Bán hàng trên Shopee như thế nào? 8 bước cơ bản cho người mới
Cho đến nay Shopee vẫn là sàn thương mại điện tử với lưu lượng truy cập từ người dùng lớn nhất Việt Nam. Điều đó có nghĩa là đây vẫn được xem là một thị trường tiềm năng và có nhu cầu mua sắm vô cùng lớn. Nếu bạn cũng đang muốn bắt đầu bán hàng trên Shopee nhưng chưa biết thực hiện như thế nào thì bài viết này sẽ giúp bạn. Mình sẽ hướng dẫn bộ quy trình cách bán hàng trên Shopee từ đầu đến cuối ra sao.
Cách bán hàng trên Shopee
Trong quy trình này chúng ta sẽ cùng làm rõ 2 trường hợp:
- Một là bạn đã có sản phẩm và muốn bắt đầu bán hàng trên Shopee.
- Hai là mọi người chưa có bất kỳ thứ gì và bắt đầu với một ý tưởng.
Có thể bạn thuộc nhóm số một thì những bước đầu như nghiên cứu thị trường, lựa chọn sản phẩm có thể bỏ qua. Hoặc bạn cũng có thể xem đó là tiêu chí đánh giá và đối chiếu lại với những gì mình đang sở hữu.
Bước 1 - Nghiên cứu thị trường
Việc nghiên cứu thị trường trên Shopee hiện nay có thể được thực hiện bởi các công cụ khác như Google Trends, Keyword Planner,...Tuy nhiên, đây đều là phần mềm thứ 3, họ cũng không lấy trực tiếp dữ liệu từ Shopee. Nếu bạn cần để đối chiếu số liệu hoặc đánh giá tổng quan vẫn tốt hơn là không có.
Những cách đánh giá trực quan hơn về thị trường trên Shopee:
Tool Beecost: Có tổng quan về các ngành hàng và số liệu cụ thể cho những mặt hàng
Mục Tìm kiếm hàng đầu trên Shopee: Đây là mục mà Shopee tổng hợp các sản phẩm đang được tìm kiếm nhiều trên nền tảng.
[caption id="attachment_21179" align="aligncenter" width="600"] Gợi ý các sản phẩm bán hàng chạy trên Shopee[/caption]Sản phẩm đang bán chạy trên Shopee: Khi truy cập vào trang chủ các bạn kéo xuống sẽ thấy phần này.
[caption id="attachment_21180" align="aligncenter" width="600"] Các sản phẩm bàn hàng flashsale trên Shopee[/caption]Mục đích của việc nghiên cứu thị trường sẽ giúp bạn lựa chọn ngành hàng, sản phẩm mà mình sẽ tham gia. Chắc chắn rằng, những sản phẩm mà bạn muốn kinh doanh đang có nhu cầu lớn từ thị trường.
Bước 2 - Phân tích đối thủ
Phân tích đối thủ nhằm mục đích tìm ra được những điểm mạnh của các shop đã tồn tại và hoạt động mạnh trên Shopee. Điều này giúp bạn có thể thấy được khả năng mình tham gia vào sẽ có được lợi thế cạnh tranh gì. Những yếu tố nằm trong phần phân tích đối thủ, đồng thời cũng là những tiêu chí mà bạn cần phải tối ưu cho chính shop của mình luôn nhé.
Một số tiêu chí để phân tích đối thủ khi bán hàng trên Shopee như sau:
Giá sản phẩm
Đây là yếu tố hàng đầu trên chợ thương mại điện tử, giá cần được xác định đúng. Nếu bạn đã chọn được sản phẩm cho mình ở bước đầu, hãy xem giá thành của đối thủ đang nằm trong chiến lược giá hay không.
Cụ thể sản phẩm của họ đang là mặt hàng tạo ra lợi nhuận, hay sản phẩm đó chỉ là phễu thu hút traffic. Nếu sản phẩm bạn chọn chỉ là sản phẩm phễu của đối thủ thì nên từ bỏ đi nhé, “châu chấu đá xe” là hỏng hết mọi thứ sau đó. Điều quan trọng là khi giá nhập hàng của bạn tốt, những tiêu chí theo sau đó sẽ được thực hiện một cách trọn vẹn hơn.
Chương trình khuyến mãi
Hiện nay có khá nhiều chương trình khuyến mãi được tổ chức trên sàn bao gồm cả gói Freeship Xtra, hoàn xu, mua nhiều giảm giá, Flash sale,...Như bạn cũng thấy, nếu giá nhập không tốt, bạn không thể “cắt máu” của mình ra để duy trì một loạt chương trình khuyến mãi từ Shopee.
Đối với sàn TMĐT, Freeship Xtra được coi như là một loại khuyến mãi không thể thiếu đối với người mua.
Sự đa dạng
Sự đa dạng được đánh giá chính là một dòng sản phẩm có thể cho khách hàng nhiều lựa chọn. Có những mặt hàng đại trà sẽ đấu tranh nhau ở nhiều tiêu chí, nhưng nếu bạn có được một mặt hàng ít shop có thì bạn đang hưởng lợi từ một dòng sản phẩm ngách.
Với lợi thế này bạn có thể gia tăng lợi nhuận từ các sản phẩm ngách. Đồng thời khách hàng cũng không cần phải tìm kiếm ở những nơi khác, giữ chân khách hàng trên chính shop mình lâu hơn.
Ví dụ: Nếu bạn bán giày sandal, có thể bán thêm giày thể thao. Hoặc chính một loại giày sandal đó nhưng có đến hàng chục biến thể.
Chính sách bảo hành
Chính sách bảo hành này phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tất nhiên không loại trừ chi phí nhập hàng. Ngoài ra nếu bạn không phải là nhà sản xuất, hãy tự deal với bên nhà cung cấp về hình thức bảo hành cho khách hàng nếu sản phẩm bị lỗi. Khi nằm trong thế không thể thỏa thuận, bạn mới nên tính đến trường hợp tự mình cắt chi phí ra để bảo hành cho người mua.
Bước 3 - Lựa chọn nguồn hàng
Với những phân tích ở phần 2, mọi người có thể thấy các yếu tố về việc lựa chọn nguồn hàng rất quan trọng. Vì vậy dựa vào những tiêu chí đó, hãy tìm cho mình một nguồn hàng có thể giúp bạn đạt được những điều trên.
Một trong những kinh nghiệm khi lựa chọn nguồn hàng:
- Thời gian vận chuyển: Để phòng trường hợp thường xuyên xảy ra cho việc không đủ hàng phân phối. Bạn nên ưu tiên đối tác gần mình, có thời gian vận chuyển nhanh gọn.
- Không nên phụ thuộc vào một nơi: Để lựa chọn được một nguồn hàng tốt, bạn cần bỏ ra nhiều thời gian để có thông tin về nhiều đối tác. Như vậy việc so sánh và đánh giá để có một nhà cung cấp tốt sẽ dễ hơn. Đồng thời bạn cũng không bị phụ thuộc vào 1 nơi khiến cho những đợt cháy hàng sẽ khiến cho shop của bạn “ăn sao quả tạ” vì không có hàng cho khách.
Bước 4: Lên nội dung sản phẩm
Nội dung sản phẩm sẽ bao gồm các yếu tố hình ảnh, video và mô tả sản phẩm.
Về phần hình ảnh: Các bạn có thể đầu tư một chút kỹ năng thiết kế. Cơ bản nhất cũng phải dùng được Canva, hoặc nếu đầu tư hơn hãy dùng đến Photoshop hoặc AI.
Video: Bạn có thể tận dụng video từ Trung Quốc trên các sàn TMĐT hoặc Douyin về để edit lại. Nếu có nguồn từ quay bạn cũng có thể tự edit trên Capcut cho người nhanh gọn, đơn giản. Nâng cao hơn có thể dùng Premiere Pro.
Mô tả sản phẩm: Đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm, chính sách, phân loại, chất liệu, quy trình bảo quản, hướng dẫn sử dụng. Nếu bạn tìm hiểu về SEO hãy đặt từ khóa muốn SEO trong tên sản phẩm và các hashtag tại phần mô tả.
Bước 5 - Seeding đánh giá
Seeding được hiểu là cách để bạn tạo ra hiệu ứng ban đầu để gia tăng lòng tin cho khách hàng. Trong đó có những tiêu chí như lượt mua, lượt đánh giá chất lượng (4 đến 5 sao), các lời bình tốt về sản phẩm.
Về cách làm này các bạn có thể nhờ đến người thân mua hàng, sau đó trả đánh giá 4 hoặc 5 sao. Cùng với đó là những lời đánh giá chân thật về sản phẩm. Hãy chú ý, việc làm seeding cần phải khéo léo, nếu trông quá “giả trân” sẽ dễ tác dụng ngược.
Bước 6 - Tham gia các chương trình khuyến mãi
Như phần phân tích đối thủ, chúng ta cần phải tham gia các chương trình khuyến mãi. Tùy vào chiến lược giá và đối thủ đang lên kế hoạch như thế nào. Nhưng ưu tiên nhất vẫn là Freeship Xtra nhé.
Bước 7 - Chạy Marketing
Marketing trong việc bán hàng trên Shopee cũng có khá nhiều cách như sau.
- Traffic nội sàn: Với cách hình thức như quảng cáo khám phá, quảng cáo đấu thầu từ khóa, tham gia các chương trình Flash Sales.
- Traffic ngoại sàn: Group Facebook, Zalo, TikTok,... Bạn có thể xây nội dung Free traffic từ các nền tảng này hoặc chạy ads tùy vào lợi nhuận và nguồn tài chính của mình.
Bước 8: Đánh giá - Tối ưu
Sẽ cần một khoảng thời gian để mọi người thu thập đủ nhiều các thông tin, chỉ số sau khi chạy Marketing và các thông số bán hàng. Từ đó bạn sẽ cân nhắc một số tiêu chí quan trọng tạo ra kết quả tốt để thúc đẩy kinh doanh. Việc tối ưu sẽ giúp cho biên độ lợi nhuận hoặc kế hoạch kinh doanh của bạn đi đúng hướng mong muốn.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ các bước về cách bán hàng trên Shopee khá chi tiết, mọi người có thể tham khảo để lên cho mình một bộ khung cụ thể hơn và triển khai. Chúc mọi người thành công và có được kết quả như mong đợi.
Có thể bạn quan tâm:- Hướng Dẫn Cách Tạo Gian Hàng Shopee Cho Người Bán 2022
- Cộng tác viên là gì? Cách làm cộng tác viên trên Shopee
- Chia sẻ cách rải link Affiliate Shopee hiệu quả
- Cách kiếm tiền với Shopee - Sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam
- Shopee Mall là gì? Có nên bán hàng trên Shopee Mall
- Có nên chọn làm tiếp thị liên kết Shopee không?
- Hướng dẫn đăng ký và tạo link Affiliate Shopee
- Dropship Shopee Là Gì? Cách Làm Dropshipping Shopee Kiếm Tiền Online