Trên con đường trở thành một Marketer có lẽ các bạn sẽ bắt gặp khá nhiều khái niệm. Có thể nói lĩnh vực này tồn tại nhiều thuật ngữ mà chúng ta cần phải hiểu để giúp ích cho việc bản triển kỹ năng và kiến thức. Trong đó Performance Marketing là một khái niệm mà bạn cần phải hiểu nếu muốn tiến xa hơn trong nghề Marketing này. Bài viết hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu khái niệm Performance Marketing là gì cùng với đó là một vài chia sẻ và thông tin về nó.
Performance Marketing là gì?
Nếu nói về Marketing thì khá rộng, để cụ thể hơn thì Performance Marketing được dùng nhiều đối với anh em nào đang có định hướng tìm hiểu về Digital Marketing. Vì đây là một nhánh trong Digital Marketing mà mọi người có thể hiểu là mô hình tiếp thị dựa trên hiệu suất. Mà hiệu suất của Marketing được đánh giá chi tiết trên Digital sẽ rõ ràng hơn nhiều so với Marketing truyền thống.
Bạn có thể thấy, các công việc của Digital Marketing sẽ gồm có các chiến dịch chạy quảng cáo. Đó cũng được coi là một trong các hình thức Performance Marketing, khi mà những chiến dịch này sẽ thu về các con số từ nền tảng.
Dựa vào sự tối ưu của các chiến dịch này, người kinh doanh có thể nhìn được bức tranh tổng quan và rõ nét hơn. Từ đó có thể tính toán được khả năng chi ngân sách và kiểm soát nguồn lực của mình hiệu quả. Dó đó Performance Marketing là một trong những lựa chọn đang được ưu tiên hàng đầu của khá nhiều doanh nghiệp hiện nay.
Biểu hiện của Performance Marketing trong xã hội hiện đại
Performance Marketing vẫn là một hình thức truyền thông vô cùng được tin tưởng, khi xét cụ thể chúng ta có thể thấy có 4 nhóm đối tượng chính thường áp dụng cách làm này. Dựa vào phân loại sau đây bạn sẽ thấy được biểu hiện của từng nhóm có những điểm chung và khác nhau như thế nào.
Retailers và Merchants
Trong Performance Marketing, đối với các nhà bán lẻ hoặc những sàn Thương Mại Điện Tử (TMĐT) được coi là những đối tượng Advertisers – Tức là nhà quảng cáo.
Những người tham gia bán lẻ trên các sàn thương mại điện tử thực hiện các chương trình Performance Marketing đồng thời cùng với chính nền tảng đó. Việc này tạo ra một hiệu ứng cộng hưởng mang đến nguồn khách hàng vô cùng lớn.
Tất nhiên về quy mô sẽ tùy thuộc vào nguồn lực và thông thường các nền tảng TMĐT sẽ rất tích cực thu hút traffic mạnh mẽ từ KOLs để tạo lòng tin từ khách hàng. Đồng thời cũng tạo ra nhiều chính sách ưu đãi cho các đối tác tham gia kinh doanh cùng phân phối sản phẩm cho người tiêu dùng.
Affiliates và Publisher
Đọc thêm: Affiliate Marketing là gì? Tìm hiểu cơ bản Tiếp thị liên kếtĐây là nhóm đối tượng được xem là mạng lưới vô cùng lớn, với góc độ Performance Marketing thì cách thức này sẽ thúc đẩy được một lượng người dùng tập trung vào sản phẩm muốn quảng bá rất hiệu quả.
Thông qua các chương trình Affiliate, các Publisher sẽ đăng ký đường link giới thiệu để nhận được hoa hồng sau mỗi đơn hàng thành công. Chính vì thế việc của các nền tảng khi thực hiện các chương trình Performance Marketing là thu hút thật nhiều Publisher.
Đây là một dạng nguồn lực vô hạn từ mạng lưới liên kết, Publisher có thể là nhiều nhóm ngành, thể loại nội dung như là: Website, Fanpage, Group, Tik Tok, Youtube,…
Những người làm Publisher đều có hệ thống traffic riêng, do đó các công ty có thể tận dụng được nguồn lực từ họ sẽ là một sự kết nối không giới hạn trên không gian mạng.
Về sự uy tín, các Publisher đã có được lượng người Follower nên tỷ lệ chuyển đổi của những nhà cung cấp sau khi đưa sản phẩm của mình thông qua KOC, KOLs cũng tăng cao. Với hệ thống mạng lưới Publisher đa dạng các sản phẩm sẽ được phân phối một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Nền tảng Affiliate Network
Với sự ưu việt của hình thức tiếp thị liên kết, nhiều công ty ra đời với sứ mệnh kết nối nhà cung cấp với các Publisher với nhau. Họ sẽ chịu trách nhiệm về quản lý cũng như là tạo điều kiện thoại lợi cho 2 bên có những chính sách đảm bảo hơn. Bên cạnh đó các Network có thể tập hợp được nhiều doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ lên nền tảng của mình để thu hút các Publisher lựa chọn quảng bá. Ngoài ra Publisher cũng thể tự do lựa chọn sản phẩm đa dạng hơn.
Với cách thức hợp tác win – win – win này, Performance Marketing thực sự được đẩy lên một tầm cao mới. Hình thức thực hiện cũng không khác gì vì cơ bản vẫn là cách làm tiếp thị liên kết. Dinos Việt Nam chính là một ví dụ cho cách làm này.
Affiliate Managers
Có thể nói Affiliate đã được cải tiến ở nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, bản chất cũng không thay đổi. Để tập trung vào nhiệm vụ chính là thu hút Publisher và đa dạng hóa sản phẩm mà nhà cung cấp mang đến. Các Network có thể lựa chọn tập trung vào việc hỗ trợ Publisher, đồng thời đẩy mạnh các hoạt động Performance Marketing để quảng bá các sản phẩm với ưu đãi tốt nhất.
Đồng thời, công ty cũng có thể lựa chọn một số công việc có thể tận dụng được Outsource để quản lý một số nhiệm vụ. Chính vì thế quy mô của công ty sẽ được đẩy mạnh vào sứ mệnh phát triển hơn.
Kết luận
Performance Marketing là một trong những lựa chọn được ưu tiên khá nhiều hiện nay, nếu bạn có định hướng trở thành một Marketer cần phải tìm hiểu kỹ hơn. Chúc mọi người thành công trên con đường phát triển của mình nhé.