fbpx

Khi bạn là một người mới, bắt đầu chuẩn bị tìm hiểu về 1 lĩnh vực nào đó thì ắt hẳn sẽ bắt gặp những cụm từ/ nhóm từ được gọi là “thuật ngữ” trong lĩnh vực đó. Các thuật ngữ này thường được những người lâu năm trong ngành sử dụng rất nhiều. Đặc biệt, trong lĩnh vực Affiliate Marketing – Tiếp thị liên kết lại có rất nhiều các thuật ngữ viết tắt và khá khó hiểu như CPI, CPS, CPO,… Vì vậy, nếu bạn đang là người mới tìm hiểu về cách kiếm tiền online với hình thức tiếp thị liên kết thì đừng vội bỏ qua bài viết này nhé! Bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn và các khái niệm, các thuật ngữ Affiliate Marketing được sử dụng phổ biến hiện nay.

Nhóm 3 thuật ngữ affiliate marketing cơ bản nhất

Khi bạn muốn bắt tay vào kiếm tiền online cùng tiếp thị liên kết, bạn phải chắc chắn rằng mình hiểu cách hoạt động của mô hình affiliate marketing. Để nói ngắn gọn, mô hình tiếp thị liên kết được hoạt động và vận hành bởi 3 nhóm người chính, cũng là 3 thuật ngữ affiliate marketing cơ bản nhất:

Thuật ngữ Affiliate Marketing và mô hình làm tiếp thị liên kết

ADVERTISER (ADV): Đây là những người/ công ty/ tổ chức có sản phẩm (hoặc dịch vụ) và họ có nhu cầu trả tiền cho người quảng bá sản phẩm của họ qua các kênh digital marketing như mạng xã hội Facebook, Tiktok hay qua Website.

AFFILIATE NETWORK (Net): Vậy ADV làm thế nào để tìm kiếm và kết nối được với các nhà quảng bá sản phẩm cho họ? Câu trả lời là qua các Nền Tảng Tiếp Thị Liên Kết (Affiliate Network). Các nền tảng này sẽ đóng vai trò như đối tác trung gian để kết nối ADV với những người quảng bá sản phẩm, giúp 2 bên theo dõi, quản lý và tối ưu các chỉ số của các chiến dịch quảng bá sản phẩm trên các kênh marketing online. 

PUBLISHER (PUB): Đây là các cá nhân quảng bá sản phẩm hoặc các agency quảng cáo cho sản phẩm của ADV. thông qua các kênh digital marketing như mạng xã hội Facebook, Tiktok hay qua Website.

nhóm 8 thuật ngữ về các hình thức trả hoa hồng

Khi đã hiểu về cách vận hành của tiếp thị liên kết, bước tiếp theo là bạn cần hiểu các thuật ngữ affiliate marketing về mô hình nhận tiền/hoa hồng. Bởi lẽ, với mỗi một loại sản phẩm/ dịch vụ khác nhau thì Advertiser sẽ áp dụng các hình thức tính hoa hồng khác nhau cho Publisher.

Thuật ngữ Affiliate Marketing - CPA

COMMISSION: Đây chính là lượng hoa hồng mà Publisher sẽ được nhận từ Advertiser thông qua các Nền tảng tiếp thị liên kết sau khi đã quảng bá xong sản phẩm. Ngoài ra, Commission còn có các tên gọi khác như Com hoặc Payout.

COST PER ACTION (CPA): Đây là 1 thuật ngữ affiliate marketing để chỉ mô hình tính phí quảng cáo tối ưu nhất hiện nay. Advertiser sẽ chỉ trả hoa hồng cho Publisher dựa trên mỗi lượt hành vi (Action) của người mua hàng. Đó có thể là các hành động cụ thể như đăng ký dịch vụ, để lại thông tin cá nhân, mua hàng/ sử dụng dịch vụ,…

COST PER SALE (CPS): CPS là 1 hình thức trả hoa hồng cụ thể hơn CPA. Nếu như trong mô hình trả hoa hồng CPA, Advertiser sẽ trả hoa hồng cho Publisher dựa trên nhiều (hoặc 1 số) hành vi bất kỳ của người mua hàng thì trong mô hình CPS, Advertiser sẽ chỉ trả hoa hồng cho Publisher nếu người dùng mua hàng và nhận hàng thành công. 

COST PER ORDER (CPO): Khác với CPS, CPO là hình thức trả hoa hồng khi và chỉ khi người mua hàng đặt hàng online thành công. Tức là chỉ cần khách hàng đặt hàng online thành công và nhân viên sale bên Advertiser gọi điện xác nhận đơn hàng thành công là Publisher đã có thể nhận hoa hồng.

COST PER INSTALL (CPI): Mô hình trả hoa hồng dựa trên lượt tải ứng dụng (Install). Dó đó, CPI chỉ áp dụng cho các chiến dịch tải game mobile hoặc ứng dụng ngân hàng, ứng dụng giao đồ ăn,…

COST PER LEAD (CPL): Đây là mô hình trả hoa hồng khi khách hàng tiềm năng hoàn thành điền form đăng ký (để lại Lead – thông tin liên hệ như số điện thoại, họ tên, địa chỉ,…).

COST PER QUALIFIED LEAD (CPQL): Tương tự như CPL, tuy nhiên thì các form điền thông tin của Qualified Lead sẽ có yêu cầu/ tiêu chí cao hơn form điền thông tin Lead thông thường. Ví dụ như thông tin của khách hàng phải là những khách hàng đang có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ rất cao. Hoặc khách hàng điền thông tin phải là khách hàng mới, chưa từng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của Advertiser bao giờ.

EKYC (Electronic Know Your Customer): Đây là hình thức tính hoa hồng chỉ áp dụng cho các chiến dịch tải app của ngân hàng như VP Bank, MB Bank, TNEX,… Publisher sẽ được nhận hoa hồng sau khi khách hàng tải ứng dụng về điện thoại và đăng ký sinh trác học thành công trên ứng dụng. Quy trình đăng ký sinh trác học bao gồm chụp ảnh chân dung, chụp ảnh chứng minh nhân dân/ căn cước công dân, điền các thông tin quan trọng như khi đăng ký mở tài khoản ngân hàng.

Nhóm 8 thuật ngữ về hiệu suất quảng cáo

Khi làm tiếp thị liên kết nói chung hay digital marketing nói riêng, bạn cần phải quan tâm đến các chỉ số hiệu suất (Performance Metrics) để đánh giá, đo lường hiệu quả của 1 chiến dịch quảng cáo. Từ đó, đưa ra những thay đổi hợp lý để tối ưu chi phí quảng cáo mà vẫn đem lại doanh số/ hoa hồng cao nhất có thể. Vì vậy, những thuật ngữ affiliate marketing về hiệu suất quảng cáo bên dưới cũng cực kỳ quan trọng nhé!

Dinos Việt Nam sẽ lấy 1 ví dụ cụ thể để bạn có thể dễ dàng nắm bắt ý nghĩa của các chỉ số dưới đây.

Bạn quảng bá cho chiến dịch Tải App Ngân Hàng TNEX trên hệ thống của Dinos Việt Nam. Hình thức tính hoa hồng cho chiến dịch tải app ngân hàng TNEX là EKYC. Hoa hồng cho mỗi lượt EKYC là $3.26. Sau 1 tuần chạy tiếp thị liên kết, bạn bỏ ra số tiền $50 để chạy Facebook Ads và thu về 2,500 lượt hiển thị, trong đó có 2,000 lượt click link, tiếp đến có 50 lượt đăng ký EKYC thành công.

RETURN ON INVESTMENT (ROI): Đây là tỉ lệ lợi nhuận bạn kiếm được trên số tiền bạn bỏ ra đầu tư. ROI còn có nhiều tên gọi khác nhau tỷ suất hoàn vốn, tỷ lệ thu hồi vốn đầu tư hay,… Công thức tính ROI như sau: ROI = lợi nhuận (sau khi trừ hết chi phí) / Tổng chi phí. Như vậy trong ví dụ trên, lợi nhuận (sau khi trừ chi phí) của bạn là $3.26*50 – $50 = $113. Từ đó, ROI = $113/$50 = 226%.

EARNING PER CLICK (EPC): Đây là số tiền bạn kiếm được dựa trên mỗi lượt nhấp chuột của khách hàng. Trong ví dụ trên, chỉ số EPC của bạn sẽ là $163/2000 = $0.082. Lưu ý: Chỉ số EPC có thể thay đổi theo thời gian, nếu như bạn theo dõi chiến dịch và biết cách tối ưu thì EPC của bạn sẽ càng cao (EPC càng cao chứng tỏ bạn đang tối ưu chiến dịch affiliate marketing rất tốt!).

COST PER CLICK/ PAY PER CLICK (PPC): Đây là chi phí bạn phải trả cho mỗi lượt click chuột của khách hàng tiềm năng. Trong ví dụ trên, chỉ số PPC của bạn sẽ là $50/2000 = $0.025. 

IMPRESSION: Đây là tổng số lần nội dung quảng cáo của bạn được hiển thị trên mạng xã hội, bất kể có được click vào hay không. Như trong ví dụ trên thì Impression của chiến dịch TNEX rơi vào 2,500 lượt. Lưu ý: Bạn cần phân biệt lượt Impression và lượt Reach. Lượt Impression chỉ đơn giản là số lần hiển thị quảng cáo, không quan tâm người nhìn thấy quảng cáo là ai (tức là 1 người nhìn thấy quảng cáo 2 lần thì được tính là 2 Impression). Còn lượt Reach là lượt tiếp cận quảng cáo tới các tài khoản trên mạng xã hội (tức là 1 người nhìn thấy quảng cáo của bạn 2 lần thì vẫn chỉ tính là 1 Reach).

Thuật ngữ Affiliate Marketing - Impression

CLICK THROUGH RATE (CTR): Hiểu đúng nghĩa đen thì đây là tỷ lệ nhấp chuột trên số lượt hiển thị (Impression). Theo ví dụ trên thì chỉ số CTR trong chiến dịch quảng cáo TNEX là 2,000/2,500 = 80%.

CONVERSION: Lượt chuyển đổi. Đây chính là bước khách hàng bấm link và hoàn thành các hoạt động cần thiết (như trong CPI, CPO, CPS,…) để Publisher nhận được hoa hồng. Trong ví dụ TNEX thì bạn đã có được 50 Conversions rồi đó!

CONVERSION RATE (CR hoặc CVR): Tỷ lệ chuyển đổi được tính bằng công thức Conversion/Click. Trong ví dụ TNEX thì CR của bạn rơi vào 50/2000 = 25%. 

APPROVAL RATE (AR): Nếu như bạn nghĩ CR là chỉ số quan trọng nhất thì bạn đã nhầm. AR mới được coi là “trùm cuối” quan trọng nhất trong mọi chiến dịch. Bởi lẽ CR sẽ chỉ dừng lại ở bước chuyển đổi hành vi, tức là khách hàng hoàn thành xong hành vi mua hàng. Tuy nhiên, nếu sau đó khách hàng “bùng hàng” hoặc shipper giao hàng đến mà khách hàng không nhận hàng thì bạn sẽ không nhận được hoa hồng (tuy nhiên thì CR vẫn sẽ giữ nguyên nhé!). Ngược lại, AR sẽ chỉ tính những đơn hàng thành công và đảm bảo tỉ lệ bạn chắc chắn sẽ nhận được hoa hồng. Đối với các chiến dịch vật lý/ giao hàng COD theo hình thức CPO như mỹ phẩm, dầu gội thì tình trạng bom hàng của khách càng cao thì CR càng không có ý nghĩa gì. 

nhóm 4 thuật ngữ affiliate marketing về kỹ thuật

Như bạn đã biết, affiliate marketing là 1 hình thức tiếp thị online. Vì vậy, để làm tiếp thị liên kết thành công thì bạn cần có 1 chút kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực digital marketing, đặc biệt là digital ads. Bên dưới đây sẽ là 1 vài thuật ngữ affiliate marketing liên quan đến kỹ thuật/ IT.

AFFILIATE LINK: Link tiếp thị liên kết cho sản phẩm. Đây là URL cụ thể có chứa ID hoặc tên người dùng của liên kết để affiliate network có thể dễ dàng theo dõi dữ liệu (bao gồm lượt click link, lượt mua hàng, thời gian mua hàng,…). Từ đó, Affiliate Link giúp bạn thống kê lại số liệu, theo dõi các chỉ số và tối ưu chiến dịch quảng bá cho sản phẩm.

APPLICATION PROGRAMMING INTERFACE (API): Ngoài việc sử dụng affiliate link thì “bắn API” cũng là 1 hình thức theo dõi dữ liệu của chiến dịch affiliate. Thay vì dùng trực tiếp link affiliate của Dinos Việt Nam, bạn có thể gắn link API của sản phẩm bạn muốn quảng bá vào trang Ladi Page. Lúc này, link API sẽ đóng vai trò chung gian và đổ dữ liệu từ Landing Page của bạn về hệ thống của Dinos Việt Nam.

COOKIE: Trong tiếp thị liên kết, cookie được sử dụng để theo dõi liên kết hoặc quảng cáo mà người tiêu dùng nhấp chuột từ trang web của publisher đến trang web của nhà cung cấp. Cookie cũng có thể lưu trữ ngày và giờ của nhấp chuột nhằm mục đích theo dõi thời gian trôi qua giữa một nhấp chuột và chuyển đổi sang doanh thu hoặc khách hàng tiềm năng. Các chiến dịch tiếp thị liên kết của sàn thương mại điện tử đa số đều có chính sách lưu cookie 7 ngày sau khi bấm link. Tức là chỉ cần khách hàng bấm link và không cần mua hàng luôn, trong vòng 7 ngày sau đó nếu khách hàng mua hàng thì vẫn sẽ được tính hoa hồng cho Publisher.

LAST CLICK: Hiện nay, đa số các chiến dịch affiliiate marketing cho sàn thương mại điện tử như Shopee, Tiki hay Lazada đều sử dụng cơ chế last click. Có nghĩa 1 khách hàng nhấn vào affiliate link của người A đầu tiên, nhưng không mua hàng. Sau 1 vài ngày họ lại click vào affiliate link của người B, lần này họ mua hàng thì hoa hồng sẽ được tính cho người B, tức là tính cho affiliate link mà khách hàng bấm vào sau cùng, cookie mới sẽ được ghi đè lên cookie cũ.

Dinos Việt Nam là nền tảng Affiliate Marketing trực tuyến tại Việt Nam. Với hàng trăm chiến dịch tiếp thị liên kết cùng chính sách thanh toán hoa hồng 24/7. Hàng tuần sẽ có những buổi livestream chia sẻ kiến thức marketing online trên livestream miễn phí như: Facebook Ads, Google Ads. SEO, Tiktok, … miễn phí. Nếu bạn chưa đăng ký thành công tài khoản tiếp thị liên kết của Dinos thì hãy đăng ký theo link bên dưới này nhé! 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *