fbpx
Việc lập kế hoạch SEO sẽ rất quan trọng đối với bạn nào đang có dự định phát triển trang web của mình đến với khách hàng. Bạn có thể đang là một Marketing hoặc chủ của một website thì đều này vẫn rất cần thiết. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng đi vào chi tiết các bước lập kế hoạch SEO như thế nào để có thể đưa nội dung của mình đến với người đọc. Từ đó bạn cũng có thể tạo ra chuyển đổi trên các sản phẩm, dịch vụ mà mình đang cung cấp.

Tại sao phải lập kế hoạch SEO?

lập kế hoạch SEO và tại sao cần làm
lập kế hoạch SEO và tại sao cần làm
Có thể nói SEO không đơn giản chỉ là một vài công việc nhỏ, người ta thường nói đến SEO như là một dự án. Vì khối lượng những việc cần làm và quy trình đánh giá một dự án SEO vô cùng nhiều. Việc lập một kế hoạch SEO chính là điều đầu tiên mà các bạn cần phải làm trong một dự án Marketing Website của mình. Khi lập kế hoạch SEO các bạn sẽ xác định được cụ thể mục tiêu của mình là gì. Từ đó cũng sẽ thấy được những khó khăn khi triển khai như thế nào, xác định được thời gian và ngân sách cần phải đầu tư ra sao. Trong quá trình đó việc theo dõi và xử lý các vấn đề liên quan cũng rất cần thiết. Nếu một người xem nhẹ việc lập kế hoạch SEO mà chỉ tới đâu xử lý đến đó rất dễ phạm một số sai lầm về định hướng khiến cho hao tốn tài nguyên nhưng không mang lại mục đích tương ứng.

Các bước lập kế hoạch SEO chi tiết

Phần 1 – Phân tích website

Lập kế hoạch SEO bước phân tích Website
Lập kế hoạch SEO bước phân tích Website
Phân tích website chính là việc mà các bạn cần phải làm đầu tiên. Việc làm này sẽ giúp bạn thấy được những thiếu sót của website mình sau khi dựng lên bộ khung cơ bản. Vạch ra được một số điểm hạn chế cần cải thiện về điểm SEO. Tất nhiên, nếu bạn chưa sở hữu một website, bước này giống như là một giai đoạn để định hình và lựa chọn một website làm sao đáp ứng đủ các tiêu chí về chuẩn SEO nhất. Bao gồm cả việc chọn tên miền và đăng ký thương hiệu. Việc lựa chọn domain xong sẽ tiếp tục đến phần xây dựng website, các bố cục và những chức năng cần phải đầy đủ để tối ưu được trải nghiệm của người dùng. Trong đó có cả phần nhận diện thương hiệu cùng màu sắc của website. Việc này cũng cần được nghiên cứu đối với các đồng nghiệp của bạn, nếu ý tưởng hạn chế bạn có thể tham khảo những website cùng lĩnh vực để đưa ra một số phương án tương tự. Những tiêu chí để thiết kế website không chỉ là về sự đẹp mắt mà còn có bên trong nó hàm chứa những tính năng để hỗ trợ tốt nhất cho người dùng. Một vài câu hỏi để bạn có thể bám theo việc phân tích website của mình sao cho đúng như sau:
  • Tuổi đời domain: Về yếu tố này, tên miền của bạn càng lâu càng tốt cho SEO.
  • Cấu trúc website: Tối ưu phần này về cả trang chủ, danh mục, bài viết.
  • Tối ưu các yếu tố liên quan đến Onpage
  • Tốc độ tải trang đang ở mức tối ưu hay chưa?
  • Website cần phải có robots.txt và Sitemap
  • Kiểm tra Noindex, index
  • Tối ưu các đường dẫn không chứa những ký tự đặc biệt
  • Hệ thống backlink chất lượng
  • Thứ hạng website hiện tại
  • Đánh giá một số lợi thế của mình với các đối thủ

Phần 2 – Nghiên cứu thị trường

Lập kế hoạch SEO bước nghiên cứu thị trường
Lập kế hoạch SEO bước nghiên cứu thị trường
Khi thành lập một website, điều đó giống như bạn đang thiết kế cho mình một cửa hàng. Như vậy có thể thấy chúng ta đang tham gia vào một thị trường. Vấn đề này chắc chắn ai cũng hiểu nghiên cứu thị trường quan trọng như thế nào. Với việc làm này, bạn có thể có được một bức tranh tổng quát về ngành mà mình đang lựa chọn để phục vụ. Trong đó sẽ có điểm mạnh, điểm yếu mà mọi người có thể lựa chọn để tham gia vào và khắc phục được vấn đề của người dùng. Từ đó sẽ giúp bạn có được một lộ trình phát triển website đúng hướng, đáp ứng đúng vấn đề mà người dùng đang cần. Việc nghiên cứu thị trường còn giúp cho bạn tránh được việc đầu tư và lựa chọn những hạng mục tập trung không cần thiết. Chắc chắn việc này sẽ giúp giảm được chi phí cho người làm Marketing website đồng thời cũng đẩy tiến độ phát triển này nhanh hơn. Một số điều cần làm khi triển khai nghiên cứu thị trường đối với kế hoạch SEO như sau: Xác định vấn đề cần giải quyết: Đây là mong muốn rõ ràng nhất mà người dùng lẫn doanh nghiệp đang muốn hướng tới. Đối với user, họ đang cần tìm kiếm giải pháp cho vấn đề gì? Đối với doanh nghiệp, các bạn sẽ phải giải quyết những vấn đề đó như thế nào. Chắc chắn là khi chọn sản phẩm xong thì mọi người mới làm website. Vì thế ở hạng mục này tức là các bạn sẽ xác định cách giải quyết vấn đề cho user thông qua làm nội dung trên website như thế nào. Chọn phương hướng nghiên cứu: Việc nghiên cứu này nói một cách dễ hiểu là phân tích user, những vấn đề của người dùng không chỉ thể hiện rõ ràng mà còn nằm ở insight. Chúng ta có khá nhiều lựa chọn để nghiên cứu những nhu cầu này. Bạn có thể thông qua quan sát, phỏng vấn, quảng cáo, thử nghiệm, các thống kê và công cụ hỗ trợ,… Chuẩn bị các câu hỏi: Để nghiên cứu được một nhóm đối tượng mà bạn muốn phục vụ, việc thiết kế cho mình một loạt các câu hỏi thể hiện được sự quan tâm của bạn có đúng vào nhu cầu của khách hàng hay không. Thu thập thông tin: Với những phương pháp nghiên cứu và các câu hỏi được đặt ra trong phần trên, tiếp theo các bạn sẽ bắt đầu đi thu thập dữ liệu. Đây là giai đoạn mà các bạn sẽ tiếp xúc với người dùng vì thế bằng việc thu thập càng nhiều dữ liệu sẽ giúp cho quá trình nghiên cứu của bạn được chi tiết và rõ ràng hơn. Phân tích và đánh giá dữ liệu: Với những gì thu thập được, việc nghiên cứu thị trường sẽ có kết quả trong bước này. Từ những dữ liệu thu về đó, bạn và những người đồng nghiệp của mình có thể hiểu được nhu cầu và insight người dùng như thế nào. Từ đó sẽ có các chiến lược phục vụ như nhu cầu đó ra sao.

Phần 3 – Phân tích đối thủ

Phân tích đối thủ cạnh tranh trong các bước lập kế hoạch SEO
Phân tích đối thủ cạnh tranh trong các bước lập kế hoạch SEO
Phân tích đối thủ giúp cho bạn hoạch định được kế hoạch của mình chi tiết và điều hướng đúng chỗ hơn. Có thể nói dù bất cứ lĩnh vực nào mọi người tham gia vào thời điểm này cũng có những người đã xuất hiện. Vì vậy, việc phân tích đối thủ sẽ giúp bạn có một kế hoạch đầu tư vào đúng các hạng mục mà đối thủ chưa làm tốt. Đồng thời những hạng mục mà đối thủ đã làm quá tốt thì chúng ta có thể đạt được ở mức tối thiểu hay không? Việc phân phối nguồn lực sau đó sẽ được cụ thể hóa hơn. Tốc độ tăng trưởng website sẽ có một lộ trình phù hợp với ngành và các đối thủ đang ở đó. Việc lựa chọn ngành của bạn nếu như chưa được cụ thể hóa, hay nói cách khác là nhóm đối tượng còn quá rộng nên đối thủ cũng khá khó để cạnh tranh. Như vậy việc phân tích đối thủ này sẽ giúp bạn đánh giá năng lực thực tế của mình với đối thủ. Từ đó có thể điều chỉnh lại nhóm đối tượng khách hàng phù hợp với khả năng của mình hơn. Những việc cần làm khi phân tích đối thủ: Bước 1: Trước tiên bạn sẽ chọn một keyword chính mà ngành bạn đang lựa chọn để search nó trên Google. Trong đó các website hiện lên đầu tiên sẽ là những đối thủ cụ thể nhất trong nhóm đối tượng người dùng này. Việc lựa chọn bao nhiêu đối thủ để phân tích là tùy bạn có thể là 5 hoặc 10 website đầu tiên. Ví dụ: Từ khóa “dịch vụ content”
phân tích từ khóa đối thủ - từ khóa dịch vụ content
phân tích từ khóa đối thủ – từ khóa dịch vụ content
Lúc này mọi người sẽ loại bỏ các website đang chạy quảng cáo ra và bắt đầu từ những vị trí sau đó. Bước 2: Đến đây các bạn có thể dễ dàng tìm ra các website cùng ngành. Hãy lưu ý có rất nhiều website vẫn đứng top trong các keyword này tuy nhiên họ lại không phải là đối thủ của bạn. Một cách dễ hiểu, nếu họ làm một dịch vụ tương tự hoặc có liên quan họ cũng có thể SEO từ khóa này. Như vậy website đó đang là đối thủ cạnh tranh của bạn trong keyword này, nhưng nhóm khách hàng lại không phải là đối thủ của bạn. Ví dụ: Cũng là từ khóa đó, bạn là một người cung cấp nội dung, nhưng nếu bài đứng top lại là một dịch vụ cung cấp nền tảng Affiliate thì rõ ràng 2 nhóm đối tượng hướng tới là không phải đối thủ của nhau. Bước 3: Khi chọn ra được vài cái tên mà bạn chọn là đối thủ của mình thì hãy xem xét những yếu tố sau đây: Phần nội dung:
  • Nội dung có chất lượng hay không: Bao gồm bài viết thuộc loại nội dung chuyên môn sâu thế nào, hình ảnh được đầu tư bài bản hay không.
  • Nội dung có Unique hay không? Content được đầu tư chất lượng hay copy hoặc spin từ những website khác.
  • Thời gian chăm sóc và cập nhật nội dung có thường xuyên hay không?
  • Kiểm tra các nội dung, bài viết được index nhiều hay không?
  • Các Anchor text, internal link được tối ưu tốt hay chưa?
  • Keyword có đa dạng và tối ưu được search intent của người dùng hay không?
Phân tích Onpage:
  • Các page đứng top tìm kiếm với từ khóa đó được dẫn bằng những đường link nào, các từ khóa SEO này đối thủ đã tối ưu ở đâu?
  • Tuổi thọ của website đối thủ đã được bao lâu?
  • Có nhiều từ khóa liên quan lên top SEO hay không, đó là những từ khóa nào?
  • Cấu trúc website được xây dựng và tối ưu chuẩn SEO hay chưa, cách điều hướng các đường link có hợp lý hay khong?
  • Cách đặt các từ khóa, backlink như thế nào, có hợp lý hay không?
  • Bạn có thể sử dụng Addon Web Developer để kiểm tra các yếu tố về thẻ Heading của website đó có hợp lý không, các thẻ meta, alt,…
Phân tích Offpage:
  • Traffic của website đó thế nào, các backlink có chất lượng không? Yếu tố này cần đến công cụ check.
  • Những đường link được trỏ đến các địa chỉ nào?
  • Số lượng Backlink là bao nhiêu?
  • Hệ thống PBN có nhiều hay không?
  • Tình hình hoạt động của website trên các forum, social
  • Link hoạt động tốt và lỗi có nhiều hay không?

Phần 4 – Nghiên cứu từ khóa

Nghiên cứu từ khóa trong các bước lập kế hoạch SEO
Nghiên cứu từ khóa trong các bước lập kế hoạch SEO
Nghiên cứu từ khóa cũng gần tương tự như các để các bạn tìm kiếm thị trường và nhu cầu của người dùng. Tuy nhiên, với SEO thì cách làm này sẽ chi tiết hơn.

Xác định lĩnh vực

Đầu tiên mọi người cần phải xác định lĩnh vực, chủ yếu anh em làm website thì đều đã có định hướng này rồi. Do đó các từ khóa lĩnh vực là những từ mà chúng ta đều có thể nghĩ đến về sản phẩm của mình. Những từ khóa xác định lĩnh vực này là những từ khóa chính, có volume cực cao. Chủ yếu để định hình được nội dung bạn muốn triển khai.

Parent Keyword

Nhóm từ khóa này là những từ khóa chính xác để mọi người đáp ứng các nhu cầu truy vấn thông tin người dùng từ đó tạo chuyển đổi. Các từ khóa Parent Keyword này mới thực sự quan trọng vì bạn đi vào trực tiếp được các nỗi đau, chủ đề xung quanh lĩnh vực sản phẩm mà bạn đang cung cấp. Hay nói cách khác các từ khóa này sẽ là cách để bạn tạo phễu được khách hàng vào website của bạn.

Lựa chọn độ khó

Khi phân tích từ khóa các bạn sẽ thấy có khá nhiều từ mà mình có thể lên nội dung. Tuy nhiên, ở điểm này các bạn cần phải đối chiếu với phần “Phân tích đối thủ” từ đó thấy được những từ khóa nào có thể nằm trong nguồn lực SEO của team mình. Ngoài ra trên các công cụ cũng cho bạn thấy được độ khó một cách khách quan nhất có thể để lựa chọn.

Phân nhóm từ khóa

Sau khi tìm ra được một loạt các từ khóa theo tiêu chí trên, chúng ta tiếp tục lọc chúng theo những ý nghĩa như sau: Từ khóa thuộc nhóm Buyer: Đây là nhóm từ khóa có hành vi mua hàng là chủ yếu, ví dụ như những từ tìm hiểu về giá, địa điểm mua hàng,…Khả năng tạo tỷ lệ chuyển đổi từ các từ khóa này sẽ tốt hơn nhưng độ cạnh tranh cao. Từ khóa Information: Loại từ khóa này sẽ mang đến cho website lượt truy cập lớn vì nhu cầu tìm hiểu thông tin lúc nào cũng nhiều hơn mua sắm. Các từ khóa này thường xoay quanh những vấn đề liên quan đến ngày của bạn như là: Kiến thức, cách dùng, chia sẻ, mẹo, bí quyết,… Từ khóa thương hiệu: Loại từ khóa thương hiệu này chủ yếu các bạn dùng để làm nhận diện thương hiệu. Thay vì đẩy từ khóa này các bạn có thể tăng độ nhận diện thương hiệu từ việc lựa chọn luôn từ khóa trong domain của mình sẽ dễ hơn nhiều. Với những thông tin trên đây, mọi người đã thấy được khá chi tiết về phần nào các bước lập kế hoạch SEO. Tuy nhiên, chưa dừng lại ở đó vì SEO là một dự án lớn, chúng ta sẽ còn gặp lại nhau trong những bài viết sau nhé, chúc các bạn thành công. Đừng quên theo dõi Dinos thường xuyên để cập nhật những thông tin bổ ích nhất nhé. Dinos Việt Nam là nền tảng Affiliate Marketing trực tuyến tại Việt Nam. Hàng tuần sẽ có những buổi livestream chia sẻ kiến thức marketing online trên livestream miễn phí như: Facebook Ads, Google Ads. SEO, Tiktok, … miễn phí. Nếu bạn chưa đăng ký thành công tài khoản tiếp thị liên kết của Dinos thì hãy đăng ký theo link bên dưới này nhé!

TẠO TÀI KHOẢN AFFILIATE TẠI DINOS

Bài viết liên quan:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *