây là một vài bước có thể sẽ cần thiết cho bạn:

Bước 1: Xây dựng bản đồ hành trình khách hàng

Thiết lập được bản đồ hành trình của khách hàng sẽ giúp bạn sẽ đảm bảo được việc bán hàng sẽ đúng tới tệp khách hàng mà mình mong muốn.

Đầu tiên bạn cần tìm hiểu khách hàng của mình là ai và họ muốn gì. Hành trình của khách hàng sẽ xuyên suốt trong 1 quá trình từ khi tiếp cận được nguồn khách hàng tiềm năng tới bán sản phẩm cho khách hàng đó, các dịch vụ bán hàng xung quanh và khuyến mãi. Khi khách hàng có phàn nàn về sản phẩm thì dịch vụ hậu mãi của cửa hàng sẽ như thế nào.

Bằng bản đồ hành trình, bạn thấu hiểu điều gì khách hàng cần, tạo ra nội dung và tín hiệu đáp ứng nhu cầu đó, và giữ chân họ lại với mình. Dựa vào những thông tin trong bản đồ, bạn có thể biết mình cần làm gì và đánh giá hiệu quả của từng công đoạn đó.

Bước 2: Thiết kế gian hàng online

Để tạo lập một gian hàng trên sàn TMĐT cũng giống như tạo lập một cửa hàng truyền thống vậy. Bạn cũng cần thông tin gian hàng, thông tin người quản lý gian hàng, liên kết ngân hàng để dễ dàng thanh toán và lựa chọn đơn vị vận chuyển.

Với những sàn thương mại điện tử khác nhau thì việc thiết kế danh mục sản phẩm cũng như quy chuẩn hình ảnh sản phẩm cũng cần phải tuân theo tiêu chuẩn của từng sàn khác nhau.

Để khách hàng ấn tượng với bạn từ ban đầu và tạo khác biệt cho gian hàng của bạn là điều cần thiết và cần đầu tư cho trang trí layout trang bán hàng cùng các banner hấp dẫn chứa chương trình ưu đãi. Bạn có thể sử dụng các phần mềm ứng dụng cơ bản như Canva. Nếu có một chút biết thiết kế thì bạn có thể sử dụng Photoshop hoặc Ai để thiết kế một cách chuyên nghiệp hơn

Bước 3: Thực hiện các chiến dịch Marketing

Hãy đặt mục tiêu cho các chiến dịch Marketing của mình (nhận diện thương hiệu, tăng độ phủ sóng của sản phẩm hay là tăng doanh thu) mỗi một chiến dịch marketing khác nhau thì từng bước thực hiện cũng sẽ khác và hiệu quả đem lại cũng sẽ khác nhau

Ngoài ra trong mỗi một chiến dịch marketing nào thì cũng cần có khuyến mãi. Vì sao bạn cần chương trình khuyến mãi à? Thông qua chương trình khuyến mãi thì gian hàng của bạn sẽ:

  • Tăng lượng truy cập vào gian hàng.
  • Tăng độ phủ sóng.
  • Tăng tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng.
  • Tăng doanh thu mỗi đơn hàng.

Bước 4: Chăm sóc khách hàng

Các yếu tố quan trọng để đo lường hiệu quả vận hành và chăm sóc khách hàng:

  • Tỷ lệ khách hàng đánh giá sản phẩm tích cực
  • Tỷ lệ phản hồi (chat) của shop
  • Giao hàng đúng hạn

Đây là yếu tố quan trọng để các sàn “chấm điểm” gian hàng của bạn. Chẳng hạn như Lazada đánh giá từng shop thông qua Tỉ lệ phản hồi Chat trong ngày. Nếu tỉ lệ này < 85% thì gian hàng của bạn sẽ bị hạn chế sử dụng một số công cụ khác.

Khách hàng đã muốn mua nên cần bạn trực tiếp giải đáp thắc mắc về sản phẩm ngay lúc đó. Nếu trễ hơn thì khách hàng sẽ quên đi sản phẩm của bạn. Bạn sẽ cần gửi mã giảm giá ưu đãi của tháng đó cho khách hàng quay lại mua. Nếu họ đã mua thêm thì bạn nên khuyến khích để lại đánh giá sản phẩm và gian hàng để tăng mức độ tin cậy.

Bước 5: Quản lý tài chính

Thay vì phải có một kế toán truyền thống thì để tính toán các số liệu thì ở sàn thương mại điện tử sẽ có các kế toán tự động giúp gian hàng tính toán các đơn hàng một cách tự động và tổng hợp lại vào cuối mỗi ngày 3 chỉ số chính mà bạn cần kiểm tra thường xuyên:

  • Sao kê tài khoản: Bạn kiểm tra được đơn đã thanh toán; đang thanh toán; chờ thanh toán.
  • Đơn hàng: Bạn biết được đơn nào đã giao hàng; đơn nào đã trả hàng hay đơn giao hàng thất bại.
  • Tổng quan giao dịch: Doanh thu tuần hoặc tháng đó; khoản giảm trừ (khoản phát sinh được điều chỉnh làm giảm doanh thu).

Top những sàn thương mại điện tử đáng dùng nhất

Sàn thương mại có 2 loại là sàn thương mại điện tử trong nước và sàn thương mại điện tử nước ngoài

Sàn thương mại điện tử trong trước

Shopee
sàn thương mại điện tử shopee
sàn thương mại điện tử shopee

Nhắc đến sàn thương mại điện tử trong nước thì không thể không nhắc đến Shopee. Đây là sàn có thể nói là lớn nhất Việt Nam

Ban đầu, Shopee hoạt động theo mô hình C2C – trung gian giữa các cá nhân mua bán. Mãi về sau, Shopee đã mở rộng quy mô với những thương hiệu nổi tiếng xuất hiện, tập trung vào phân khúc khách hàng nhất định và vẫn không quên giá trị chủ chốt là sự uy tín đi cùng với giá cả hợp lý.

Dù ra đời muộn vào năm 2016 so với các công ty thương mại khác, Shopee đã phát triển vượt bậc trong nhiều năm qua, nhanh chóng chiếm được ưu thế và có tầm ảnh hưởng rõ rệt với nhiều phân khúc khách hàng, đặc biệt là các chủ shop online và các bạn trẻ.

Với giao diện thân thiện, chức năng đầy đủ và đơn giản, Shopee mang lại cho người dùng trải nghiệm mua sắm toàn diện.

Đọc thêm: Hướng dẫn cách tạo gian hàng Shopee cho người bán 2022
Tiki
sàn thương mại điện tử tiki
sàn thương mại điện tử tiki

Đi lên từ việc bán sách. Tiki giờ đã trở thành một trong những sàn thương mại điện tử lớn mạnh nhất Việt Nam. TIKI viết tắt cho giá trị cốt lõi “Tìm Kiếm và Tiết Kiệm”, đang là công ty thương mại điện tử xếp hạng thứ hai tại Việt Nam và thứ sáu trong khu vực Đông Nam Á. 85% khách hàng hài lòng với chất lượng và dịch vụ của TIKI, tỷ lệ đổi trả hàng chỉ là 0,95%. Vì vậy việc kinh doanh trên sàn thương mại điện tử này là hoàn toàn hợp lý.

Lazada
sàn thương mại điện tử lazada
sàn thương mại điện tử lazada

Cạnh tranh trực tiếp với Shopee và TIKI, LAZADA cũng có những bước tiến rõ rệt để dần khẳng định bản thân mình, chiếm ưu thế tại thị trường Việt Nam. Trụ sở chính của Lazada thành lập tại Singapore, thuộc quyền sở hữu của tập đoàn Alibaba, và đang hoạt động rất mạnh mẽ tại các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Indonesia, Philippines, Malaysia.

Lazada cũng đa dạng sản phẩm và ngành hàng, tạo được sự tin tưởng cho người dùng nhờ quy trình rõ ràng, chính sách đổi trả khiếu nại hợp lý, xử lý đơn hàng nhanh chóng.

Sendo
sàn thương mại điện tử sendo
sàn thương mại điện tử sendo

Ngoài Tiki thì Sendo cũng là một sàn thương mại điện tử thuần Việt lớn mạnh. Sendo có hệ thống vận chuyển rộng rãi trên khắp cả nước, nên việc giao nhận hàng hóa và phân phối sản phẩm đến với khách hàng khá nhanh chóng và dễ dàng.

Người dùng mua sắm trên Sendo, sẽ tận hưởng những lợi ích về hàng hóa, chính sách miễn phí đổi trả trong vòng 48 giờ, và rất nhiều sự kiện khuyến mãi khác. Các giao dịch thanh toán trên Sendo cũng đa dạng nhiều hình thức như tiền mặt, thẻ ATM/Visa, chuyển khoản.

Sàn thương mại điện tử nước ngoài

Với các sàn thương mại điện tử nước ngoài, người dùng Việt có thể lựa chọn các hình thức kinh doanh như Dropshipping hoặc Affiliate để hạn chế việc vận chuyển sản phẩm giữa các nước khác nhau.

Amazon

sàn thương mại điện tử amazon
sàn thương mại điện tử amazon

Amazon chính là một trong các trang thương mại điện tử lớn nhất trên thế giới trong lĩnh vực thương mại điện tử. Amazon có mặt ở mọi nơi trên thế giới và có trụ sở chính nằm tại Washington, Hoa Kỳ. Amazon có quy trình bán hàng trực tuyến chặt chẽ, uy tín nên nhận được sự ủng hộ và tin tưởng của đại đa số người dùng, kể cả người mua và người dùng.

Taobao

sàn thương mại điện tử Trung Quốc Taobao
sàn thương mại điện tử Trung Quốc Taobao

Taobao là trang thương mại điện tử và thị trường bán hàng trực tuyến “quyền lực” nhất tại Trung Quốc và dần dần được sử dụng nhiều bởi các người dùng đến từ nhiều nơi trên thế giới. Taobao có hơn 800 triệu danh sách sản phẩm và hơn 500 triệu người dùng, tính đến năm 2014.

Tại thị trường Đông Nam Á, Taobao đang có sự phát triển vượt bậc và được đánh giá là có thể sánh ngang ngửa với trang Amazon.

Ebay
ebay - sàn thương mại điện tử quốc tế phổ biến
ebay – sàn thương mại điện tử quốc tế phổ biến

Đây là một trang website mua bán trực tuyến của Mỹ và cho đến nay nó đã có mặt ở hầu hết mọi nơi trên thế giới, ở nhiều phiên bản.

Ưu điểm của Ebay là có các mặt hàng được rao bán rất đa dạng, phong phú, giống như một sàn đấu giá trực tuyến, một nơi để người mua và người bán thỏa sức trao đổi mua bán hàng hóa trong nhiều lĩnh vực.

Kết luận

Kinh doanh trên sàn thương mại điện tử đang là một xu hướng kinh doanh mới đem lại nhiều những tiện lợi và đầy hiệu quả trong tương lai gần. Bài viết đã chỉ cho bạn sàn thương mại điện tử là gì, cách kinh doanh trên sàn thương mại điện tử và top các sàn thương mại đáng dùng nhất.

TẠO TÀI KHOẢN AFFILIATE TẠI DINOS

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *