fbpx

Trong lĩnh vực MMO nói chung, Affiliate Marketing nói riêng có lẽ anh em sẽ gặp được những thuật ngữ rất cần thiết trong công việc. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về một từ mà mọi người chắc chắn sẽ dùng đến. Ngoài ra đây còn là một trong những thủ thuật để mọi người có thể sử dụng để tối ưu hóa trong các chiến dịch của mình. Đó chính là UTM, vậy UTM Source là gì, tại sao nó lại quan trọng đối với các Publisher?

UTM Source là gì?

Để cắt nghĩa một cách nhanh chóng và chính xác nhất, chúng ta sẽ phân tích từ ngữ nghĩa của nó. UTM chính là viết tắt của từ tiếng Anh Urchin Tracking Module. Đó chính là một dạng source code được lập trình để người làm Marketing có thể dùng nó dán vào các đường dẫn URL.

UTM Source

Vai trò của UTM Source

Với mỗi trang web chúng ta đều có thể tạo những UTM để theo dõi được các nguồn truy cập và các thông tin theo dõi khác. Về vai trò này cực kỳ với những bạn nào đang sở hữu trang web, landing page,…cụ thể hơn đó chính là vô cùng hữu ích với các bạn đang làm Affiliate Marketing thông qua website.

Không những vậy, UTM còn có vai trò thực hiện các chức năng khác. Ví dụ như tham gia vào nhiệm vụ phân tích dữ liệu chi tiết hơn. Chúng ta có thể thấy các công  cụ Google Analytics, Kissmetrics, Hotjar,…sẽ cần đến UTM.

Sau đó khi nhận được traffic từ đâu bạn có thể biết được nội dung và quảng bá của mình đang ở đâu hiệu quả hơn để từ đó có điều chỉnh và kế hoạch sao cho phù hợp.

Những thành phần chính của một UTM Source

Khi chúng ta đã hiểu được chức năng của UTM, bây giờ sẽ là phần tìm hiểu rõ hơn về nó. Trong một UTM Source hoàn chỉnh sẽ có 5 thành phần chính. Tuy nhiên các bạn không cần phải lo quá nhiều vì chúng ta là một Marketer chỉ cần hiểu và sử dụng. Việc can thiệp nếu có cũng không quá khó.

UTM Source 1

UTM Source

Đối với thành phần này chúng ta sẽ phải nhập địa chỉ trang web, như vậy lượt truy cập sẽ được dẫn sang trang web của mình đã nhập.

Ví dụ: Nếu mọi người có một utm_source=facebook, như vậy khi có người dùng click vào link này thì họ sẽ tự động được điều hướng đến trang web của bạn.

UTM Source 2

Sau đó khi các bạn theo dõi lượt truy cập từ Google Analytics thì có thể biết được lượng truy cập từ Facebook là bao nhiêu.

UTM Medium

 Khi các bạn khai báo Source code như trên đã giúp chúng ta có được địa chỉ của nguồn traffic. Trong khi đó UTM Medium sẽ giúp bạn biết được traffic đã được truy cập bằng hình thức nào.

Cụ thể, loại traffic Source cho bạn biết lượt click đến từ Facebook, tuy nhiên khi có UTM Medium bạn sẽ biết rõ hơn là traffic này đến từ quảng cáo hay bài viết trên trang hoặc của người khác.

Ví dụ: utm_medium_cpc 

Có nghĩa là traffic được truy cập đến với website của bạn dưới dạng quảng cáo trả phí CPC (Cost Per Click). Vậy chúng ta hãy thử nghĩ xem, nếu không đặt code như vậy thì chuyện gì sẽ xảy ra.

Đó là khi xem thông số từ Google Analytics, hệ thống chỉ cho thấy traffic đến từ social và gom các loại traffic từ Facebook cùng giống nhau. Bạn sẽ khó có thể biết được lượng truy cập đó là từ Free traffic hay paid traffic. Ngoài ra khi làm Marketing, chúng ta có rất đa dạng nguồn truy cập vì vậy việc phân biệt sẽ giúp bạn đánh giá chiến dịch chi tiết hơn.

UTM Campaign

Từ đầu bài đến giờ, chúng ta có nhắc đến khá nhiều chiến dịch khi làm Marketing. Tuy nhiên, trong trường hợp mà kế hoạch của bạn triển khai với nhiều chiến dịch thì sao?

Tương tự như trình quản lý quảng cáo, chúng ta khi thiết lập nhiều chiến dịch cũng phải đặt tên để phân biệt. Thì ở đây UTM Campaign cũng có chức năng tương tự đó là giúp bạn biết được Traffic từ chiến dịch nào.

Vì vậy việc khai báo UTM Source cho tên chiến dịch là tùy chúng ta, miễn sao việc đặt tên này giúp bạn dễ quản lý và phân biệt.

Thông thường UTM Campaign sẽ được đặt tên như sau: utm_campaign=khuyenmai_2011_nhagiaovietnam

Chú ý : Trong 3 thành phần mà chúng ta kể trên đều là những UTM bắt buộc và quan trọng khi khai báo. Điều quan trọng hơn nữa là các bạn cần phải đồng bộ và thống nhất khi sử dụng các UTM trên.

Tức là nhiệm vụ của loại nào thì thể hiện chức năng đó, ví dụ như khi nói về CPC chúng ta sẽ phải dùng đến UTM Medium và ngược lại. Ngoài ra việc sử dụng Source code mọi người nên nhất quán trong cách sử dụng ký tự, vì chúng có phân biệt chữ hoa và thường.

UTM Content

Tương tự như Campaign loại UTM Content này cũng là để đặt tên để mọi người phân biệt được traffic từ loại nội dung nào. Bạn có thể hình dung nó giống như đặt tên bài quảng cáo trong khâu cuối của setup chiến dịch Facebook Ads.

UTM Term

Đây là loại UTM để mọi người tracking được traffic đến từ loại keyword nào đang có chất lượng tốt nhất.

Cách tạo mã UTM theo dõi chiến dịch

Tạo mã UTM source url Builder

Để có thể tạo mã UTM Tracking, bạn có thể tạo mã bằng cách truy cập vào website tạo mã UTM của google tại: tại: https://ga-dev-tools.web.app/campaign-url-builder/  . Tại trang web bạn cần lưu ý với một số thông số UTM như sau:

  • Website URL: Điền URL mà bạn muốn đo lường.
  • Campaign Source: Điền tên nhà quảng cáo, trang web,( Google, Facebook,tiktok…).. đang gửi traffic đến cho trang của bạn.
  • Campaign Medium: Phương tiện quảng cáo. Ví dụ như: CPC, email, banner, popup,… Source xác định nguồn truy cập từ đâu thì Medium sẽ xác định cách thức truy cập từ kênh đó đến trang của bạn.
  • Campaign Name: Điền tên chiến dịch, mã khuyến mãi cho sản phẩm.
  • Campaign Term: Xác định những từ khóa có trả phí giúp cho bạn biết được những từ khóa nào đem lại lượt chuyển đỏi cao hơn.
  • Campaign Content: Được sử dụng để phân biệt những nội dung hay những liên kết của mộ quảng cáo.
UTM Source 3

Lưu ý: Khi điền thông tin bạn không được sử dụng dấu cách ( ) hay dấu gạch nối (-) khi đặt những thông số, mà bạn chỉ được sử dụng dấu gạch dưới (_) để phân biệt với những URL của website. Bên cạnh đó, những thông số của URL Tracking có sự phân biệt ký tự in hoa và in thường nên hãy chú ý để không bị nhầm lẫn nhé.

Tạo mã UTM tracking thủ công

Ngoài cách tạo mã UTM bằng công cụ trên, bạn có thể tạo mã bằng cách thủ công để có thể dễ dàng tùy chỉnh chiến dịch vớ một số lưu ý dưới đây như:

  • Tách riêng URL và thông số bằng dấu hỏi chấm (?)
  • Thông số và giá trị được tách với nhau bằng dấu bằng (=)
  • Đối với mỗi cặp thông số và giá trị khác nhau sẽ được tách bởi dấu (&)

Qua bài viết trên, hy vọng bạn có thể hiểu rõ được UTM source là gì? cách tạo và sử dụng nó như thế nào? Hy vọng với việc ứng dụng UTM Source vào chiến dịch marketing, bạn sẽ đưa ra được những chiến lược đúng đắn và đạt được hiệu quả cao nhất. Đừng quên theo dõi Dinos thường xuyên để cập nhật những thông tin bổ ích nhất nhé.

Dinos Việt Nam là nền tảng Affiliate Marketing trực tuyến tại Việt Nam. Hàng tuần sẽ có những buổi livestream chia sẻ kiến thức marketing online trên livestream miễn phí như: Facebook Ads, Google Ads. SEO, Tiktok, … miễn phí. Nếu bạn chưa đăng ký thành công tài khoản tiếp thị liên kết của Dinos thì hãy đăng ký theo link bên dưới này nhé! (Xem hướng dẫn đăng ký tài khoản và tạo link Affiliate Dinos)

TẠO TÀI KHOẢN AFFILIATE TẠI DINOS

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *