Có thể nói Digital Marketing là một trong những lĩnh vực có sự thay đổi nhanh chóng bậc nhất trên các ngành nghề hiện nay. Với sự lan truyền của internet, các kiến thức sẽ cần phải được củng cố lại sau một khoảng thời gian. Cụ thể, trong bài viết này chúng ta sẽ cùng điểm qua các thuật ngữ Facebook Ads được sử dụng nhiều nhất. Đảm bảo, đây là những từ anh em nào đang làm những công việc liên quan đến nền tảng này, dù cho chạy quảng cáo hay không cũng ít nhiều gặp phải.
Thuật ngữ Facebook Ads là gì?
Để thuận tiện cho những bạn nào mới tham gia vào lĩnh vực này và đang truy cứu các thông tin kiến thức, mình sẽ khái niệm về Facebook Ads như sau.
Đây là những từ ngữ mà các “ẹt thủ” – Ads thủ hay còn gọi là dân chạy quảng cáo Facebook thường dùng. Chúng sẽ là những từ liên quan đến tài nguyên, kỹ thuật, tình huống, trường hợp cụ thể trong việc chạy quảng cáo. Vì thế, đây là những từ ngữ “chuyên ngành” nên mọi người khó có thể tìm được một khái niệm tổng quan ở bất kỳ đâu.
Chủ yếu những từ này được các anh em chạy quảng cáo dùng chung với nhau để thể hiện một chủ ý ngắn gọn.
Ví dụ về thuật ngữ Facebook Ads
Ví dụ: “Acc của tôi bị dính 273”, trong đó 273 là một loại thuật ngữ được sử dụng để chỉ cho người đọc, người nghe biết được đây chính là trường hợp tài khoản Facebook bị checkpoint khi đăng nhập.
Không những vậy, loại checkpoint của Facebook cũng khá đa dạng, vì thế những người chạy quảng cáo sẽ dựa vào 3 số cuối của đường link – URL để phân biệt chúng với nhau.
Những người chạy quảng cáo chuyên nghiệp hoặc các Agency quảng cáo họ sẽ không có chỉ 1 mà có hệ thống tài nguyên rất lớn. Do đó, mỗi tài khoản của họ khả năng gặp các trường hợp checkpoint khác nhau là thường xuyên xảy ra.
Tương ứng với mỗi loại checkpoint, nền tảng cũng sẽ phân biệt chúng dựa trên nguyên nhân và cách xử lý khác nhau. Điều đặc biệt ở đây là nếu chúng có cùng đường link, tức là chúng sẽ cùng dạng lỗi và cách xử lý tương tự nhau.
Chính vì những lý do này, việc phân biệt checkpoint của các tài khoản dựa vào các số cuối trên đường link là hợp lý.
Hiện nay, mọi người gặp phải tình trạng này cũng có thể dựa vào cách gọi tương tự nếu muốn mọi người hiểu được vấn đề mình đang gặp phải. Chúng ta sẽ thấy không ít người sử dụng như vậy trên các hội nhóm, cộng đồng, diễn đàn hiện nay trên mạng xã hội.
Phân loại các dạng thuật ngữ Facebook Ads
Chúng ta vừa mới trải qua một ví dụ để thấy được tầm quan trọng của cách sử dụng thuật ngữ quảng cáo Facebook như thế nào. Tuy nhiên, để thuận tiện cho mọi người có thể nắm được sự phân biệt rõ ràng hơn trong cách hiểu và sử dụng mình sẽ đưa ra một vài phân loại như sau:
- Thuật ngữ về tài nguyên
- Thuật ngữ về chỉ số
- Thuật ngữ chung
Thuật ngữ chung
Vô hiệu hóa = Chết, die
Vô hiệu hóa # hạn chế
Vít Ads: Tăng ngân sách
Tài khoản quảng cáo # nick Facebook: Nick Facebook có thể sở hữu nhiều tài khoản quảng cáo
Ngâm = nuôi: Cho tài khoản facebook online hoặc tương tác như người thường
Mã 2FA: Là dãy số có dạng các ký tự vừa số vừa chữ “2aiwhIIHWF36378723HF823…” để đăng nhập khi mua nick đã xác thực 2 yếu tố.
TKQC: Tài khoản quảng cáo
Camp – Campaign: Chiến dịch quảng cáo
Thuật ngữ Facebook ads về tài nguyên
Đây là những thuật ngữ được dùng để phân biệt các dạng tài nguyên mà người chạy quảng cáo chắc chắn sẽ phải dùng đến. Vì sự đa dạng của các loại tài nguyên này nên khi trao đổi, mua bán, sử dụng cần phải được phân biệt rõ để định giá và cách quản lý khác nhau.
Nick Via: Via được gọi theo tên tiếng Anh đó là Verify Information Account, tức là những tài khoản Facebook đã xác minh thông tin. Cần phải làm rõ, nếu hiểu theo nghĩa đen này thì mọi người sẽ nghĩ rằng chúng là những tài khoản Facebook chính chủ.
Tuy nhiên, trong thuật ngữ Facebook Ads nói chúng và dân “Đông Lào” nói riêng, Via cũng chỉ là những tài khoản được xác minh thông tin nhưng không phải là người thật. Mục đích của những loại tài khoản này được người khác xác minh để gia tăng uy tín đối với nền tảng mà thôi.
Thật chất, những tài khoản Via này được những tay hacker, vỉa nick đi ăn trộm từ những người thật, do đó gọi là Verify Information Account cũng không có gì sai. Có điều nếu thật sự người dùng thật xác minh hết các tiêu chí rồi họ cũng sẽ dễ lấy lại.
Điều đáng nói là các via thật chất được bán đại trà trên thị trường đều là những tài khoản của những người chưa xác minh đầy đủ, sau khi các hacker “vỉa” chúng về thì lấy thông tin ảo để xác minh.
Do đó, sẽ có nhiều người ở các vùng miền khác nhau đọc là: Ních vi – a, ních vỉa,…thì chúng đều là một nhé.
Nick Clone: Đây là một thuật ngữ có vẻ như gần gũi với anh em hơn, đó là những tài khoản được tạo bởi hệ thống. Nói chung chúng được sở hữu từ một người theo hình thức công nghiệp. Do đó, đây là những tài khoản không đầy đủ thông tin, độ uy tín với nền tảng không cao. Tất nhiên bạn có thể nuôi nó và hoạt động như một Via nếu đầy đủ thông tin để xác minh với nền tảng.
Via new: Là những via có thời gian đăng ký còn khá mới, thông tính từ lúc bắt đầu tạo tài khoản đến thời điểm đó là dưới 3 năm.
Via cổ: Tương tự như vậy, lấy mốc trên 3 năm được xem là via cổ
Via ngoại – Clone ngoại: Cách gọi này để phân biệt nơi mà tài khoản được thành lập là nước ngoài, tuy nhiên các tài khoản này được dân Ads quan tâm chủ yếu là các quốc gia như: US, UK, Thái Lan, Philippines,…
Via 902: Đây là nick Via kháng trường hợp lỗi 902. Khái niệm về con số mình đã có trình bày, 902 cũng là một trong các dạng xác minh của nền tảng. Tuy nhiên, dạng này sau khi xác minh thành công thì via khá uy tín. Vì vậy chúng có thể dùng làm quản trị của các loại tài nguyên lớn nên giá thành rất cao.
Via 273: Tương tự như trên, via 273 là tài khoản có tài khoản quảng cáo đã bị vô hiệu hóa ở hình thức này. Dân ads mua via 273 về để kháng các via bị xác minh danh tính (đây là tut theo thời điểm, có thể thay đổi hoặc không còn chính xác).
Via 956: Là tài khoản Facebook bị khóa do hoạt động bất thường
BM: Tài khoản quảng quảng cáo doanh nghiệp, viết tắt của từ Business Manager là loại tài khoản quảng cáo có tính chuyên nghiệp hơn so với TKQC cá nhân.
BM50, BM350: Là những tài khoản doanh nghiệp có hạn mức chi tiêu mỗi ngày tối đa 50 đô la, tương tự với 350
BM5, BM 10, BM 2500: Tuy nhiên, khác với cách gọi của BM50 và BM350, các con số sau BM là 5, 10, 2500 lại là để phân biệt số lượng TKQC mà BM này đang sở hữu. Tức là BM5 là BM đang sở hữu 5 TKQC.
BM XMDN: Là tài khoản BM đã xác minh doanh nghiệp, loại tài khoản này khi truy cập vào trang quản trị mọi người sẽ thấy có tích xanh đã xác minh. Để xác minh cần phải có website và giấy phép kinh doanh, hóa đơn, chứng từ,…
Chạy Voi – Chạy Bùng: Voi được trích từ Invoice, tức là tài khoản doanh nghiệp, BM có mức chi tiêu cực kỳ lớn, dựa vào sự uy tín đối với nền tảng mà con số này có thể lên đến hàng chục nghìn đô.
Chạy bùng là từ dùng để chỉ những người có ý định chạy quảng cáo dạng trả sau, nhưng lại không thanh toán với nền tảng. Do đó, mối liên hệ giữa 2 thuật ngữ này khá liên quan đến nhau, vì ngưỡng thanh toán càng cao khả năng chạy bùng cũng cao hơn.
Thuật ngữ về chỉ số
Thuật ngữ về chỉ số là những từ dùng để những nhà quảng cáo hiểu được ý nghĩa của chúng trong quá trình phân tích dữ liệu từ nền tảng sau một khoảng thời gian lên camp.
CTR – Click Through Rate: Tỷ lệ click, tức là một bài quảng cáo có số lượng click là bao nhiêu trên tổng số lượt hiển thị.
CPM – Cost Per 1000 Impressions(Mile): Mỗi 1000 lượt hiển thị từ nền tảng, nhà quảng cáo sẽ phải chi bao nhiêu tiền.
CR – Conversion Rate: Tỷ lệ chuyển đổi, dựa vào mục tiêu mà nhà quảng cáo lựa chọn sẽ có số lượng hoàn thành chuyển đổi này trên tổng số lượt hiển thị.
CPC – Cost Per Click: Chi phí cho mỗi lượt click
Reach: Tiếp cận, tức là số người mà quảng cáo đó hiển thị được. Cần phải phân biệt với hiển thị. Có thể quảng cáo của bạn có 1000 lượt hiển thị nhưng chỉ tiếp cận được 500 người. Điều đó đồng nghĩa với chỉ có 500 người thấy được quảng cáo của bạn. Như vậy, trung bình mỗi người sẽ xem quảng cáo của bạn 2 lần, tức là tần suất bây giờ là 2.0.
Bóp Reach: Đây là từ mà các Ads thủ dùng để chỉ những quảng cáo, bài đăng có lượt tiếp cận thấp.
Kết luận
Trên đây là những thuật ngữ Facebook Ads mà mọi người có thể tham khảo để thuận tiện hơn trong việc tìm kiếm thông tin, kiến thức về Digital Marketing trên nền tảng này. Nếu anh em thấy thông tin này thú vị có thể tiếp tục theo dõi Dinos để có thể nhận được những kiến thức tương tự trong bài viết sau nhé.
Dinos Việt Nam là nền tảng Affiliate Marketing trực tuyến tại Việt Nam. Hàng tuần sẽ có những buổi livestream chia sẻ kiến thức marketing online trên livestream miễn phí như: Facebook Ads, Google Ads. SEO, Tiktok, … miễn phí. Nếu bạn chưa đăng ký thành công tài khoản tiếp thị liên kết của Dinos thì hãy đăng ký theo link bên dưới này nhé!
TẠO TÀI KHOẢN AFFILIATE TẠI DINOS
Bài viết liên quan: