Trong quá trình tìm hiểu về những kiếm thức kinh doanh, nếu mọi người thấy được từ khóa “pain points” thì hẳn cũng đã trải qua một chặng đường. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng làm rõ về Pain Points là gì, tại sao nó lại quan trọng trong Marketing và kinh doanh như vậy.
Chắc chắn sau khi hiểu được ý nghĩa của nó, điều này sẽ giúp cho mọi người có được những kế hoạch triển khai về cả nội dung, chiến lược tiếp cận khách hàng đúng nhu cầu hơn.
Đọc thêm: Thuật Ngữ Facebook Ads – Kiến Thức Marketing Cập Nhật 2023Pain Points là gì?
Pain Points dịch ra tiếng Việt nó có nghĩa là điểm đau khách hàng, là một thuật ngữ trong Marketing chỉ những vấn đề cụ thể mà một khách hàng gặp phải trong suốt quá trình trải nghiệm của họ.
Tuy nhiên, để dễ hiểu hơn, chúng ta có thể hình dung đó chính là những vấn đề mà đối tượng khách hàng của doanh nghiệp đang hướng tới. Khách hàng ở đây cũng khá đa dạng, không chỉ là người tiêu dùng, họ cũng có thể là đối tác hoặc các doanh nghiệp khác.
Điểm đau của khách hàng sẽ giúp cho người làm marketing nhắm được vào đó sẽ giúp họ giải quyết vấn đề. Hãy thử hình dung, nếu bạn đang có một viên thuốc nhưng không biết được bệnh nhân đang mắc phải triệu chứng, nguyên nhân là gì thì liệu bạn có dám cho họ uống hay không?
Một điều đáng chú ý nữa, đó chính là không phải mọi khách hàng đều có thể tự mình thấy được vấn đề của bản thân. Quay trở lại ví dụ trên, bệnh nhân có thể biết là mình đau bụng, nhưng tại sao đau bụng lại là một chuyện rất khác.
Vì vậy, trong Marketing không chỉ chúng ta cần phải hiểu được nỗi đau của khách hàng mà còn phải biết được nguyên nhân đằng sau đó. Có như vậy, việc nghiên cứu phát triển sản phẩm mới đạt hiệu quả. Hay thậm chí nếu hệ thống của bạn đã có sản phẩm nào đó cũng sẽ hướng đến những đối tượng mà giá trị sản phẩm của mình phát huy đúng lợi ích của nó.
Các loại hình đặc trưng của Pain Points
Như vậy dựa theo cách khái niệm của Customer Pain Points trong bài viết này chắc chắn chúng ta sẽ thấy được chúng có khá nhiều loại khác nhau. Vì đơn giản là mỗi nhóm khách hàng, mỗi ngành nghề, lĩnh vực, sản phẩm sẽ có một Pain Points khác nhau. Ví dụ như B2C, B2B,…
Tuy nhiên, để có thể tổng quan về vấn đề này chúng ta sẽ phân loại ra một số hình thái của Customer Pain Points như sau:
Pain Points về tài chính, Pain Points về năng suất, Pain Points về trải nghiệm.
Pain Points về Tài chính – Financial Pain Points
Về Pain Points này chúng ta không nói đến các vấn đề liên quan đến quản lý tài chính mà là khả năng tài chính. Khi khách hàng muốn sử dụng một sản phẩm, dịch vụ nào đó, giả cả sẽ là yếu tố tác động cực kỳ mạnh mẽ đối với họ.
Không những vậy, đối với một số lĩnh vực hoặc nhóm đối tượng khách hàng nhất định, giá cả được xem là yếu tố hàng đầu. Ở đây đảm bảo bất kỳ ai dù đang làm công việc gì cũng đang là khách hàng của một sản phẩm dịch vụ nào đó.
Hãy nghĩ xem nếu có một dòng sản phẩm tương tự với thứ mà mọi người đang dùng nhưng giá thành lại rẻ hơn liệu bạn có thay đổi ý định hay không?
Tương tự như vậy với tất cả mọi người, đã là người tiêu dùng chắc chắn chúng ta luôn mưu cầu một sản phẩm dịch vụ có chất lượng tốt nhất với giá tốt nhất.
Bên cạnh đó, các chương trình khuyến mãi, ưu đãi, voucher cũng tác động không nhỏ để quyết định của khách hàng. Việc tạo ra những cơ hội hợp lý và mang đến cho khách hàng sự thuận lợi trong việc đưa ra quyết định là rất cần thiết.
Pain Points về năng suất – Productivity Paint Point
Để xét sâu hơn về nỗi đau của khách hàng, chúng ta sẽ cùng nhìn vào những vấn đề trong quá trình họ sử dụng sản phẩm. Mỗi dòng sản phẩm dịch vụ đều sẽ có những chức năng nhất định.
Khi người tiêu dùng chọn sản phẩm đó, chắc chắn họ muốn có được năng suất như mong đợi. Ví dụ như một chiếc máy, một dịch vụ chăm sóc sức khỏe,…Những yếu tố tác động đến năng suất như là: Chất lượng, thời gian, độ an toàn, hiệu quả,…Về vấn đề này mỗi sản phẩm, dịch vụ sẽ cho ra một kết quả khác nhau.
Chính vì vậy, khi thấy được một sản phẩm của đối thủ cạnh tranh trên thị trường chưa làm tốt được điều này thì đó là cơ hội để bạn giải quyết nỗi đau thay họ.
Pain Points về trải nghiệm – Pain Points Experience
Trải nghiệm người dùng được các doanh nghiệp ngày càng quan tâm trong thị trường hiện nay. Với một tình hình mà internet phát triển như vậy, đối thủ cạnh tranh sẽ xuất hiện ở khắp mọi nơi.
Đồng thời người tiêu dùng cũng trở nên cực kỳ thông minh. Vì vậy không khó để họ so sánh được các đơn vị cung cấp cùng sản phẩm.
Những yếu tố ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng như:
Truy vấn thông tin: Khách hàng có nhu cầu về sản phẩm sẽ xuất hiện hành vi tìm kiếm thông tin trên internet. Nếu bạn làm tốt việc này, sự hiện diện của sản phẩm doanh nghiệp góp phần thúc đẩy uy tín đối với người dùng.
Ngoài ra không chỉ trên phương tiện internet, các showroom hay những cửa hàng phân phối sản phẩm dịch vụ của bạn cũng chính là yếu tố gia tăng trải nghiệm người dùng.
Thanh toán: Vấn đề thanh toán trong thời đại thương mại điện tử hiện nay là cực kỳ cần thiết. Hành vi người dùng dần thay đổi sau đợt đại dịch vừa qua. Thói quen mua sắm online cũng đã được hình thành. Các vấn đề liên quan đến thanh toán càng đơn giản tiện lợi sẽ giúp cho trải nghiệm được dùng được cải thiện đáng kể.
Vận chuyển hàng hóa: Tương tự như trên, vấn đề tối ưu trải nghiệm người dùng trong quá trình mua hàng không thể bỏ qua khâu vận chuyển. Hiện nay có khá nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ này mà những nhà sản xuất kết nối. Một người đặt hàng chắc chắn sau đó là khoảng thời gian chờ đợi, hãy tạo ra một quá trình trải nghiệm yên tâm bằng cách thông báo hành trình đơn hàng cho người tiêu dùng.
Chăm sóc khách hàng: Chăm sóc khách hàng là một phần không thể thiếu để gia tăng trải nghiệm người dùng. Hiện nay, dù các sản phẩm dịch vụ nào cũng thấy được tầm quan trọng của chăm sóc khách hàng. Người tiêu dùng sẽ không ngần ngại feedback hoặc liên hệ với doanh nghiệp qua bất kỳ hình thức nào nếu họ có những khúc mắt.
Vì sao Customer pain points lại quan trọng trong marketing
Với những phân tích trong các loại hình Customer Pain Points trên, mọi người cũng có thể hình dung ra được tầm quan trọng của nó như thế nào.
Ở đây mình sẽ đưa ra một vài lý do lớn để mọi người có thể tổng thấy được mối liên hệ giữa Customer Pain Points với Marketing.
- Đầu tiên, khi xác định được Customer Pain Points là gì, các định hướng về việc tiếp cận đối tượng sẽ chính xác hơn. Mỗi sản phẩm sẽ có một ưu điểm nổi bật, có thể xem là USP (Unique Selling Point). Từ đó việc cung cấp các giải pháp này cho đối tượng sẽ giải giải quyết được vấn đề của người dùng.
- Tiếp theo, việc sản xuất nội dung cũng sẽ hướng đến các thuộc tính từ Customer Pain Points này. Trong đó không chỉ là những tiêu chí bên ngoài mà còn có những tiêu chí ẩn mà ngay cả khách hàng cũng không nhìn thấy (insight).
- Ngoài ra những chiến lược nghiên cứu phát triển sản phẩm sẽ đáp ứng được đúng nhu cầu cần thiết của người dùng. Chi phí cho các công cuộc triển khai kế hoạch sản phẩm và marketing sẽ kết nối với nhau chặt chẽ, phục vụ người dùng đúng “điểm đau” mà họ đang muốn được giải quyết.
Kết luận
Với những chia sẻ về Customer Pain Points là gì trong bài viết này, có lẽ mọi người cũng hiểu được tầm quan trọng của Customer Pain Points trong marketing. Hi vọng các bạn có thể lên được những kế hoạch tiếp thị nội dung, sản phẩm đúng với nhu cầu khách hàng mà mình đang muốn hướng tới.