Shopee vẫn đang là một thế giới lớn mạnh hàng đầu tại thị trường Thương Mại Điện Tử (TMĐT) Việt Nam. Vì vậy, các chương trình hoạt động của sàn cũng giúp cho nhiều người có thể tăng thêm thu nhập. Bên cạnh việc trở thành nhà bán hàng (Seller) trên sàn bạn cũng có thể lựa chọn một hình thức khác đó là cộng tác viên. Vậy cộng tác viên là gì, cách làm ctv trên Shopee như thế nào? mời các bạn cùng đọc bài viết sau đây.
Cộng tác viên là gì trên Shopee
Shopee có khá nhiều chương trình để thúc đẩy doanh số cho sàn, khi đó những người bán hàng online cần đến sự giúp đỡ của các cộng tác viên. Có thể các Seller là những người kinh doanh, cũng có thể là xưởng sản xuất. Chúng ta có thể hình dung họ là đối tượng Seller trên sàn TMĐT này.
Khi đó cộng tác viên sẽ có chức năng mang các sản phẩm này đến tay người tiêu dùng ở bất kỳ đâu. Ví dụ như: Google, Youtube, Tik Tok, Instagram, Facebook,…Như vậy cộng tác viên bây giờ trở thành cầu nối trung gian giữa Seller và khách hàng.
Tất nhiên, dựa vào số lượng đơn hàng mà cộng tác viên tạo ra được, họ sẽ nhận lại một tỷ lệ % nhất định dựa trên sự chênh lệch.
Với sự phát triển của mạng xã hội như hiện nay, hình thức này đã không còn là một cách làm quá khó. Thậm chí đây còn được xem là một nguồn thu nhập chính của không ít các bạn trẻ Gen Z như bây giờ.
Thông thường, cộng việc này bất cứ ai cũng có thể bắt đầu mà không cần bỏ vốn. Tuy nhiên, để có được traffic ngoại sàn cũng có nhiều ý tưởng để việc đầu tư chi phí và mang lại lợi nhuận nhanh hơn.
Quy trình hoạt động của cộng tác viên Shopee
Nói quá khái niệm bạn có thể hình dung được phương pháp kiếm tiền của cộng tác viên như thế nào. Để cụ thể hơn, chúng ta cùng xem cách thức hoạt động của mô hình này qua những bước sau:
Bước 1: Tìm nhà cung cấp trên Shopee, hay nói cách khác là bận cần phải tìm Seller chấp nhận hình kết nối này. Về vấn đề tìm Seller như thế nào mình sẽ chia sẻ trong phần sau.
Bước 2: Các bạn sẽ lấy thông tin sản phẩm của Seller sau đó tiếp thị đến với người tiêu dùng ở bất kỳ đâu.
Bước 3: Tới bước này, mình sẽ giả sử có người mua hàng thông qua lời giới thiệu của bạn. Như vậy bạn sẽ dùng thông tin khách hàng đó cung cấp lại cho Seller để họ lên đơn hàng.- Tuy nhiên, giá cả sẽ do bạn tự quyết định. Ví dụ món hàng đó Seller bán 100k nhưng bạn lại bán với khách hàng của mình là 200k thì bạn sẽ lời 100k.
- Tức là lợi nhuận do bạn tự thiết lập, tuy nhiên cũng có một số Seller có quy định về giá bán. Đa số các Seller này muốn bình ổn giá, hàng có thương hiệu,…vấn đề này bạn có thể trao đổi trực tiếp với Seller.
- Trong quá trình lên đơn bạn sẽ phải gửi % tiền hàng cho Seller để đảm bảo sự uy tín. Mặc dù vậy, vấn đề này vẫn có thể thương lượng, do đa phần bạn thường là người phải ứng tiền hàng trước.
Bước 4: Sau khi đơn hàng được hoàn tất, không có vấn đề gì xảy ra. Đơn vị vận chuyển đã chuyển tiền cho Seller thông qua Shopee. Lúc này họ sẽ gửi toàn bộ số tiền mà khách hàng thanh toán cho bạn. Như vậy bây giờ hành trình đơn hàng đã kết thúc, lợi nhuận dựa trên tổng số tiền thu được và số tiền hàng bạn đặt cọc cho Seller.
So sánh hình thức kinh doanh Cộng Tác Viên – Affiliate – Dropshipping trên Shopee
Nếu bạn đã tìm hiểu hoặc từng nghe đâu đó về Affiliate Marketing hoặc Dropshipping thì cộng tác viên cũng là một hình thức tương tự.
Tuy nhiên, để phân biệt được sự khác nhau chúng ta sẽ cùng làm rõ trong phần sau đây.
- Cộng tác viên: Bán hàng ăn chênh lệch
- Affiliate: Bán hàng ăn hoa hồng
- Dropshipping: Bán hàng ăn chênh lệch
Như vậy chúng ta thấy cộng tác viên và Dropshipping sẽ giống nhau hơn là Affiliate. Sự khác nhau của hai hình thức này đó chính là Dropshipping bạn sẽ tự tạo gian hàng để kinh doanh. Đối với cộng tác viên bạn cũng có thể làm tương tự. Nhưng nếu bạn làm cộng tác viên cho các Seller trên Shopee thì cách tốt nhất là nên tạo một cửa hàng ở các nền tảng khác.
Cần chuẩn bị gì khi làm cộng tác viên Shopee
Chắc chắn là khi anh em tham gia vào một mô hình kinh doanh, kiến thức về lĩnh vực này mọi người cần phải nắm. Trong đó sẽ gồm có các yếu tố chính như sau:
Nghiên cứu thị trường
Việc này có thể nói chính là điểm đầu tiên cho bất kỳ mô hình kinh doanh nào. Dù bạn làm cộng tác viên, vấn đề đầu tiên phải làm đó là nghiên cứu thị trường. Bằng các công cụ search Keyword hoặc dựa vào những cộng đồng hội nhóm bạn có thể thấy được nhu cầu của người dùng về 1 mặt hàng cụ thể.
Lựa chọn Seller
Hay nói cách khác là lựa chọn nguồn hàng, hiện nay việc tìm kiếm nguồn hàng trên Shopee cũng gần giống như chợ đầu mối. Mặc dù vậy các bạn cũng cần phải lọc ra một số tiêu chí như sau:
- Seller đó phải là doanh nghiệp sản xuất hoặc cung cấp sỉ. Vì nếu bạn chọn đúng các Seller bán lẻ thì giá vốn sẽ rất cao, ngoài ra họ cũng không có nhiều nhu cầu tuyển cộng tác viên.
- Tiếp theo chính là chất lượng sản phẩm, việc này mọi người dựa vào các feedback từ sản phẩm đã bán. Những phản hồi của khách hàng và cách phục vụ của Seller như thế nào.
- Bạn cũng có thể dựa vào một vài chỉ số cơ bản như số sao, thời gian hoạt động, đơn hàng đã bán, tỷ lệ phản hồi chat,…
Trao đổi thông tin
Sau khi tìm được Seller phù hợp, các bạn sẽ liên hệ với họ về các vấn đề và chính sách trong quá trình làm việc. Trong đó bao gồm chi phí cho sản phẩm, vì làm cộng tác viên, giá thành sản phẩm cho bạn sẽ khác với giá đang được hiển thị trên sàn TMĐT.
Ngoài ra, về các vấn đề xử lý đơn hàng, bảo hành cho khách cũng nên được trao đổi. Đây là quyền lợi của khách hàng cũng như là lợi thế cạnh tranh bạn có thể tận dụng để tạo chuyển đổi cao.
Lựa chọn nguồn traffic
Như đã nói về cách thức hoạt động của mô hình này, các bạn cần phải tiếp thị sản phẩm của Seller đến với những người khác. Do đó, lựa chọn nền tảng cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng.
Hiện nay có một số kênh free traffic mà mọi người có thể bắt đầu như là Short Youtube, Reels, Group Facebook, Tik Tok, Zalo,…
Dù lựa chọn nào đi chăng nữa chắc chắn cũng sẽ có những khó khăn. Vì đơn giản là bạn cũng phải dựa vào giá trị nào để tạo nội dung cho người dùng.
Sáng tạo nội dung
Đây chính là yếu tố quyết định thành bại của người làm kinh doanh. Đối với cộng tác viên, bạn cần phải có một khả năng nhất định về một chuyên môn nào đó. Như vậy việc tạo nội dung mới có thể thu hút được người xem.
Ngược lại, nếu bạn không có khả năng sáng tạo nội dung bạn có thể lựa chọn Paid traffic. Dù sao thì cách nào cũng là bài toán kinh tế lỗ lãi, phương pháp nào cũng đều có ưu nhược điểm. Nhưng một điều chắc chắn là nội dung thì cần phải chất lượng thì mới có traffic.
Có traffic thì mới có thể tạo chuyển đổi từ Viewer. Một gợi ý nhỏ nữa đó chính là dạng nội dung reup, cách này thì đơn giản về mặt sáng tạo những khó khăn về mặt nền tảng vì bạn sẽ đối diện với hàng loạt các chính sách vi phạm.
Suy cho cùng, nội dung là yếu tố mấu chốt để thành công với mô hình này.
Kết luận
Trên đây là những gì mà mọi người có thể tìm hiểu cộng tác viên là gì, bên cạnh đó Shopee cũng là một sàn TMĐT có nhiều mặt hàng đa dạng để bạn có thể thoải mái lựa chọn. Chúc mọi người thành công!
Dinos Việt Nam là nền tảng Affiliate Marketing trực tuyến tại Việt Nam. Hàng tuần sẽ có những buổi livestream chia sẻ kiến thức marketing online trên livestream miễn phí như: Facebook Ads, Google Ads. SEO, Tiktok, … miễn phí. Nếu bạn chưa đăng ký thành công tài khoản tiếp thị liên kết của Dinos thì hãy đăng ký theo link bên dưới này nhé! (Xem hướng dẫn đăng ký tài khoản và tạo link Affiliate Dinos)
TẠO TÀI KHOẢN AFFILIATE TẠI DINOS
Có thể bạn quan tâm:- Hướng Dẫn Cách Tạo Gian Hàng Shopee Cho Người Bán 2022
- Chia sẻ cách rải link Affiliate Shopee hiệu quả
- Cách kiếm tiền với Shopee – Sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam
- Shopee Mall là gì? Có nên bán hàng trên Shopee Mall
- Bán hàng trên Shopee như thế nào? 8 bước cơ bản cho người mới
- Có nên chọn làm tiếp thị liên kết Shopee không?
- Hướng dẫn đăng ký và tạo link Affiliate Shopee
- Dropship Shopee Là Gì? Cách Làm Dropshipping Shopee Kiếm Tiền Online