Có lẽ với bất kỳ mô hình kinh doanh nào hoặc khi bạn là một chủ doanh nghiệp việc tối ưu chi phí để tạo ra lợi nhuận luôn là mục tiêu cần hướng tới. Chính vì vậy, có khá nhiều hình thức, cách làm, phương pháp,…để thực hiện mục đích này. Hiện nay việc đưa mô hình doanh nghiệp lên các nền tảng online cũng không còn quá lạ, dù ít nhiều cũng sẽ có sự tham gia của internet. Trong bài viết ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách tối đa lợi nhuận trong kinh doanh từ Offline tới online như thế nào.
Nghiên cứu thị trường
Nếu mô hình kinh doanh hoặc doanh nghiệp của bạn đã đi vào hoạt động, có vẻ như là điều này sẽ có thể bỏ qua. Tuy nhiên, nếu bạn muốn xác định lại cơ cấu và kế hoạch hoạt động kinh doanh thì cần bắt đầu với bước này. Ngoài ra, với những ai đang có ý định bắt đầu kinh doanh thì đây là bước cực kỳ quan trọng.
Việc nghiên cứu thị trường sẽ giúp bạn biết được nhu cầu của thị trường, người tiêu dùng hiện nay đang có xu hướng gia tăng ở ngành hàng nào. Trong đó, bạn sẽ muốn lựa chọn sản phẩm, ngành hàng, lĩnh vực nào để bắt đầu mô hình kinh doanh.
XEM THÊM: Nghiên Cứu Thị Trường Là Gì? Phương Pháp Giúp Bạn Nghiên Cứu Thị Trường Hiệu QuảPhân tích đối thủ
Như nhiều bài trước, chúng ta đã nói khá nhiều về phần tích đối thủ. Nếu bạn lần đầu ghé đến, hãy đặt một quan niệm về việc phân tích đối thủ lên làm trọng tâm.
Ý nghĩa của việc phân tích đối thủ phải đi kèm với nghiên cứu thị trường ở phần trên. Vì khi đã xác định được lĩnh vực, sản phẩm thì ở đó sẽ có những đối thủ đã hoạt động sẵn. Thông qua việc phân tích đối thủ các bạn sẽ biết được hiện nay đối thủ của mình đã và đang làm tốt những mặt nào. Đồng thời sẽ có những mặt nào chưa làm hoặc làm chưa tốt.
Với những dữ liệu đó, bạn có thể đối chiếu ở phần “nguồn lực kinh doanh” trong phần sau. Thông thường các nội dung để phân tích đối thủ sẽ bao gồm: Phân khúc khách hàng, giá cả, chất lượng, marketing, chăm sóc khách hàng, khuyến mãi, hậu mãi,…
Nguồn lực kinh doanh
Khi đã chọn ra được ngành hàng và đối thủ, việc kiểm tra lại nguồn lực của mình rất quan trọng. Bước này có thể khiến cho ý tưởng của bạn trở nên thay đổi từ mục lựa chọn sản phẩm trong phần nghiên cứu thị trường.
Tuy nhiên, điều đó là cần thiết vì nếu bạn tham gia vào một sân chơi mà nguồn lực quá yếu cũng không có kết quả tốt đẹp. Chắc chắn việc tối đa hóa lợi nhuận trong kinh doanh cũng khó thành công.
Các tiêu chí để đánh giá nguồn lực kinh doanh cũng tương tự như phân tích đối thủ. Điều quan trọng ở đây là bạn sẽ nhìn nhận về thế mạnh của mình ở hạng mục nào. Sẽ có những tiêu chí đối thủ đã làm rất tốt. Và có những tiêu chí mà mô hình của bạn khi triển khai có thể cạnh tranh với đối thủ.
Triển khai tính ưu tiên
Cũng từ các hạng mục đánh giá đối thủ và nguồn lực kinh doanh. Bây giờ kế hoạch triển khai chúng sẽ được ưu tiên như thế nào. Trong kinh doanh chúng ta thường nghe qua 1+1 = 2?
Điều này không sai nhưng cũng không đủ, vì thế để hiểu rõ hơn mình sẽ lấy ví dụ. Có những chương trình marketing mang lại 30% lợi nhuận cho sản phẩm. Sau đó gia tăng chi phí Marketing lên 100% so với ban đầu. Liệu lợi nhuận có trở thành 60% khi kết thúc chiến dịch hay không? Câu trả lời rất dễ đoán, đa số sẽ là không.
Như vậy, có rất nhiều tiêu chí cần đầu tư nguồn lực. Về mô hình của bạn là gì, đối thủ đang làm tốt mặt nào, thể mạnh của doanh nghiệp hiện tại ra sao? Tất cả đều phải được đánh giá kỹ lưỡng để bắt đầu với tiêu chí nào trước, đầu tư vào hạng mục nào nhiều hơn.
Đối tác kinh doanh
Trong các danh mục đối tác kinh doanh sẽ có khá nhiều điều cần tối ưu để chúng ta tối đa lợi nhuận. Trong đó đối tác về nguồn hàng, sản phẩm được đưa lên hàng đầu. Đây chính là nơi mà bạn có thể tối ưu lợi nhuận của mình từ khâu sản xuất, nhập hàng.
Tiếp theo chính là khâu vận hành, trong vận hành có cả nhân viên, vận chuyển, thanh toán,…Việc này cần được tính toán kỹ về mặt sử dụng thêm các công cụ quản lý. Chắc chắn sẽ không chỉ một vài dòng có thể nói được hết những vấn đề này. Nhưng chi phí lợi nhuận nằm ở khâu này cũng khá nhiều.
Đo lường và đánh giá liên tục
Mọi thứ trong mô hình kinh doanh đều phải được ghi chép, dù đó là một hoạt động offline hay online. Với những số liệu được ghi chép lại, ban quản trị hoặc người quản lý, điều hành mới có thể nhìn ra được vấn đề của hệ thống.
Từ đó đưa ra thêm những sách lược để điều chỉnh các hạng mục nào ở trên. Có thể nói bất cứ giai đoạn hay phần nào mà mình kể trên đều tác động đến việc tối đa hóa lợi nhuận trong kinh doanh. Tuy nhiên, bạn có thể đối chiếu với hệ thống kinh doanh của mình hiện nay đang cần chú ý ở phần nào.
Kết luận
Với những chia sẻ về cách tối đa lợi nhuận trong kinh doanh như thế nào từ offline đến online. Hi vọng mọi người đã có được một góc nhìn tổng quan nhất về một mô hình doanh nghiệp, chúc mọi người thành công.