Zalo Shop là gì? Cách sử dụng Zalo để kinh doanh
Trong bài trước chúng ta đã tìm hiểu về Zalo Marketing, với cách hiểu đó bạn sẽ có thể triển khai một số mô hình để kinh doanh trên nền tảng này. Bài viết hôm nay, chúng ta sẽ đi cụ thể vào một trong những hình thức đó, chính là Zalo Shop.
Nội Dung Chính
Đây là một hình thức được lựa chọn để kinh doanh mà có nhiều cá nhân, doanh nghiệp đã và đang áp dụng. Mình sẽ mô tả Zalo Shop là gì và cũng hướng dẫn mọi người cách sử dụng Zalo để kinh doanh như thế nào.
Zalo Shop là gì?
Đầu tiên chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu Zalo Shop là gì? Thì Zalo Shop chính là một trong những hệ sinh thái của Zalo được thiết lập ra nhằm mục đích kết nối người mua và người bán với nhau. Tất nhiên, Zalo cũng có nhiều hình thức tương tự mà chúng ta đã có nhắc đến trong phần trước.
Tuy nhiên Zalo Shop được lập ra nhằm mục đích duy nhất là bán hàng, chính vì thế hành vi và insight của người dùng trong hạng mục này sẽ khác rất nhiều đối với những nguồn traffic khác từ Zalo.
Có thể bạn quan tâm: Cách làm tiếp thị liên kết trên zalo năm 2023
Zalo Shop khác gì với Tik Tok Shop
Zalo Shop đã có mặt từ 2016, như vậy chúng ta có thể thấy tính năng bán hàng được tích hợp trên một ứng dụng mạng xã hội cũng không quá mới như Tik Tok Shop mà mọi người đang biết.
Luôn tiện nhắc đến Tik Tok Shop, thì so sánh 2 hình thức phát triển này có vẻ tương đồng nhau. Về mặt người dùng, khi bạn đang sử dụng App Zalo thì có thể chuyển hướng sang danh mục tính năng Zalo Shop để mua hàng. Đây cũng chính là điểm giống nhau để bạn có thể tin rằng lượng traffic từ nền tảng sẽ được phân phối một cách ngẫu nhiên.
Mặc dù vậy, sự khác biệt nữa đó chính là mục đích của người sử dụng Zalo khi truy cập ứng dụng là vì công việc, nhu cầu giải quyết vấn đề thay vì giải trí là chủ yếu như Tik Tok. Do đó các định hướng Marketing và chiến lược sản phẩm trên 2 nền tảng này phải được kế hoạch khác nhau.
Lưu ý: Ngoài ra thì cũng có thêm một lưu ý cho các bạn đang tìm hiểu về Zalo Shop thì đây không đồng thời là tài khoản Zalo OA (Zalo Official Account). Mà chính Zalo Shop là một phần tính năng của tài khoản Zalo OA.
Tức là mọi người muốn triển khai một shop bán hàng trên Zalo cần phải có Zalo OA. Ngược lại, nếu bạn có Zalo OA thì mọi người không chỉ có thể tạo một gian hàng mà còn có nhiều tính năng khác như là chạy quảng cáo trên Zalo.
Cách tạo Zalo Shop
Nếu mọi người đã phân biệt được Zalo Shop là gì thì sau đây sẽ là chi tiết các bước để mọi người có được thêm một một cách sử dụng Zalo để kinh doanh nữa.
Bước 1: Tạo tài khoản Zalo Official Account - Zalo OA
Để tạo tài khoản Zalo OA mọi người truy cập vào đường link oa.zalo.me để thực hiện các tác vụ cơ bản như: Đăng nhập Zalo
Sau đó các bạn chọn tạo tài khoản Zalo OA > Tiếp theo chọn loại tài khoản
Chọn danh mục: Ở bước này mặc định chúng ta sẽ sử dụng Zalo OA là loại hình tài khoản dành cho doanh nghiệp
Sau đó mọi người cung cấp các thông tin về danh mục con: Danh mục con là ngành nghề, lĩnh vực mà mọi người sẽ kinh doanh với tài khoản Zalo OA này.
Sau khi nhấn tiếp tục, các bạn sẽ cung cấp thông tin mô tả về tên tài khoản Zalo OA, mô tả thông tin doanh nghiệp cùng với đó là tên và số điện thoại liên hệ
Cung cấp ảnh bìa và ảnh đại diện và nhấn "TIẾP TỤC".
Đến bước này mọi người có thể nhập địa chỉ của mình thêm lần nữa là "Hoàn tất" tạo tài khoản Zalo OA.
Sau khi nhấn Hoàn tất, đơn đăng ký Zalo OA của bạn sẽ được gửi lên hệ thống. Trong thời gian 24 ngày sẽ có người kiểm duyệt để kích hoạt tài khoản cho bạn nếu các thông tin hợp lệ.
Bước 2: Tạo gian hàng trên Zalo Shop
Sau khi tài khoản Zalo OA của bạn được kích hoạt, hãy đăng nhập và trên giao diện sẽ có phần Cửa hàng > Chọn vào sản phẩm
Tiếp theo các bạn sẽ chọn vào mục “Thêm sản phẩm”
Đến đây gần như là những thao tác cơ bản như một nền tảng thương mại điện tử về cách nhập thông tin cho sản phẩm.
Trong đó bao gồm:
- Tên sản phẩm: 200 ký tự
- Giá sản phẩm: Đúng theo số định dạng VND
- Mã sản phẩm: Tùy mọi người muốn quản lý như thế nào
- Số lượng: Tương tự như số lượng tồn kho
- Hình ảnh sản phẩm: Thêm được tối đa 10 hình ảnh cho Zalo Shop trong gói gọn 1MB
- Loại sản phẩm: Phần này sẽ được định dạng sẵn trên hệ thống để mọi người phân loại
Thông tin về vận chuyển đơn hàng:
Các nội dung trên để đơn vị vận chuyển và quản lý vận hành đơn hàng bao gồm: Khối lượng, kích thước.
Ngoài ra thì vẫn còn một số thông tin về mô tả sản phẩm và các thuộc tính khác để cung cấp đầy đủ nội dung cho khách hàng dễ tìm hiểu về món đồ.
Bước 3: Hoàn tất
Sau khi cung cấp đầy đủ thông tin mọi người nhấn “Tạo sản phẩm” là coi như Zalo OA mọi người đang có một gian hàng với 1 sản phẩm. Thực hiện tương tự với các sản phẩm khác mọi người sẽ có được một cửa hàng hoàn chỉnh.
Trên đây là bài viết hướng dẫn mọi người cách sử dụng Zalo trong kinh doanh và cụ thể đó chính là Zalo Shop. Hi vọng hôm nay đã giúp mọi người có được thêm một cách triển khai kế hoạch kinh doanh online của mình thêm đa dạng. Chúc mọi người thành công.
Dinos Việt Nam là nền tảng Affiliate Marketing trực tuyến tại Việt Nam. Hàng tuần sẽ có những buổi livestream chia sẻ kiến thức marketing online trên livestream miễn phí như: Facebook Ads, Google Ads. SEO, Tiktok, … miễn phí. Nếu bạn chưa đăng ký thành công tài khoản tiếp thị liên kết của Dinos thì hãy đăng ký theo link bên dưới này nhé! (Xem hướng dẫn đăng ký tài khoản và tạo link Affiliate Dinos)
Dinos Việt Nam
Dinos Việt Nam
Dinos Việt Nam
Dinos Việt Nam