VPS đang được đánh giá là một trong những giải pháp lưu trữ hiệu quả cho các doanh nghiệp. Vậy VPS là gì? Làm sao mà hữu dụng đến thế? Cùng Dinos Việt Nam tìm hiểu tường tận trong bài viết hôm nay nhé!
VPS viết tắt của từ gì?
VPS viết tắt của Virtual Private Server, nó được hiểu là một dạng máy chủ ảo được phát triển trên nền tảng máy chủ vật lý. Bằng việc phân chia một máy chủ vật lý chính thành nhiều máy chủ khác nhau mà VPS có thể hoạt động tương tự như một máy chủ riêng.
Nhờ vậy, các tài nguyên cũng sẽ được chia sẻ từ máy chủ chính. Ứng với mỗi VPS Hosting sẽ là một hệ thống hoàn toàn tách biệt với những “người anh em cùng mẹ” còn lại.
Hơn nữa, nó cũng ứng dụng công nghệ ảo hóa để tạo ra những file và database riêng cho mình. Kết quả là bạn có thể hoạt động độc lập, tách biệt với những người khác dù trong cùng một server.
Máy chủ ảo VPS dùng để làm gì?
Không thể phủ nhận sự ưa chuộng của các nhà quản trị mạng, phát triển web hay doanh nghiệp đối với VPS. Việc hoạt động riêng rẽ trong cùng máy chủ giúp bạn:
- Tăng lượng lưu trữ dữ liệu
- Tạo lập một máy chủ riêng biệt
- Thiết kế hệ thống mail server, web server riêng cho doanh nghiệp
- Xây dựng và phát triển platform
- Triển khai các chương trình truyền thông trực tiếp
- Tự do lập trình, nghiên cứu, phân tích trong môi trường ảo
- Chạy phần mềm, web, app yêu cầu dung lượng, băng thông lớn
Máy chủ ảo VPS hoạt động như thế nào?
Để hiểu rõ VPS là gì, bạn cũng cần nắm bắt được cách thức mà nó hoạt động. Vì được phân chia từ một máy chủ vật lý nên VPS có đầy đủ những chức năng tương tự. Bất kỳ lúc nào người dùng muốn truy cập vào website, browser, họ sẽ gửi yêu cầu tới server. Thông qua đó, máy chủ sẽ chia sẻ những thông tin cần thiết qua Internet xuống máy tính.
VPS sẽ giúp website của bạn chứa trong một khu vực an toàn và cung cấp tài nguyên cố định về bộ nhớ, dung lượng, CPU,… Nhờ hoạt động riêng biệt nên vấn đề bảo mật cũng được nâng cao. Bạn có quyền lựa chọn chia sẻ tài nguyên với các user khác hay không.
Thực tế, VPS có thể coi như một máy con nằm trong hệ thống máy chủ vật lý. Vì vậy, nó cũng nhận được tài nguyên riêng được phân chia từ máy chủ vật lý đó. Bạn thuê bên cung cấp dịch vụ giống như có một server riêng nhưng tiết kiệm hơn.
Sự khác biệt giữa Web hosting với VPS là gì?
Một công cụ khác phổ biến không kém VPS, thậm chí còn gây nhầm lẫn đó là Web hosting. Theo đó, đây cũng là dịch vụ lưu trữ nhưng ở trên Internet. Nó giúp bạn tạo lập trang web hay các ứng dụng lên nền tảng số. Đăng ký dịch vụ hosting đồng nghĩa là bạn đang thuê một chỗ đặt website trên máy chủ. Và máy chủ sẽ chứa các tệp file cũng như dữ liệu cần thiết giúp cho các web có thể vận hành.
Để phân biệt hai loại hình này, ta xem xét trên một số khía cạnh sau:
Tiêu chí | Virtual Private Server | Web Hosting |
Chi phí | Cao hơn Shared Hosting. Tuy nhiên nó phù hợp với nhiều tính năng cao cấp của VPS. | Thấp hơn VPS do chia đều với các trang web khác trong hệ thống. |
Tài nguyên máy chủ | Không gian lưu trữ riêng biệt lớn. Cung cấp nhiều tài nguyên tổng thể.Website được cho phép sử dụng toàn bộ tài nguyên. |
Lượng tài nguyên hạn chế hơn do phải chia sẻ cho nhiều tài khoản khác. |
Hiệu suất | Tổng thể tốt do người dùng có toàn quyền truy cập vào hệ thống và độc lập các người dùng với nhau. | Bị ảnh hưởng bởi các tài khoản khác cùng máy chủ, nếu lượng truy cập lớn thì quyền truy cập bị hạn chế. |
Bảo mật | Mức độ bảo mật cao do các máy chủ hoạt động độc lập cũng như tính năng bảo vệ có sẵn của VPS. |
Mức độ bảo mật thấp. Dễ xảy ra vi phạm bảo mật. Trường hợp khách hàng dùng shared hosting mắc lỗi hay sự cố có thể ảnh hưởng đến các tài khoản khác. |
Quản trị máy chủ | Quyền quản trị máy chủ cơ bản cho trang web riêng của mình. | Chỉ có thể thực hiện quản trị trên gói shared hosting mà không thể tác động đến máy chủ. |
Khả năng mở rộng | Dễ dàng mở rộng quy mô. | Khó phát triển theo quy mô trang web khi tính đến lâu dài. |
Như vậy, mỗi loại hình sẽ có những ưu và nhược điểm riêng. Tùy vào mục đích và nguồn lực doanh nghiệp mà bạn có thể lựa chọn dịch vụ phù hợp.
Đánh giá ưu nhược điểm của VPS
Nói đến VPS là gì thì không thể không phân tích những ưu điểm và hạn chế của dịch vụ. Nhìn chung trong mảng server ảo, VPS vẫn đang là lựa chọn hàng đầu cho mọi doanh nghiệp. Lý do nằm ở những tính năng vượt trội mà không phải đối thủ nào cũng có:
Ưu điểm của VPS
- Nhanh chóng, an toàn với mỗi server hoạt động riêng biệt.
- Không xảy ra vấn đề bị chiếm tài nguyên nhờ tính đảm bảo về thông số (bộ nhớ, sức mạnh xử lý,…).
- Website không bị ảnh hưởng khi lượng truy cập tăng cao đột biến.
- Độ riêng tư cao do files và databases bị khoá khỏi hệ thống server đối với người dùng khác.
- Nâng cấp dễ dàng chỉ cần update gói hosting là bạn sẽ được gia tăng tài nguyên mà không tốn công chuyển dữ liệu hay server.
- Khả năng chống DDoS cao hơn nhờ địa chỉ IP riêng.
Hạn chế VPS
- Chi phí cao hơn so với Shared Hosting.
- Yêu cầu có kiến thức về kỹ thuật để phục vụ công tác quản lý.
- Cấu hình trong server cần chặt chẽ nếu không sẽ tạo ra lỗ hổng bảo mật.
Cách sử dụng Virtual Private Server
Để vận hành tốt một máy chủ riêng sẽ không chỉ dừng lại ở việc biết VPS là gì. Bạn cần chuẩn bị cho mình nhiều hơn thế, cả kiến thức chuyên sâu về quản lý lẫn công nghệ. Nếu thấy trình độ bản thân còn hạn chế, hãy chọn đối tác cung cấp server có kinh nghiệm. Họ sẽ là “cánh tay phải đắc lực” giúp bạn quản lý tốt.
Bên cạnh đó, Dinos Việt Nam cũng sẽ chia sẻ cho bạn 5 bước cơ bản để thiết lập cài đặt VPS:
- Bước 1: Đăng nhập vào VPS qua tài khoản SSH (Secure Shell)
- Bước 2: Cài đặt những bản cập nhật máy chủ mới nhất
- Bước 3: Thiết lập cho VPS một user mới và cấp quyền tuỳ chỉnh cho nó
- Bước 4: Chứng thực bằng công cụ Public Key
- Bước 5: Cài đặt bảo vệ, tường lửa cho VPS
Thông số cần quan tâm khi thuê máy chủ ảo VPS là gì?
RAM của VPS
Muốn server VPS hoạt động trơn tru thì nên chọn gói có càng nhiều RAM càng tốt. Nhìn chung, các loại RAM trên thị trường đều khá giống nhau về mặt hiệu năng. Do đó, bạn cần hỏi bên cung cấp thật kỹ về yếu tố này rằng cho server vật lý hay ảo.
Hơn nữa, để tối ưu chi phí, bạn nên căn cứ vào lưu lượng truy cập website mà lựa chọn mức RAM phù hợp. Thông thường, với WordPress, lượng truy cập khoảng 5000/ngày và 100 user online cùng lúc sẽ cần tối thiểu là 1GB RAM.
SWAP
Đây là bộ nhớ ảo với chức năng lưu lại các hành động xử lý cũ trong trường hợp RAM bị đầy. SWAP sẽ là một không gian lưu trữ thiết kế trên ổ cứng chứ không phải bộ nhớ độc lập. Tuy nhiên, không có nhiều gói VPS có hỗ trợ bộ nhớ SWAP. Thường gặp nhất bộ nhớ này bạn có thể tham khảo các XEN VPS.
Ổ cứng
Đây là loại bộ lưu trữ được sử dụng cho các file cài đặt hệ điều hành cũng như file mã nguồn website. Ổ cứng được chia làm 2 loại chính: HDD và SSD. Nếu bạn không muốn đầu tư quá nhiều có thể cân nhắc loại SSD.
CPU Core
Đối với CPU của máy chủ, bạn nên lưu ý đến 2 yếu tố quan trọng: số Core và tốc độ xung nhịp. Thông thường, nếu chỉ số core càng cao có nghĩa khả năng xử lý dữ liệu càng tốt. Trong các gói VPS, bạn có thể nhận được từ 1-3 core.
Băng thông (Bandwidth)
Bạn có thể hiểu băng thông như con đường để di chuyển. Đường càng rộng thì giao thông càng thuận lợi hơn và ngược lại. Đối với môi trường số, băng thông tốt giúp bạn truy cập, tải dữ liệu nhanh chóng. Các nhà cung cấp băng thông thường cho phép mức tối thiểu trong khoảng 10-20 Mbps.
Hệ điều hành máy chủ ảo VPS
Máy chủ ảo VPS phổ biến nhất hiện nay có 2 hệ điều hành chính: Linux và Window. Nhiều người đánh giá Linux thân thiện với người dùng cũng như hỗ trợ nhiều hơn như chi phí ít hơn Window.
Lời kết
Tổng kết lại, VPS là một web server online được hình thành từ công nghệ ảo hoá. Nhờ đó mà các tài nguyên được chia cho từng máy chủ, người dùng có thể hoạt động độc lập. Trên đây là tất cả thông tin giúp bạn trả lời câu hỏi VPS là gì. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích đối với bạn.
Đừng quên thường xuyên theo dõi website của Dinos Việt Nam. Tại đây, chúng tôi sẽ cập nhật những thông tin mới nhất liên quan đến Affiliate Marketing, MMO,… cho bạn tham khảo.
Dinos Việt Nam là nền tảng Affiliate Marketing uy tín với hàng trăm chiến dịch tiếp thị liên kết cùng chính sách thanh toán hoa hồng 24/7. Bên cạnh đó, hàng tuần, Dinos sẽ tổ chức những buổi livestream chia sẻ kiến thức về MMO, Digital Marketing và tips, tricks, cách làm tiếp thị liên kết miễn phí. Đăng ký ngay tài khoản của Dinos theo link dưới đây để không bỏ lỡ cơ hội kiếm tiền online HOT này nhé!
TẠO TÀI KHOẢN AFFILIATE TẠI DINOS
Bài viết liên quan: