fbpx

Trong bối cảnh mà thị trường ngày càng sôi động nhờ vào sự phát triển của internet. Hiện nay các mô hình kinh doanh ngày càng được mở rộng theo nhiều hướng khác nhau. Chúng ta đã khá quen thuộc với hình thức kinh doanh B2C hay B2B, tuy nhiên hôm nay sẽ là một kiểu mẫu mới. Đây chính là mô hình C2C, một trong những hình thức đang rất được ưa chuộng và cũng có không ít điều thú vị.

Đọc thêm: Mô Hình SWOT Là Gì? Ứng Dụng Mô Hình SWOT Như Thế Nào?

Mô hình kinh doanh C2C là gì?

Mô hình C2C
Mô hình C2C là gì

C2C là từ viết tắt tiếng Anh của Consumer to Consumer. Tức là kinh doanh giữa khách hàng với khách hàng. Nghe có vẻ như hơi khó hiểu, tuy nhiên mọi người có thể hình dung nếu các bạn đang có một sản phẩm muốn bán.

Sau đó bạn có thể lên rao vặt hoặc chợ tốt để đăng bán sản phẩm đó, như vậy những người khác có nhu cầu về sản phẩm này sẽ liên hệ bạn để mua nó về. Đó chính là một trong những biểu hiện của mô hình C2C. Cả người bán và người mua đều là khách hàng của một sản phẩm bất kỳ.

Tất nhiên đây không phải là cách bán hàng, hay hoạt động duy nhất của mô hình C2C. Chúng ta còn khá nhiều kiểu mẫu tương tự. Nhìn chung C2C là cách thức hoạt động của mô hình kinh doanh giữa khách hàng với khách hàng, trên internet hoạt động này được kết nối bởi một nền tảng thứ 3.

Những ưu điểm của mô hình kinh doanh C2C

Mô hình C2C
Mô hình C2C và những ưu điểm

Nếu đặt mình vào vị trí người mua hoặc người bán trong mô hình này, chúng ta có thể nghĩ ra được một vài ưu điểm của nó. Vì khả năng cao, chúng ta cũng đã từng trở thành một trong các đối tượng sử dụng đến mô hình này.

Để cụ thể hơn mọi người có thể xem qua một vài yếu tố ưu điểm của C2C như sau:

Chi phí vận hành thấp

Hoạt động kinh doanh C2C gần như không bị kiểm soát bởi quá nhiều yếu tố, ngoại trừ một số hình thức tham gia vào thương mại điện tử (TMĐT), mặt chung về giá cá mỗi bên đều có những quyết định về mặt hàng đó có giá thành như thế nào. Có thể nhìn đơn giản hơn đây là cuộc giao dịch mua bán cá nhân nên tính tự do, thoải mái rất cao.

Các chi phí không quá nhiều so với một sản phẩm được cung cấp bởi doanh nghiệp, do đó nếu so sánh với cùng một mặt hàng nhưng được phân phối bởi hệ thống công ty sẽ có giá tốt hơn nhiều. Điều này tác động trực tiếp đến hành vi mua sắm của người dùng, đây cũng là lý do khiến cho nhiều người lựa chọn mô hình này để kinh doanh. Đồng thời người tiêu dùng cũng khá thích thú với việc mua sắm theo kiểu này.

Sản phẩm đa dạng

Đối với việc một doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, quá trình này cần phải trải qua khá nhiều quy trình từ nghiên cứu thị trường đến sản xuất rất bài bản. Điều đó mang đến một rào cản là chúng không quá đa dạng.

Ngược lại mô hình C2C có thể thoải mái lựa chọn và thay đổi bởi người bán bất cứ lúc nào. Vì vậy, sự đa dạng của mô hình này được xem là bậc nhất trong thị trường hiện nay. Lợi ích này không chỉ đối với người kinh doanh mà ngay cả khách hàng cũng thấy tiện ích.

Chúng ta có khá nhiều nhu cầu trong cuộc sống và việc tìm kiếm những giải pháp đó không phải lúc nào cũng thỏa mãn được. Vì vậy, sự đa dạng của các sản phẩm giúp cho mọi người có thể tìm thấy được những món đồ phải nói là vô cùng độc đáo. Thậm chí có những sản phẩm không thuộc sản xuất đại trà.

Đặc điểm của những sản phẩm hiếm này cũng không có được nhiều cơ sở để mở thành một gian hàng, shop, công ty,…do đó bạn chỉ có thể tìm chúng tại những “chợ trời” theo mô hình C2C này.

Tiếp cận người dùng đúng mục tiêu

Dựa vào cách vận hành của C2C chúng ta có thể thấy được lợi thế cạnh tranh của mô hình này so với các loại hình khác rõ rệt nhất chính là giá cả. Tuy nhiên, không chỉ nằm ở mặt đó, việc mô hình này được nhiều người lựa chọn còn nằm ở sự độc nhất.

Việc tạo ra lợi thế cạnh tranh đối với các sản phẩm cùng phân khúc nhưng được cung cấp bởi mô hình khác sẽ có lợi thế hơn. Từ giá cả đến mẫu mã, ngoài ra các kênh phân phối cũng khá đa dạng và tiếp cận được đối tượng người dùng đúng nhu cầu.

Đối tượng khách hàng cho loại mô hình này thuộc nhóm người có nhu cầu lớn nhất trong xã hội, họ là những người tiêu dùng có mức thu thập từ thấp đến trung bình trong xã hội. Vì vậy, việc tiếp cận nhóm người này cũng đơn giản hơn nhiều so với các tầng lớp khác.

Những thách thức của mô hình kinh doanh C2C

Chắc chắn không tồn tại một điều gì hoàn toàn tốt đẹp, C2C cũng tương tự vậy. Bên cạnh việc sở hữu khá nhiều các ưu điểm, song song người tiêu dùng và kinh doanh cũng cần giải quyết không ít các khó khăn.

Nền tảng giao dịch

Có thể nói đây chính là yếu tốt tạo nên sự thành bại của mô hình này, hầu như những người kinh doanh C2C đều phải phụ thuộc vào nền tảng thứ 3. Trong đó, lại tùy vào những loại nền tảng họ cần phải chấp nhận một số quy định của họ.

Ví dụ như các sàn TMĐT sẽ áp dụng một số loại phí giao dịch khiến cho giá thành sản phẩm sẽ bị thay đổi đáng kể. Nhất là trong những năm gần đây, các quy định về điều chỉnh phí nhà bán hàng đã không còn ưu đãi nhiều như trước.

Tuy nhiên, TMĐT không phải là lựa chọn duy nhất, những nhà bán hàng hay cả người dùng đều có nhiều kênh C2C khác như là mạng xã hội, website,…

Như đã nói lựa chọn nào cũng sẽ có mặt ưu và nhược. Đối với việc phụ thuộc vào nền tảng thứ 3 như vậy, các nhà bán hàng cũng phụ thuộc vào các quy chế, đặc biệt hơn chính là traffic của nền tảng.

Ví dụ các sàn TMĐT không đẩy mạnh các hoạt động thu hút người dùng, chắc chắn việc đó cũng ảnh hưởng không ít đến tình hình kinh doanh của người bán. Ngược lại, một khi các quy định về phí sàn đã áp dụng thì hầu như không thay đổi hoặc có ý giảm xuống.

Vận chuyển – Vận đơn

Hiện nay các công ty dịch vụ vận chuyển đơn hàng cũng không ít trên thị trường, nhưng tình hình chung là tốc độ vận chuyển vẫn luôn là mối lo cho cả nhà bán hàng và người mua hàng. Vì vậy đây là một yếu tố khách quan mà khó có thể can thiệp bởi cả 2 đối tượng trong mô hình này.

Với kinh nghiệm làm shop, mình có thể đưa ra một vài lời khuyên như sau:

  • Không phải nhà cung cấp nào cũng đều tốt, đều tệ. Quan trọng hơn hết chính là nhân sự tại vị trí được phục vụ.
  • Tức là shop của bạn đang hoạt động ở khu vực nào, nếu khu vực đó nhân sự của đơn vị vận chuyển tốt hơn hàng sẽ khá trơn tru.
  • Tuy nhiên, ở nơi mà khách hàng nhận được lại là một vấn đề mà chúng ta không can thiệp được.
  • Liên tục theo sát đơn hàng và thiết lập thông báo hành trình đơn hàng để người mua yên tâm.

Đặt hàng ảo – Boom hàng

Mô hình C2C
Mô hình C2C và thách thức đối với đơn đặt hàng ảo – boom hàng

Chắc chắn đây là một vấn nạn của người bán hàng trên bất kỳ nền tảng nào. Hành vi mua sắm online mặc dù đã có cải thiện ở nước ta, tuy nhiên đối tượng mua hàng vẫn còn khá “trẻ trâu” ở một số nhóm ngành.

Vì vậy, nếu bạn đang áp dụng mô hình này cần phải sử dụng các biện pháp xác minh mua hàng trước khi đóng gói. Phải nói nếu giá trị mặt hàng càng lớn điều này càng nên được làm kỹ lưỡng để hạn chế thiệt hại.

Boom hàng không chỉ mất công sức, thời gian, chi phí đóng gói mà thậm chí cách quản lý các đơn hàng bị Boom từ đơn vị vận chuyển cũng chưa khiến cho mọi người cảm thấy yên tâm.

Chúng ta có thể thấy, không ít những kho hàng, quản lý bán hàng theo kg. Đó chính là những hàng thất lạc và bán lại cho những người buôn.

Kết luận

Với những chia sẻ của mình về mô hình kinh doanh C2C trong bài viết này, hi vọng là đã giúp cho mọi người có được góc nhìn toàn diện nhất. Để lựa chọn và triển khai kế hoạch cho mô hình này, các bạn phải tìm hiểu kỹ về những ưu nhược điểm để có được các phương án thực thi sao cho hợp lý nhất.

TẠO TÀI KHOẢN AFFILIATE TẠI DINOS

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *