fbpx

Khi tìm hiểu về lĩnh vực Digital Marketing, chúng ta sẽ bắt gặp khá nhiều thuật ngữ. Trong đó chủ yếu các thuật ngữ thường đề cập đến những mô hình hoặc chỉ số. Với bài viết hôm nay mình sẽ giúp mọi người hiểu thêm một từ khóa nữa đó là NRU. Vậy NRU là gì , chúng có ý nghĩa như thế nào đối với người làm Digital Marketing hay những lĩnh vực liên quan có đề cập đến từ này. Tất cả sẽ được mình làm rõ trong phần dưới đây nhé.

Đọc thêm: Digital Marketing Là Gì? Xây Dựng Một Chiến Lược Digital Marketing Hiệu Quả

NRU là gì?

NRU là gì
NRU là gì

NRU là viết tắt của từ Tiếng Anh đầy đủ là New Register User, dịch đơn giản đó chính là người dùng đăng ký mới. Ý muốn nói đến số lượng người đăng ký ở trên một chương trình ứng dụng, dịch vụ, hay kênh nào đó.

Tuy nhiên từ này thường được dùng trong các chiến dịch Mobile App để thể hiện số người đăng ký. Chính vì thế nếu bạn đang muốn tìm hiểu về các hình thức cũng như Marketing Mobile App thì không thể bỏ qua bài viết này về cách xác định những yếu tố quan trọng về một chiến dịch thành công.

Ý nghĩa của NRU là gì?

Ý nghĩa của NRU là gì
Ý nghĩa của NRU là gì

Như phần các biến số để đánh giá một sản phẩm Mobile App có thành công hay không chúng ta đã thấy được sự tham gia của NRU trong quy trình đó. Chắc chắn ý nghĩa của NRU góp phần không nhỏ để người làm Marketing hoặc nhà phát hành ứng dụng thấy được bức tranh tổng thể của mình.

NRU sẽ giúp cho nhà phát hành thấy được các chiến dịch quảng cáo có thực sự hiệu quả hay không một cách chi tiết và nhanh chóng nhất. Thay vì sau mỗi chiến dịch Marketing mới tổng hợp lại thì có thể sẽ khá muộn.

Việc này cũng giúp cho nhà quảng cáo thấy được target của mình đến với đối tượng cần nhắm đến có chính xác hay chưa để có phương hướng điều chỉnh kịp thời. Tránh tổn hao ngân sách cho những tệp Audience không có giá trị.

Quy trình đánh giá hiệu quả sản phẩm Game Mobile App

Đối với một chiến dịch Mobile App, chỉ số NRU khá quan trọng. Tuy nhiên chúng cũng sẽ thay đổi theo từng giai đoạn và đủ loại ứng dụng khác nhau trên thị trường. Đối với lĩnh vực Mobile Game chúng ta đều thấy ngân sách chi cho việc Marketing là không hề nhỏ.

Điển hình là những quảng cáo game tràn ngập khắp các nền tảng, chỉ với một chút insight nhỏ mà người dùng có liên quan đến lĩnh vực này thôi là quảng cáo Mobile App dồn dập không ngừng nghỉ.

Khi thiết lập target cho một chiến dịch Mobile App, nhà phát hành sẽ kỳ vọng một KPI về số lượng NRU trong một đơn vị thời gian nhất định. Tuy nhiên, khi thực hiện chiến dịch Marketing đó chỉ số NRU cần phải được đưa ra phù hợp với lộ trình của trò chơi.

Thông thường sẽ có các mốc như là:

Pre Launch: Đây là giai đoạn mà mọi người thấy các trò chơi đang ở trong giai đoạn phát hành bản thử nghiệm chủ yếu đề kiểm tra phản ứng của người dùng về trò chơi, kèm theo đó là chạy các chiến dịch nhận diện thương hiệu trên khắp các nền tảng.

Launch and Growth: Đến giai đoạn này tức là Mobile Game đó được một kết quả nằm trong kỳ vọng lúc này bản game Launch chính thức sẽ được phát hành rộng rãi hơn. Đồng thời ngân sách chi cho quảng cáo sẽ được đẩy mạnh, kèm theo những kế hoạch xây dựng cộng đồng.

Stable Growth: Đây chính là giai đoạn mà nhà phát hành sẽ duy trì số lượng người chơi và chỉ số NRU cần phải đạt con số ổn định. Đồng thời cũng là lúc mà họ có thể khai thác nguồn thu nhập, hay nói cách khác là thu hoạch. Chính vì thế giai đoạn này cũng là lúc đánh giá chỉ số ARPU (Doanh số trên mỗi khách hàng).

Bão hòa: Đây chính là giai đoạn mà các chỉ số đánh giá bắt đầu có xu hướng giảm dần. Một tín hiệu về sự bão hòa của người chơi được ghi nhận.

Bộ chỉ số đánh giá hiệu quả Mobile App Marketing

Đối với mỗi loại hình sản phẩm các doanh nghiệp sẽ phải tạo hoặc tìm hiểu về những biến số để đánh giá hiệu quả sản phẩm. Không chỉ là trong quá trình phát hành mà ngay chính chiến dịch Marketing cũng đã có thể thấy được phần nào sự hiệu quả.

Sau đây sẽ là một vài chỉ số mà chúng ta cần nắm để đánh giá hiệu quả một chiến dịch Mobile App như thế nào. Và chắc chắn trong đó có sự tham gia của NRU.

NRU – New Register Users

Không chỉ tham gia vào quá trình đánh giá này mà NRU được xem là chỉ số đầu tiên để nhà phát hành, nhà quảng cáo đánh giá hiệu quả của chiến dịch. Vì đây chính là con số thể hiện hành trình đầu tiên của khách hàng.

Nói cách khác đây là một thông số chuyển đổi sau các chỉ số cơ bản từ chiến dịch quảng cáo như là CTR, CPM, lượt click, lượt xem,…

Về ý nghĩa và khái niệm của NRU chúng ta đã nói qua trong phần trên, do đó chúng ta sẽ đi tiếp vào các yếu tố khác.

DAU – Daily Active Users

NRU là gì chỉ số DAU

Hãy nghĩ ở một góc độ khác, nếu bạn là một người được nhận quảng cáo từ một sản phẩm Mobile. Giả sử bạn có nhu cầu và cài App đó về điện thoại, chắc chắn chúng ta phải dùng đến nó.

Tuy nhiên, nếu App đó thực sự mang đến cho mình nhiều tiện ích thì việc sử dụng nó khi có mục đích sẽ được kích hoạt. Đồng nghĩa với với việc nếu nhà phát hành cung cấp cho người dùng một ứng dụng có ích thực sự và giải quyết được vấn đề, không chỉ có số lượng người đăng ký mới gia tăng – NRU, mà chỉ số DAU cũng tăng theo.

DAU được hiểu là số lượng người hoạt động mỗi ngày. Tất nhiên, để số lượng người hoạt động mỗi ngày tăng lên còn phụ thuộc vào mục đích của ứng dụng đó. Ví dụ như nếu đó là App ngân hàng, cũng chưa chắc là ngày nào người dùng cũng có phát sinh nhu cầu thanh toán hoặc giao dịch.

Do đó, để gia tăng chỉ số này thì các App ngân hàng tích hợp khá nhiều chương trình, dịch vụ thậm chí là giải trí trên chính những ứng dụng của mình để người dùng phát sinh nhiều nhu cầu. Từ đó, chỉ số DAU sẽ tăng lên. Như vậy ngân hàng vừa có thể thu phí vừa tạo điều kiện cho người dùng sử dụng ứng dụng của họ nhiều hơn.

Cách xác định chỉ số DAU

Đối với những dịch vụ như Saas (Software as a service) chỉ số này được xem là quan trọng nhất. Vì họ có mục tiêu xây dựng tệp khách hàng bền vững, việc chỉ số DAU càng cao chứng tỏ rằng sản phẩm của họ đang phục vụ khách hàng cực kỳ tốt.

Như đã nói, DAU cũng dựa vào loại hình sản phẩm mà công ty phát hành. Với ví dụ về ngân hàng ở trên chúng ta đã thấy rõ.

Vì vậy các biến số mà nhà phát hành thu thập để đánh giá DAU cũng khác nhau. Ví dụ như mạng xã hội, các App như Facebook, Tik Tok, Instagram,…sẽ đánh giá thông qua việc thu thập lượng tương tác từ người dùng như: Like, share, comment,…Thay vào đó Google sẽ thu thập dữ liệu từ lượt search, click website, time on site,…

Ý nghĩa của DAU

DAU mang đến những dữ liệu vô cùng quan trọng cho nhà phát hành, từ các thông tin đó họ có thể biết được người dùng đang hứng thú với những nội dung, danh mục nào trên ứng dụng, sản phẩm của mình.

Từ đó sẽ đưa ra được những dự đoán và phân tích về xu hướng hành vi của người dùng trên sản phẩm là gì. Sau đó sẽ có kế hoạch phát triển sản phẩm để phục vụ cho xu hướng nhu cầu đó.

Với cách làm này nhà phát hành vừa phục vụ người dùng tốt nhất, vừa có thể giữ chân người dùng. Đồng thời, một sản phẩm tốt chắc chắn sẽ được Word of Mouth (marketing truyền miệng) tốt hơn.

ARPU – Average Revenue Per User

NRU là gì chỉ số ARPU

Đây là chỉ số để biết được doanh thu trung bình trên mỗi khách hàng là bao nhiêu. Với chỉ số này doanh nghiệp có thể kết hợp với một vài thông số khác để tạo ra một bức tranh đánh giá hiệu quả của ứng dụng như thế nào.

Trong kinh doanh chắc chắn lợi nhuận sẽ là một đích đến cuối cùng, vì thế ARPU là một chỉ số vô cùng quan trọng để có được một kết luận là sản phẩm được tung ra đó có hiệu quả đối với doanh nghiệp hay không.

Cách xác định ARPU

Cách xác định chỉ số ARPU
Cách xác định chỉ số ARPU

Để tính được chỉ số ARPU chúng ta sẽ lấy tổng doanh thu có được trên một khoảng thời gian cần xác định sau đó chia cho tổng user đã hoạt động với sản phẩm của doanh nghiệp trong khoảng thời gian đó.

Chỉ số Retention Rate sẽ thay đổi qua từng giai đoạn phát triển của sản phẩm, ứng dụng hoặc mô hình doanh thu. Do đó chúng ta không nên so sánh chỉ số này với những sản phẩm với nhau thay vào đó chiến lược đằng sau nó mới là yếu tố quyết định.

Tuy nhiên, để kế hoạch đó đi đúng mục tiêu Retention Rate vẫn mang một vai trò quan trọng. Doanh nghiệp sẽ có một mốc để đánh giá chỉ số. Thời gian xác định có thể tính theo tuần, tháng, quý, n

ăm.

Ý nghĩa của ARPU

CPLU – Cost Per Loyal User – Chi phí mỗi khách hàng trung thành. Khi chỉ số này kết hợp với ARPU – Average Revenue Per User (Doanh thu trung bình trên mỗi người dùng) sẽ giúp cho doanh nghiệp tính toán được ngân sách cho các chiến dịch Mobile App của mình một cách hợp lý.

Với cách này, nhà quảng cáo cũng có thể tối ưu số tiền phải chi cho mỗi khách hàng thu thập được sẽ được giới hạn ở mức chi tiêu bao nhiêu để mang về lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Dựa vào ý nghĩa của CPLU VÀ ARPU thì để một chiến dịch ads Mobile App có lợi nhuận thì ARPU phải lớn hơn CPLU. Tức là doanh thu từ mỗi người dùng sẽ phải lớn hơn chi phí bỏ ra để có được người dùng đó.

Retention – Chỉ số đo lượng mức độ gắn bó của người dùng đối với sản phẩm. Khi kết hợp chỉ số ARPU với thông số này sẽ giúp cho doanh nghiệp xác định được giá trị của người dùng đối với sản phẩm. Từ đó chúng ta sẽ có được một chỉ số mới gọi là LTV – Lifetime Value.

Ví dụ nếu ARPU đạt 0.1$/tháng/user và duy trì được trong vòng 12 tháng thì lúc đó LTV sẽ được tính là 0.1 * 12 = 1.2$.

Retention Rate – Mức độ lâu dài

NRU là gì chỉ số RR

Đây là một chỉ số giúp cho nhà phát hành ứng dụng, sản phẩm có thể xác định được hiệu quả thông qua thời gian mà người dùng tiếp tục sử dụng dịch vụ của mình có cao hay không.

Ví dụ: Công ty sẽ có một mức định là 1 tuần, sau thời gian này đối với những khách hàng mới đã từng đăng ký thì sẽ còn giữ lại được bao nhiêu người tiếp tục sử dụng. Từ đó tỷ lệ này sẽ cho thấy việc phục vụ của doanh nghiệp với người dùng có đáp ứng được nhu cầu của họ hay không.

Cách xác định chỉ số Retention Rate (RR)

Cách xác định chỉ số RR
Cách xác định chỉ số RR

Với RR, đây coi như là một chỉ số để đo lượng hiệu quả của ứng dụng, từ đó thấy được hiệu quả giữ chân khách hàng như thế nào. Ví dụ trong vòng 1 tháng thì tỷ lệ giữ chân người dùng này được 40%, đối với 1 năm thì tỷ lệ này là 4%. Tất nhiên còn phải tùy vào loại ứng dụng con số này sẽ có sự thay đổi và cách đánh giá khác nhau. Quay trở lại với ví dụ của ngân hàng, chúng ta có thể thấy con số này sẽ cao hơn so với các loại ứng dụng giải trí.

Mặc dù có thể App ngân hàng không có nhu cầu hàng ngày đối với một số người, tuy nhiên về tỷ lệ giữ chân người dùng sẽ cao hơn so với App game.

Ý nghĩa của Retention Rate

Ý nghĩa của chỉ số RR
Ý nghĩa của chỉ số RR

Một khi doanh nghiệp đã có dữ liệu để xác định được tỷ lệ giữ chân người dùng trên ứng dụng của mình có tốt hay không từ đó có những kế hoạch tương ứng. Có thể là khai thác và duy trì để mang về lại doanh thu đối với người dùng hiện tại.

Đồng thời có thể phát triển thêm nhiều tính năng, sản phẩm ở những vị trí, công năng mà người dùng chưa tương tác tốt. Từ đó có thể đảm bảo được tỷ lệ này duy trì ở mức gia tăng thêm hoặc ổn định.

So với NRU thì tỷ lệ RR sẽ là một cách đánh giá sâu hơn, vì nếu có 10.000 lượt đăng ký mới nhưng tỷ lệ RR thì vẫn là một sản phẩm chưa mấy thành công. Dựa vào chỉ số CPLU và CPI (Consumer Price Index – mức giá tiêu thụ của người dùng trên mỗi đơn vị sản phẩm), doanh nghiệp có thể biết được quá trình chuyển đổi của kế hoạch có hiệu quả hay không để tiếp tục triển khai các mục tiêu tăng trưởng.

Khi đã có được dữ liệu từ chỉ số RR, người ta có thể dựa vào đó để cải thiện một số tính năng cho ứng dụng của mình.

Kết luận

Sau khi tìm hiểu về NRU trong bài viết này, các bạn có thể hiểu rõ hơn về cách để xác định một chiến dịch Mobile App như thế nào cho hiệu quả. Những chỉ số đi kèm sẽ giúp cho người làm Marketing, nhà quảng cáo thấy được một bức tranh từ tổng thể đến chi tiết hơn cho kế hoạch phát triển sản phẩm của mình.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *