Commission sản phẩm là gì? Có những loại commission nào?
Khi bước chân vào lĩnh vực MMO này, mình tin là các bạn cũng gặp không ít những mô hình có thể kiếm tiền thông qua các hình thức trả hoa hồng từ các nhãn hàng. Thông qua việc bạn giới thiệu và bán được hàng, các thương hiệu sẽ trả cho chúng ta một Commission sản phẩm. Vậy Commission sản phẩm là gì, có những loại Commission nào chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn trong phần sau của bài viết.
Commission sản phẩm là gì?
[caption id="attachment_22932" align="aligncenter" width="600"] Commission sản phẩm là gì[/caption]Hiểu một cách đơn giản, Commission sản phẩm là tiền hoa hồng, đây có thể gọi là tiền thù lao hoặc phần thưởng dành cho việc bán hàng. Thông thường con số Commission dựa trên tỷ lệ phần trăm của đơn hàng hoàn thành.
Đối với cách chi trả thù lao này cho thấy được sự công bằng và rõ ràng giữa người chủ và người cộng tác hoặc nhân viên bán hàng của mình.
Ví dụ: Một sản phẩm có giá trị 10 triệu đồng, người chủ sản xuất đưa ra một mức hoa hồng là 10% cho bất cứ ai bán được nó. Như vậy các nhân viên hoặc cộng tác viên có thể nhận được 1 triệu đồng nếu bạn được sản phẩm này.
Commission sản phẩm trong Digital Marketing
[caption id="attachment_22933" align="aligncenter" width="600"] Commission sản phẩm trong Digital Marketing như thế nào[/caption]Đây sẽ là một khái niệm mà nhiều bạn ở đây quan tâm hơn là cách gọi tổng quan như phần trên. Vì Commission sản phẩm trong Digital Marketing chủ yếu nói về những người làm Affiliate Marketing.
Commission sản phẩm trong Digital Marketing là một tỷ lệ % hoa hồng mà nhà cung cấp thiết lập cho Publisher (người làm tiếp thị liên kết). Tương ứng với mỗi đơn hàng bán được họ sẽ nhận được tỷ lệ % đó sau mỗi đợt quyết toán.
Vì hình thức này thường được thực hiện thông qua các link tiếp thị, nên việc theo dõi đánh giá là tự động. Các nhãn hàng, nhà cung cấp có thể tạo link để tracking đơn hàng và gửi cho Publisher đi tiếp thị trên đường link đó.
Ngoài ra, một hình thức được áp dụng phổ biến hơn đó là các nhà cung cấp thường kết nối với những nền tảng Affiliate như Dinos. Như vậy các đơn vị trung gian này sẽ có chức năng kết nối nhiều Publisher và nhà cung cấp lại với nhau tạo thành một hệ thống đa dạng để 2 bên cùng lựa chọn.
Dựa vào tỷ lệ % mà nhà cung cấp đưa ra các Publisher cũng xem đó là phần thưởng, thù lao để mình cố gắng thúc đẩy doanh số. Đây được xem là hình thức trao đổi giá trị công bằng và minh bạch nhất hiện nay.
Phân loại Commission
Về hình thức chúng ta đều thấy Commission trong Affiliate Marketing cũng không khác nhiều so với loại hình kinh doanh truyền thống. Các nhà cung cấp đều đưa ra một mức hoa hồng cho người bán được sản phẩm.
Tuy nhiên, sự khác biệt của Commission sản phẩm trong Affiliate Marketing đó là có cả sản phẩm phi vật lý (Non-physical Products) và sản phẩm vật lý (Physical Products). Trong đó sản phẩm phi vật lý còn được chia ra làm loại sản phẩm dịch vụ và loại sản phẩm số.
Sản phẩm vật lý là gì?
Sản phẩm vật lý được hiểu là các sản phẩm có thể cầm nắm được, chúng ta có thể thấy các dòng sản phẩm này chiếm đa số trong các ngành sản quốc ở bất kỳ quốc gia nào như là: Quần áo, giày dép, thực phẩm, mỹ phẩm, dược,...
Thông thường Commission sản phẩm cho các loại hình vật lý này nằm trong khoảng từ 3 đến 10% tùy thuộc vào sản phẩm và chính sách của công ty. Hiện nay với sự phát triển của Affiliate Marketing, con số này đã cởi mở hơn nhiều, ví dụ như Tik Tok sẽ có sự xuất hiện có % Commission lên đến 20, 25% rất nhiều.
Ngoài ra, con số 3% thường sẽ xuất hiện đối với các sàn TMĐT (Thương Mại Điện Tử) khi những Publisher thu cookie và người dùng cũ mua lại thông qua đường link trước đó.
Sản phẩm phi vật lý
[caption id="attachment_22934" align="aligncenter" width="600"] Sản phẩm phi vật lý trong các dạng commission sản phẩm[/caption]Sản phẩm phi vật lý là những sản phẩm không thể cầm nắm, đó là các dạng hữu hình như cách hiểu là sản phẩm số hoặc sản phẩm dịch vụ.
Sản phẩm số - Digital Products
Sản phẩm số là những dòng sản phẩm được sản xuất ra với mục đích sử dụng trên các thiết bị điện tử. Ví dụ: Phần mềm, ebook, ứng dụng, hosting, domain, plugin,...Những sản phẩm này thường có ưu điểm là bán được với 1 sản phẩm nhiều lần cho cùng một người. Vì vậy sức lan rộng của nó là cực kỳ mạnh, do những sản phẩm này có tính mua lại cao nên hoa hồng rất cao. Người bán có thể hưởng mức hoa hồng lên đến 40 - 100% cho mỗi đơn hàng thành công.
Sản phẩm dịch vụ - Service Products
Những sản phẩm dịch vụ này cũng không thể cầm nắm, tuy nhiên chúng lại là những trải nghiệm thực tế. Ví dụ như vé máy bay, tour du lịch, khóa học, thiết kế...
Đối với sản phẩm này mức hoa hồng cũng có thể nói là rất đa dạng, nhưng thấp nhất cũng từ 10% trở lên.
Tương tự như tính chất của sản phẩm phi vật lý, đó là một sản phẩm có thể bán cho nhiều người nên hoa hồng của sản phẩm dịch vụ vẫn phải nói là rất hậu hĩnh. Đa số những sản phẩm được tạo ra phi vật lý phụ thuộc nhiều vào chất xám, công nghệ.
Sức sáng tạo của dòng sản phẩm này phải nói là mạnh mẽ hơn nhiều so với các sản phẩm vật lý.
Nếu là một MMO bạn chắc hẳn có nghe qua lĩnh vực POD, đây là một hình thức bán sản phẩm thiết của mình cho nhà in sau khi khách hàng muốn mua chiếc áo, ly, cốc, mũ theo hình ảnh bạn đã thiết kế đó.
Có những loại Commission sản phẩm nào?
Commission theo % giá trị sản phẩm
Đây là cách phổ biến nhất được nhiều nhà cung cấp và nền tảng áp dụng. Các cộng tác viên sẽ được chi trả một % hoa hồng nhất định dựa trên đơn hàng mình bán hoặc tiếp thị được (tạo chuyển đổi đơn hàng).
Trong Digital Marketing mọi người sẽ thấy chúng được mô tả bằng chỉ số CPS (Cost Per Sale) ‘
Commission sản phẩm với số tiền cụ thể
CPA (Cost Per Action) được hiểu là đối với mỗi hành động của khách hàng, các Publisher sẽ nhận được hoa hồng. Việc này xảy ra với các sản phẩm số như những offer quảng bá cài đặt ứng dụng. Với mỗi khách hàng hoàn thành cài đặt thì bạn sẽ nhận hoa hồng.
Không chỉ vậy, đối với bất kỳ sản phẩm nào việc đưa ra Commission theo hình thức số tiền cụ thể cũng được nhiều người áp dụng.
Ví dụ một cách dễ hiểu là nếu sản phẩm đó có giá 10 triệu, sau khi bán thành công người bán sẽ nhận được một số tiền là 500 nghìn.
Tuy nhiên, với cách này thì hơi thiệt thòi cho người bán nên các chính sách thường sẽ gia tăng số tiền này nếu họ đạt được doanh số nhất định.
Tức là với 1 sản phẩm 10 triệu bạn nhận được 500 nghìn cho mỗi lượt bán, tuy nhiên đến đơn hàng thứ 30 số tiền này sẽ được cộng thêm 200 nghìn nữa là 700 nghìn.
Tính tiền theo định kỳ
Đây là cách thực hiện đối với những sản phẩm có tính chất gia hạn, dùng lại ở lĩnh vực phần mềm.
Tức là người bán sẽ nhận được một mức hoa hồng khá cao trong lần đầu chốt đơn, tuy nhiên sẽ còn nhận thêm tiền hoa hồng theo % nếu khách hàng đó tiếp tục gia hạn hợp đồng, phần mềm khi đáo hạn đến kỳ.
Kết luận
Trên đây là những gì mà mọi người có thể tìm hiểu về Commission sản phẩm là gì, những cách phân loại và có các kiểu Commission như thế nào trên thị trường. Hi vọng mọi người có thể bổ sung được thêm những thông tin giá trị cho mình.
Bài viết liên quan: