Social Commerce – bán hàng qua mạng xã hội đã trở thành từ khoá được nhắc đến trong 2 năm gần đây và xu hướng này được dự báo sẽ còn lớn mạnh hơn gấp nhiều lần trong những năm tiếp theo. Vậy cụ thể, Social Commerce là gì? Có những cách nào để giúp ứng dụng Social Commerce thành công trong bán hàng? Hãy cùng Dinos Việt Nam giải đáp những nội dung đó trong bài viết sau.
Social Commerce là gì?
Social Commerce là quá trình Doanh nghiệp truyền thông và bán sản phẩm đến khách hàng tiềm năng của thương hiệu trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo và Instagram,… Nói cách khác, đây là sự kết hợp giữa Social media (Mạng xã hội) và E-Commerce (Thương mại điện tử).
Social Commerce khác với hình thức marketing trên MXH khi bạn trả tiền để quảng cáo và cố gắng kéo khách hàng đến website, cửa hàng hay các kênh bán hàng khác. Với Social Commerce, toàn bộ quá trình tìm hiểu và mua sắm của khách hàng được diễn ra ngay trên MXH mà họ vẫn thường dùng. Khách hàng thấy sản phẩm (qua quảng cáo, bài viết, livestream, người ảnh hưởng…), chat để nhận tư vấn, xem sản phẩm, đặt mua và thanh toán ngay khi đang chat với người bán.
Điểm mấu chốt ở đây là cơ hội mà Social Commerce mang lại cho các thương hiệu để tạo ra những trải nghiệm thương mại đồng nhất và trực tiếp trong các kênh mạng xã hội. Thay vì chuyển hướng người dùng sang nơi khác (ví dụ: đến website hay nền tảng bán hàng của bạn), người dùng có thể thường xuyên xem xét và mua hàng ngay tại kênh mạng xã hội đó. Mặc dù Social Commerce đã tồn tại dưới hình thức này hay hình thức khác trong 15 năm qua, nhưng nó chỉ thực sự phát triển trong vòng 5 năm gần đây.
Phân biệt giữa E-Commerce và Social Commerce
Hai hình thức thương mại trực tuyến này rất giống nhau. Có thể nói Social Commerce là một hình thức chuyên biệt của E-Commerce. Về mặt kỹ thuật, thương mại điện tử là việc các hoạt động mua sắm được thực hiện trên các nền tảng website hoặc các sàn thương mại điện tử. Tuy nhiên, Social Commerce đề cập đến các hoạt động được thực hiện trên các phương tiện truyền thông xã hội.
Tuy nhiên, các định nghĩa khá linh hoạt. Bạn có thể mở rộng ý nghĩa của Social Commercelà bao gồm tất cả các hoạt động bán hàng được hỗ trợ bởi phương tiện truyền thông xã hội. Với định nghĩa rộng hơn này, bạn sẽ bao gồm doanh số bán hàng do quảng cáo trên mạng xã hội. Ngay cả khi mọi người truy cập vào các liên kết trong quảng cáo đến cửa hàng trực tuyến chính của bạn.
Tuy nhiên, vào năm 2020, đã có một sự gia tăng đáng kể trong Social Commerce xảy ra trên các mạng truyền thông xã hội. Với việc mọi người mua hàng mà không cần rời khỏi tài khoản xã hội của họ. Sự xuất hiện của Facebook Stores, Zalo Shop đã biến điều này thành hiện thực.
Đọc thêm: Cách Làm Affiliate Marketing Cho Người Mới Chi Tiết Nhất
Sự bùng nổ của Social Commerce trong thời gian gần đây
Có thể nói, Social Commerce là sự kết hợp hoàn chỉnh thế mạnh của bán lẻ truyền thống tại các cửa hàng và thương mại điện tử, khắc phục những nhược điểm và phần nào xoá nhoà ranh giới giữa hai hình thức thương mại này.
Đối với cửa hàng truyền thống, nhà bán lẻ dễ dàng thuyết phục khách mua hàng khi họ được trực tiếp cầm nắm, trải nghiệm sản phẩm và nhận tư vấn của nhân viên ngay tại cửa hàng. Ngoài ra, khách hàng có thể thương lượng giá cả. Nhược điểm là nhà bán hàng chỉ tiếp cận được một lượng khách hàng nhất định, khó chủ động tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Thời gian cao điểm khi cửa hàng đông khách, nhân viên tại cửa hàng không thể chăm sóc và tư vấn cho các khách hàng kỹ lưỡng.
Thương mại điện tử lại có những ưu điểm lớn như khả năng tiếp cận tập khách hàng không giới hạn, sản phẩm đăng bán phong phú, bán hàng 24/7, đa dạng các hình thức khuyến mãi… Tuy nhiên, khách hàng vẫn thường e dè khi mua hàng vì không được trải nghiệm sản phẩm thực tế, dẫn đến những lo lắng về chất lượng sản phẩm.
Lượng khách hàng quan tâm đến sản phẩm/ dịch vụ quá lớn khiến doanh nghiệp khó có thể cá nhân hoá thông điệp và hoạt động tiếp thị nhằm thuyết phục khách hàng hiệu quả. Vì vậy, lượng khách hàng tiềm năng tuy nhiều nhưng lại không khai thác được hết và để mất họ cho các đối thủ.
Khi ứng dụng Social Commerce, nhà bán lẻ kết hợp được lợi thế của 2 hình thức kinh doanh cũ, đồng thời loại bỏ những nhược điểm của chúng. Social Commerce giúp cá nhân hóa khách hàng tiềm năng và gia tăng trải nghiệm mua sắm của khách hàng, đo lường bằng mức độ tương tác và tăng doanh thu hiệu quả.
Sẽ tuyệt vời hơn nếu nhà bán hàng ứng dụng nền tảng công nghệ để triển khai bán hàng trên cả website và MXH. Khi đó, bạn có thể quản lý mọi thông tin từ đơn hàng, sản phẩm, khách hàng, vận chuyển, doanh thu… từ 2 kênh trên 1 hệ thống duy nhất.
Website và Social Commerce bổ trợ nhau để tăng hiệu quả tiếp cận khách hàng, tiết kiệm nhân lực và tối ưu doanh thu. Ví dụ, khách hàng sau khi chat và mua hàng trên MXH, nếu cảm thấy hài lòng về doanh nghiệp có thể lên website để xem thêm sản phẩm (vì trên website sản phẩm đầy đủ và được sắp xếp khoa học hơn MXH) và tiếp tục đặt mua những đơn hàng mới.
Theo báo cáo mới nhất của Facebook, thị trường Social Commerce tại Việt Nam năm 2018 đã đạt đến con số 5.9 tỷ USD, với hơn 58 triệu người dùng có ít nhất một tài khoản mạng xã hội. Cũng theo Google & Teamspeak, thị trường Ecommerce Việt Nam dù vẫn giữ đà tăng trưởng 30% mỗi năm nhưng mới chỉ đạt quy mô gần 3 tỷ USD.
Có thể nói Social Commerce là miếng bánh lớn hơn rất nhiều so với thương mại điện tử truyền thống. Do đó, hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp ứng dụng Social Commerce vào mô hình kinh doanh, giúp cá nhân hóa khách hàng tiềm năng và gia tăng trải nghiệm mua sắm của khách hàng tốt hơn, đo lường bằng mức độ tương tác qua các tin nhắn, lượt thích và chia sẻ.
Qua đó cho thấy sự kết nối và liên hệ giữa thương hiệu với khách hàng là vô cùng quan trọng. Doanh nghiệp cần phải kết nối một cách trực tiếp, sâu sát hơn khi mà dữ liệu khách hàng chính là tài sản quý của doanh nghiệp. Vì suy cho cùng, Social Commerce cũng là D2C (Direct to Customer).
Cách tốt nhất là doanh nghiệp nên xây dựng nhiều cộng đồng trung thành thông qua việc cung cấp những giá trị hữu ích, hoạt động vì một mục tiêu và tầm nhìn chung. Dưới đây là những lợi ích mà doanh nghiệp có thể tiếp cận khi tận dụng được Social Commerce.
4 Vai trò và lợi ích của Social Commerce đem lại cho doanh nghiệp
Tạo ra cộng đồng khách hàng: kéo thêm nhiều khách hàng tiềm năng và giữ chân khách hàng trung thành
Đầu tiên, hãy nghiêm túc nghiên cứu và xác định về cộng đồng mà doanh nghiệp mong muốn, có một mục tiêu rõ ràng phù hợp với sản phẩm dịch vụ đang cung cấp. Trong giai đoạn đầu hãy tìm kiếm thành viên tiềm năng phù hợp, họ sẽ là những người “tạo lửa” và có khả năng lan tỏa tốt.
Thứ hai, xây dựng một cộng đồng có tính lan truyền thông qua những nội dung sáng tạo, hấp dẫn. Theo Harvard Business Review, nội dung có tính lan truyền cực kỳ quan trọng, nội dung sáng tạo và xác thực sẽ cung cấp cho cộng đồng những giá trị và chạm được cảm xúc.
Thứ ba, tạo được niềm tin và cho cộng đồng thấy giá trị từ sự tham gia của họ. Sau khi cung cấp những nội dung tốt, thì lúc này bạn cần lắng nghe nhiều hơn ý kiến từ cộng đồng và thay đổi, điều chỉnh để họ cảm thấy có giá trị và được lắng nghe.
Thứ tư, hãy mang cộng đồng trực tuyến ra ngoài đời thật. Sau một thời gian hoạt động, hãy xem xét đưa cộng đồng online ra ngoài đời thật. Cần xây dựng chủ đề trước các buổi offline, đó có thể là một buổi tiệc, workshop… Đây là cơ hội tốt để doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm dịch vụ một cách hiệu quả nhất.
Trong tương lai, các xu hướng mới liên quan đến mạng xã hội và thương mại điện tử như Social Commerce sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Vì thế các doanh nghiệp phải nắm bắt thật tốt và thấu hiểu các xu hướng sẽ thống trị sắp tới và phải trang bị những thủ thuật xây dựng cộng đồng một cách chuyên nghiệp.
Tăng phạm vi tiếp cận với khách hàng
Các doanh nghiệp có thể tận dụng đa dạng các mạng xã hội trong chiến lược tiếp thị. Phương tiện truyền thông xã hội giúp làm cho thương hiệu trở nên thân thiện và dễ tiếp cận trong mắt người tiêu dùng, cho phép công ty tăng thị trường cho sản phẩm và tiếp cận khách hàng mới.
Mỗi ngày, hàng nghìn người dùng mới tham gia các trang mạng xã hội trên khắp thế giới. Hàng triệu người đã hoạt động trên đó. Theo Statistica, Facebook có hơn một tỷ người dùng hoạt động mỗi tháng và nhiều người dùng mới tham gia mỗi giờ.
Một trong những cân nhắc quan trọng nhất đối với bất kỳ doanh nghiệp nào là làm thế nào để tiếp cận và bán hàng cho đối tượng khách hàng mục tiêu của mình. Đối với các công ty sử dụng thương mại xã hội, lượng theo dõi của họ liên tục tăng và có thể truy cập được.
Tối ưu trải nghiệm mua sắm của khách hàng
Thương mại xã hội hướng đến mục tiêu giúp việc bán hàng trở nên liền mạch. Người dùng có thể hoàn tất việc mua hàng của họ khi đang ở trên nền tảng, giảm thiểu khả năng nhầm lẫn, bỏ quên giỏ hàng hoặc nghiên cứu so sánh. Trong thời kỳ đại dịch, người tiêu dùng càng ưu tiên sự tiện lợi hơn bao giờ hết.
Với mỗi bước được bổ sung vào quy trình mua hàng, khả năng khách hàng tiềm năng thay đổi quyết định mua hàng của họ lại tăng lên. Việc tạo ra một seamless experience cho người mua sắm bằng cách giảm bớt các điểm gián đoạn và cung cấp các tuỳ chọn mua hàng trực tiếp và chỉ bằng một cú nhấp chuột sẽ nâng cao lòng tin của khách hàng và mang lại nhiều doanh thu hơn.
Cải thiện chất lượng dịch vụ, sản phẩm bằng quá trình chăm sóc khách hàng
Việc mua sắm trên các nền tảng mạng xã hội sẽ mang đến cho người dùng khả năng tương tác hai chiều đa dạng trên các nền tảng về E-commerce hiện nay. Các nền tảng mạng xã hội còn cho phép doanh nghiệp và khách hàng tương tác qua lại thông qua các tính năng như chat, tương tác hoặc bình luận vào các bài viết. Từ đó, hỗ trợ doanh nghiệp tối đa trong việc cải thiện mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng.
Cụ thể, người tiêu dùng có thể dễ dàng tiếp cận tư vấn miễn phí và nhanh chóng về sản phẩm/dịch vụ của mình một cách chi tiết thông qua các hình thức như nhắn tin, video call hoặc xem thông tin chi tiết sản phẩm ngay trên Messenger hoặc Zalo Page của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, việc ứng dụng Chatbot giúp hỗ trợ khách hàng tức thì bằng cách đưa ra các câu trả lời đơn giản, nhanh chóng cho các câu hỏi của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, Chatbot có thể nhanh chóng giúp mọi người chọn và mua món quà hoàn hảo dựa theo tuổi và sở thích của người nhận. Và nó cũng mang lại nhiều lợi ích kinh doanh như tiết kiệm thời gian, tiền bạc và xây dựng lòng tin.
Không những vậy, nhờ vào các Fanpage bán hàng mà người tiêu dùng còn được cung cấp những thông tin bổ ích, tips hướng dẫn liên quan đến vấn đề hiện tại của họ. Tất cả sẽ cùng tạo nên một không gian độc đáo, những trải nghiệm khó quên mỗi khi mua sắm trên các nền tảng mạng xã hội.
Đối với các dịch vụ chăm sóc khách hàng truyền thống, doanh nghiệp phải tiêu tốn rất nhiều chi phí, nhân lực và cả thời gian và đối mặt với khó khăn trong việc phân tích hành vi, thói quen của người tiêu dùng. Nhưng nhờ vào Social Commerce mà doanh nghiệp có thể dễ dàng tích hợp thẻ tích điểm online, xây dựng các hoạt động về khách hàng thân thiết và cả khả năng phân tích dữ liệu nhờ vào công nghệ AI.
Kết luận
Trên đây là một vài thông tin về hình thức Social Commerce cũng như các lợi lớn của hình thức bán hàng này. Hy vọng sẽ giúp các bạn phần nào hiểu rõ về Social Commerce và có thể bắt tay phác thảo những kế hoạch kinh doanh phù hợp, tận dụng tối đa cơ hội mà thị trường mang lại.