fbpx

Có thể thấy được, hiện nay internet phát triển rất mạnh mẽ, do đó nhu cầu trải nghiệm các loại nội dung cũng đa dạng hơn. Đây được xem như là cơ hội cho những người làm sáng tạo nội dung, người làm doanh nghiệp có thêm nhiều lựa chọn để tiếp cận khách hàng. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một dạng nội dung âm thanh, đó là Podcast. Vậy Podcast là gì, liệu Podcast có trở thành xu hướng Marketing trong tương lai hay không?

Đọc thêm: Viết Review Kiếm Tiền Là Gì Và Các Bước Viết Review Kiếm Tiền Online

Podcast là gì?

Podcast là gì
Podcast là gì

Podcast là một hình thức truyền tải nội dung thông qua hình thức âm thanh trên các ứng dụng. Hiện nay phổ biến nhất chính là các chương trình radio, talk show và những nội dung tương tự. Từ việc nghe nội dung các công ty phần mềm cũng đã cho ra mắt nhiều nền tảng âm thanh như là Spotify, Apple Podcast, Youtube,  Soundcloud,…

Podcast cũng được xem như là một công nghệ tiên tiến với sự phát triển mạnh mẽ trong nhiều năm gần đây. Cũng phải nói đến nhờ có internet, nhiều người ngày càng biết đến định dạng nội dung này một cách rộng rãi.

Tại sao Podcast trở thành xu hướng Marketing trong tương lai?

Tại sao Podcast lại trở thành xu hướng Marketing trong tương lai
Tại sao Podcast lại trở thành xu hướng Marketing trong tương lai

Có thể thấy, trong marketing ở đâu có người ở đó có tiếp thị. Tương tự như vậy với Podcast cũng không ngoại lệ khi mà có nhiều người dần xem đây là một kênh để bổ sung thông tin, kiến thức, giải trí thì chắc chắn các doanh nghiệp có thể sử dụng để marketing.

Tuy nhiên, việc lựa chọn các kênh phù hợp cũng phải thông qua quá trình nhận định và phân tích. Từ đó mới có được tệp khách hàng đúng với nhu cầu mà doanh nghiệp, cá nhân đang cung cấp sản phẩm.

Những doanh nghiệp có thể lựa chọn đặt quảng cáo hoặc tự làm nội dung để quảng bá cho thương hiệu, sản phẩm của mình. Chắc chắn mỗi lựa chọn đều phải có sự chuẩn bị và đầu tư thì mới mang lại hiệu quả.

Điều đặc thù của dạng nội dung này là chỉ có nghe là chủ yếu, nên việc lựa chọn hình thức tạo kênh sao cho phù hợp sẽ là vấn đề quan trọng. Chúng ta sẽ cùng tiếp tục tìm hiểu trong phần tiếp theo.

Những cách tiếp thị trên Podcast

Với cách xây dựng nội dung như mình có chia sẻ như ở trên, chúng ta còn có thể lựa chọn những hình thức khác để tiếp cận người dùng trên các nền tảng Podcast.

Tài trợ: Đây là hình thức mà bạn sẽ liên hệ với chủ kênh Podcast nào đó mà mọi người thấy đối tượng thính giả phù hợp với khách hàng mục tiêu của mình. Để làm được điều này các bạn cần phải có một giao ước, hợp đồng về cách thể hiện nội dung, chi phí để đổi lấy sự xuất hiện của thương hiệu mình trên kênh của tác giả.

Hợp tác: Cách này mọi người có thể sử dụng nguồn lực của bản thân, công ty. Sử dụng nhân lực của mình có kiến thức tương tự như nội dung của kênh Podcast nào đó và tạo thành một buổi thảo luận, nói chuyện đến các chủ đề liên quan. Ngoài ra, nếu nhân sự của bạn không đáp ứng được điều này, bạn có thể thuê một KOL để cùng hợp tác.

Xây kênh: Đây là hình thức được nhiều người quan tâm nhất, vì có nhiều ưu điểm trong quá trình xây dựng. Bạn vừa có thể tạo ra tệp khách hàng như mình mong muốn, lại có giá trị lâu dài cho sự phát triển. Tuy nhiên, đây cũng là cách khó nhất, mà quan trọng hơn hết chính là yếu tố nội dung. Chúng ta sẽ cùng làm rõ vấn đề này trong phần tiếp theo.

Các thể loại nội dung trên Podcast

Các thể loại nội dung trên Podcast
Các thể loại nội dung trên Podcast

Để lựa chọn nội dung cho kế hoạch phát triển kênh Podcast chắc chắn không đơn giản, vì điều này còn phụ thuộc vào sản phẩm, mục đích của mỗi người, doanh nghiệp. Tuy nhiên, mình cũng là một người thường xuyên nghe Podcast. Do đó, có thể tổng hợp một số ý tưởng nổi bật như sau:

Nội dung sản phẩm: Đây là loại nội dung có thể nói là “khô khan” nhất. Tuy nhiên, để dùng nó trên kênh podcast chắc chắn bạn cần phải có kỹ năng tương tự như viết lách. Nói một cách khác là như Telling story, một dạng kể chuyện và có lồng ghép sản phẩm.

Nội dung đời sống: Đây là những kinh nghiệm về cuộc sống, được nhiều người áp dụng nhất hiện nay trên các nền tảng Podcast. Do đó, bạn cũng có thể tiếp cận loại nội dung này và phát triển chúng. Trong quá trình đó, khi có lượng người theo dõi bạn có thể PR cho các sản phẩm của mình.

Kiến thức chuyên môn: Đây là một loại nội dung mà sẽ mang đến nhiều sự hiệu quả nhất. Hiện nay có không ít các kênh Podcast đang sử dụng hướng đi này, vì người xem kênh kỹ năng chắc chắn cũng có góc nhìn tương tự như người phát triển nó. Việc tiếp thị cho các sản phẩm khác cũng sẽ tạo chuyển đổi cao hơn.

Kết hợp chuyên môn – đời sống: Đây là hình thức để bạn có thể kết hợp 2 thể loại này lại với nhau. Việc dung hòa này sẽ giúp cho người nghe vừa trải nghiệm cuộc sống theo góc nhìn của kênh, đồng thời có thêm kiến thức về lĩnh vực họ đang theo đuổi.

Những ý tưởng nội dung phát triển kênh Podcast

Có thể thấy những đối tượng sử dụng Podcast đều là những người có nhu cầu về lắng nghe cuộc sống, kiến thức là chủ yếu. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây các thể loại trên Podcast cũng đã đa dạng hơn, người nghe cũng hưởng ứng với nhiều loại nội dung như là: Tin tức, phân tích, âm nhạc, giáo dục, trò chuyện,…

Tin tức: Ở bất kỳ lĩnh vực nào cũng vật, tin tức thực sự rất quan trọng, vì nhiều người hoạt động xuyên suốt cả ngày không có thời gian online trên các trang mạng xã hội. Bằng cách nghe Podcast vào mỗi tối họ cũng có thể cập nhật được các nội dung liên quan trong lĩnh vực.

Âm nhạc: Có thể thấy âm nhạc là dạng nội dung nghe rất hợp với Podcast rồi, tuy nhiên các doanh nghiệp lại không mấy ưa chuộng loại hình này. Vì không phải ai cũng có khả năng thuê một ca sĩ, nhạc sĩ để luôn có những nội dung mỗi ngày cho thính giả. Nếu chọn loại này chỉ có thể là tài trợ.

Sức khỏe: Ở một số ngành nghề, sức khỏe gắn liền với nhiều sản phẩm. Tuy nhiên, cũng có không ít ngành không liên quan vẫn có thể chọn ý tưởng này. Từ việc thu hút được người xem thông qua nội dung sức khỏe, cách lên kịch bản khéo léo vẫn có thể PR cho thương hiệu. 

Trò chuyện: Cách này được sử dụng bởi những người có kiến thức sâu rộng về đời sống, hiện nay có 2 loại được dùng nhiều nhất đó là sử dụng khách mời hoặc có người đối thoại với nhau. Cách thứ 2 là độc thoại tức là chủ kênh sẽ nói chuyện một mình và thu âm lại phát trên các nền tảng Podcast.

Kết luận

Những chia sẻ trong bài viết này giúp cho bạn biết được Podcast là gì, qua đó đánh giá được tiềm năng của Podcast trong việc marketing. Nếu bạn đang muốn tiếp thị cho doanh nghiệp hay bản thân mình thì Podcast cũng là một lựa chọn hay đấy nhé.

TẠO TÀI KHOẢN AFFILIATE TẠI DINOS

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *