fbpx

Ngành Marketing Online đang có sự phát triển ngày càng mạnh mẽ với sự tham gia của nhiều bên với mục tiêu nhằm thúc đẩy doanh số bán hàng. Bên cạnh các KOL, ngôi sao điện ảnh, ca sĩ, diễn viên, chuyên gia được các nhãn hàng ưu ái lựa chọn mỗi khi muốn truyền thông cho một sản phẩm nào đó thì KOC ngày nay nổi lên như một hiện tượng. Mặc dù KOC còn khá mới nhưng lại đang dần thay thế xu hướng KOL và tác động mạnh mẽ đến quyết định người mua hàng. Vậy KOL và KOC là gì? Phân biệt KOL và KOC? Cùng Dinos tìm lời giải đáp nhé

Đọc thêm: Làm Content Tiktok như thế nào để kiếm tiền?

KOL là gì?

Phân biệt KOL và KOC
Phân biệt KOL và KOC

KOL (hay Key Opinion Leader) là “người tư vấn quan điểm chính”, có sức ảnh hưởng đến một cộng đồng nhất định. Họ là những người có chuyên môn về một lĩnh vực nào đó, và thông qua những kiến thức, hoặc chia sẻ nhận được sự yêu thích và tín nhiệm của nhiều người. Hiện nay, KOL phủ sóng khắp mọi lĩnh vực như ca sĩ, MC, đầu bếp, bác sĩ, giáo viên,…

KOC được viết tắt của cụm từ Key Opinion Consumer. Giống với KOLs, KOC là những người có sức ảnh hưởng lớn trong thị trường. Công việc của họ là nhận sản phẩm/dịch vụ sau đó trực tiếp thử nghiệm và đưa ra những đánh giá, nhận xét mang tính khách quan.

Một số các KOC tiêu biểu hiện nay như:

Võ Hà Linh – Reviewer chuyên review các sản phẩm mỹ phẩm, ngoài ra cô còn lấn sân sang mảng tiktok và thu hút được hàng trăm nghìn lượt yêu thích

Ninh Tito – chàng Youtuber với những video review đồ ăn chân thực có hàng trăm ngàn lượt theo dõi kênh trên Youtube

Khoai Lang Thang cũng nổi lên ở mảng Youtuber với những video khám phá ẩm thực, du lịch của các miền đất trên khắp Việt Nam và cả ngoài nước. Với lối nói chuyện lôi cuốn, chân thực, anh chàng đã có hàng triệu người followers trên nền tảng này.

Phân biệt giữa KOL và KOC

Sự khác biệt giữa 2 hình thức KOC và KOL thể hiện ở các khía cạnh sau:

Sự phổ biến

Sự phổ biến là cách đơn giản để phân biệt KOL và KOC
Sự phổ biến là cách đơn giản để phân biệt KOL và KOC

KOL là những người có tầm ảnh hưởng rộng, sở hữu lượng người theo dõi lớn trên các trang mạng xã hội. Chức năng của KOL là mở rộng tệp khách hàng cho các nhãn hàng, tăng độ phủ thương hiệu. Các nhãn hàng thường sẽ tự tìm đến các KOLs, ký hợp đồng hợp tác dựa trên báo giá cá nhân của từng KOL. Ngoài ra KOL sẽ được sử dụng sản phẩm free được gửi tặng từ nhãn hàng nhằm tiếp cận được nhiều hơn tới các khách hàng tiềm năng

Khác với KOL, KOC đứng trên cương vị là người tiêu dùng sản phẩm, họ sẽ trực tiếp sử dụng sản phẩm trong một thời gian nhất định. Sau đó họ sẽ đánh giá sản phẩm và nhận được hoa hồng từ nhà cung cấp. KOC sẽ chủ yếu sử dụng hình thức tiếp thị liên kết để nhận được khoản hoa hồng (tức là mỗi một lần click vào link mà KOC giới thiệu và mua hàng tại đó thì KOC đó sẽ nhận được một khoản hoa hồng tương ứng). Có thể nói KOC có tác động mạnh bởi tính chủ quan nhưng ngược lại độ phủ thương hiệu sẽ thấp hơn KOL.

Quy mô người theo dõi

Phân biệt KOL và KOC dựa vào quy mô người theo dõi
Phân biệt KOL và KOC dựa vào quy mô sự theo dõi

KOL được phân cấp dựa trên số lượng followers. Với những KOL ở mức ảnh hưởng mega-influencers sẽ là những người nổi tiếng, là những celebs có tầm ảnh hưởng sâu rộng, sở hữu số lượng người theo dõi trên 1 triệu người, thậm chí có thể lên tới hàng trăm triệu người. Những KOL ở mức Macro-influencers sẽ là những người nổi tiếng trên các trang mạng xã hội, ảnh hưởng đến một nhóm người nhất định. Những KOL ở dạng này sẽ sở hữu từ 50.000 – 100.000 followers. Ở nhóm thấp hơn là những micro-influencers, nhóm KOL này sẽ có lượng người follow vào khoảng 10.000 – 50.000.

Với KOC thì lại khác. Followers cũng là một yếu tố quan trọng tuy nhiên đây không phải là yếu tố quyết định. KOC tập trung vào chuyên môn đánh giá sản phẩm dựa trên việc đứng trên khía cạnh của một người tiêu dùng sản phẩm. Vì vậy, tuy sở hữu một lượng followers thấp nhưng hiệu quả công việc thì lại lớn.

Tính chuyên môn trong công việc

KOL sẽ là những người có chuyên môn sâu rộng trong một lĩnh vực nhất định. Họ là những người có tầm ảnh hưởng lớn. KOL sẽ nhận các hợp đồng quảng cáo dựa trên kiến thức cũng như độ uy tín của mình. KOL sẽ bị ảnh hưởng nhất định nếu nhận quảng cáo một cách tràn lan, làm giảm độ uy tín. 

KOC lại khác. Họ không cần phải có chuyên môn sâu rộng bởi họ là những người trực tiếp trải nghiệm sản phẩm và sau đó đưa ra những nhận xét chủ quan của mình nhằm tiếp cận khách hàng. Đánh giá của KOC sẽ tác động đến ý định mua hàng của người xem bởi nó thực tế, chân thực và không mang tính chất quảng cáo. 

Sự chủ động

KOL sẽ là những người được nhãn hàng liên hệ để quảng cáo cho sản phẩm của họ. Điểu dễ dàng nhận ra là trên thị trường có rất nhiều các dịch vụ booking KOL nhằm giúp doanh nghiệp kết nối với KOL nhanh nhất có thể. KOL sẽ ít có tính chủ động hơn.

Với KOC thì lại khác. Họ là những người sẽ tự tìm đến các sản phẩm tốt, phù hợp hoặc những sản phẩm đang hot trend để review. Do vậy KOC sẽ làm được những gì mà mình muốn. Nhà quảng cáo sẽ có những hình thức tiếp thị liên kết và KOC sẽ kiếm được hoa hồng dựa trên những sản phẩm mà người mua hàng mua thông qua link của họ.

Kết luận

KOL hay KOC đều có những lợi thế nhất định trong việc quảng bá sản phẩm hoặc hình ảnh thương hiệu của nhãn hàng. Nếu chúng ta biết lồng ghép khéo léo trong việc sử dụng KOL hay KOC thì hiệu quả Marketing sẽ thành công vượt trội. Bài viết đã đem đến cho bạn một cái nhìn tổng quan về KOL và KOC là gì cũng như phân biệt được 2 hình thức trên từ đó giúp bạn đánh giá đúng đắn, đưa ra một chiến lược Marketing hiệu quả.

Dinos Việt Nam là nền tảng Affiliate Marketing trực tuyến tại Việt Nam. Với hàng trăm chiến dịch tiếp thị liên kết cùng chính sách thanh toán hoa hồng 24/7. Hàng tuần sẽ có những buổi livestream chia sẻ kiến thức marketing online trên livestream miễn phí như: Facebook Ads, Google Ads. SEO, Tiktok, … miễn phí. Nếu bạn chưa đăng ký thành công tài khoản tiếp thị liên kết của Dinos thì hãy đăng ký theo link bên dưới này nhé!

TẠO TÀI KHOẢN AFFILIATE TẠI DINOS

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *