Chatbot là gì? Ưu nhược điểm khi dùng Chatbot trong marketing
Hiện nay, Chatbot là một công cụ không thể thiếu đối với doanh nghiệp và những người kinh doanh online. Đây được xem như là một giải pháp giúp thay thế nhân viên và từ đó giảm được chi phí cho việc đầu tư mô hình kinh doanh. Vậy Chatbot là gì, vai trò của nó đóng góp như thế nào trong một mô hình online. Chúng ta sẽ tìm hiểu tất cả trong bài viết này.
Chatbot là gì?
Chatbot là một phần mềm, công cụ, ứng dụng trong việc hỗ trợ việc kinh doanh online trong khâu tư vấn khách hàng. Đây là công cụ được tích hợp với tính năng tin nhắn trong một số nền tảng cho phép chat online với người dùng. Cụ thể chúng ta sẽ thấy nhiều nhất như Facebook, website, TikTok, Sàn TMĐT,...
Chatbot được hỗ trợ bởi AI (trí tuệ nhân tạo), điều này giúp cho AI lưu lại các dữ liệu được ghi nhận từ người dùng và cài đặt từ người quản lý để hoạt động theo mong muốn của người sử dụng.
Chatbot đóng vai trò như một nhân viên ảo, thay thế người thật để thực hiện các tác vụ cơ bản trong giao tiếp, tư vấn. Nó thực sự quan trọng khi có nhu cầu trao đổi từ người dùng mà không có người thật/nhân viên đang trực tiếp ở đó.
Cách Chatbot hoạt động
Chatbot hoạt động dựa trên việc lập trình bởi hệ thống hoặc các plugin hỗ trợ. Thông qua việc người dùng sử dụng nó, bạn cần phải thiết lập một số quy định và mong muốn của mình. Tất nhiên những tác vụ này khá đơn giản, chủ yếu đã được thiết kế cho những nhà quản lý chăm sóc khách hàng dễ hiểu.
Từ đó bạn sẽ đưa ra những kịch bản mà mình có thể nghĩ đến khi khách hàng tiếp cận đến. Thông thường các Chatbot sẽ thực hiện các tác vụ như tin nhắn tự động chào hỏi khách hàng, những câu hỏi mặc định và tương ứng với đó là câu trả lời. Bạn là người sử dụng Chatbot sẽ thiết lập nội dung của các kịch bản này.
Để mang tính cá nhân hóa, Chatbot có những tính năng cung cấp thông tin theo dạng hình ảnh, video, đường link và cả gọi tên cụ thể của khách hàng để gia tăng sự tương tác.
Các loại Chatbot trên thị trường
Nếu bạn có nhu cầu sử dụng Chatbot, hãy tìm hiểu kỹ về cách thức hoạt động của nó. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều công ty phần mềm, các plugin, bên nhà cung cấp thứ 3 có các dịch vụ về Chatbot. Thậm chí trên chính nền tảng như Facebook, Tik Tok, Website cũng đã có hỗ trợ miễn phí các tính năng, plugin cho nhu cầu sử dụng Chatbot này.
Tất nhiên, mỗi Chatbot sẽ được thiết kế có sự tối ưu khác nhau, tùy vào mỗi loại và nhu cầu sử dụng bạn có thể đánh giá được mức độ đáp ứng của nó với mình như thế nào.
Hiện nay chúng ta có thể phân ra làm 2 loại chính về Chatbot.
Chatbot âm thanh
Đây là loại Chatbot được lập trình với AI ghi nhận giọng nói và phản hồi cũng bằng âm thanh được ghi lại như một kịch bản dựng sẵn. Nếu bạn thường xuyên sử dụng Google, sàn TMĐT, Youtube, hay các ứng dụng khác có tính năng ghi âm và tìm kiếm thì đây chính là một dạng Chatbot âm thanh.
Như mọi người cũng thấy, loại hình này chủ yếu phục vụ người dùng ở giai đoạn tìm kiếm thông tin. Để đi sâu hơn chúng ta cùng qua loại thứ 2.
Chatbot văn bản
Loại Chatbot là thứ mà chúng ta gặp nhiều nhất khi mua hàng online. Có lẽ anh em đang đọc bài viết này đang muốn tìm hiểu về Chatbot văn bản là chủ yếu. Với một nhu cầu kinh doanh online và những dịch vụ trực tuyến, Chatbot văn bản gần như là một công cụ không thể thiếu để giúp các doanh nghiệp gia tăng trải nghiệm người dùng.
Chatbot văn bản hoạt động giữa trên những dữ liệu mà người sử dụng thiết lập trước theo kịch bạn nhắn tin. Trong giao dịch tin nhắn, người dùng sẽ tìm thấy các thắc mắc của mình và lựa chọn câu hỏi, Chatbot sẽ gửi lại các câu trả lời theo định dạng mà bạn đã cài đặt trước đó.
Một số công cụ chatbot văn bản phổ biến tại thị trường Việt Nam hiện nay có thể kể đến là Manychat, AhaChat, Smaxbot,... Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm Webinar của Dinos Việt Nam x Smaxbot để hiểu chi tiết hơn về những sơ đồ kịch bản ChatBot mẫu, các Ý tưởng để dùng ChatBot vào các chiến dịch Affiliate của Dinos, 1 vài tính năng của Smaxbot, Những điều cần lưu ý khi dùng và cách làm sao để không dính spam Facebook khi sử dụng ChatBot,...Những ưu và nhược điểm của Chatbot
Ưu điểm
- Tiết kiệm chi phí: Chắc chắn khi thuê hoặc sử dụng một ứng dụng Chatbot để thay cho một nhân viên trực ca để chăm sóc khách hàng sẽ tiết kiệm được khá nhiều chi phí trong kinh doanh.
- Gia tăng trải nghiệm: Hãy nghĩ đến một kịch bản khi chúng ta đang muốn có thêm thông tin cụ thể hoặc mua hàng nhưng nhắn đến Fanpage không có phản hồi nào.
- Trả lời tự động: Phần này không chỉ ở trong tin nhắn mà còn có cả tính năng cho những khách hàng comment dưới bài viết trên Fanpage.
- Gửi tin nhắn hàng loạt: Đây là tính năng được nhiều người sử dụng để thông báo các chương trình khuyến mãi nhằm thúc đẩy mua hàng đến một tệp người dùng như một cách tiếp nhận 0 đồng.
Nhược điểm
- Lỗi kỹ thuật: Với bất kỳ hệ thống tự động nào khó tránh được lỗi kỹ thuật, vì thế đôi lúc sẽ có nhầm lẫn và gặp một số lỗi vặt.
- Tính công nghiệp: Nếu là một khách hàng khó tính, có lẽ họ dễ dàng phát hiện ra được một dạng tin nhắn tư vấn dạng công nghiệp, không có tính cá nhân hóa từ người tư vấn thật nên sẽ gây mất trải nghiệm.
- Không thể cụ thể hóa vấn đề: Kịch bản của chatbot chỉ là những vấn đề chung mà người sử dụng có thể nghĩ ra. Đôi lúc có những vấn đề cụ thể hơn mà bạn không nghĩ được, chắc chắn ngoài người chăm sóc, tư vấn thật thì công cụ này không thể nào giải quyết được.
Kết luận
Thông qua những gì mà mình chia sẻ về Chatbot trong bài viết này, mọi người có thể chủ động thiết lập và tìm hiểu cho mình những phần mềm hỗ trợ để thuận lợi hơn trong việc kinh doanh nhé.
XEM THÊM: Cách Sử Dụng Manychat Để Remarketing Trên Facebook Messenger