fbpx

Trong những bài trước chúng ta có nói về khá nhiều hình thức kiếm tiền online trên các nền tảng. Nếu bạn nào đã đọc qua có thể sẽ thấy Shopify cũng là một trong số đó. Với sự phổ biến của Shopify trên thị trường quốc tế chúng ta có thể kiếm tiền được với nền tảng này hay không. Trong bài viết hôm nay, mình không chỉ nêu rõ khái niệm Shopify là gì mà còn chia sẻ một vài định hướng, cách kiếm tiền online với Shopify như thế nào.

Shopify là gì?

Shopify là một nền tảng thương mại điện tử quốc tế phổ biến bậc nhất hiện nay trên thế giới. Sự khác biệt của Shopify so với các ông lớn khác như Amazon, Aliexpress hay Ebay lại không phải chính là những người tiêu dùng. Vì mục đích của Shopify hiện nay chủ yếu là sân chơi cho các nhà bán hàng. Vì họ có thể đăng ký tài khoản để tạo lập một website theo hình thức cửa hàng online cho riêng mình trên chính nền tảng.

Shopify là gì?
Shopify là gì?

Hiện nay số lượng website và người dùng trên Shopify đã hơn 1 triệu người, với giao diện dễ sử dụng cho người mới bắt đầu. Điều đó đã giúp cho Shopify trở thành một lựa chọn hàng đầu cho việc kinh doanh online theo hình thức Dropshipping Global.

XEM THÊM: Affiliate Marketing là gì? 

Sự hình thành của Shopify

Shopify được ra mắt vào năm 2006 bởi nhà sáng lập có tên là Tobias Lutke. Khi đó Shopify chỉ là một website được tạo ra để bán một sản phẩm ván trượt tuyết có thương hiệu là Snowdevil. Khi kế hoạch của mình không mấy thành công, lúc đó anh ta đã cải tiến website của mình một cách chất lượng và định hướng người dùng rõ ràng, thay đổi nhiều hơn. Một loại hình website thương mại điện tử như Shopify hiện nay đã ra đời từ đó.

Đánh giá chi tiết các ưu và nhược điểm của Shopify

Là một sân chơi lớn hiện nay của nhiều Seller Shopify chắc chắn đang có các yếu tố thu hút người dùng lựa chọn. Vậy 1 số ưu điểm của Shopify là gì?

Ưu điểm của Shopify

Ưu điểm của Shopify
Ưu điểm của Shopify

Giao diện: Đây chính là điều đầu tiên mà những Seller quan tâm, vì với họ chủ yếu muốn kiếm tiền online. Việc thiết kế một website cho người mới bắt đầu không chuyên về lĩnh vực này thực sự quá khó. Shopify lại giải quyết nó một cách nhanh chóng và gọn gàng với những tác vụ đơn giản, tùy biến kéo thả để bất kỳ ai cũng có thể tự làm một gian hàng online cho chính mình.

Thị trường tiền năng: Đối với website, khả năng tiếp cận có của nó chắc chắn không thể phủ nhận. Bạn có thể Marketing nó đến với bất kỳ đâu trên thế giới. Kèm với sự uy tín của Shopify trên thị trường, người mua có thể tin tưởng hơn để thực hiện việc thanh toán online trên website được tạo từ Shopify.

Hỗ trợ kỹ thuật: Như đã nói, đối với một người bán hàng hầu như họ không có nhiều kiến thức về kỹ thuật. Việc gặp khó khăn trong quá trình xây dựng những bước nền móng sẽ là chuyện dĩ nhiên. Vì thế Shopify có đội ngũ kỹ thuật viên hoạt động 24/7 để giúp đỡ người dùng của mình.

Tối ưu cho SEO: Đối với website được tạo từ Shopify xét về mặt SEO có thể hoàn toàn được. Nếu người bán hàng muốn Marketing theo hướng “0 đồng này”.

Tối ưu cho Ads: Các nền tảng mạng xã hội như Facebook, hoặc công cụ tìm kiếm Google chắc chắn là một thị trường mà mọi người hướng tới. Việc chạy ads cũng cần phải duyệt về tiêu chuẩn website. Nên Shopify có thể giúp cho những Seller đáp ứng được nhu cầu này từ các nền tảng chạy ads.

Nhược điểm của Shopify

Không thể có một hệ thống nào hoàn hảo, Shopify cũng tương tự vậy, có một số hạn chế mà mọi người cần nắm nếu có ý định tham gia sử dụng.

Nhược điểm của Shopify
Nhược điểm của Shopify

Hạn chế tùy biến: Về mặt cơ bản, Shopify rất dễ sử dụng vì chúng đã được lập trình sẵn cho người dùng. Tuy nhiên, điều đó sẽ gây cản trở nếu họ muốn đi sâu vào việc can thiệp quá nhiều vào các tùy biến trên website, source code,…

Phí duy trì và sử dụng: Shopify không phải là một nền tảng miễn phí, vì thế đối với những người bán hàng mới và không có nhiều vốn có thể đây là một khoản chi phí cần phải quan tâm.

Hạn chế SEO: Như đã nói website bán hàng từ Shopify có thể làm SEO, tuy nhiên cũng sẽ gặp một số hạn chế nếu bạn muốn can thiệp sâu vào các tác vụ chuyên môn liên quan sâu đến source code.

Hỗ trợ có thể quá tải: Hiện nay Shopify đã có khá nhiều người dùng, với quy mô phục vụ quốc tế như vậy việc liên hệ hỗ trợ đã không còn nhanh chóng như trước. Đối với người dùng Việt Nam nói riêng, nếu bạn không rành tiếng Anh cũng là một rào cản.

Phí giao dịch: Cũng như nhiều các nền tảng khác, khi chúng ta khai thác thị trường từ họ chắc chắn sẽ phải chịu một khoản phí giao dịch. Đối với Shopify khoản phí này sẽ được giao động tùy vào gói dịch vụ bạn đăng ký. Hiện nay phí đó đang ở mức 0.5 – 2% cho 3 gói dịch vụ. Ngoài ra còn có các loại chi phí khác nếu bạn có đăng ký thêm như: Shopify ứng dụng, Shopify POS, Shopify Email Marketing,…

Kết luận

Như vậy, bài viết đã giới thiệu tới các bạn về nền tảng Shopify là gì. Nếu bạn đang muốn lựa chọn Shopify là một nơi để bắt đầu xây dựng website bán hàng quốc tế hãy cân đối những ưu nhược điểm mà nó đem lại nhé. Chúc mọi người thành công!

XEM THÊM: 5 Cách Kiếm Tiền Online Tại Nhà Uy Tín Và Hiệu Quả

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *