Trong một bối cảnh mà công nghệ là một phần không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp. Quan trọng hơn đó chính là sự giúp sức của công nghệ vào việc quản lý vận hành mô hình của các công ty. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về phần mềm quản lý bán hàng, giúp cho các doanh nghiệp, hệ thống kinh doanh có thể tối ưu chi phí vận hành tốt nhất.
Giới thiệu về phần mềm quản lý bán hàng
Phần mềm quản lý bán hàng là một công cụ, ứng dụng được lập trình để giúp đỡ cho công tác quản lý và vận hành hệ thống các công việc trên thiết bị một cách đơn giản hơn. Trong đó chủ yếu các phần mềm quản lý bán hàng sẽ nằm trong nhóm công việc kinh doanh.
Dựa vào sự tối ưu của mỗi loại phần mềm, các doanh nghiệp có thể tiết kiệm được chi phí và công sức. Từ đó có thể tối ưu được thời gian cho những công việc khác, ngoài ra còn làm giảm được khối lượng công việc cho nhân công, hạn chế các rủi ro sai sót không đáng có.
Có những loại phần mềm quản lý bán hàng nào
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại phần mềm quản lý bán hàng để các doanh nghiệp có thể lựa chọn cho phù hợp với mục đích của mình. Tuy nhiên, chúng ta có thể phân loại các chức năng của những loại này ra thành 3 tiêu chí như sau:
- Phân loại theo phần mềm quản lý bán hàng dành cho online và offline (kinh doanh truyền thống)
- Phần mềm quản lý bán hàng trả phí hoặc miễn phí
- Các loại phần mềm được đặt theo tên của nhà cung cấp như KiotViet, Sapo, POSApp,…
Đánh giá về phần mềm quản lý bán hàng
Ưu điểm
- Một số ưu điểm nhìn sơ qua chúng ta có thể đoán được. Tuy nhiên, ở đây sẽ là các thống kê tổng quan nhất để mọi người nhìn rõ hơn.
- Đầu tiên đó chính là việc tối giản các thao tác làm việc được lặp đi lặp lại. Như vậy sẽ tiết kiệm được nhiều công sức.
- Tiết kiệm được thời gian, đầu tư quỹ thời gian cho những công việc khác. Đặc biệt là đối với những doanh nghiệp đang vận hành các tác vụ đơn giản, có tính lặp lại nhiều.
- Tiết kiệm được chi phí dành cho nhân viên vận hành, từ đó chi phí trên mỗi sản phẩm cũng giảm theo, giúp cho gia tăng lợi nhuận.
- Tránh được những sai sót cơ bản, với những công việc lặp lại nhiều lần, nhân viên sẽ dễ gặp sai sót khi có trạng thái làm việc không tối ưu.
- Có thể kiểm soát và quản lý các hạng mục một cách tổng quan và nhanh chóng nhất. Các chỉ số về doanh thu, thu nhập, thống kê, báo cáo một cách rõ ràng.
- Theo dõi hành trình đơn hàng đối với phần mềm quản lý bán hàng online. Điều này là rất quan trọng đối với người kinh doanh online, vừa có thể quản lý được đơn hàng vừa đối soát với nền tảng kinh doanh và đối tác vận chuyển.
Nhược điểm
- Vì phần mềm được lập trình nên đây là một hệ thống có phần tự động, nên đôi lúc cũng xảy ra các lỗi vặt. Cần được phát hiện và xử lý để tránh nhầm lẫn không đáng có.
- Tốn kém một khoản chi phí cho việc duy trì, tuy nhiên điều này cần phải cân nhắc về khối lượng công việc so với thuê nhân viên thực hiện những nhiệm vụ đó.
- Không có tính đánh giá, vì phần mềm hoạt động dựa trên những cài đặt. Có những vấn đề gì đòi hỏi người sử dụng phần mềm phải tự đánh giá về các tình trạng của mô hình kinh doanh.
- Có một số hạn chế không thể tùy biến, vì phần mềm chủ yếu được cung cấp bởi bên thứ 3. Nên việc lựa chọn các hạng mục theo dõi hay có những thay đổi theo ý mình sẽ khó có thể được thực hiện.
Một số lưu ý khi lựa chọn phần mềm quản lý bán hàng
- Nên chọn đối tác uy tín, vì đa số phần mềm bán hàng được mua chức năng sử dụng từ bên dịch vụ nên việc truy vấn thông tin doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Đòi hỏi các điều khoản cần phải được làm rõ, nếu không mọi người có thể bị lộ các thông tin mà mình không muốn.
- Cần phải so sánh với những phần mềm khác cùng lĩnh vực và chức năng. Trên thị trường có khá nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ này, do đó bạn có thể trải nghiệm thử ở nhiều bên để đưa ra đánh giá khách quan nhất.
- Phần mềm quản lý bán hàng cần phải được sử dụng bởi một người có kinh nghiệm, nên phải qua đào tạo để tận dụng tối ưu các chức năng cũng như là thấy được nhiều lợi ích của nó.
- Lựa chọn đối tác có dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt cũng là ưu tiên hàng đầu cho việc này. Trong quá trình sử dụng sẽ gặp các lỗi, hoặc nhân viên trực tiếp sử dụng phần mềm gặp vấn đề có thể liên hệ chăm sóc khách hàng để được hỗ trợ tốt nhất.
- Nên đối chiếu các thông số từ phần mềm đối với các thông số từ nguồn khác về việc kinh doanh để kiểm chứng sự sai số trước khi đưa vào sử dụng.
Kết luận
Trên đây là những thông tin về phần mềm quản lý bán hàng, một trong những trợ thủ đắc lực của rất nhiều doanh nghiệp hiện nay. Nếu các bạn có nhu cầu sử dụng nó hãy tìm hiểu kỹ hơn về nhu cầu của mình nhé.
XEM THÊM: 7 Công Thức Bán Hàng Online Hiệu Quả