fbpx

Hiện nay mô hình D2C (Direct to Customer) không có quá xa lạ đối với các doanh nghiệp và những người mới bắt đầu kinh doanh. Đây là mô hình được đánh giá là mô hình phù hợp với nhiều ngành nghề khác nhau và hiệu quả trong việc loại bỏ những khâu bán lẻ trung gian của doanh nghiệp để đưa sản phẩm đến trực tiếp với khách hàng. Tuy nhiên, có khá nhiều người chưa nắm rõ được khái niệm D2C là gì? và đâu là những lưu ý cần nắm rõ khi doanh nghiệp triển khai mô hình. Hãy cùng Dinos tìm hiểu ngay trong bài viết chia sẻ dưới đây nhé!

Mô hình D2C là gì?

D2C viết tắt của Direct to Customer, là mô hình kinh doanh được hoạt động theo nguyên tắc doanh nghiệp phân phối trực tiếp sản phẩm đến tay khách hàng. Có thể phân phối trực tiếp qua cửa hàng chính hãng, qua website, hay sàn thương mại điện tử mà không cần phải qua bất cứ một bên thứ ba nào khác.

d2c-la-gi
Mô hình D2C là gì?

Mô hình D2C được áp dụng theo trình tự khách hàng truy cập vào link phân phối sản phẩm và đặt mua hàng, sau đó, khi nhân viên bán hàng tiếp nhận thông tin và gọi điện thoại xác nhận đơn hàng và và thay đổi trạng thái sang đặt hàng thành công. Khi khách hàng đã nhận hàng thành công, bạn sẽ được tính hoa hồng cho đơn hàng đó. Tiền hoa hồng cho mỗi đơn hàng sẽ phụ thuộc vào khách hàng mua hàng thành công và có sự chênh lệch phụ thuộc vào từng mặt hàng kinh doanh.

Mô hình D2C được áp dụng cho lĩnh vực nào?

Ngày nay mô hình D2C được áp dụng cho rất nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Có thể kể đến một số ngành phù hợp với mô hình D2C như: giày dép, quần áo, mỹ phẩm, đồ gia dụng… Theo thống kê cho biết, trong năm 2017 mô hình D2C tăng 34% so với những năm trước và đến ngày nay mô hình này đã chiến 13% tổng thị trường E-commerce trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, những doanh nghiệp áp dụng mô hình D2C thành công hầu hết là những thương hiệu quần áo, thời trang, mỹ phẩm, và lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.

Vì sao mô hình D2C được nhiều doanh nghiệp đánh giá cao

Mô hình D2C được nhiều doanh nghiệp đánh giá cao bởi vì tính thực tiễn và hiệu quả mà nó đem lại cực cao. Dưới đây là một số lý do vì sao mà nhiều doanh nghiệp áp dụng mô hình Direct to Customer vào kinh doanh sản phẩm của mình.

Nâng cao tính trải nghiệm sản phẩm của người tiêu dùng

TÍnh đến thời điểm hiện nay, thị trường cung cấp các sản phẩm hàng tiêu dùng ngày càng lớn và đa dạng. Do vậy, người tiêu dùng ngày càng có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc mua các sản phẩm. Dẫn đến việc nhu cầu về chất lượng và trải nghiệm người dùng ngày càng tăng cao.

D2c-nang-cao-tinh-trai-nghiem-nguoi-dung
Nâng cao tính trải nghiệm người dùng

D2C được nhiều doanh nghiệp áp dụng để nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể trực tiếp trải nghiệm sản phẩm. Bên cạnh đó, D2C có thể đánh giá được mức độ hài lòng của khách hàng khi họ có ý định thực hiện các giao dịch tại cửa hàng hay trên trang web. Từ đó doanh nghiệp sẽ hiểu hơn về nhu cầu và hành vi mua hàng của người tiêu dùng để đưa ta những chiến lược bán hàng phù hợp.

Cải thiện chất lượng sản phẩm

Trong quá trình kinh doanh và sản xuất, khách hàng sẽ là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp có thể dựa vào để nghiên cứu và cải thiện chất lượng sản phẩm. Chính vì vậy, sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp sẽ là chìa khóa giúp duy trì mối quan hệ đối với khách hàng. Nếu sản phẩm hữu ích và nhận được những lời nhận xét tích cực thì doanh nghiệp sẽ dễ dàng tạo được ấn tượng tốt với khách hàng. Từ đó mô hình D2C sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra được những nhận định đánh giá để thay đổi sản phẩm, dịch vụ phù hợp với thị hiếu khách hàng

Nghiên cứu thị trường

mo-hinh-d2c-nghien-cuu-thi-truong
Nghiên cứu thị trường

Để nghiên cứu thị trường được tốt nhất thì doanh nghiệp cần phải thu thập được lượng lớn dữ liệu khi áp dụng mô hình D2C, ở đây có thể là dữ liệu mua sắm, hành vi khách hàng… Dựa vào đó doanh nghiệp sẽ đánh giá sát hơn về đối tượng khách hàng, hành vi mua sản phẩm, hay nhu cầu của sản phẩm đó. Từ đó giúp doanh nghiệp biết được đâu là những ưu, nhược điểm của sản phẩm.

Quản lý kinh doanh của doanh nghiệp

Bởi vì mô hình D2C tập trung vào nguồn lực riêng không qua kênh phân phối nào nên doanh nghiệp có thể quản lý tình hình kinh doanh của cửa hàng hay website. Dữ liệu có thể thu thập và được quản lý được như số lượng hàng hóa bán ra, doanh thu, và lợi nhuận thu về. Từ đó doanh nghiệp có thể đánh giá được hiệu quả bán ra của sản phẩm và đưa ra những kế hoạch phát triển phù hợp trong tương lai.

Cơ hội và thách thức của mô hình D2C

Cơ hội

  • Giảm thiểu được phần lớn những ngân sách phân phối sản phẩm đến các đại lý hệ thống, nâng cao uy tín và sự tin cậy của khách hàng về sản phẩm.
  • Đối với những sản phẩm sử dụng mô hình D2C doanh nghiệp cần nắm rõ  data khách hàng, hành vi thói quen mua sắm để chủ động trong việc nghiên cứu và thu thập dữ liệu chính  xác nhất,làm tiền đề cho việc phát triển các sản phẩm mới, phù hợp với xu hướng người dùng.
  • Từ kết quả thu được của mô hình, các doanh nghiệp sẽ có những điều chỉnh, chiến lược kinh doanh phù hợp, nâng cao trải nghiệm của khách hàng, nâng tầm chuyên nghiệp cho thương hiệu.
  • Tối ưu hóa quản lý nhanh chóng và chặt chẽ qua các kênh truyền thông của doanh nghiệp.

Thách thức

Đây là mô hình mới nên chưa nhận được sự tin dùng cao của nhiều thương hiệu, các doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai, đặc biệt là trong giai đoạn bắt đầu chuyển đổi. Mô hình này đã tạo ra một cuộc chơi mới về gia tăng  trải nghiệm trên thị trường. Tại đó, doanh nghiệp nào có sản phẩm, dịch vụ tốt, mang lại trải nghiệm tiêu dùng hoàn hảo cho khách hàng thì doanh nghiệp đó sẽ có lợi thế nhất định và phát triển lâu dài.

Doanh nghiệp bán lẻ sử dụng mô hình D2C như thế nào

Ngày nay, khi mà thương mại điện tử vô cùng phát triển thì doanh nghiệp bansler phải bắt kịp xu hướng sử dụng và chiến lược đặt trải nghiệm khách hàng lên hàng đầu. Theo nghiên cứu chỉ ra rằng 64% người dùng thấy nhà bán lẻ không hiểu bản thản thân họ. Chính vì vậy, đây là thời điểm thích hợp để nhà bán lẻ thích ứng với sự phát triển và cá nhân hóa mô hình D2C.

Tuy nhiên, không phải lúc nào doanh nghiệp sử dụng mô hình D2C  là có thể hiểu biết khách hàng. Thế nên, Affiliate Marketing có thể xem như một hướng tiếp cận mô hình D2C cho doanh nghiệp. Có thể thấy Affiliate marketing là sự kết hợp của các kênh digital khác nhau như SEO, Ads, Social, Email…

Thế nhưng Affiliate là việc dựa vào các Publisher để quảng bá sản phẩm. Tại đây các Publisher có thể chạy các hình thức digital marketing và nhận được hoa hồng khi người tiêu dùng mua sản phẩm qua link tiếp thị của họ. Để tối đa hóa khả năng mua hàng của người tiêu dùng các Publisher có thể chạy các chiến dịch quảng cáo trên các nền tảng website hay mạng xã hội…

Một số giá trọ cốt lõi của Affiliate marketing trong chiến dịch D2C của doanh nghiệp như:

  • Tác động có ảnh hưởng đến hành trình khách hàng
  • Hiểu được Insight khách hàng
  • ứng dụng công nghệ vào kế hoạch Marketing của doanh nghiệp
  • Đo lường được hiệu quả của chiến lược Marketing

Quy trình thực hiện D2C trên Dinos Việt Nam

Bước 1: Tiến hành đăng ký thông tin tài khoản tại Dinos Việt Nam

d2c-dang-ky-dinos-viet-nam

Sau khi điền thông tin cần thiết theo yêu cầu, click vào nút Đăng ký. Bạn sẽ nhận được mail kích hoạt tài khoản và bắt đầu với các chiến dịch của mình.

Bước 2: Tại bằng điều khiển Dashboard. Bạn ấn vào mục chiến dịch.

d2c-dang-ky-1

Bước 3: Lựa chọn chiến dịch phù hợp để quảng bá và tăng trưởng doanh số.

Bước 4: Lấy link và quảng bá, chia sẻ đến khách hàng tiềm năng.

Trên đây là những khái niệm cơ bảm về D2C là gì? Hy vọng rằng những chia sẻ trên đây có thể giúp bạn xác định được đâu là giải pháp kinh doanh hiệu quả theo mô hình đặc biệt này.

Dinos Việt Nam là nền tảng Affiliate Marketing trực tuyến tại Việt Nam. Nếu bạn chưa đăng ký thành công tài khoản tiếp thị liên kết của Dinos thì hãy đăng ký theo link bên dưới này nhé!

TẠO TÀI KHOẢN AFFILIATE TẠI DINOS

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *