Schema là gì? Hướng dẫn tạo Schema từ A-Z
Schema là một công cụ mạnh mẽ trong SEO mà nhiều người chưa tận dụng hết tiềm năng. Nhưng bạn có biết, chỉ với một vài dòng mã nhỏ gọn, Schema có thể làm cho website của bạn nổi bật trên kết quả tìm kiếm? Trong bài viết này, Dinos Việt Nam sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về Schema là gì?, tầm quan trọng của nó trong SEO, và cách tạo Schema dễ dàng từ A đến Z.
Nội Dung Chính
Schema là gì ?
Schema hay còn gọi là schema markup là một loại dữ liệu micro để thêm vào trang web và giúp công cụ tìm kiếm có thể hiểu rõ hơn nội dung trong trang web. Đây là những đoạn mã bé có chữa nhũng thông tin về một đối tượng cụ thể như: một sự kiện, một sản phẩm, một người hay một tổ chức,...
Microdata sẽ giúp cho các công cụ tìm kiếm có thể phân tích và phân loại được các nội dung của trang web chính xác hơn, sau đó sẽ cung cấp cho người dùng một kết quả tìm kiếm được cho là phù hợp hơn.
Schema sẽ tạo ra được các đoạn trích (rich snippets) ở trong kết quả của truy vấn, gồm các thông tin thêm như: ảnh, đánh giá, giá cả, và thời gian nấu ăn,... Các đoạn trích phong phú này sẽ thu hút được sự chú ý của các người dùng và làm tăng khả năng click chuột của họ vào trang web của bạn.
Bên cạnh đó, các đoạn trích này cũng sẽ giúp tăng thêm niềm tin và độ uy tín của người dùng với trang web, cũng là do họ thấy được các thông tin chất lượng của bạn đang cung cấp. Nguồn gốc của đoạn microdata này là do sự kết hợp và hợp tác của các công cụ tìm kiếm hàng đầu: Bing, Google, Yandex và Yahoo.
Tại sao schema markup lại quan trọng cho SEO ?
Lý do mà Schema markup quan trọng với SEO không phải vì nó có thể ảnh hưởng trực tiếp lên thứ hạng tìm kiếm mà là còn nhiều tác dụng khác.
Đầu tiên: Schema markup sẽ giúp các công cụ tìm kiếm có thể hiểu được định dạng và nọi dung của các trang của bạn hiệu quả hơn
Sự cải thiện này có thể giúp các trang của bạn xuất hiện và liên quan hơn tới các truy vấn tìm kiếm. Điều này tạo nên nhiều lưu lượng truy cập hơn.
Thứ hai: Schema markup có thể sẽ giúp trang của bạn tăng khả năng xuất hiện trong kết quả tìm kiếm.
Điều này có nghĩa là mọi người sẽ dễ dàng để ý và click vào trang của bạn. Điều này sẽ cải thiện chỉ số CTR của trang của bạn.
Thứ ba: Schema có thể giúp bạn có thêm lợi thế cạnh tranh. Có nhiều trang web hiện nay vẫn chưa áp dụng Schema markup, vì vậy đây có thể là phương pháp giúp trang của bạn có thể nổi bật hơn các trang khác.
Qua đó, tất cả các điều này có thể đem lại hiệu suất của SEO tổng thế tốt hơn cho trang web của bạn.
Làm thế nào để tạo ra schema
Để có thể tạo ra Schema, bạn sẽ cần thêm nó vào trang web của bạn nhờ vào việc sử dụng các đoạn mã HTML, Js(Java scripts) hoặc có thể cài đặt thêm plugin SEO như Rank Math nếu bạn dùng WordPress. Nhưng cách đơn giản nhất đó chính là sử dụng Plugin SEO, vì nó sẽ được cài đặt tự động để có thể tạo ra và chèn Schema cho trang web của bạn, mà bạn công cần phải tốn thời gian để viết mã.
Điển hình như Rank Math, bạn chỉ cần chọn ra loại Schema bạn cần và điền vào những thông tin mà bạn thấy cần thiết. Bên cạnh đó bạn còn có thể chính sửa và kiểm tra trong Plugin Rank Math này.
Còn nếu bạn muốn tự viết thì bạn có thể sử dụng Structured Data Markup Helper của Google để dễ dàng và thuận tiện hơn. Đầu tiên, bạn chỉ cần chọn ra loại Schema mà bạn muốn áp dụng và nhập URL hoặc mã của trang web của bạn vào. Tiếp theo, hãy chọn và thêm nhãn các phần tử của trang web vào các thuộc tính của Schema tương tứng.
Và sau cùng thì bạn đã có thể lấy mã đó chèn vào trang web của bạn và sử dụng.
Cách thêm schema cho website
Cách 1: Sử đụng đoạn mã HTML
Bạn sẽ có thể để hoặc chèn lên các đoạn mã Schema vào trong đoạn mã nguồn HTML của web, bằng cách sử dụng các thuộc tính như sau: itemprop, itemscope, itemtype.
Cách 2: Sử dụng mã JavaScript
Bạn có thể dùng JSON-LD để có thể tạo ra các đoạn mã Schema ở dạng JSON và chèn vào trang web bằng JavaScript
Cách 3: Sử dụng SEO Plugin
Bạn có thể cài đặt Plugin như Rank Math để nó tự tạo ra các đoạn mã Schema cho trang web của bạn để thuận tiện hơn
Các loại schema markup
Có rất nhiều loại Schema markup khác nhau. Đối với Google, công cụ này hỗ trợ lên tới 35 loại markup khác nhau. Nhưng đối với website của bạn, sẽ không cần thiết phải sử dụng tất cả, mà hãy sử dụng các đoạn mã phù hợp với nội dung ở trên website của bạn. Dưới đây, Dinos sẽ cung cấp thêm cho bạn những loại schema mà phù hợp nhất cho website.
Markup cho sản phẩm
Loại này sẽ giúp cho Google có thêm nhiều thông tin hơn về sản phẩm của bạn, và những người tìm kiến có thể thấy được chi tiết hơn trong kết quả tìm kiếm.
Bao gồm hình ảnh sản phẩm, đánh giá, thông tin giao hàng, hoàn hàng, và hiệu lực đơn hàng.
Schema markup này sẽ phù hợp nhất cho website thương mại điện tử.
Review Markup
Loại markup này sẽ thêm vào sao đánh giá ở phần cuối của kết quả tìm kiếm của trang của bạn.
Nó sẽ cho người tìm kiếm thấy được các người khác nghĩ gì về sản phẩm, dịch vụ, hoặc doanh nghiệp của bạn. Sử dụng loại này sẽ rất hữu ích vì khách hàng sẽ tham khảo những thông tin này trước khi đưa ra quyết định mua hàng.
Và dưới đây sẽ là ví dụ về một page sử dụng review markup sẽ trông như thế nào ở trong kết quả tìm kiếm.
Schema markup này sẽ rất lý tưởng cho những website liên quan đến sách, phim, sản phẩm, bán khóa học,v.v
Markup dạng bài viết
Markup này cung cấp cho Google thông tin chi tiết về nội dung của một bài viết. Như tiêu đề, hình ảnh đặc trưng, tác giả, và ngày công khai.
Google sẽ hiển thị thông tin này trực tiếp trong kết quả tìm kiếm
Như này:
Markup này sẽ phù hợp cho các tờ báo, bài blog, và các thông tin thể thao.
Markup dạng khóa học
Markup dạng khóa học sẽ cho Google những thông tin chi tiết về khóa học được cung cấp bởi một tổ chức hay một nền tảng trực tuyến.
Markup dạng này thì sẽ phù hợp với các website bán khóa học
Markup dạng tổ chức
Schema markup dạng này sẽ cung cấp cho google thông tin về tổ chức. Bao gồm thông tin chi tiết về tên của tổ chức, logo, thông tin liên hệ, địa điểm, hồ sơ mạng xã hội, và các thông tin liên quan khác.
Từ đó Google có thể sử dụng các thông tin này để có thể tạo một bảng kiến thức( bảng đặt biệt ở bên phải trang kết quả tìm kiếm.
Nó xuất hiện khi ai đó tìm kiếm công ty của bạn. Và cung cấp cho khách hàng tiềm năng hoặc các bên quan tâm quyền truy cập nhanh chóng và dễ dàng vào thông tin cần thiết về doanh nghiệp.
Loại này sẽ phù hợp với, các doanh nghiệp, tổ chức phi lợi nhuận và bất kỳ nhóm nào đang tìm cách cung cấp thông tin liên quan đến kinh doanh rõ ràng và trực tiếp cho người dùng.
Markup dạng doanh nghiệp địa phương
Markup dạng này sẽ cung cấp cho Google những thông tin về doanh nghiệp địa phương. Nó sẽ bao gồm, tên doanh nghiệp, địa chỉ, số điện thoại, và giờ hoạt động.
Google có thể sử dụng thông tin này để tạo bảng kiến thức địa phương, bảng này xuất hiện khi ai đó tìm kiếm tên doanh nghiệp của bạn.
Markup này đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp (hoặc trang web) đang tìm cách thu hút khách hàng ở gần. Ví dụ: cửa hàng truyền thống, nhà cung cấp dịch vụ hoặc nhà hàng.
Kết luận
Schema không chỉ là công cụ hỗ trợ SEO mà còn là chìa khóa giúp bạn cải thiện trải nghiệm người dùng và tăng hiệu suất website. Với những hướng dẫn cụ thể từ bài viết, bạn đã có thể bắt đầu áp dụng Schema ngay hôm nay để website trở nên nổi bật và chuyên nghiệp hơn. Đừng bỏ lỡ cơ hội này để bứt phá trên bảng xếp hạng tìm kiếm!
Đừng quên thường xuyên theo dõi website của Dinos Việt Nam. Tại đây, chúng tôi sẽ cập nhật những thông tin mới nhất liên quan đến Affiliate Marketing, MMO,... cho bạn tham khảo.
Dinos Việt Nam là nền tảng Affiliate Marketing uy tín với hàng trăm chiến dịch tiếp thị liên kết cùng chính sách thanh toán hoa hồng 24/7. Bên cạnh đó, hàng tuần, Dinos sẽ tổ chức những buổi livestream chia sẻ kiến thức về MMO, Digital Marketing và tips, tricks, cách làm tiếp thị liên kết miễn phí. Đăng ký ngay tài khoản của Dinos theo link dưới đây để không bỏ lỡ cơ hội kiếm tiền online HOT này nhé!