fbpx

Trong lĩnh vực kinh doanh thì bạn chắc đã từng nghe qua cụm từ B2B hay Business to Business. Đây là một thuật ngữ để chỉ hình thức giao dịch giữa các doanh nghiệp. Hình thức này đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn hàng, dịch vụ và sản phẩm cho nhau để phục vụ các mục tiêu kinh doanh và sản xuất. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu mọi chi tiết về mô hình kinh doanh B2B là gì, từ định nghĩa cơ bản, lợi ích, nhược điểm cho đến cách thức hoạt động và ví dụ thực tế.

B2B là gì?

B2B là gì
B2B là gì?

Hiểu một cách đơn giản mô hình B2B là gì thì B2B là viết tắt của cụm từ “Business to Business”, một thuật ngữ dùng để mô tả mối quan hệ và hoạt động kinh doanh giữa các tổ chức, công ty hoặc doanh nghiệp. Trong mô hình này, giao dịch và trao đổi hàng hóa, dịch vụ hoặc thông tin diễn ra giữa các đơn vị kinh doanh, thay vì giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng cuối. 

Các ví dụ điển hình về B2B bao gồm việc mua bán nguyên vật liệu, dịch vụ hỗ trợ, thiết bị công nghiệp và nhiều loại sản phẩm khác mà các doanh nghiệp cần để phục vụ mục tiêu kinh doanh của họ.

Khách hàng của các doanh nghiệp kinh doanh theo mô hình B2B thường là các tổ chức, công ty, doanh nghiệp khác thay vì người tiêu dùng cuối. Những đối tượng này thường tìm kiếm các sản phẩm hoặc dịch vụ để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của chính họ. Các khách hàng B2B thường có nhu cầu lớn hơn và yêu cầu chất lượng, hiệu suất cao hơn để đảm bảo rằng họ có thể duy trì và phát triển kinh doanh của mình một cách hiệu quả.

Những lợi ích khi kinh doanh với mô hình B2B

Mô hình B2B đem lại nhiều lợi ích trong kinh doanh
Mô hình B2B đem lại nhiều lợi ích trong kinh doanh

Có tiềm năng mở rộng thị trường

Một trong những lợi thế quan trọng khi doanh nghiệp kinh doanh mô hình B2B là khả năng hợp tác với nhiều các đối tác chiến lược khác nhau. Các doanh nghiệp có thể hợp tác để cùng phát triển 1 loại dịch vụ hoặc kinh doanh trong 1 lĩnh vực sản phẩm khác. Qua việc tạo các liên kết đối tác với nhau, doanh nghiệp có thể khai thác được những thị trường mà họ chưa bao giờ được tiếp cận tới.

Kinh doanh theo mô hình B2B cũng cho phép doanh nghiệp mở rộng được địa điểm hoạt động. Nhờ việc hợp tác với các đối tác ở địa phương hoặc quốc tế, doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường sang các khu vực mới, nâng cao khả năng tiếp cận tới đa dạng khách hàng cũng như nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu.

Trong mô hình B2B thường là các đối tác làm việc dài hạn. Điều này giúp cho doanh nghiệp củng cố được sự tin cậy trong ngành, từ đó sẽ thu hút các cơ hội kinh doanh, các nguồn vốn đầu tư khác nhau và mở rộng thị trường ngày càng lớn hơn.

Doanh thu lớn và ổn định

Trong kinh doanh với mô hình B2B, các hợp đồng mua bán thường có quy mô lớn và thời gian kéo dài, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển kinh doanh một cách bền vững, doanh thu lớn và kinh doanh ổn định.

Ngoài ra, khả năng mở rộng thị trường trong mô hình B2B cũng đóng góp vào việc tăng trưởng doanh thu. Các doanh nghiệp có thể tìm kiếm cơ hội mở rộng sang các ngành công nghiệp mới, khách hàng đối tác mới và các thị trường quốc tế. Điều này giúp đa dạng nguồn thu và giảm thiểu nguy cơ phụ thuộc vào một nguồn doanh thu duy nhất.

Nguồn khách hàng lâu dài

Khách hàng trong mô hình kinh doanh B2B thường có xu hướng duy trì mối quan hệ lâu dài với những đối tác có độ tin cậy. Các giao dịch thường kéo dài trong một khoảng thời gian và đòi hỏi việc cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ liên tục. Điều này tạo cơ hội cho các doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ chặt chẽ từ đó tạo ra nguồn khách hàng ổn định và lâu dài.

Sự ổn định của khách hàng đối tác trong mô hình B2B giúp các doanh nghiệp dễ dàng dự đoán nguồn doanh thu trong tương lai. Điều này hỗ trợ quá trình lập kế hoạch kinh doanh, định hướng phát triển sản phẩm và dịch vụ, cũng như tối ưu hóa chiến lược tiếp thị. Không chỉ tạo điều kiện cho việc duy trì khách hàng hiện tại, mô hình B2B còn giúp thu hút thêm các khách hàng mới thông qua mối quan hệ mạng lưới và lời giới thiệu từ khách hàng đối tác.

Nhược điểm của việc kinh doanh trong mô hình B2B

Mô hình kinh doanh B2B (Business-to-Business) cùng với những lợi ích nổi bật cũng đồng thời mang theo một số nhược điểm như sau:

Phụ thuộc vào một số khách hàng lớn: Trong mô hình B2B, một số khách hàng lớn có thể chiếm phần lớn doanh số. Nếu một trong những khách hàng này rút lui hoặc có vấn đề gì đó, doanh nghiệp có thể mất một phần quan trọng của doanh thu.

Cạnh tranh khốc liệt: Trong mô hình B2B, cạnh tranh thường rất khốc liệt. Để thu hút và duy trì khách hàng, doanh nghiệp cần phải đảm bảo chất lượng sản phẩm/dịch vụ và đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách xuất sắc. Điều này đồng nghĩa với việc đòi hỏi sự đầu tư lớn vào nghiên cứu và phát triển.

Chi phí khởi đầu cao: Việc kinh doanh trong mô hình B2B thường đòi hỏi sự đầu tư lớn, từ việc phát triển sản phẩm/dịch vụ, xây dựng hệ thống phân phối cho đến quá trình tiếp thị và bán hàng. Do đó, việc khởi đầu có thể đặt ra một thách thức tài chính đối với các doanh nghiệp nhỏ.

Quá trình bán hàng thường diễn ra trong thời gian dài: Trong mô hình B2B, quá trình bán hàng thường kéo dài và phức tạp hơn so với B2C (Business-to-Consumer). Các quyết định mua hàng thường cần được thông qua nhiều bước kiểm duyệt và thẩm định từ các bộ phận khác nhau trong khách hàng, dẫn đến việc mất nhiều thời gian để hoàn tất một giao dịch.

Cách thức hoạt động của mô hình B2B

Mô hình kinh doanh B2B là một hình thức giao dịch thương mại giữa hai tổ chức hoặc doanh nghiệp, thường liên quan đến việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ hoặc giải pháp cho nhau. Dưới đây là cách thức hoạt động của mô hình kinh doanh B2B theo từng bước:

Bước 1: Nghiên cứu thị trường và xác định mục tiêu

Nghiên cứu thị trường là bước đầu tiên khi kinh doanh với mô hình B2B
Nghiên cứu thị trường là bước đầu tiên khi kinh doanh với mô hình B2B

Doanh nghiệp khi bắt đầu hoạt động trong mô hình B2B cần tìm hiểu rõ thị trường và xác định mục tiêu của mình. ĐIều này sẽ bao gồm việc hiểu rõ về các ngành công nghiệp, đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp, nhu cầu của khách hàng trong lĩnh vực mình đang hoạt động

Đọc thêm: Nghiên Cứu Thị Trường Và 6 Bước Nghiên Cứu Thị Trường Hiệu Quả

Bước 2: Xây dựng data khách hàng tiềm năng

Sau khi đã xác định được mục tiêu, doanh nghiệp sẽ bắt đầu xây dựng danh sách các khách hàng tiềm năng, danh sách khách hàng có thể cùng ngành hoặc khác ngành nhưng có mối liên hệ chung, các công ty hoặc tổ chức có nhu cầu sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp cũng là một lựa chọn tốt

Bước 3: Xây dựng mối quan hệ với đối tác

Doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn khách hàng tiềm năng thông qua các kênh khác nhau như: gọi điện, gửi email, tham gia sự kiện hoặc là mời họp trực tiếp. Mục tiêu ở bước này là xây dựng mối quan hệ và khẳng định giá trị mà doanh nghiệp sẽ mang lại cho khách hàng khi hợp tác.

Bước 4: Đàm phán

Sau khi thiết lập mối quan hệ, doanh nghiệp thường thảo luận với khách hàng về nhu cầu cụ thể của họ. Dựa trên thông tin này, doanh nghiệp đề xuất các giải pháp, sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp để giải quyết vấn đề hoặc đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Bước 5: Ký hợp đồng

Sau khi đã đàm phán thành công thì bước tiếp theo sẽ là ký hợp đồng
Sau khi đã đàm phán thành công thì bước tiếp theo sẽ là ký hợp đồng

Sau khi đề xuất được chấp nhận, doanh nghiệp và khách hàng tiến hành đàm phán về các điều khoản cụ thể trong hợp đồng. Điều này bao gồm giá cả, thời hạn, điều kiện thanh toán và các yếu tố khác.

Bước 6: Vận chuyển hàng hóa và dịch vụ

Khi hợp đồng được ký kết, doanh nghiệp tiến hành giao hàng sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ cho khách hàng theo thỏa thuận. Đảm bảo rằng sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng đúng yêu cầu và chất lượng đã cam kết.

Bước 7: Duy trì mối quan hệ

Sau khi giao dịch hoàn thành, doanh nghiệp cần duy trì mối quan hệ với khách hàng bằng cách cung cấp dịch vụ hậu mãi tốt và luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu tiếp theo của khách hàng. Điều này giúp tạo lòng tin và có thể dẫn đến những giao dịch và hợp tác lâu dài trong tương lai.

Nhìn chung, đây là một quy trình phức tạp, diễn ra trong nhiều bước khác nhau và yêu cầu sự hiểu biết chuyên sâu về ngành nghề đang hoạt động

Ví dụ về doanh nghiệp kinh doanh theo mô hình B2B

Adobe là một trong những công ty đang kinh doanh dựa trên mô hình B2B
Adobe là một trong những công ty đang kinh doanh dựa trên mô hình B2B

Một ví dụ về một công ty kinh doanh theo mô hình B2B điển hình đó là Adobe Systems Incorporated. Giới thiệu qua thì Adobe là một tập đoàn phần mềm đa quốc gia chuyên sản xuất và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ trong lĩnh vực đồ họa, thiết kế và quản lý nội dung

Adobe cung cấp nhiều sản phẩm phần mềm chất lượng cao, bao gồm các sản phẩm nổi bật như Adobe Photoshop, Adobe Illustrator, Indesign,.. và nhiều ứng dụng trong lĩnh vực sáng tạo và đồ họa. Ngoài việc kinh doanh theo hình thức khách hàng riêng lẻ thì Adobe chủ yếu tập trung kinh doanh theo mô hình B2B

Các khách hàng B2B của Adobe bao gồm các công ty sáng tạo, agency quảng cáo, tạp chí, trường đại học, các tổ chức thiết kế và nhiều các ngành công nghiệp khác. Với mô hình kinh doanh B2B, Adobe xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp khách hàng và cung cấp giải pháp phần mềm có giá trị cao giúp họ tạo ra những sản phẩm sáng tạo và hiệu quả.

Kết luận

Như bạn thấy đó, mô hình kinh doanh B2B là một mô hình mang lại nhiều lợi ích thiết thực như đem lại doanh thu lớn và ổn định, kèm theo đó là nguồn khách hàng trung thành. Bài viết đã chỉ cho bạn chi tiết B2B là gì và tất tần tật những gì cần biết về hình thức này. Đừng quên theo dõi Dinos thường xuyên để cập nhật những thông tin bổ ích nhất nhé.

Dinos Việt Nam là nền tảng Affiliate Marketing trực tuyến tại Việt Nam. Hàng tuần sẽ có những buổi livestream chia sẻ kiến thức marketing online trên livestream miễn phí như: Facebook Ads, Google Ads. SEO, Tiktok, … miễn phí. Nếu bạn chưa đăng ký thành công tài khoản tiếp thị liên kết của Dinos thì hãy đăng ký theo link bên dưới này nhé! (Xem hướng dẫn đăng ký tài khoản và tạo link Affiliate Dinos)

TẠO TÀI KHOẢN AFFILIATE TẠI DINOS

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *