Job Archives

Sự lên ngôi của internet cũng là lúc có nhiều hơn các công việc trên nền tảng số giúp chúng ta gia tăng thu nhập. Kiếm tiền online có lẽ đã chẳng quá xa lạ với nhiều người. Không ít người đã tham gia vào MMO và đã bắt đầu kiếm được tiền từ đó. Nhưng với người mới thì quả là không dễ. Cùng Dinos tìm hiểu MMO là gì và có những hình thức MMO phổ biến nào trong năm 2022.

Đọc thêm: Kiếm Tiền Online (MMO) – Tổng Hợp 10 Cách Kiếm Tiền Online Hiệu Quả

MMO là gì?

[caption id="attachment_21980" align="aligncenter" width="600"]MMO là gì MMO là gì[/caption]

Vậy MMO đơn giản là gì? MMO là viết tắt của Make Money Online - phương thức kiếm tiền online bằng việc sử dụng những thiết bị có kết nối internet để tạo ra nguồn thu nhập trên các nền tảng online.

MMO ra đời nhờ sự phát triển của internet, từ đó tạo ra một hệ thống thuận tiện giúp mọi người có thể kiếm tiền được một cách dễ dàng. Có những người coi công việc này là một công việc full time tuy nhiên cũng có những người chỉ coi đây là một công việc tay trái để kiếm thêm thu nhập. Xét theo định nghĩa thì MMO có vẻ là một công việc đơn giản bởi bạn chỉ cần có một thiết bị kết nối internet là đã có thể làm việc được rồi. Tuy nhiên việc làm MMO trong thực tế thì không đơn giản như vậy, có thể bạn sẽ phải mất hàng tháng trời mới có thể kiếm được nguồn tiền đầu tiên.

Trong thế giới MMO này có đầy rẫy những ngách nhỏ mà ở đó người mới sẽ khó khăn trong việc tiếp cận. Bạn sẽ cần phải có sự tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi bắt đầu bước chân vào ngành này.

MMO là gì? Đây có phải là một hình thức lừa đảo hay không?

Bất cứ một hình thức làm việc làm cũng sẽ có một độ rủi ro nhất định. Bạn cần có những kiến thức cần thiết để có thể làm việc được trong môi trường online. Đừng chỉ vì một cá nhân hay một tổ chức nào đó mà quy chụp cho MMO là một hình thức lừa đảo.

Một vài các hình thức việc làm MMO mà bạn nên tránh như:

Upload tài liệu: Đây là một hình thức kiếm tiền chân chính nếu như bạn upload tài liệu của chính mình. Tuy nhiên để kiếm tiền từ việc upload tài liệu của chính mình sẽ chỉ giúp bạn kiếm được một khoản tiền không đáng là bao. Nếu muốn kiếm nhiều hơn thì bạn cần phải có những thủ thuật. Khi đó không tránh khỏi việc upload các tài liệu vi phạm bản quyền. Như vậy là bạn đã vi phạm pháp luật rồi.

Làm khảo sát: Đúng là có hình thức MMO này như cũng giống việc upload tài liệu, đây là hình thức kiếm được rất ít tiền. Tiềm ẩn bên cạnh đó là nguy cơ bạn không được thanh toán tiền sau khi đã làm xong.

Đặt hàng nhận hoa hồng: Đây là hình thức việc làm cần bạn đặt một số lượng hàng nhất định rồi sau đó bên thuê bạn sẽ trả lại bạn số tiền bạn đặt hàng đó kèm theo hoa hồng. Tuy nhiên việc làm này rất rủi ro bởi khi bạn đặt một số lượng hàng lớn thì rất có thể bên thuê bạn sẽ không trả tiền cho bạn. Hãy cẩn thận với hình thức việc làm này.

Ưu điểm Nhược điển của hình thức MMO là gì

Ưu điểm

Đa dạng về hình thức

Kiếm tiền online có rất nhiều các hình thức khác nhau giúp bạn lựa chọn được ngách nào là phù hợp với bản thân. Một người có thể làm nhiều các công việc MMO cùng một lúc miễn là có khả năng sắp xếp thời gian hợp lý.

Tuy nhiên cũng cần cẩn thận trong việc chọn hình thức MMO để tránh lừa đảo. Một vài các hình thức MMO bạn cần tránh mình cũng đã đề cập ở trên.

Không bị giới hạn về địa lý

Làm MMO tức là bạn có thể làm ở bất cứ nơi đâu miễn là có kết nối internet. Bạn làm ở Việt Nam nhưng bạn làm dropshipping cho Amazon tại thị trường Mỹ - điều này là hoàn toàn khả thi. Các giao dịch chuyển khoản giữa các quốc gia cũng trở nên dễ dàng hơn trong thời đại ngày nay. Việc làm MMO càng trở nên dễ dàng hơn.

Cộng đồng MMO lớn mạnh

Bạn không đơn độc trên con đường chinh phục MMO. Có rất nhiều các cộng đồng về các ngách MMO khác nhau để bạn trao đổi, hỏi đáp, giao lưu và học hỏi.

Số vốn bỏ ra thấp

Không phải hầu hết nhưng phần lớn các công việc MMO số vốn bỏ ra là rất ít khi so sánh với các hình thức kinh doanh khác. Tuy nhiên thay vì không phải bỏ ra số vốn lớn thì bản thân của bạn cần phải có tư duy, những kỹ thuật cần có để có thể vận hành công việc MMO một cách trơn tru và hiệu quả nhất.

Nhược điểm

Đi kèm với những lợi thế thì vẫn sẽ tồn đọng những yếu điểm. Yếu điểm lớn nhất của MMO lại đến từ chính những ưu điểm đó là “sự tự do”

Sự tự do tức là bạn không có KPI, không có sếp, không có nhân viên, một mình bạn phải tự gồng gánh hết tất cả mọi thứ, áp lực này là vô cùng lớn và bạn cần phải có một kế hoạch cụ thể, những hướng đi đúng đắn nếu không muốn mọi thứ vượt tầm kiểm soát. Bạn giống như phải làm tất cả mọi thứ vậy, từ tìm kiếm nguồn khách hàng đến marketing, tài chính, đôi khi bạn còn cần thuê cả nhân sự ở bên ngoài. Nói chung là bạn cần có những tính toán kỹ càng.

Những sai lầm thường gặp khi làm MMO là gì

Dù bạn là một người mới hay đã kiếm được tiền từ MMO thì vẫn đều có thể mắc những sai lầm dưới đây

Làm MMO không cần kỹ năng

Nhiều người tìm đến MMO như một phương tiện để kiếm tiền trong những lúc khó khăn hoặc đơn giản là muốn làm thêm một công việc nào đó như một nguồn thu nhập thứ 2. Lúc này bạn chỉ cần làm và hầu như không quan tâm đến các vấn đề gì khác. Tuy nhiên làm MMO cũng cần đúng ngách và cần có những chuyên môn nhất định.

Bạn nhìn thấy người khác làm MMO và kiếm được nguồn thu nhập lớn và nghĩ mình cũng sẽ được như vậy. Tuy nhiên họ đã có rất nhiều các kỹ năng chuyên sâu mới có thể làm được như vậy.

Một ví dụ về một hình thức MMO, bạn tìm hiểu và muốn làm Affiliate Marketing bởi đây là việc có thể giúp bạn kiếm được nguồn tiền một cách thụ động. Tuy nhiên để kiếm được nhiều tiền từ hình thức này thì cần có các kiến thức về quảng cáo online, SEO, email marketing,... Nếu bạn không có kiến thức về các nền tảng này thì bạn sẽ làm việc không hiệu quả.

Không kiên nhẫn

Khi bắt đầu một hình thức công việc mới, bạn sẽ rất năng nổ, nhiệt huyết với công việc, làm việc bất kể ngày đêm. Tuy nhiên khi đồng tiền đem lại không tương xứng với công sức bạn bỏ ra thì sẽ dễ ra chán nản, sẵn sàng từ bỏ công việc. Đây cũng là thực trạng của nhiều người khi bước vào một công việc mới.

Chính vì vậy, khi đã bắt đầu làm việc, hãy cố gắng kiên trì với công việc. Thời gian đủ dài sẽ giúp bạn đánh giá được việc mình đang làm có phù hợp hay không. Trước khi nghĩ tới việc bỏ dở, hãy xem những người khác cùng ngành của bạn làm việc ra sao, đúc rút những kinh nghiệm và tiếp tục làm.

Lựa chọn những hình thức MMO không uy tín

Nhiều người hiện nay mong muốn mình có thêm một công việc để có thể trang trải cuộc sống và có thêm một nguồn thu nhập thụ động. Tuy nhiên không phải công việc nào cũng là chính đáng, bạn cần có sự tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi bắt đầu cho mình một công việc mới.

Các hình thức MMO phổ biến 2023

Trong thế giới MMO đầy rẫy các ngách nhỏ này quả là một điều khó khăn với những người mới khi vẫn còn đang chưa biết tập trung vào mảng nào, không biết nên làm gì, đi theo hướng nào cho hợp lý

Dưới đây là tổng hợp các hình thức làm MMO phổ biến nhất hiện nay dành cho bạn

POD (Print on Demand)

[caption id="attachment_21982" align="aligncenter" width="600"]mmo là gì? Hình thức MMO POD mmo là gì? Hình thức MMO POD[/caption]

POD hay Print on Demand là một hình thức kiếm tiền online mà thông qua một sàn trung gian bạn sẽ bán những sản phẩm tự thiết kế như t-shirts, mugs, hoodies, blankets, quilts,..

Với hình thức kiếm tiền này bạn sẽ không phải lo lắng về các vấn đề in ấn, vận chuyển bởi đã có một bên thứ 3 khác làm giúp bạn việc đó. Bạn chỉ cần là quảng bá để bán được càng nhiều sản phẩm càng tốt. Lợi nhuận bạn thu được là phần chênh lệch giá giữa nhà cung cấp sản phẩm và giá sản phẩm bạn bán ra. Lợi nhuận từ hình thức này ở mức 30-60%, tuy nhiên nếu bạn làm tốt mức lợi nhuận có thể lên đến vài trăm %.

Thị trường chính mà POD hướng tới là Mỹ. Việc của bạn là thiết kế 1 sản phẩm tùy thuộc theo nhu cầu của thị trường đó, mockup sản phẩm lên áo và sau đó chạy quảng cáo ở thị trường Mỹ. Bạn sẽ kiếm được hoa hồng cho mỗi 1 sản phẩm được bán và ship đến tay người mua.

Các bước trong một quy trình POD

Bước 1: Lựa chọn bên in ấn, vận chuyển và đàm phán với họ về giá cả, thời gian vận chuyển. Bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm một supplier ngay trên các hội nhóm Facebook về POD.

Bước 2: Lựa chọn một sàn trung gian để bắt đầu bán các sản phẩm POD của mình (etsy, amazon, ebay, redbubble,...) hoặc một trang web của riêng bạn.

Bước 3: Đây là công đoạn xây dựng store. Đăng tải các sản phẩm của mình lên để store của bạn không bị trống trải và tăng độ uy tín với khách hàng

Bước 4: Khách hàng mua hàng ở cửa hàng của bạn sẽ thanh toán thông qua các phương thức quốc tế như Paypal, Payoneer

Bước 5: Liên hệ với bên in ấn và vận chuyển để tiến hành làm sản phẩm và gửi đến cho khách hàng của bạn.

Còn 1 hình thức khác cũng giống với POD đó là Dropshipping. Với hình thức này thì cách thức hoạt động đơn giản là giống với POD. Bạn cũng sẽ chọn một nơi in ấn vận chuyển và một nơi để bán các sản phẩm và các bước để thực hiện hình thức dropshipping cũng tương tự như POD.

Kiếm tiền thông qua Youtube - Youtube Partner

[caption id="attachment_21993" align="aligncenter" width="600"]MMO là gì? Hình thức MMO Youtuber MMO là gì? Hình thức MMO Youtuber[/caption]

Đây là một hình thức MMO không dễ để có thể kiếm tiền được ngay, tuy nhiên đây lại là một hình thức không cần bỏ vốn. Việc của bạn cần làm là đăng ký một tài khoản Youtube, đăng tải các video lên và quan trọng là bật tính năng kiếm tiền. Để bật được tính năng kiếm tiền trên Youtube thì tài khoản của bạn cần có những yêu cầu như sau:

  • Phải chấp hành toàn bộ những chính sách của việc kiếm tiền thông qua nền tảng YouTube.
  • Kênh cần phải đạt được từ 1000 người đăng ký trở lên.
  • Kênh YouTube cần đạt từ 4000 tiếng xem đúng chuẩn, hợp lệ và công khai trong thời gian 12 tháng.
  • Cần phải liên kết tài khoản AdSense của bạn với kênh YouTube.
  • Đang sinh sống tại vị trí mà Chương trình Đối tác YouTube khả dụng và có hỗ trợ.

Đây là một hình thức kiếm tiền lâu dài và dựa trên sự sáng tạo của bạn vì vậy bạn nên tìm hiểu kỹ xem video của mình có chứa các nội dung vi phạm bản quyền hay không. Trước kia kiếm tiền Youtube đơn giản chỉ là reup video, nhưng hiện tại chính sách liên quan đến bản quyền ngày càng thắt chặt nên cách này dường như cũng chẳng còn đất sống.

Kiếm tiền thông qua Affiliate Marketing

[caption id="attachment_21997" align="aligncenter" width="760"]affiliate marketing Hình thức MMO Affiliate Marketing[/caption]

Affiliate là hình thức tiếp thị liên kết, đây là một hình thức bạn giới thiệu một sản phẩm/dịch vụ nào đó và dẫn đường link để khách hàng có thể trực tiếp mua hàng. Mỗi click và mua hàng của khách hàng từ link bạn giới thiệu, bạn sẽ nhận được mức hoa hồng tương ứng.

Affiliate đang ngày càng nổi lên trong thời gian gần đây, nhất là trong lúc diễn ra đại dịch Covid - 19, các công việc đều bị đình trệ khiến nhu cầu tìm kiếm một công việc online có xu hướng tăng. Minh chứng rõ ràng nhất cho sự tăng trưởng này chỉ riêng tại hệ thống DINOS - một Network Affiliate Marketing đã có hàng nghìn tài khoản đăng ký mới và hàng trăm Publishers đã có được thu nhập tự động.

Với hình thức kiếm tiền affiliate thông qua một sàn trung gian Dinos Network, bạn sẽ có những ưu điểm nhất định như:

  • Được AM của Dinos tư vấn những chiến dịch dễ chạy, mang lại hiệu quả cao
  • Có hệ thống Tracking rõ ràng, các số bị lost sẽ được AM hỗ trợ liên tục
Quy trình của một chiến dịch Affiliate Marketing trên hệ thống của Dinos

Bước 1: Đăng nhập/Đăng ký hệ thống

Bước 2: Lựa chọn một chiến dịch phù hợp. Lấy đường link liên kết của chiến dịch đó

Bước 3: Quảng bá đường link đó. Theo dõi và nhận hoa hồng

Bạn càng quảng bá đường link của bạn rộng rãi thì hoa hồng sẽ càng nhiều. Một vài các hình thức Digital Marketing mà bạn có thể áp dụng cho việc quảng bá đường link của mình đó là:

  • Facebook Ads/Google Ads/Tiktok Ads
  • SEO
  • Email Marketing
  • Social Marketing (Facebook, Instagram, Tiktok,..)

Lời kết

Với những thông tin đã đề cập ở trên, chắc chắn bạn đã hiểu được phần nào MMO là gì và những điều xung quanh hình thức kiếm tiền online. Việc phát triển một hình thức kiếm tiền cho bản thân mình là một việc không dễ dàng, hy vọng bài viết đã cho bạn một hướng đi phù hợp dành cho mình.

[maxbutton id="2" ]

Sự lên ngôi của internet cũng là lúc có nhiều hơn các công việc trên nền tảng số giúp chúng ta gia tăng thu nhập. Kiếm tiền online có lẽ đã chẳng quá xa lạ v...

Trong các nền tảng marketing hiệu quả nhất tại Việt Nam thì Zalo là một lựa chọn mà mọi người không thể bỏ qua, đặc biệt là tính năng tạo Zalo Page cho các doanh nghiệp. Với nhiều ưu điểm so với các nền tảng khác thì Zalo có được tệp khách hàng thuần Việt. Vì thế việc triển khai các chương trình quảng bá sản phẩm dịch vụ trên Zalo được nhiều doanh nghiệp hướng tới. Tuy nhiên, để bắt đầu làm điều này chúng ta cần phải có Zalo page. Vậy Zalo page là gì và cách tạo Zalo page để marketing tới khách hàng như thế nào mời mọi người cùng đọc bài viết.

Zalo Page là gì?

Zalo page là một cách gọi khác của mọi người về Zalo OA. Vì vậy theo định nghĩa và cách gọi chính thức phải là Zalo OA.

Zalo Page (hay Zalo OA) là viết tắt của Zalo Official Account. Đây được gọi là trang kinh doanh của một doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khi đăng ký tài khoản với Zalo. Vì giao diện của nó được thực hiện cho mình đích phát triển quảng bá sản phẩm như một trang công cụ. Vì vậy mới có cái tên Zalo Page.

Tuy nhiên, từ sau đoạn này chúng ta sẽ thống nhất 2 cách gọi này như là một để mọi người không bị nhầm lẫn.

Giới thiệu về Zalo Page

Zalo Page được phát triển dành cho doanh nghiệp sử dụng như một tổ hợp các tính năng để quảng bá sản phẩm và nhiều hình thức khác nhau. Trong đó bạn vẫn có thể sử dụng Zalo Page, Zalo cá nhân và Zalo Shop một cách hợp nhất và tiện lợi.

Với những tính năng này được tổng hợp trên trang của Zalo Page, do đó với mục đích kinh doanh các bạn có thể được tối ưu hơn về quy trình và cách trải nghiệm. Thông qua những gì mà Zalo Page cung cấp, người dùng có thể thực hiện các chiến dịch Marketing đến khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, không chỉ là dành cho doanh nghiệp, nếu các bạn là một cá nhân chưa có được những giấy tờ hay giấy đăng ký hộ kinh doanh vẫn có thể sở hữu một tài khoản Zalo Page để quảng bá sản phẩm, thương hiệu của mình. Trong phần sau mình sẽ hướng dẫn mọi người đăng ký cụ thể như thế nào.

Với việc phân loại và hiểu được các loại định dạng tài khoản, anh em sẽ biết mình nên có lựa chọn như thế nào cho hợp lý.

Phân loại các tài khoản Zalo OA - Zalo Page

tài khoản doanh nghiệp

Loại tài khoản này sẽ phù hợp với những người đang điều hành một doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức có mong muốn xây dựng và quảng bá thương hiệu, sản phẩm của mình đến với khách hàng.

Với lựa chọn tài khoản này các bạn sẽ nhận được một số tính năng như sau:

  • Gửi tin nhắn Broadcast mỗi tháng 4 lần cho mỗi khách hàng tiềm năng của mình.
  • Đối với giao diện hộp thư cá nhân của khách hàng sẽ hiển thị những tin nhắn mà bạn đã gửi cho họ
  • Bạn cũng có thể trực tiếp liên lạc và giao tiếp, tương tác với khách hàng.
  • Có thể tạo cửa hàng cho riêng mình cùng với việc thêm sản phẩm vào Zalo Shop.

Tài khoản Zalo Page - Nội dung

Đây là loại tài khoản dành cho bạn nào muốn phát triển về mạng nội dung, trong đó các loại hình truyền tải thường là: Kiến thức, hướng dẫn, giải trí,...chủ yếu các dạng nội dung này phù hợp với những người có định hướng quảng bá thương hiệu cá nhân hoặc lọc phễu người dùng thông qua các loại hình thông tin này.

Khi chọn loại tài khoản OA - Nội dung các bạn sẽ có những quyền lợi sau:

  • Bạn có thể gửi tin nhắn Broadcast mỗi tháng 1 lần cho mỗi khách hàng tiềm năng
  • Tin nhắn của bạn sẽ được hiển thị trên thông báo của người dùng Zalo

Tài khoản cơ quan có thẩm quyền

Đây là loại tài khoản dành cho những bạn nào đang hoạt động trong hệ thống thông tin của cơ quan chính phủ, cơ quan có thẩm quyền. Trong đó, các quyền lợi của loại tài khoản này sẽ được quy định như sau:

  • Có thể gửi tin nhắn 4 lần mỗi tháng cho mỗi người quan tâm
  • Hiển thị tin nhắn trên hộp thư của người dùng cá nhân trên Zalo
  • Có thể giao tiếp tương tác, nhắn tin, gọi điện cho người khác.

Hướng dẫn cách tạo Zalo Page để Marketing đến khách hàng

Nếu mọi người đã hiểu về Zalo OA và thấy được mô hình kinh doanh của mình phù hợp với mục đích của loại tài khoản nào ở trên. Bây giờ chúng ta sẽ đi vào cụ thể cách tạo Zalo Page để marketing đến khách hàng như thế nào.

Bước 1: Vì ở đây chúng ta chủ yếu là những người kinh doanh online hoặc đang có mục đích quảng bá sản phẩm, dịch vụ nên mình sẽ ví dụ với loại tài khoản doanh nghiệp.

Đầu tiên mọi người sẽ truy cập vào đường dẫn chính chủ của Zalo OA : oa.zalo.me và chọn vào phần đăng nhập zalo cá nhân > sau đó các bạn chọn vào mục “Tạo Official Account ngay”.

cách tạo Zalo Page - 1

Bước 2: Các bạn sẽ phải đăng nhập tài khoản Zalo cá nhân của mình.

cách tạo Zalo Page - 2

Ở đây mọi người có thể lựa chọn cách thức đăng nhập tùy ý như là: Số điện thoại, mật khẩu quét mã Zalo QR Code.

Một lưu ý nhỏ là Zalo là ứng dụng của Việt Nam, nên nếu bạn nào đang ở nước ngoài và sử dụng số điện thoại không thuộc Việt Nam sẽ không thể tạo tài khoản Zalo Page đâu nhé.

Bước 3: Sau khi đăng nhập thành công mọi người sẽ được thấy giao diện như bên dưới.

cách tạo Zalo Page - 3

Đến đây các bạn có thể lựa chọn loại tài khoản là Doanh Nghiệp như hình trên.

Sau khi lựa chọn tài khoản doanh nghiệp, mọi người sẽ phải lựa chọn 1 trong 2 định dạng tài khoản là OA phổ thông hoặc OA xác thực.

cách tạo Zalo Page - 4

Zalo OA xác thực
Zalo Page Xác Thực/ Zalo OA Xác Thực là loại định dạng tài khoản những bạn nào đang sở hữu doanh nghiệp hoặc có giấy phép đăng ký kinh doanh ngành nghề mà mình đang hoạt động. Khi chọn loại tài khoản này các bạn sẽ có 14 ngày để cung cấp các giấy tờ về hồ sơ kinh doanh như đã đăng ký để xác thực với Zalo Page.

Tất nhiên sẽ có một số quy định và quyền hạn của loại tài khoản này như sau:

  • Có thể quảng cáo trên hệ sinh thái traffic của Zalo.
  • Có thể nhắn tin gọi điện với người dùng
  • Có thể viết bài viết và Broadcast
  • Có thể tích hợp các nền tảng Chatbot để chăm sóc khách hàng.
Zalo OA Phổ thông
Zalo Page Phổ Thông/ Zalo OA Phổ Thông là loại định dạng tài khoản Zalo OA dành cho những bạn nào không có giấy phép đăng ký kinh doanh. Mọi người chủ yếu sử dụng Zalo OA để chạy quảng cáo thì nên lựa chọn hình thức này, vừa đơn giản, không cần giấy tờ xác minh.

Tuy nhiên các bạn sẽ chỉ chạy quảng cáo với một số định dạng của Zalo cho phép. Ngoài ra các tính năng khác như nhắn tin, gọi điện, Broadcast, bài viết, chatbot,...đều không thể thực hiện.

Bước 4: Điền thông tin doanh nghiệp

Nếu bạn lựa chọn định dạng tài khoản OA của mình xong, đến đây mọi người cần phải cung cấp các thông tin theo yêu cầu.

Danh mục hoạt động: Đây là danh mục mà mọi người muốn tham gia hoạt động để quảng bá các sản phẩm, dịch vụ của mình. Lưu ý là phải lựa chọn giống với những gì bạn đã khai trong giấy phép đăng ký kinh doanh của mình nhé.

Bước 5: Đặt tên tài khoản Zalo Page

Đối với loại định dạng tài khoản Zalo OA - Xác thực các bạn cần phải lựa chọn tên doanh nghiệp của mình giống với tên đăng ký trong giấy phép kinh doanh. Ngoài ra những hạng mục khác cũng phải cần đồng bộ như trong giấy tờ gồm: Tên nhãn hiệu, thương hiệu đã đăng ký với Cục Sở Hữu Trí Tuệ. Tên của loại hình sản phẩm, dịch vụ mà mọi người cung cấp cho thị trường theo đăng ký giấy phép kinh doanh.

  • Thông tin giới thiệu: Viết về mô tả doanh nghiệp của bạn đúng với ngành nghề và lĩnh vực mà bạn đang muốn phục vụ cho người dùng.
  • Ảnh đại diện: Tải ảnh đại diện của mình lên theo quy định 150x150 px, loại tệp PNG, JPG, dung lượng tối đa 15 MB.
  • Ảnh bìa: Kích thước ảnh bìa nằm trong khoảng 320x180 px. Định dạng hình ảnh PNG, JPG, dung lượng tối đa 15 MB.

Bước 6: Cuối cùng các bạn có thể nhấn vào nút “Tạo tài khoản OA”

Sau khi nhấn xong, về thủ tục coi như mọi người đã hoàn thành. Bây giờ các bạn chỉ việc chờ cho hệ thống gửi kết quả đơn đăng ký của mình có được duyệt hay không. Thời gian chờ đợi này có thể  từ 2 đến 3 ngày, tuy nhiên nếu lâu nhất cũng có thể đến 7 ngày.

Hướng dẫn xác thực giấy tờ với Zalo Page

Trong thời gian chờ xét duyệt, các bạn nên thực hiện những tác vụ xác minh thông tin mà mình đã cung cấp. Theo kinh nghiệm của mình, nếu mọi người thực hiện các công việc xác minh này hoàn chỉnh thời gian duyệt và tỷ lệ duyệt thành công từ hệ thống của Zalo sẽ cao hơn.

Xác thực tên đăng ký Zalo OA - Tên doanh nghiệp

Trong phần đăng ký tài khoản, mọi người đã có tạo tên tài khoản cần phải giống với tên doanh nghiệp mà mọi người đăng ký trên giấy phép kinh doanh.

Để xác thực được yếu tố này các bạn truy cập vào đường dẫn tại đây.

Hướng dẫn xác thực giấy tờ với Zalo Page - 1

Sau khi xuất hiện giao diện này mọi người cần đọc các tiêu chí về việc chuẩn bị hồ sơ sao cho đầy đủ. Trong đó có các chi tiết về những trường hợp mà người dùng thường mắc phải khiến cho việc xác thực không thành công.

Để có được bản khai xác thực, các chọn vào link liên kết ở phần “công văn xác thực theo mẫu tải tại đây”. 

Hướng dẫn xác thực giấy tờ với Zalo Page - 2

Sau khi tải về mọi người sẽ có được bản Word như trên. Khi có được bản kê khai này mọi người sẽ in ra và điền thông tin vào đó. 

Bước 1: Các bạn sẽ truy cập vào trang Zalo OA của mình và chọn vào phần Manage: Quản lý

Hướng dẫn xác thực giấy tờ với Zalo Page - 3

Bước 2: Chọn vào Xác thực OA.

Hướng dẫn xác thực giấy tờ với Zalo Page - 4

Bước 3: Đến đây các bạn sẽ chọn bộ hồ sơ 1A hoặc 1B cho loại xác thực tên đăng ký này.

Hướng dẫn xác thực giấy tờ với Zalo Page - 5

Tại đây mọi người sẽ tải hình ảnh giấy phép kinh doanh kèm theo hình ảnh mà mọi người đã điền thông tin vào bản Word mẫu vừa tải ở trên lên. 

Cuối cùng các bạn nhấn vào phần “Bắt đầu xác thực” và chờ duyệt.

Xác thực tên đăng ký Zalo OA - Tên Thương Hiệu

Khi các bạn tiến hành xác thực các thủ tục này mọi người vẫn tiếp tục truy cập theo hướng dẫn như ở phần trên như là: Truy cập vào trang chủ Zalo OA > Đăng nhập > Chọn quản lý > Xác thực OA.

Tuy nhiên khi đến được bước chọn hồ sơ thì mọi người sẽ có chút thay đổi như sau: Thay vì chọn bộ hồ sơ 1A hay 1B mọi người sẽ chọn bộ hồ sơ 2A hoặc 2B.

Hướng dẫn xác thực giấy tờ với Zalo Page - 6

Link để lấy mẫu xác thực cho tên OA là thương hiệu, nhãn hiệu tại đây.

Các bạn truy cập link và tìm “công văn xác thực theo mẫu tải tại đây”. Sau đó mọi người sẽ thực hiện tương tự như phần hướng dẫn trên.

Hướng dẫn xác thực khi tên OA là giao dịch khác

Đối với loại xác thực này mọi người sẽ thực hiện tương tự như các bước trên. Lần này ở bước 3 các bạn sẽ chọn bộ hồ sơ 3A hoặc 3B.

Hướng dẫn xác thực giấy tờ với Zalo Page - 7

Link lấy công văn mẫu bản Word tại đây.

Mọi người cũng tìm phần “công văn xác thực theo mẫu tải tại đây” để tải File nhé. Sau đó điền thông tin và chụp lại gửi vào như hướng dẫn các bước tương tự như trên.

Một số lưu ý quan trọng khi đăng ký tài khoản Zalo Page

Tương tự như các tài nguyên quảng bá ở những nền tảng khác, việc đăng ký một tài khoản quảng cáo đối với Zalo khá nghiêm ngặt. Tuy nhiên, chưa dừng lại ở đó, việc hoạt động của tài khoản cũng phải tuân theo một số quy định. Nếu có vi phạm mọi người sẽ dễ gặp phải tình trạng khóa tài khoản.

Một số quy định của Zalo Page mà mọi người cần lưu ý như sau:

  • Tài khoản Zalo Page khi đăng ký thành công cần phải hoạt động đúng với lĩnh vực, ngành nghề mà mình đã đăng ký với hệ thống và tuân thủ quy định Pháp Luật Việt Nam.
  • Một số ngành nghề sẽ không được đăng ký tài khoản doanh nghiệp như: Dịch vụ Tài chính, các sản phẩm dễ gây nhầm lẫn, lừa đảo. Ngoài ra còn có các loại lĩnh vực như: Quyền chọn nhị phân, tiền ảo Crypto, những hoạt động kinh doanh tiền kỹ thuật số, đấu giá, mua bán hàng cấm, chất cấm, chất kích thích,...
  • Riêng với lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm: Loại ngành nghề này tuy bao gồm nhưng không hạn chế. Nên nếu bạn nào muốn đăng ký tài khoản Zalo Page cần phải xác thực tài khoản theo quy định của Pháp Luật Việt Nam. Tuy nhiên, trong đó sẽ không bao gồm các hoạt động quảng bá cho kinh doanh, đầu tư, tín dụng, gửi tiền, chứng khoán, dịch vụ trung gian, đại lý bảo hiểm, thuế, ví điện tử,...

Kết luận

Với những thông tin trong bài viết này, có lẽ mọi người đã biết cách tạo Zalo Page để marketing đến khách hàng như thế nào. Bây giờ với nhu cầu của mình là gì, mọi người hãy bắt đầu tạo một tài khoản ngay nhé.

[maxbutton id="2" ]

Trong các nền tảng marketing hiệu quả nhất tại Việt Nam thì Zalo là một lựa chọn mà mọi người không thể bỏ qua, đặc biệt là tính năng tạo Zalo Page cho các...

Chúng ta đã tìm hiểu khá nhiều về những kiến thức trong Marketing Online, tuy nhiên những gì thuộc về doanh nghiệp là vô cùng nhiều. Do đó việc trau dồi kiến thức trong lĩnh vực kinh doanh là điều cần thiết và thực hiện mỗi ngày.Trong bài viết ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một khái niệm cực kỳ quan trọng, đó là Churn Rate. Một trong những thứ sẽ giúp bạn đánh giá được phần nào hiệu quả hoạt động trong mô hình kinh doanh của công ty.

Churn Rate là gì?

Churn Rate là gì?

Churn Rate chính là một chỉ số để giúp người quản lý doanh nghiệp thấy được tỷ lệ rời bỏ của người dùng, khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của mình. Tất nhiên, khi hiểu được khái niệm này rồi mình đảm bảo là ai cũng không muốn sở hữu một tỷ lệ Churn cao đối với mô hình kinh doanh của mình.

Thoạt nhìn qua, ai cũng có thể thấy đây là một con số cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên để có được con số này cũng là một điều quan trọng không kém. Hiện nay đối với các mô hình kinh doanh nhỏ, tự phát người ta lại ít để ý đến tỷ lệ Churn Rate này. Có thể là vì sự phớt lờ do chưa hiểu được ý nghĩa của nó hoặc cũng chưa có đủ công cụ, cách thu thập dữ liệu để tính toán. Trong phần sau chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về chỉ số này.

Phân loại Churn Rate

Hiện nay người ta sẽ phân tỷ lệ Churn Rate ra làm 2 loại chính đó là Customer Churn RateRevenue Churn Rate

Customer Churn Rate - CCR: Đây là chỉ số đánh giá được tỷ lệ người dùng từ bỏ sản phẩm của bạn trong một thời gian nhất định.

Phân loại Churn Rate - RCR

Revenue Churn Rate - RCR: Đây là tỷ lệ đánh giá doanh nghiệp, mô hình kinh doanh của bạn đang mất bao nhiêu doanh thu mỗi tháng.

Phân loại Churn Rate - CCR

Đối với mỗi loại tỷ lệ Churn Rate trên, chúng ta sẽ có cách xác định và tính toán dựa trên nhiều góc độ doanh nghiệp khác nhau. Đồng thời cách mà chúng ta quy định hành vi nào sẽ được xem là rời bỏ cũng là yếu tố tác động quan trọng đến 2 loại tỷ lệ Churn Rate trên. Do đó để tính được 2 loại Churn Rate này chúng ta sẽ cùng xác định rõ ràng những ý nghĩa của nó trước từ đó tạo ra các biến số phù hợp trong quá trình đánh giá này.

Revenue Churn Rate hiện nay đang được áp dụng đối với khá nhiều mô hình doanh nghiệp, trong đó đặc biệt phải kể đến như B2B. Với những loại doanh nghiệp này, doanh thu chủ yếu đến từ các hợp động được ký kết giữa 2 bên. Từ đó số lượng người dùng cũng sẽ được tác động trực tiếp từ các hợp đồng này theo số lượng hoàn thành. Loại hình doanh nghiệp này thì Customer Churn Rate lại không mang vai trò quá quan trọng.

Theo đó, các doanh nghiệp hoạt động ổn định sẽ có tỷ lệ Churn Rate giao động từ 2 đến 16%, đối với công ty nào có MRR - Monthly Recurring Revenue càng cao thì tỷ lệ Revenue Churn Rate này càng thấp.

Phân loại Churn Rate

Tầm quan trọng của việc xác định ý nghĩa Churn Rate

Với cách phân loại trên, chúng ta thấy việc có được tỷ lệ của Churn Rate do cách xác định những hành vi nào của người dùng thì mới đưa ra biến số để thống kê.

Ví dụ: Bạn có thể xem việc thoát trang trên website là hành vi rời bỏ của khách hàng không? Nếu là có thì con số này sẽ được thu thập lại, từ đó khi con số này càng cao bạn sẽ càng thấy được tỷ lệ Churn Rate của mình cũng tăng theo. Tuy nhiên, nếu tracking sâu hơn, bạn có thể thống kê từ việc tính CTR của Nút đăng ký mua hàng, điền form, liên hệ,...

Giả sử trong 1000 lượt truy cập có 100 lượt click mua hàng, trong đó lại có 10 đơn hàng hủy sau khi đã đặt. Hoặc trong số 100 khách hàng bạn đang có, với chu kỳ vòng đời sản phẩm là 3 tháng thì sau 3 tháng này có bao nhiêu khách hàng tiếp tục mua lại sản phẩm của bạn?

Dựa vào những cách xác định này tỷ lệ Churn Rate mới thể hiện rõ được ý nghĩa của nó. Trong phần sau sẽ là những cách giải thích cho ý nghĩa của Churn Rate.

Ý nghĩa của Churn Rate

Với bản chất của cách xác định những biến số cấu thành nên tỷ lệ Churn Rate trong phần trên, chúng ta có thể có được một góc nhìn tổng quan về tính hình doanh nghiệp như thế nào. Một số ý nghĩa cụ thể của Churn Rate như sau:

  • Đánh giá được sức khỏe của doanh nghiệp về một dự án, sản phẩm, chất lượng phục vụ,...từ đó sẽ có được những giải pháp cho vấn đề mà mô hình kinh doanh đang gặp phải.
  • Tìm hiểu được lý do mà những gì mình đang cung cấp không đáp ứng được nhu cầu của người dùng. Nói cách khác là sản phẩm của bạn “đang không gãi đúng chỗ ngứa” của khách hàng.
  • Hoạch định lại chính sách chiến lược cho doanh nghiệp để khắc phục được những thiếu sót trong các khâu vận hành và trải nghiệm người dùng.
  • Tính được sự hao hụt ngân sách và hiệu quả Return trong một dự án, sản phẩm hay kế hoạch kinh doanh của công ty.
  • Đánh giá được tiềm năng phát triển cũng như là phân khúc khách hàng mà mình đang hướng tới có phù hợp với sản phẩm của mình đang cung cấp hay không. Vì chưa chắc lý do mà khách hàng rời bỏ bạn là vì mô hình kinh doanh, có lẽ bạn cũng nên thay đổi đối tượng tiếp cận.

Các tỷ lệ khác bị ảnh hưởng trực tiếp từ Churn Rate

Những ý nghĩa cũng đã phần nào xác định được hệ quả của Churn Rate mang lại. Sau đây sẽ là những tỷ lệ trực tiếp gắn liền với Churn Rate mà mọi người cần quan tâm.

CAC - Customer Acquisition Cost: Đây là chi phí mà doanh nghiệp phải chi cho mỗi khách hàng kiếm được. Hãy nghĩ xem, nếu bạn đã mất tiền cho mỗi khách hàng mang về, nhưng sau đó lại không thể tận dụng hoặc duy trì nó để mang lại doanh thu thì khoảng chi phí kia có thể là mất mát không nhỏ cho doanh nghiệp.

CLV - Customer Lifetime Value: Chỉ số này đánh giá được giá trị vòng đời của mỗi khách hàng. Nói một cách dễ hiểu là sau mỗi chu kỳ sử dụng xong sản phẩm, khách hàng sẽ vẫn tiếp tục mua hàng của bạn. Việc này rất quan trọng đối với doanh nghiệp, vì nếu làm tốt vấn đề này sẽ giúp bạn hạn chế được nhiều chi phí cho marketing hay CAC như đã nói.

Monthly Recurring Revenue: Có thể mọi người cũng đã thấy ý nghĩa này trong phần trên. Nhưng nó thực sự quan trọng đối với Churn Rate, nếu liên tục kiểm tra chỉ số này mọi người sẽ thấy doanh thu của công ty bị tác động không ít.

Cách tính Churn Rate

Như cách hiểu về Churn Rate trong bài viết này, chúng ta sẽ tiếp tục đi vào phần quan trọng là cách tính Churn Rate.

Lưu ý: Cách tính này được xây dựng dựa trên định nghĩa trong bài viết, về cách hiểu của nó các bạn có thể tùy biến để áp dụng vào mô hình cụ thể của chính mình. Do đó mỗi công ty, doanh nghiệp hay mô hình kinh doanh khác nhau sẽ có sự khác nhau.

Công thức tính Revenue Churn Rate

Như đã khái niệm, đây là tỷ lệ để đánh giá việc rời bỏ của khách hàng ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty như thế nào.

Với MRR - Monthly Recurring Revenue, mọi người sẽ biết được cụ thể mình đã mất bao nhiêu tiền mỗi tháng. Chính vì vậy mà cách tính Revenue cũng được dựa vào MRR.

Ví dụ: Revenue Churn Rate trong tháng n, chúng ta sẽ lấy lượng MRR của doanh nghiệp trong tháng n đó (các biến số do mình tự quy định như: Tỷ lệ thoát trang, hủy gói dịch vụ, không quay lại mua hàng, tỷ lệ click vào một nút mua hàng,...). Sau đó lấy con số này trừ cho các hoạt động upsell, tặng gói dịch vụ từ các khách hàng đang duy trì trong tháng. Tất cả những giá trị này sẽ được chia cho MRR đầu tháng đó.

Công thức tính Revenue Churn Rate

Ví dụ cụ thể cho công thức trên như sau:

Công ty S có 50.000 $ MRR vào đâu tháng 1, đến cuối tháng con số này còn lại 30.000$.

Bên cạnh đó trong tháng 1, công ty có tung ra các gói upgrade, từ đó MRR cũng tăng lên được 10.000$. Như vậy Revenue Churn lúc này là = (50.000 - 30.000 - 10.000) x 100%/ 50.000 = 20%.

Chú ý: Các bạn sẽ không được tính doanh thu từ hợp đồng mới xuất hiện trong tháng 1 vào cách tính này, vì chúng ta đang chỉ xét đến tỷ lệ rời bỏ của khách hàng đối với dịch vụ của doanh nghiệp.

Công thức tính Customer Churn Rate

Đối với Customer thì việc tính toán sẽ phức tạp hơn nhiều. Điều dễ hiểu đó là do khách hàng là nơi được phổ biến rộng rãi hơn. Do đó doanh nghiệp nào đang có mô hình kinh doanh B2C sẽ phải thật trọng trong việc tính toán Customer Churn Rate.

Công thức cơ bản

Có thể dựa theo cách hiểu của khái niệm này chúng ta cũng hình dung được cách tính Customer Churn Rate như thế nào. Đó là lấy số người dùng đã rời đi trong tháng cụ thể để chia cho số người dùng đã sử dụng dịch vụ của bạn lúc đầu tháng.

Công thức tính Customer Churn Rate

Với cách tính này rõ ràng là rất đơn giản, chúng ta chỉ cần quan tâm đến 2 biến số đầu tháng và cuối tháng. Tuy nhiên sẽ có một vài hạn chế của công thức này đó là khiến cho người thực hiện tính toán không thấy được sự sai lệch quá lớn về con số.

Để làm rõ cho cách nói trên chúng ta xét ví dụ sau: 

Ví dụ tính Churn Rate - 1

Trên đây là những thông số cần thiết cho một loại hình sản phẩm. Nếu theo bảng này chúng ta sẽ có được cách tính như sau: (500+125)/ (10.000) = 6.25% (CCR)

Trong tình huống mà New customers và New Customer Churn  đều không thay đổi, lúc đó tỷ lệ này đã giảm dần trong 3 tháng liên tiếp. Tuy nhiên, một thực tế cho thấy số lượng khách hàng ở Existing Customer Churn lại đang tăng. Như vậy cách tính này chỉ được nên sử dụng ở những trường hợp đơn giản mà thôi.

Công thức điều chỉnh

Với nhược điểm mà công thức cơ bản để lại, chúng ta cần phải có giải pháp cho nó. Và với công thức điều chỉnh này mọi người sẽ làm được. Để dễ hiểu hơn chúng ta sẽ phải điều chỉnh sự trung hòa về độ tăng trưởng của người dùng trong tháng mà mình muốn tính toán. Chính vì thế, ở phần mẫu số cần phải là một cách tính trung bình cộng chứ không phải chỉ là số người dùng ở đầu tháng.

Công thức tính Customer Churn Rate - 2

Đối với cách tính này mọi người sẽ thấy được kết quả mang về là đúng với những gì đang diễn ra trong thực tế.

Ví dụ tính Churn Rate - 2

Với cách tính của công thức điều chỉnh: (500+125)/ [(10.000 + 14.375)/2] = 5.13%. Con số này sẽ được mình thêm vào bảng trên ở hàng: Adjusted Churn Rate.

Tuy nhiên khi tính trung bình tỷ lệ Churn Rate của 3 tháng, chúng ta sẽ lấy tỷ lệ tổng số khách hàng đã rời bỏ doanh nghiệp của 3 tháng này chia cho khách hàng ở đầu và cuối tháng 11. Như vậy sẽ ra được con số 15.52% chia trung bình ra mỗi tháng sẽ là 5.17%. Vì vậy nếu công ty của bạn có cách xác định theo quý sẽ có một chút sự chênh lệch đối với cách tính theo mỗi tháng.

Do đó đây cũng là nhược điểm của cách tính thứ 2 này. Khi kết quả Churn Rate được tính theo tháng, quý hoặc thậm chí là năm sẽ có sự chênh lệch nhỏ đối với kết quả cụ thể mỗi tháng. Và con số này sẽ không còn nhỏ nếu như số lượng khách hàng New Customer và Exist Customer Churn càng biến động.

Công thức toàn diện

Nếu chúng ta lấy trung bình cộng số lượng khách hàng ở đầu và cuối tháng của khoảng thời gian cần tính, thì sự sai số sẽ xảy ra khi chúng biến động lớn. Thay vì vậy, chúng ta sẽ lấy cụ thể ở từng ngày. Tất nhiên việc này sẽ tốn nhiều công sức hơn nhưng mang lại kết quả tốt nhất.

Công thức tính Customer Churn Rate - 3

Như mọi người cũng thấy sự chi tiết ở mẫu số sẽ là vấn đề nan giải trong việc thu thập dữ liệu.

Vậy nên dùng công thức nào?

Câu hỏi đặt ra sau khi có 3 công thức trên, liệu với doanh nghiệp của mình thì nên chọn loại công thức nào.

Như mọi người cũng thấy, có 3 công thức và mỗi loại đều có ưu nhược điểm riêng. Thật chất Churn Rate là một chỉ số đánh giá tình hình sức khỏe doanh nghiệp. Nên cũng không vì một bảng đánh giá mà lại tốn quá nhiều công sức, nguồn lực vào nó.

  • Phù hợp là tiêu chí quan trọng nhất trong kinh doanh, có thể với công thức cơ bản, mọi người cũng đã thấy được phần nào về tình hình kinh doanh và doanh thu từ hoạt động thương mại của mình.
  • Ngoài ra nếu muốn thấy được sự chi tiết hơn bạn có thể tạo ra sự so sánh giữa các khoảng thời gian về tỷ lệ này bằng công thức điều chỉnh.
  • Đối với doanh nghiệp có nguồn lực lớn, đề cao yếu tố trải nghiệm người dùng, chăm sóc khách hàng,...thì công thức toàn diện là tốt nhất.

Kết luận

Dựa vào kiến thức và những thông tin chia sẻ trong bài viết này mọi người có thể hiểu được Churn Rate là gì. Qua đó có được cách đánh giá doanh nghiệp một cách vừa nhanh vừa hiệu quả theo ý mình muốn. Chúc các bạn thành công và gặp lại trong một bài viết về kiến thức doanh nghiệp sau nhé.

[maxbutton id="2" ]

Chúng ta đã tìm hiểu khá nhiều về những kiến thức trong Marketing Online, tuy nhiên những gì thuộc về doanh nghiệp là vô cùng nhiều. Do đó việc trau dồi kiến th...

Trong quá trình tìm hiểu về công việc của mọi người, có bao giờ đã bắt gặp một khái niệm trừu tượng như thế này chưa, đó là SaaS. Mình tin là với cách gọi này có vẻ như nhiều người cảm thấy lạ lẫm, nhưng ý nghĩa đằng sau nó lại đang được ứng dụng rất nhiều. Thậm chí, có thể nói bạn cũng đang dùng một trong số ứng dụng của nó. Vậy SaaS là gì, chúng ta cùng đi vào tìm hiểu về SaaS trong bài viết sau đây nhé.

SaaS là gì?

SaaS là gì?

SaaS là viết tắt của từ tiếng anh đầy đủ là “Software as a Service”. Đây là một trong những dạng điện toán đám mây phổ biến nhất hiện nay đang được sử dụng. SaaS là một mô hình phân phối dịch vụ ứng dụng phần mềm, với cách hoạt động của nó các nhà phân phối sẽ không trực tiếp bán sản phẩm của mình mà lại bán dịch vụ dựa trên phần mềm đó.

Để dễ hiểu hơn, bạn có thể hình dung là nhà cung cấp sẽ tạo ra một quy trình hoạt động và duy trì nó bằng cách chạy một phần mềm trên nền tảng website. Từ đó khách hàng có thể truy cập vào từ xa thông qua mạng internet. Tất nhiên, người dùng cũng cần phải trả phí để sử dụng dịch vụ này từ nhà phát hành. Hình thức thanh toán chủ yếu định kỳ theo tháng hoặc năm.

SaaS trong xã hội hiện đại

Ứng dụng SaaS trong xã hội hiện đại

SaaS trong thời kỳ phát triển của công nghệ hiện nay được xem là mô hình 4.0, với một cách hoạt động ưu việt hơn nhiều so với những phần mềm trước đó như on-premise. Đây là một loại phần mềm sẽ được các doanh nghiệp khác mua lại bản quyền sử dụng một cách trọn đời.

Tuy là SaaS được coi là một xu hướng áp dụng dẫn đầu trên thế giới nhưng hiện nay lại có khá nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa thể làm quen và áp dụng nó triệt để. Tất nhiên, để lý giải cho việc này còn phụ thuộc vào nhiều lý do khác nhau.

Tuy nhiên, việc áp dụng sự thay đổi đến từ SaaS sẽ mang lại nhiều giải pháp hiệu quả giúp cho doanh nghiệp không ngừng phát triển. Hiện nay chỉ có các doanh nghiệp đủ lớn và có tên tuổi tại Việt Nam có sử dụng công nghệ này trong mô hình kinh doanh của mình.

SaaS đối với thế giới

SaaS đối với thế giới

Khả năng cao là nhiều anh em ở đây cũng dùng ít nhất 1 loại phần mềm, trong đó có thể chúng đang được áp dụng mô hình SaaS như chúng ta đã đề cập đến trong bài viết này. Vì nhu cầu của người dùng là giải quyết vấn đề, nên cũng khó nói là tại sao họ phải quan tâm đến việc mình có đang sử dụng một loại sản phẩm có ứng dụng SaaS hay không?

Tuy nhiên, nếu biết được thêm điều này, có thể mang lại một số hiểu biết và kiến thức trong lĩnh vực này hơn. Ngoài ra, trong tương lai xu hướng phát triển của thế giới cũng dựa vào công nghệ này khá nhiều.

 Điển hình như một số sản phẩm mà chúng ta có thể kể đến trên thị trường hiện nay như là Amazon Website Service, Adobe Creative Cloud, Dropbox, Google, IBM, Microsoft, Oracle,...Thoạt nghe qua những cái tên này, có lẽ mọi người cũng đã thấy là một trong số người dùng cuối của những sản phẩm từ các công ty trên đây.

Với sự xâm chiếm của SaaS trong thị trường công nghệ số, chắc chắn sẽ còn có nhiều công ty, sản phẩm dịch vụ được ra đời dựa trên nền tảng phát triển này.

Những con số thống kê về SaaS trong thị trường phần mềm

Thống kê về SaaS trong thị trường phần mềm

Trong một báo cáo gần đây nhất có tên là “Thị trường phần mềm dịch vụ: Công nghệ và thị trường toàn cầu, BBC dự đoán rằng ngành công nghiệp áp dụng SaaS sẽ được định giá trên mức 44 tỷ $ vào năm 2017, con số này sẽ tăng lên đến hơn 94 tỷ $ vào năm 2022”.

Đối với tốc độ tăng trưởng hằng năm này (CAGR) của thị trường SaaS sẽ rơi vào mức khoảng 16,4%. Đây là một con số không hề nhỏ cho thấy được tiềm năng và cơ hội phát triển của ngành dịch vụ phần mềm trong xã hội hiện đại.

Một lý giải đơn giản cho việc này đó chính là các phần mềm dịch vụ SaaS được phát triển từ nhiều công ty khác nhau. Do đó xu hướng hiện nay của mô hình SaaS trên thế giới cũng đang trên đà gia tăng đáng kể. Chúng sẽ được tích hợp giữa các phần mềm lại với nhau từ đó tạo ra một quy trình vận hành trơn tru hơn, như vậy sẽ giúp cho doanh nghiệp có được sức mạnh tổng hợp đáng kể.

Đồng thời một doanh nghiệp sử dụng sản phẩm, phần mềm công nghệ không chỉ 1 mà có thể hơn thế rất nhiều. Theo con số thống kê của BBC vào năm 2017 con số trung bình này ở mỗi doanh nghiệp đã tăng lên đến 16 sản phẩm phần mềm/ doanh nghiệp.

Những ưu điểm của mô hình SaaS

Những ưu điểm của mô hình SaaS

Chúng ta đã bàn luận khá nhiều về tiềm năng cũng như sự phát triển của SaaS trong hiện tại và tương lai. Vậy tại sao SaaS lại có thể là một xu hướng dài hạn trong xã hội hiện đại, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua một vài ưu điểm của SaaS sau đây.

Tiết kiệm chi phí vận hành cho doanh nghiệp

Chúng ta đều biết, việc một sản phẩm công nghệ được phát hành bởi doanh nghiệp là một chuyện. Để vận hành và mang về khách hàng, chi phí của nó cũng sẽ phải được tính vào giá trị của mỗi khách hàng mang lại.

Từ đó việc vận hành càng phức tạp tốn kém sẽ khiến cho chi phí trên mỗi khách hàng sẽ gia tăng. Đối với việc áp dụng SaaS vào hệ thống doanh nghiệp của mình, điều đó sẽ giúp giảm được cả chi phí về tiền mặt, thời gian, chi phí chuyển đổi, nhân lực và thậm chí là chi phí cơ hội của doanh nghiệp.

Vì khi cài đặt SaaS, hầu như doanh nghiệp sẽ không cần phải chạy phần mềm trên chính hệ thống của mình. Như vậy sẽ thấy được chúng ta có thể tiết kiệm được tiền mua giấy phép hoạt động phần mềm, chi phí lắp đặt phần cứng, xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu.

Ngoài ra trong quá trình sử dụng SaaS, doanh nghiệp cũng không phải chi thêm bất cứ chi phí nào liên quan đến việc hỗ trợ, bảo trì định kỳ như loại phần mềm on-premise. Con số này được ước tính từ 15 đến 20% tổng chi phí cho phần mềm.

Loại hình sản phẩm của SaaS

Hiện nay các công ty phần mềm phát hành sản phẩm theo mô hình SaaS đều cho phép hoạt động dưới 2 hình thức chính là dùng thử và trả phí. Về các bản dùng thử sẽ là miễn phí để mọi người kiểm nghiệm một số tính năng và sự tương thích của sản phẩm đối với mô hình của mình.

Sau đó, nếu đồng ý và đăng ký gói trả phí thì những tính năng nâng cao và thời gian hoạt động sau khi kết thúc gói miễn phí sẽ được kích hoạt. Các gói trả phí thường sẽ được quy định dựa theo thời gian sử dụng hoặc số lượng tài khoản, tuy nhiên dù là cách tính nào thì chúng ta đều có thể hủy gói để ngừng sử dụng dịch vụ.

Tiết kiệm thời gian - nguồn lực cho doanh nghiệp

Là một doanh nghiệp, nguồn lực của công ty không chỉ là về mặt kinh tế mà thời gian cũng rất quan trọng. Đối với việc triển khai phần mềm sử dụng SaaS sẽ tiết kiệm về mặt thời gian đáng kể. Thông thường một doanh nghiệp sẽ tốn khoảng 6 tháng để tạm ngưng hoạt động đối với một số bộ phận để lắp đặt và sửa chữa đối với hệ thống on-premise. Không những vậy còn hao tốn khá nhiều nhân lực cho việc hỗ trợ và sửa chữa đó. Riêng với việc sử dụng SaaS trong mô hình doanh nghiệp, việc này chỉ tốn vài ngày và kèm theo đó là từ 1 đến 2 nhân viên kỹ thuật.

Không những vậy, cách sử dụng của SaaS đối với nhân sự của doanh nghiệp cũng khá đơn giản. Vì thế sau một vài chương trình ngắn hạn trong vài buổi là có thể training cho các nhân viên trong doanh nghiệp có liên quan có thể sử dụng được ổn định phần mềm.

Cắt giảm chi phí chuyển đổi

Nếu là một doanh nghiệp truyền thống việc chuyển đổi máy móc để thay thế cho một hệ thống mới thì chi phí để lắp đặt và chuyển đổi này thực sự không nhỏ. Trong một doanh nghiệp đang áp dụng on-premise, nếu trong quá trình khai thác và vận hành gặp phải sự cố khiến cho hệ thống cần phải được thay đổi. Lúc đó chi phí để đánh đổi lại là vô cùng lớn, từ việc phải từ bỏ tài sản cũ và bắt đầu bằng một loại tài sản mới.

Thay vì vậy đối với SaaS, doanh nghiệp chỉ cần bỏ ra một số tiền khá khiêm tốn hơn và có thể mang lại cho bạn một ứng dụng toàn diện như ban đầu mà không tốn quá nhiều công sức và thời gian.

Tính linh hoạt 

Khi sở hữu một hệ thống, tính linh hoạt được đề cao rất lớn. Đặc biệt là với những tác vụ cần được xử lý nhanh chóng và kịp thời. Nếu là doanh nghiệp đang sử dụng SaaS, chắc chắn bạn sẽ được hỗ trợ bởi một đội ngũ IT từ công ty phát hành. Do đó các vấn đề về kỹ thuật sẽ luôn được họ đảm bảo, nếu có tính trạng sự cố xảy ra như xung đột, bugs trong quá trình vận hành nhà cung cấp sẽ chịu trách nhiệm. Tất nhiên, đội ngũ tester và IT của doanh nghiệp sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp để xử lý kịp thời để mang lại hệ thống toàn diện như ban đầu.

Ngoài ra, với các phần mềm dịch vụ, bạn sẽ được cập nhật liên tục những phiên bản mới nhất từ nhà phát hành. Đây cũng chính là sự phát triển nhanh chóng của các công ty phần mềm và rất thuận lợi cho việc cập nhật với khách hàng của mình. Thông qua hình thức này các doanh nghiệp không phải lo lắng tìm kiếm giải phải từ những sản phẩm mới, đồng thời cũng tiết kiệm được chi phí mà vẫn giải quyết được vấn đề của mình.

Dễ sử dụng, tính cơ động cao

Vì những nhà phát hành cung cấp SaaS sẽ dựa trên mạng lưới Internet, do đó các doanh nghiệp sử dụng phần mềm sẽ có thể hoạt động ở bất kỳ đâu. Ngoài ra còn có nhiều sản phẩm được phát triển với tính cơ động cao, có thể truy cập bằng cả phần mềm trên máy tính, trình duyệt và thiết bị di động.

Chính vì thế với, SaaS mọi người cũng hạn chế việc di chuyển đến văn phòng. Đối với các gói trả phí hệ thống quản lý cũng sẽ được tối ưu để doanh nghiệp có thể phân quyền cho nhân viên trực tiếp quản lý. Do đó chi phí vận hành từ đây cũng sẽ được cắt giảm đáng kể.

Hiện nay các nhà cung cấp SaaS sẽ phát triển sản phẩm của mình trên những ứng dụng đa hệ điều hành, trong đó phải kể đến những cái tên được nhiều người dùng sử dụng nhất như là: iOS, Android, Windows, MacOS. Đối với trình duyệt sẽ là những Microsoft Edge, Google Chrome, Apple Safari, Mozilla Firefox,...

Khả năng tích hợp cao

Đối với các loại phần mềm on-premise được phát hành chủ yếu giải quyết một số vấn đề trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, các vấn đề cũng không dừng lại ở đó, trong quá trình vận hành chúng ta sẽ thấy phát sinh khá nhiều thứ liên quan.

Trong đó việc kết nối để trao đổi dữ liệu giữa các hệ thống, máy móc, phần mềm là vô cùng quan trọng. Do đó SaaS được phát triển để giải quyết vấn đề này gọn gàng và với quy mô trên toàn thế giới.

Hiện nay, các bạn sẽ thấy những sản phẩm SaaS đều có API để có thể giúp cho người dùng, doanh nghiệp tích hợp những ứng dụng từ nhiều bên dịch vụ khác nhau. Với khả năng tích hợp linh hoạt này, những dữ liệu và giao tiếp giữa các phần mềm trở nên đơn giản hơn.

Một số nhược điểm của SaaS

Một số nhược điểm của SaaS

Tính bảo mật

Song song với khá nhiều ưu điểm thì SaaS cũng chứa đựng một vài rủi ro nhất định mà doanh nghiệp cần phải có cân nhắc kỹ lưỡng. Dựa vào sự linh hoạt và giao tiếp của SaaS, chúng ta đều thấy việc kết nối của nó sẽ mang lại nhiều nguy cơ tiềm tàng. Trong đó đặc biệt quan trọng chính là tính bảo mật.

Cơ sở dữ liệu hầu như được lưu trữ bởi nhà cung cấp dịch vụ, do đó việc rò rỉ hay sử dụng nó phụ thuộc vào khá nhiều sự uy tín của bên nhà cung cấp. Do đó doanh nghiệp cũng phải tìm hiểu kỹ đối tác của mình trước khi lựa chọn.

Internet

Với việc SaaS được phát triển dựa trên ứng dụng mạnh mẽ nhất hiện nay là internet thì chắc chắn đó cũng là một rào cản. Tuy nhiên, để khách quan mà nói mặc dù SaaS bắt buộc cần phải có internet thì mới hoạt động được nhưng chúng ta đều biết việc này không còn quá khó trong xã hội hiện nay.

Tất nhiên, đối với một số doanh nghiệp truyền thống việc tiếp cận công nghệ hiện đại còn đang gặp nhiều khó khăn. Về vấn đề này chúng ta cũng có thể thông cảm, do đó các nhà phát triển SaaS đều đang có những nghiên cứu và giải pháp cho việc truy cập SaaS ngoại tuyến. Hi vọng là sẽ có nhiều bước tiến trong tương lai, nhưng hơn hết việc sử dụng internet nên được ưu tiên. Và với giải pháp ngoại tuyến nên được sử dụng trong trường hợp sự cố sẽ tốt hơn.

Trên thực tế mà nói, các chủ doanh nghiệp cũng là những người quá rành trong việc tiếp cận công nghệ hiện đại. Do đó đây chỉ là điểm yếu đối với một số rất ít nhóm doanh nghiệp truyền thống hiện nay mà thôi.

Kết luận

Với những chia sẻ về SaaS trong bài viết này, mọi người cũng đã hiểu khá rõ về nó. Hi vọng với những kiến thức này đã khai mở được phần nào về khái niệm cũng như là góc nhìn tổng quan về SaaS cho mọi người.

[maxbutton id="2" ]

Trong quá trình tìm hiểu về công việc của mọi người, có bao giờ đã bắt gặp một khái niệm trừu tượng như thế này chưa, đó là SaaS. Mình tin là với cách ...

Nếu bạn đang có một kế hoạch hoạt động trên các nền tảng tiếp thị online, liên lạc trao đổi công việc trên internet thì hẳn là một tài khoản Hotmail sẽ là thứ không thể thiếu. Song song với các hình thức tương tự như Gmail thì Hotmail cũng khá phổ biến. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về một số thứ liên quan đến nó. Bao gồm khái niệm Hotmail là gì và cách lập địa chỉ hotmail như thế nào?

Hotmail là gì?

Hotmail là gì

Hotmail hay mới đây chúng ta có thể thấy là Windows Live Hotmail chính là một trong những dịch vụ webmail miễn phí được phát hành bởi Microsoft. Dịch vụ này được phát triển nhằm phục vụ cho mục đích công việc là chủ yếu, nó cũng được xem như là một bản thay thế của MSN Hotmail trước đây. Hotmail đã xuất hiện trên thị trường internet cũng rất lâu rồi, tuy nhiên với sự phát triển của công nghệ ở thời điểm hiện tại thì số lượng người sử dụng nó đã giảm đi đáng kể. Lý do bởi vì các sản phẩm thay thế cũng được phát triển khá nhiều.

Chính vì sự đa dạng của những sản phẩm tương tự, do đó vẫn có nhiều người chưa biết đến Hotmail.

Là một sản phẩm được phát hành bởi công ty công nghệ thuộc top đầu trên thế giới, chính vì thế những ứng dụng và tính năng được tích hợp trên Hotmail cũng mang lại khá nhiều lợi ích cho người dùng. Với lòng tin này thì hiện nay các doanh nghiệp cũng áp dụng với số lượng khá lớn trong môi trường công việc.

Đối với một tài khoản Hotmail thông thường sẽ có dung lượng 2GB, người dùng có thể sử dụng để lưu trữ tốt và có thể dùng để kiểm tra chính tả một cách tự động và các bộ lọc tùy ý. Không những vậy, với công nghệ lập trình Ajax Hotmail gần như có thể tích hợp với nhiều nền tảng khác để hỗ trợ người dùng như là: Windows Live Messenger, Spaces, Calendar, Contacts,...

Quá trình hình thành và phát triển của Hotmail

Hotmail là một sản phẩm được nghiên cứu và phát hành bởi Jack Smith và Sabeer Bhatia, ngày khai sinh của Hotmail là 4/7/1996. Lúc đó Hotmail đã ra mắt công chúng với tư cách là một dịch vụ cung cấp Email thương mại đầu tiên trên toàn bộ mạng lưới internet lúc bấy giờ.

Tuy nhiên, trong khoảng thời gian hoạt động được 1 năm sau đó, sự phát triển của Hotmail đã khiến cho tập đoàn công nghệ đình đám là Microsoft mua lại với giá 400 triệu đô la. Từ đó sản phẩm này nằm trong danh mục của nhóm dịch vụ MSN thuộc tập đoàn của Microsoft.

Chưa dừng lại ở đó, sau khi trở về tay của nhà khổng lồ công nghệ Hotmail tiếp tục phát triển và có thể nói là nhanh chóng hơn. Sự phổ biến của Hotmail lúc này đã phủ khắp mọi nơi trên thế giới, lúc đó Hotmail đích thực là một sản phẩm webmail lớn nhất thị trường quốc tế. Cụ thể vào thời điểm tháng 2 năm 1999, Hotmail có số lượng người dùng đăng ký trên thế giới lên đến con số 30 triệu user.

Tuy nhiên, bắt đầu có sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường webmail khi mà 2004 ông lớn Google đã cho ra mắt Gmail. Đây là một sản phẩm webmail của riêng mình mà Google phát hành lên thị trường với sức cạnh tranh vô cùng lớn đối với Hotmail. Về chức năng và mọi thứ của Hotmail có thì Gmail cũng thừa sức đáp ứng cho người dùng.

Trong quá trình cạnh tranh của 2 ông lớn này, vào năm 2005 Microsoft lại tiếp tục tung ra một bản Beta Kahuna được cho một nhóm người thử nghiệm tính năng của nó. Sản phẩm này được phát hành với mục tiêu đáp ứng các ý tưởng dựa trên phương châm “nhanh hơn - an toàn hơn - đơn giản hơn”.

Chỉ trong một thời gian ngắn, tính đến cuối năm 2006 số lượng người dùng của phiên bản này cũng đã đạt đến con số hàng triệu người. Trong quá trình phát triển của mình, tính đến 2007 Hotmail đã có số lượng người dùng đạt con số khủng khiếp là 260 triệu user.

Xem thêm: Email Marketing là gì? 3 phần mềm hỗ trợ Email Marketing tốt nhất

Những chức năng nổi bật của Hotmail

Với những thông tin cơ bản về Hotmail trong phần trên, có lẽ mọi người vẫn chưa thấy rõ được sự ứng dụng của nó trong công việc. Sau đây sẽ là một vài thông tin nổi bật để mọi người thấy được các chức năng của Hotmail sẽ phục vụ được những gì cho người dùng.

Lưu trữ được nâng lên 4GB

File đính kèm trong việc soạn thảo thư điện tử sẽ hỗ trợ với nhiều định dạng khác nhau. Trước đây Hotmail được thiết lập hệ thống lưu trữ cho mỗi tài khoản là 2GB, tuy nhiên hiện nay đã nâng cấp lên 4GB (bản trả phí). Chủ yếu để phục vụ cho người dùng có thể trao đổi dữ liệu ở nhiều định dạng tệp và file khác nhau.

Nếu các bạn đang sử dụng dữ liệu quá nhiều khiến cho dung lượng chỉ còn dưới 50MB thì hệ thống sẽ phát tín hiệu cảnh báo trên màn hình và thanh công cụ. Vị trí “Today” trên giao diện sẽ cho bạn thấy tỷ lệ % về dung lượng mà bạn đang sử dụng và còn lại bao nhiêu để mọi người tiện theo dõi.

Với cách làm này, nếu các bạn có nhu cầu công việc cần phải sử dụng thêm dung lượng, hệ thống sẽ đề nghị bạn nâng cấp gói data lên. Khi đó tài khoản Hotmail của bạn sẽ được mở dịch vụ và nâng dung lượng lên đến 4GB. Trong đó tệp đính kèm sẽ được đặt hạn mức dung lượng là 20MB. Đối với bản trả phí này mọi người sẽ phải trả 19.95$ mỗi năm, tương đương với 465.000 VNĐ.

Khả năng bảo mật

Có thể nói việc trao đổi tin nhắn và sử dụng trong công việc thông qua email sẽ tiềm tàng nhiều rủi ro. Trong đó việc rò rỉ thông tin là cần được quan tâm, Hotmail sẽ giúp bạn giải quyết được phần nào vấn đề này.

Với việc tích hợp tính năng an toàn và bảo mật như: Sender ID, SMTP Authentication sẽ giúp cho hệ thống nhận diện và kiểm tra các tập tin, đường link có dấu hiệu bất thường, có khả năng lừa đảo.

Ngoài ra còn có thể kiểm tra được danh sách các email đã gửi và email chuyển tiếp, từ đó người dùng có thể lọc để bảo vệ mình trên không gian mạng.

Đối với những loại thư có dấu hiệu khả nghi này hệ thống sẽ không mở được cho đến khi người dùng chấp nhận và yêu cầu mở thư. Đối với những file và tập tin không an toàn thì người dùng sẽ không thể tải về, giúp cho việc đảm bảo an toàn, đề phòng virus hoặc botnet xâm nhập máy tính.

Đây cũng chính là điểm mạnh mà không phải loại email nào cũng có, với sự cảnh báo và bảo vệ này người dùng có thể tránh được những sự thất thoát thông tin và sự tấn công của tin tặc.

Tùy biến giao diện

Hotmail là một trong số các lựa chọn mà người dùng có thể thực hiện những tùy biến để mang tính cá nhân hóa. Trong đó người dùng có thể tự mình thiết lập các tùy chỉnh về giao diện. Từ đó webmail của bạn sẽ được thay đổi màu sắc và hình ảnh phù hợp với sở thích của mọi người.

Với những màu sắc được thiết lập sẵn người dùng có thể chọn những tông màu phù hợp với ánh sáng và sở thích cá nhân như: Xanh, đỏ, vàng, tím, đen, bạc, hồng,...

Ngoài ra sự tùy biến này còn có thể nâng cao hơn nữa dựa vào custom của người dùng. Các bạn có thể tự mình thiết kế giao diện theo phong cách mình muốn. Với sự tích hợp của Hotmail người dùng có thể sử dụng những tính năng kéo thả, khung đọc, vị trí hiển thị của một số chức năng, thanh đọc, hộp thoại,...

Tính linh hoạt

Tính linh hoạt của Hotmail được thể hiện ở chỗ người dùng có thể kết nối với nhiều nền tảng, ứng dụng khác nhau để thuận tiện cho việc trao đổi và trong công việc. Đây là một bước tiến khá hữu ích cho mọi người, Hotmail có thể tích hợp với những dịch vụ khác trên Windows như là:

  • Windows Live Messenger: Với ứng dụng này mọi người có thể xem được danh sách bạn bè trong kết nối của mình có online hay không, từ đó việc trao đổi và liên hệ sẽ được thuận tiện hơn.
  • Windows Live Space và Windows Live Contacts: Với 2 ứng dụng này người dùng có thể tích hợp để có thể nâng cao khả năng tương tác và trao đổi giữa các bên với nhau.
  • Windows Live Calendar: Một ứng dụng mà hầu như ai cũng cần đó chính là về mặt thời gian, lịch được tích hợp luôn trong Hotmail để mọi người tiện theo dõi.

Khả năng nhận diện chính tả

Khi người dùng sử dụng đến trình soạn thảo văn bản trong Hotmail, các bạn sẽ được hỗ trợ bởi công nghệ nhận diện ngôn ngữ. Từ đó các lỗi chính tả sẽ được phát hiện trong trình soạn thảo email này.

Mọi người cũng thấy được tính năng này được áp dụng trong Microsoft Office hoặc Google Docs, khi có ngôn ngữ sai chính tả hoặc gần như sai thì sẽ có dấu hiệu báo đỏ để mọi người chọn vào đó và chỉnh sửa. Sự tiện ích này càng được đề cao khi mà bạn có thể click vào lỗi sai và hệ thống sẽ cho ra một số kết quả tương tự để phù hợp với ngữ nghĩa trong câu đó.

Đối với tính năng check chính tả này, các bạn có thể sử dụng với một số ngôn ngữ như là Tiếng Anh, Tiếng Đức, Ý, Pháp và Tây Ban Nha. Do đó sẽ rất thuận tiện cho bạn nào đang có nhu cầu soạn thảo email với những bạn bè hoặc đối tác có sử dụng những loại ngôn ngữ trên.

Đa dạng ngôn ngữ

Không chỉ là nhận diện để kiểm tra chính tả cho một số loại ngôn ngữ phổ biến trên thế giới mà hiện nay Hotmail có hỗ trợ cho người dùng giao tiếp với các định dạng từ 36 loại ngôn ngữ khác nhau. Không chỉ là những ngôn ngữ phổ biến như phần trên mà chắc chắn là còn có những loại ngôn ngữ thông dụng khác như: Tiếng Nhật, Hàn, Tiếng Nga, Tiếng Trung cả Phồn Thể và Giản Thể và trong đó có cả  Tiếng Việt nữa.

Hướng dẫn tạo tài khoản Hotmail miễn phí cho người dùng

Sau khi tìm hiểu qua một số chức năng của Hotmail, nếu mọi người có nhu cầu tạo một tài khoản Hotmail cho riêng mình để phục vụ công việc thì hãy thực hiện theo các bước hướng dẫn sau đây.

Bước 1: Các bạn sẽ truy cập vào đường link: https://signup.live.com

Hướng dẫn tạo tài khoản Hotmail - 1

Trong giao diện này mọi người sẽ lựa chọn dòng hotmail.com. Sau khi lựa chọn xong các bạn sẽ nhấn vào “Tiếp theo”

Bước 2: Sau khi giao diện mới xuất hiện các bạn sẽ điền thông tin của mình vào.

Hướng dẫn tạo tài khoản Hotmail - 2

Phần họ các bạn điền Họ và Tên lót của mình. Ví dụ tên đầy đủ là Nguyễn Văn A thì điền phần Họ là Nguyễn Văn, phần Tên là A.

Sau khi điền họ tên xong các bạn sẽ nhấn “Tiếp theo”

Bước 3: Đến đây các bạn sẽ tiếp tục cung cấp một vài thông tin về quốc gia.

Hướng dẫn tạo tài khoản Hotmail - 3

Mọi người chọn Việt Nam và điền ngày tháng năm sinh của mình vào > Nhấn vào nút Tiếp theo.

Bước 4: Đến đây mọi người đã hoàn thành việc tạo tài khoản Hotmail. Qúa đơn giản đúng không nào, bây giờ mọi người có thể đăng nhập và trải nghiệm những tính năng của Hotmail.

Hướng dẫn tạo email với tiền miền từ Hotmail

Đối với việc tạo tài khoản Hotmail từ người dùng cá nhân khá đơn giản, tuy nhiên sẽ có một định dạng email có đuôi là tên miền thường dành cho những người nào sở hữu website. Nếu bạn cũng muốn có một email có đuôi là tên miền web thì hãy thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Các bạn sẽ truy cập vào đường link :https://outlook.live.com/owa/ sau đó đăng nhập tài khoản hotmail cá nhân của mình vừa tạo như ở phần trên.

Hướng dẫn tạo tài khoản Hotmail - 4

Bước 2: Tại đây các bạn sẽ chọn vào mục Add domain/ thêm miền.

Nếu các bạn đã từng tạo email tên miền bằng Microsoft thì danh sách các email đó sẽ được hiển thị ở đây. Với giao diện này các bạn có thể quản lý các email của mình bao gồm xóa hoặc thêm các email khác vào.

Hướng dẫn tạo tài khoản Hotmail - 5

Bước 3: Sau khi các bạn chọn Add Domain, hệ thống sẽ cho bạn thấy được các lựa chọn khác như là: 

Provide your domain name: Đây là phần mà mọi người sẽ nhập tên miền mà các bạn đang sở hữu. Tuy nhiên nếu chưa có các bạn có thể mua trực tiếp hoăc ở bất kỳ đâu.

Choose mail service for your domain: Với danh mục này các bạn có thể chọn 1 trong 2 là:

Hướng dẫn tạo tài khoản Hotmail - 6

  • Set up Outlook.com for my domain: Lựa chọn này các bạn sẽ click để tạo email theo tên miền.
  • No mail for my domain: Lựa chọn này nếu bạn muốn tạo email theo tên miền nhưng thực hiện sau.

Sau khi chọn dòng 1, các bạn nhấn Continue.

Bước 4: Sau khi chọn xong các bạn sẽ phải truy cập vào trang đăng ký tên miền của mình và truy cập vào DNS thực hiện các bước để kết nối tên miền với email như sau:

Hướng dẫn tạo tài khoản Hotmail - 7

  • DNS record type: MX
  • Host: Điền địa chỉ host mà mọi người sẽ trỏ đến tùy theo nhà cung cấp mà bạn đã mua
  • TTL: 3600
  • Priority: 10

Các bạn nhấn LƯU lại.

Bước 5: Trong trình quản lý DNS, mọi người sẽ làm mới trang của mình lại. Sau đó sẽ thêm các thông tin như dưới đây.

Hướng dẫn tạo tài khoản Hotmail - 8

Đây đều là những thông tin cơ bản để mọi người tạo một tài khoản. Gồm:

  • Account name: Tên tài khoản
  • First name: Họ và tên lót
  • Last name: Tên của mình
  • Password: Mật khẩu của tài khoản
  • Reenter Password: Nhập lại mật khẩu

Sau đó các bạn nhấn OK là hoàn tất

Kết luận

Với những gì mà mình chia sẻ trong bài viết này có lẽ mọi người cũng đã biết được Hotmail là gì. Bây giờ nếu các bạn có nhu cầu sử dụng Hotmail hãy thực hiện các bước đăng ký như mình hướng dẫn nhé, chúc mọi người thành công.

Dinos Việt Nam là nền tảng Affiliate Marketing trực tuyến tại Việt Nam. Nếu bạn chưa đăng ký thành công tài khoản tiếp thị liên kết của Dinos thì hãy đăng ký theo link bên dưới này nhé!

[maxbutton id="2" ]

Nếu bạn đang có một kế hoạch hoạt động trên các nền tảng tiếp thị online, liên lạc trao đổi công việc trên internet thì hẳn là một tài khoản Hotmail sẽ ...

Có thể bạn đang tìm kiếm những phương pháp tiếp thị trên các nền tảng mạng xã hội. Trong quá trình đó Facebook sẽ là một lựa chọn mà bạn thấy có khá nhiều đề xuất. Tuy nhiên, nếu như đi càng sâu mọi người sẽ thấy có rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Lúc đó, mọi chuyện không như ta nghĩ với những cách hiểu ban đầu. Một trong những khó khăn mà người làm quảng cáo với Meta cần phải giải quyết đó là thanh toán quảng cáo Facebook. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu ngọn ngành ra sao và cách xử lý như thế nào.

Những thứ cần chuẩn bị

Chúng ta sẽ đi từ những thứ đơn giản và cơ bản nhất về quy trình cài đặt thanh toán quảng cáo Facebook. Về các tác vụ này mọi người có thể thực hiện trên khá nhiều giao diện và hình thức khác nhau. Tuy nhiên, với hình thức nào chúng vẫn là là truy cập đến một vị trí cố định, mọi thứ sẽ vẫn diễn ra bình thường. Sau đây là những gì bạn cần phải chuẩn bị.

  • Tài khoản quảng cáo: Tài khoản quảng cáo là tài khoản được dùng để quảng cáo, để tránh nhầm lẫn với tài khoản cá nhân Facebook thì mọi người có thể thấy tài khoản quảng cáo chỉ có thể truy cập vào trình quản lý quảng cáo. Mình sẽ để mô tả cách tạo tài khoản quảng cáo ở phần sau.
  • Thẻ thanh toán/phương thức thanh toán: Đây là những phương thức thanh toán mà mọi người cần chuẩn bị. Tất nhiên những phương thức này được Meta cho phép và đối với mỗi nick Facebook/ tài khoản quảng cáo/ tài khoản doanh nghiệp sẽ được cấp các loại thanh toán khác nhau. Tuy nhiên, cơ bản nhất vẫn là thẻ Visa/ Mastercard. Ngoài ra vẫn có các hình thức thanh toán khác như: Paypal, VN PAY, MOMO,...

Cách tạo tài khoản quảng cáo Facebook ads

Như đã nói, tài khoản quảng cáo Facebook là thứ chắc chắn bạn cần phải có. Sau đây là cách tạo tài khoản dành cho những bạn nào chưa có.

Bước 1: Mọi người truy cập vào trình quản lý quảng cáo theo đường dẫn: Business.facebook.com

Cách tạo tài khoản quảng cáo Facebook Ads - 1

Khi giao diện tương tự như trên hiện ra, vì có thể Meta thay đổi liên tục. Bạn chỉ việc tìm phần TẠO TÀI KHOẢN.

Cách tạo tài khoản quảng cáo Facebook Ads - 2

Bước 2: Sau đó các bạn sẽ cung cấp các thông tin như tên doanh nghiệp, email vào. Nếu bạn đang lập tài khoản dựa vào tài khoản facebook thì mọi người nên đồng bộ tên sử dụng trên trang cá nhân, tài khoản ngân hàng với tên đăng ký này.

Cách tạo tài khoản quảng cáo Facebook Ads - 3

Sau khi tạo xong các bạn sẽ nhận được thông báo tương tự. Như vậy là mọi người đã có một tài khoản doanh nghiệp. 

Bước 3: Bây giờ mọi người sẽ truy cập vào trình quản lý doanh nghiệp

Cách tạo tài khoản quảng cáo Facebook Ads - 4

Với đường link bussines.facebook.com mọi người sẽ có giao diện tương tự như thế này. Các bạn chọn vào “Cài đặt tài khoản quảng cáo” > Chọn cài đặt ở menu bên trái màn hình.

Cách tạo tài khoản quảng cáo Facebook Ads - 5

Tại đây mọi người sẽ lựa chọn như trên màn hình bao gồm: Tài khoản > Chọn “Tài khoản quảng cáo” > Chọn vào mục Thêm > Chọn Tạo tài khoản quảng cáo mới.

Bước 4: Các bạn sẽ cung cấp thông tin cho tài khoản quảng cáo như: Tên tài khoản quảng cáo, múi giờ, loại tiền.

Ở đây các bạn cần phải lưu ý: Nếu bạn có ý định sử dụng tài khoản quảng cáo cho việc chạy marketing ở thị trường nào thì nên chọn đúng múi giờ và loại tiền đó nhé.

Cách tạo tài khoản quảng cáo Facebook Ads - 6

Bước 5: Đến bước cuối này mọi người lựa chọn nhu cầu sử dụng

Cách tạo tài khoản quảng cáo Facebook Ads - 7

Meta sẽ hỏi bạn dùng cho tài khoản Business ở bước 2 mà các bạn đã tạo hay tạo cho một tài khoản doanh nghiệp khác. Để đơn giản anh em nên chọn dòng 1 là tạo cho tài khoản doanh nghiệp của chính mình và nhấn TẠO là xong nhé.

2 cách thêm phương thức thanh toán quảng cáo Facebook 

Thêm phương thức thanh toán Facebook trên trình quản lý

Khi mọi người đã có tài khoản quảng cáo rồi, bây giờ các bạn có thể thực hiện các bước sau đây để thêm phương thức thanh toán quảng cáo Facebook vào.

Bước 1: Truy cập vào trình quản lý quảng cáo theo đường dẫn: Facebook.com/ads/manager 

Cách thêm phương thức thanh toán Facebook Ads - 1

Tại giao diện này mọi người chọn vào dấu 3 gạch ngang ở góc trên bên trái màn hình > Chọn vào phần “lập hóa đơn” .

Cách thêm phương thức thanh toán Facebook Ads - 2

Tiếp theo các bạn chọn vào phần “cài đặt thanh toán” góc trên bên phải.

Bước 2: Thêm phương thức thanh toán

Cách thêm phương thức thanh toán Facebook Ads - 3

Đến đây các bạn có thể nhấn vào thêm phương thức thanh toán.

Cách thêm phương thức thanh toán Facebook Ads - 4

Lựa chọn vào thẻ tín dụng ghi nợ > nhấn TIẾP.

Cách thêm phương thức thanh toán Facebook Ads - 5

ở Đây các bạn sẽ cung cấp các thông tin về thẻ của mình bao gồm: Số thẻ, MM/YY (ngày hết hạn), CVV (3 số cuối của thẻ ở mặt sau).

Bước 3: Các bạn nhấn lưu lại là hoàn tất.

Thêm phương thức thanh toán quảng cáo Facebook trực tiếp trên Fanpage

Đối với cách này có lẽ sẽ nhanh và tiện hơn cho anh em nào vừa mới tìm hiểu về Facebook.

Bước 1: Đầu tiên các bạn truy cập vào trang Fanpage mà mình đang muốn thêm phương thức thanh toán

Cách thêm phương thức thanh toán Facebook Ads - 6

Các bạn chọn vào Trung tâm quảng cáo ở bên trái màn hình.

Bước 2: Tại giao diện này mọi người chọn vào “cài đặt thanh toán” ở phía dưới bên phải.

Cách thêm phương thức thanh toán Facebook Ads - 7

Bước 3: Lúc này mọi người sẽ được chuyển đến đường link tương tự như bước 2 - của phần trình quản lý quảng cáo.

Những lưu ý về thanh toán quảng cáo Facebook

Với các thao tác trên, chúng ta thấy mọi việc gần như khá đơn giản và suôn sẻ nếu không có gì xảy ra. Tuy nhiên, với lĩnh vực chạy quảng cáo này lại không chỉ đơn thuần như vậy. Mọi người sẽ thấy nó có nhiều điểm phức tạp trong phần sau đây.

Múi giờ trong quảng cáo

Múi giờ khi mọi người tạo tài khoản quảng cáo sẽ tác động lớn đến thời gian phân phối quảng cáo. Điều đó cho thấy rằng Meta sẽ nhận diện tài khoản của bạn nằm ở GMT nào để phân phối quảng cáo theo đúng khung giờ sinh hoạt của người dân. Đó là lý do tại sao các ads thủ thưởng kiểm tra nhiều tài khoản quảng cáo ở các khung giờ khác nhau cho nhiều thị trường khác nhau.

Loại tiền trong tài khoản quảng cáo

Loại tiền này nên được lựa chọn đồng bộ với thị trường mà bạn nhắm đến. Có nghĩa là nó cũng sẽ giống với múi giờ mà mọi người đang lựa chọn ở bên trên.

Theo kinh nghiệm của các ads thủ chuyên nghiệp loại tiền tệ USD sẽ là lựa chọn tối ưu nhất. Meta cũng là một công ty thuộc nước Mỹ, nên vì thế theo trường phái “tâm linh” của các ads thủ bạn chọn những loại tiền tệ ở những quốc gia kém uy tín như Việt Nam thường sẽ không có hiệu quả cao hoặc dễ bị vô hiệu hóa, hạn chế tài khoản quảng cáo hơn.

Phí thanh toán

Trong những năm gần đầy, cụ thể là 2022 thì Meta đã chính thức đóng thuế vào Việt Nam. Điều đó cho phép họ cũng có thể thu 5% thuế trên các hóa đơn thanh toán từ quảng cáo. Vì vậy mọi người sẽ bị thu thuế nếu chọn loại tiền tệ là Việt Nam, thay vào đó USD lại không bị như vậy. Phí này gọi là phí ngoại tệ nên bạn chọn những loại tiền tệ nào không phải đô la đều sẽ bị trừ, tất nhiên tùy vào chính sách của ngân hàng của bạn đang chọn tỷ lệ có thể thay đổi khác nhau.

Thời gian thanh toán quảng cáo Facebook là khi nào

Thông thường việc này thường sẽ được thực hiện theo quy định ngưỡng thanh toán của tài khoản quảng cáo nếu chưa tới ngày.

Do đó bạn có thể kiểm tra ngưỡng thanh toán của tài khoản quảng cáo bằng cách thực hiện các bước như phần “thêm phương thức thanh toán quảng cáo trực tiếp qua Fanpage”. Đến bước 3 mọi người sẽ thấy hiển thị ngưỡng thanh toán của mình là bao nhiêu.

Hiện nay Meta đã khá gắt với thị trường Việt Nam, nên ngưỡng thấp nhất bây giờ là 160.000 VNĐ so với 220.000 VNĐ trước đó.

Ngoài ra bạn có thể kiểm tra luôn thời gian thanh toán thường sẽ là cuối hoặc đầu tháng được hiển thị kế bên.

Thời gian thanh toán quảng cáo Facebook Ads

Lý do vô hiệu hóa/ hạn chế tài khoản quảng cáo về thanh toán

Nếu bạn là một người mới và cũng thường xuyên ghé thăm các hội nhóm về chạy quảng cáo, chắc chắn tình trạng “cắn tiền” một cách nhanh như chớp được các newbie chia sẻ như một nỗi mất mát.

Điều này là không quá lạ khi bạn rơi vào các tính huống sau đây.

  • Đối tượng target quá rộng khiến cho việc phân phối trở nên dễ dàng.
  • Không đặt giới hạn ngân sách chiến dịch
  • Không có giới hạn ngân sách nhóm
  • Lựa chọn tối ưu hóa chiến dịch

Với một số lựa chọn hoặc không lựa chọn ở trên, hệ thống sẽ tự động hiểu là bạn sẽ không có một quy định vào về việc chi tiêu ngân sách quảng cáo. Nên gặp được những trường hợp nằm trong target hệ thống máy học sẽ cứ vậy mà phân phối hết tiền của bạn.

Thậm chí, nếu tiền trong tài khoản của bạn không đủ để lập hóa đơn, tình trạng hạn chế và vô hiệu hóa tài khoản quảng cáo sẽ gặp khá thường xuyên.

Cách thiết lập giới hạn cho ngân sách quảng cáo

Đối với chiến dịch

Đối với thiết lập ngân sách chiến dịch bạn có thể cài đặt ở lúc tạo chiến dịch quảng cáo:

Lập giới hạn ngân sách quảng cáo Facebook Ads - 1

Các bạn sẽ phải tick vào phần “Hiển thị thêm tùy chọn” ở giao diện chiến dịch quảng cáo > Sau đó chọn “Thêm giới hạn chi tiêu”. Lúc này các bạn có thể nhập số tiền mà mình muốn chi tối đa cho chiến dịch cụ thể nào đó.

Tối ưu hóa ngân sách chiến dịch - Hiện nay Meta đã đổi lại thành “ngân sách chiến dịch Advantage +: Đây là loại hình phân phối quảng cáo dựa theo AI. Có nghĩa là thuật toán của Meta sẽ dựa vào kết quả của các nhóm quảng cáo của bạn xem ở nhóm nào tốt hơn sẽ đẩy ngân sách từ chiến dịch vào nhóm đó nhiều hơn so với các nhóm khác kém hiệu quả.

Lập giới hạn ngân sách quảng cáo Facebook Ads - 2

Bạn cũng có thể hình dung đây là loại quảng cáo tự động tối ưu. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của mình thì cứ cái gì “tự động” của nền tảng thì bạn càng hạn chế sử dụng càng tốt.

Đối với nhóm quảng cáo

Nếu bạn không muốn hạn chế chi tiêu ở cấp chiến dịch vì một số lý do khi test nhóm quảng cáo nếu có nhóm nào đó tố bạn khó có thể gia tăng ngân sách. Thì việc giới hạn chi tiêu ở nhóm ngân sách sẽ giải quyết được vấn đề này.

Cụ thể: Tại giao diện thiết lập ở cấp nhóm quảng cáo các bạn chọn cụ thể số tiền mà mình sẽ chi là bao nhiêu.

Có 2 loại là ngân sách hàng ngày và ngân sách trọn đời.

Lập giới hạn ngân sách quảng cáo Facebook Ads - 3

Dù là ngân sách hàng ngày hay trọn đời các bạn đều có thể điền số tiền cụ thể vào ô bên phải như hình trên.

Với ngân sách hàng ngày

Tuy nhiên, một điều cần lưu ý là đối với nhóm quảng cáo, việc thiết lập số tiền theo ngân sách này sẽ tác động đến độ rộng của đối tượng bạn nhắm đến.

Ví dụ: Nếu bạn target được một tệp khách hàng 400.000 người thì với 300.000 VNĐ/ngày sẽ tiếp cận số lượng người mỗi ngày cũng sẽ cao hơn so với đặt 100.000 VNĐ/ngày.

Về thông số này bạn có thể xem ở phần “kết quả hàng ngày ước tính” ở góc bên phải màn hình.

Với cách đặt ngân sách trọn đời

Các bạn sẽ có một ưu điểm là có thể chọn ngày bắt đầu đến ngày kết thúc. Thay vì chọn ngân sách theo ngày thì khi nào muốn tắt các bạn sẽ phải vào trình quản lý quảng cáo để tắt nhóm đi. Mỗi loại đều có ưu nhược điểm, tùy thuộc vào kế hoạch và ý tưởng test quảng cáo của bạn.

Cách đặt giới hạn chi tiêu cho tài khoản quảng cáo

Ở các loại hình giới hạn ngân sách quảng cáo trên có ở nhiều cấp bậc chiến dịch và nhóm quảng cáo. Sau đây sẽ là một hình thức đứng ở góc độ cao hơn. 

Có nghĩa là dù cho bạn thiết lập nhóm quảng cáo, chiến dịch quảng cáo bao nhiêu tiền đi chăng nữa thì khi chạm phải ngưỡng thiết lập này thì mọi thứ đều sẽ ngừng lại.

Các bạn sẽ truy cập vào trình quản lý quảng cáo > Sau đó chọn vào cài đặt thanh toán để xuất hiện giao diện như sau:

Đây là giao diện như ở bước 2 - Trong phần thêm phương thức thanh toán. Tuy nhiên các bạn sẽ kéo xuống một chút sẽ thấy “giới hạn chi tiêu cho tài khoản”.

Lập giới hạn ngân sách quảng cáo Facebook Ads - 4

Ở đây các bạn nhấn vào nút 3 chấm > Đặt giới hạn 

Lập giới hạn ngân sách quảng cáo Facebook Ads - 5

Lúc này các bạn có thể nhấn số tiền mà mọi người sẽ cung cấp cho tài khoản ngày là bao nhiêu mỗi ngày sau đó nhấn LƯU lại là thành công.

Lưu ý về giới hạn chi tiêu cho tài khoản

Như đã nói, nếu bạn cài đặt giới hạn chi tiêu cho tài khoản, thì khi các nhóm quảng cáo, chiến dịch đang hoạt động chạm ngưỡng, mọi thứ sẽ bị dừng lại. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của quảng cáo. Do vậy tính năng này sẽ phù hợp với những bạn mới, riêng về việc tạo được hiệu quả cao cho quảng cáo tối ưu nhất các bạn nên sử dụng giới hạn ngân sách nhóm hoặc chiến dịch để kiểm soát chi tiêu.

Kết luận

Trên đây là những gì mà mình chia sẻ về cách thanh toán quảng cáo Facebook cụ thể và chi tiết nhất. Hi vọng đã giúp được mọi người phần nào trong việc triển khai các kế hoạch của mình trong thị trường Facebook này. Đừng quên theo dõi Dinos thường xuyên để cập nhật những thông tin bổ ích nhất nhé. Dinos Việt Nam là nền tảng Affiliate Marketing trực tuyến tại Việt Nam. Hàng tuần sẽ có những buổi livestream chia sẻ kiến thức marketing online trên livestream miễn phí như: Facebook Ads, Google Ads. SEO, Tiktok, … miễn phí. Nếu bạn chưa đăng ký thành công tài khoản tiếp thị liên kết của Dinos thì hãy đăng ký theo link bên dưới này nhé!

[maxbutton id="2" ]

Bài viết liên quan: 

Có thể bạn đang tìm kiếm những phương pháp tiếp thị trên các nền tảng mạng xã hội. Trong quá trình đó Facebook sẽ là một lựa chọn mà bạn thấy có khá nh...

Trong bài trước chúng ta đã có danh sách review chatbot - 7 nền tảng Chatbot uy tín trên thị trường. Từ đó mọi người có thể lựa chọn ra được những cái tên nào phù hợp với nhu cầu của mình. Hôm nay sẽ là những tìm hiểu rõ ràng hơn về các công dụng, lý do và cách tạo chatbot cho Page như thế nào. Với nhu cầu đáp ứng cho mọi người, nên những chia sẻ và hướng dẫn trong bài viết hôm nay sẽ cụ thể và chi tiết nhất cách tạo chatbot. Mình sẽ mô tả từng bước kèm theo ảnh giải thích, đảm bảo cho anh em nào mới làm Page cũng có thể thực hiện được.

Chatbot là gì?

Chatbot là gì

Để giúp cho bạn nào vừa mới tìm hiểu về tính năng này thì mình sẽ giới thiệu sơ qua. Chatbot là một tính năng được phát triển bởi các bên dịch vụ, công ty công nghệ hay chính nền tảng nào đó. Mục đích để có thể tích hợp với các nền tảng mạng xã hội, website,...từ đó có thể tương tác với khách hàng ở nhiều hình thức khác nhau.

Nói một cách đơn giản nhất chatbot được hiểu sát nghĩa tức là tự động giao tiếp, tán gẫu với khách hàng thông qua máy móc tự động. Tất nhiên, nó không chỉ thực hiện mỗi nhiệm vụ này. Chúng ta sẽ thấy các nền tảng chatbot có đa nhiệm với các tác vụ như:

Nhắn tin hàng loạt, tự động reply comment, tin nhắn, xây dựng kịch bản chăm sóc khách hàng, quản lý tệp khách hàng, ghi chép và báo cáo dữ liệu,...

Cơ chế hoạt động của chatbot

Cơ chế hoạt động của chatbot

Thông thường chúng ta sẽ thấy chatbot được sử dụng nhiều nhất đối với các Fanpage. Việc này cũng dễ hiểu vì Facebook vẫn là nền tảng đang có số lượng người dùng hàng đầu. Bên cạnh đó việc tiếp cận và tạo một Fanpage vừa đơn giản lại vừa miễn phí.

Khi một nền tảng chatbot bất kỳ được tích hợp vào Fanpage, lúc đó người dùng có thể khai thác triệt để những ứng dụng mà nó có thể đem lại:

Thu thập dữ liệu

Việc thu thập dữ liệu của chatbot sẽ được bắt đầu khi bạn cài đặt nó vào Fanpage của mình. Sau đó các sự kiện của khách hàng trên Fanpage sẽ được ghi chép lại bao gồm tương tác comment, inbox,...

Khi đó người dùng có thể vào phần live chat trên ứng dụng của chatbot để trả lời tin nhắn nhanh chóng và tiện lợi hơn.

Với những khách hàng đã có lịch sử tương tác này, chatbot sẽ lưu lại và có thể khai thác thêm các thông tin về số điện thoại, email để người dùng có thể tiếp tục triển khai các chương trình remarketing.

Ngoài ra việc thu thập dữ liệu cũng sẽ giúp người dùng phân loại và đánh giá các nhóm khách hàng để có được kịch bản chăm sóc phù hợp.

Tự động hóa

Đây cũng là một trong những cơ chế hoạt động ưu việt của chatbot mà người dùng muốn khai thác. Khi có chatbot trên Fanpage mọi người có thể thực hiện các ý tưởng của mình về chăm sóc khách hàng, remarketing, kịch bản trả lời tin nhắn tự động, trả lời comment tự động,...

Trong đó sẽ được định dạng ra nhiều hình thức. Đối với khách hàng lần đầu nhắn tin sẽ có cách trả lời tin nhắn khác, việc này bạn cũng có thể cài đặt kịch bản trên chatbot. Với những khách hàng lần đầu đến với Fanpage của bạn, họ sẽ có nhiều lựa chọn về FAQ để nhận được sự tư vấn đúng với nhu cầu mà không cần có bạn ở đó.

Tất nhiên, những kịch bản này là thuộc quyền hạn của người làm nội dung. Việc hiệu quả hay không phụ thuộc lớn vào cách tạo dựng kịch bản này. Về phần chatbot sẽ giúp bạn tự động hóa triển khai các ý tưởng đó mà thôi.

Gửi tin nhắn quảng bá tự động

Khi nắm được danh sách khách hàng trong tay, có lẽ mọi người sẽ có nhiều kế hoạch để khai thác nó. Và chính Chatbot sẽ là công cụ giúp bạn thực hiện được 1 trong số các tác vụ cần thiết.

Cụ thể bạn có thể gửi tin nhắn về các chương trình khuyến mãi, thông tin ưu đãi, mini game, gửi Voucher giảm giá đến một nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng.

Không chỉ dừng lại ở đó, bạn có thể tạo ra các nhóm khách hàng có những đặc điểm tương đồng nhau. Như vậy việc triển khai remarketing hay kịch bản nhắn tin sẽ được tối ưu hơn. Tuy nhiên, người dùng vẫn phải là người tự thực hiện các nội dung trong kịch bản tin nhắn đó. Vì đối với mỗi nhóm đối tượng thì cách tiếp cận nên được điều chỉnh sao cho phù hợp.

Vẫn có một số các đơn vị cung cấp chatbot có kịch bản soạn sẵn, tuy nhiên bạn cũng cần phải xem xét lại sự phù hợp với chân dung khách hàng của mình hay không.

Những chức năng khác của chatbot

Phần trên là những gì mà chatbot được nhiều người quan tâm nhất, tuy vậy với mỗi mô hình doanh nghiệp khác nhau sẽ sinh ra những nhu cầu cụ thể khác. Vì vậy, các công ty phát triển phần mềm chatbot cũng có tích hợp những tích năng để giúp cho người dùng có thể khai thác triệt để dữ liệu khách hàng trên cùng một công cụ, trong đó phải kể đến như:

  • Ẩn comment: Đây là tính năng giúp cho chủ Fanpage có thể giảm được tình trạng lấy cắp thông tin khách hàng từ đối thủ.
  • Quản lý và phân loại khách hàng: Dựa theo insight, hành vi, thu thập dữ liệu và gửi các báo cáo. Thậm chí có thể xuất file ra để tiện cho việc thống kê và đánh giá.
  • Thiết lập thời gian cho những kịch bản: Không chỉ gửi tin nhắn hàng loạt một cách tự động, bạn cũng có thể cài đặt thời gian để chúng hoạt động theo ý mình. Ví dụ như bạn có một chương trình ưu đãi nhưng chưa tới ngày thì có thể đặt trước để hệ thống tự động làm việc đó khi đến thời điểm.
  • Tạo menu tin nhắn:  Đây là một hình thức tạo các chuỗi FAQ và hành trình khách hàng. Từ đó bạn sẽ vừa lọc được hành vi người dùng tốt hơn vừa có được những kịch bản tư vấn đúng theo lộ trình đã được thiết kế trước.
  • Phân quyền nhân viên: Loại tính năng này phù hợp cho những doanh nghiệp lớn hoặc các shop có hệ thống nhiều nhân viên. Việc phân quyền sẽ giúp bạn quản trị được các tác vụ của người trực tiếp thực thi đồng thời phân nhiệm vụ đúng với chức năng của họ.

Các lĩnh vực thường sử dụng Chatbot

Các lĩnh vực cần sử dụng chatbot

Với những tính năng và cơ chế hoạt động trên mọi người sẽ thấy có thể sử dụng chatbot trong khá nhiều nhu cầu. Vậy nếu bạn đang sở hữu một Fanpage hoặc có ý định đó,  bằng cách nào có thể xác định được mình có phù hợp với chatbot hay không?

Trong phần này sẽ là các lĩnh vực mà những Fanpage gần như là bắt buộc phải cần đến sự hỗ trợ của Chatbot nếu muốn giảm chi phí vận hành, chăm sóc khách hàng.

Dịch vụ F&B: Nhóm Fanpage thuộc ngành dịch vụ ăn uống được xem là loại hình kinh doanh không thể thiếu chatbot. Vì yếu tố “nóng” của ngành nghề nên khi được khách hàng quan tâm, sự nhanh chóng tiếp đón là cực kỳ quan trọng. Ví dụ trong trường hợp bạn muốn đặt bàn, đặt đồ ăn, đặt nước uống nhưng nhắn tin Fanpage không có phản hồi chắc chắn ý định của bạn là sẽ tìm một nơi khác ngay lập tức.

Thời trang: Về nhóm Fanpage thuộc ngành thời trang cần đến chatbot như là một công vụ Remarketing vô cùng hiệu quả. Do nhu cầu mua sắm về thời trang là cực kỳ lớn, có thể dựa theo dịp giảm giá, lễ, mùa,...nên sử dụng Chatbot để có được sự chăm sóc khách hàng thường xuyên hơn.

Làm đẹp: Làm đẹp là một nhóm ngày đề cao sự tư vấn, do đó nhân viên cho công việc này hoạt động khá vất vả. Đồng thời việc chi ngân sách cho tư vấn và chăm sóc khách hàng của nhóm ngành này là không nhỏ. Do đó chatbot cũng là một giải pháp giúp cho quy trình tư vấn và chăm sóc khách hàng được tối ưu hơn ở một số công đoạn.

Đào tạo - Giảng dạy: Việc trao đổi và tư vấn của nhóm ngành này cũng vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó các chương trình khuyến mãi ưu đãi để remarketing đến nhóm người có ý định hoặc từng có lịch sử tương tác với Fanpage sẽ giúp tối ưu tỷ lệ chuyển đổi.

Các nhóm ngành khác: Ngoài ra vẫn còn khá nhiều lĩnh vực mà có thể áp dụng Chatbot vào quy trình hay mô hình kinh doanh như là: Du lịch, khách sạn, quảng cáo,...

Với bất kỳ ngành nghề hay lĩnh vực nào, chatbot vẫn là một công cụ giúp bạn hạn chế sức người sức của một cách hiệu quả.

Hướng dẫn chi tiết cách tạo Chatbot cho Page 

Nếu mọi người đã thấy được những chức năng cũng như là lĩnh vực mà mình đang hoạt động có lẽ việc xác định nhu cầu sử dụng chatbot sẽ rõ ràng hơn. Trong phần sau đây, dành cho bạn nào muốn triển khai thì hãy xem cách tạo chatbot cho page như thế nào nhé.

Bước 1: Trong bài trước mình có gợi ý và review các nền tảng chatbot miễn phí. Sau đây sẽ là một ví dụ cụ thể về Ahachat.

Đầu tiên các bạn truy cập vào trang chính chủ của Ahachat, sau đó bạn có thể đăng nhập bằng tài khoản Facebook.

Hướng dẫn tạo Chatbot - 1

Bước 2: Tiếp theo các bạn sẽ xác nhận cho phép truy cập vào Facebook dưới tên người dùng cá nhân của bạn > Nhấn chọn Tiếp Tục để tạo Chatbot

Hướng dẫn tạo Chatbot - 2

Bước 3: Sau đó hệ thống sẽ yêu cầu bạn lựa chọn Fanpage mà mình muốn tạo chatbot.

Hướng dẫn tạo Chatbot - 3

Các bạn nhấn vào dấu tick bên phải của Fanpage và nhấn Tiếp để tạo Chatbot.

Bước 4: Đến đây mọi người sẽ phải nhấn các quyền hạn cho phép của Ahat vào Fanpage mình bằng cách gạt sáng các điều khoản ở bên phải lên > Sau đó nhấn Xong

Hướng dẫn tạo Chatbot - 4

Bước 5: Nhấn OK là mọi người có thể quay lại trang chủ của Ahachat

Hướng dẫn tạo Chatbot - 5

Bước 6: Đến đây các bạn sẽ cung cấp những thông tin yêu cầu như lĩnh vực hoạt động kinh doanh của mình là gì? Số điện thoại? Sau đó nhấn hoàn tất để tạo chatbot.

Hướng dẫn tạo Chatbot - 6

Bước 7: Sau khi hoàn tất các bước trên mọi người sẽ được thấy giao diện dashboard từ Ahachat. Ở đây các bạn có thể tạo BOT ngay lập tức.

Hướng dẫn tạo Chatbot - 7

Bước 8: Tiếp tục các bạn chọn Fanpage mà mình muốn thiết lập chatbot 

Hướng dẫn tạo Chatbot - 8

Sau đó các bạn sẽ được gợi ý một số mẫu > Lựa chọn mẫu và nhấn tạo mới.

Hướng dẫn tạo Chatbot - 9

Bước 9: Sau đó các bạn chọn đến mục trả lời tự động > Lựa chọn vào phần “kịch bản trả lời tự động” cho Fanpage của mình. Trong đó sẽ có một vài gợi ý về kịch bản như là:

  • Kịch bản chào mừng: Đây là loại tin nhắn tự động được hiển thị đối với những khách hàng nào lần đầu tiên ghé đến và muốn gửi tin nhắn.
  • Kịch bản mặc định: Đây là loại kịch bản thường được dùng để thông báo với khách hàng hiện tại bạn không có mặt hoặc trả lời sau. 
  • Kịch bản từ khóa: Đây là loại tính năng mà người dùng sẽ chọn lọc từ khóa để tìm ra các người mua hàng nào có sử dụng các từ ngữ này để lọc ra nhóm đối tượng có cùng insight với nhau.

Bước 10: Ví dụ mình sẽ lựa chọn kịch bản trả lời tin nhắn tự động

Hướng dẫn tạo Chatbot - 10

Sau đó các bạn sẽ thấy mình gạt sáng 2 phần là kịch bản chào mừng và kịch bản mặc định. Ngoài ra từ khóa mình sẽ thêm vào như trên để lọc ra được những đối tượng khách hàng theo ý mình.

Bước 11: Đến đây mọi người có thể tạo một block mới

Hướng dẫn tạo Chatbot - 11

Bước 12: Bây giờ khung hội thoại sẽ hiển thị, lúc này chính là lúc mà mọi người thể hiện kỹ năng phát triển ý tưởng, xây dựng kịch bản tư vấn chăm sóc khách hàng mà mình nghĩ là đúng với đối tượng đang hướng tới.

Hướng dẫn tạo Chatbot - 12

Sau mỗi câu hỏi mà bạn nghĩ là khách sẽ hỏi hoặc cần thì tiếp đến là phần trả lời tương ứng với câu hỏi trên.

Hướng dẫn tạo Chatbot - 13

Bước 13: Cuối cùng các bạn sẽ chọn Lưu và thay đổi, đến đây công việc của bạn gần như là hoàn thành để tạo dựng một chatbot.

Hướng dẫn tạo Chatbot - 14

Bước 14: Cuối cùng các bạn sẽ nối sơ đồ thuật toán từ bắt đầu đến vị trí cần thực hiện là các Fanpage. 

Hướng dẫn tạo Chatbot - 15

Đây sẽ là thành quả  sau khi tạo chatbot mà mọi người có thể sử dụng một điện thoại khác để kiểm tra trên Fanpage của mình.

Kết quả sau khi tạo Chatbot

Một số lưu ý khi sử dụng chatbot

Việc sử dụng chatbot hiện nay hầu hết dựa vào các bên thứ 3, do đó khi lựa chọn một đối tác bất kỳ thì nghiên cứu thông tin và sự uy tín của công ty đó là rất quan trọng. Vì khi kết nối với Fanpage chắc chắn dữ liệu khách hàng của bạn Chatbot cũng sẽ nắm được.

Ngoài ra việc sử dụng chatbot hiệu quả hay không là do ý tưởng của con người quyết định nhiều hơn. Chatbot đóng vai trò như một công cụ hỗ trợ các ý tưởng đó, đồng thời cung cấp một số tác vụ quản lý và thu thập dữ liệu để bạn có thể triển khai đúng theo nhu cầu.

Mỗi mô hình kinh doanh, dịch vụ, sản phẩm đều có nét đặc thù riêng, chatbot cũng vậy. Do đó lựa chọn nền tảng nào đáp ứng đúng nhu cầu của mình là tối ưu nhất.

Kết luận

Trên đây là những gì mà mọi người có thể tìm hiểu tường tận về cách tạo chatbot. Qua đó các bạn cũng biết được cách tạo chatbot cho Page đơn giản như thế nào. Chúc mọi người thực hiện thành công và mang lại hiệu quả trong công việc.

Ngoài ra, Dinos Việt Nam đã có cơ hội tổ chức Webinar với chủ đề Ứng Dụng ChatBot Để Tối Ưu Chuyển Đổi Từ Messenger với Nhà cung cấp ứng dụng Chatbot SmaxBot. Bạn có thể xem lại RECAP của buổi Webinar đó qua video bên dưới nhé!

[embed]https://www.youtube.com/watch?v=n5raOyKoiZ0[/embed]

[maxbutton id="2" ]

Trong bài trước chúng ta đã có danh sách review chatbot – 7 nền tảng Chatbot uy tín trên thị trường. Từ đó mọi người có thể lựa chọn ra được những cái ...

Hiện nay, Chatbot là một công cụ không thể thiếu đối với doanh nghiệp và những người kinh doanh online. Đây được xem như là một giải pháp giúp thay thế nhân viên và từ đó giảm được chi phí cho việc đầu tư mô hình kinh doanh. Vậy Chatbot là gì? Có những nền tảng chatbot nào uy tín trên thị trường hiện nay? Chúng ta sẽ tìm hiểu tất cả trong bài viết này nhé!

Chatbot là gì?

Chatbot là gì?

Chatbot là một phần mềm, công cụ, ứng dụng trong việc hỗ trợ việc kinh doanh online trong khâu tư vấn khách hàng. Đây là công cụ được tích hợp với tính năng tin nhắn trong một số nền tảng cho phép chat online với người dùng. Cụ thể chúng ta sẽ thấy nhiều nhất như Facebook, website, TikTok, Sàn TMĐT,...

Chatbot được hỗ trợ bởi AI (trí tuệ nhân tạo), điều này giúp cho AI lưu lại các dữ liệu được ghi nhận từ người dùng và cài đặt từ người quản lý để hoạt động theo mong muốn của người sử dụng.

Chatbot đóng vai trò như một nhân viên ảo, thay thế người thật để thực hiện các tác vụ cơ bản trong giao tiếp, tư vấn. Nó thực sự quan trọng khi có nhu cầu trao đổi từ người dùng mà không có người thật/nhân viên đang trực tiếp ở đó.

Chatbot hoạt động như thế nào?

Cách Chatbot hoạt động

Chatbot hoạt động dựa trên việc lập trình bởi hệ thống hoặc các plugin hỗ trợ. Thông qua việc người dùng sử dụng nó, bạn cần phải thiết lập một số quy định và mong muốn của mình. Tất nhiên những tác vụ này khá đơn giản, chủ yếu đã được thiết kế cho những nhà quản lý chăm sóc khách hàng dễ hiểu.

Từ đó bạn sẽ đưa ra những kịch bản mà mình có thể nghĩ đến khi khách hàng tiếp cận đến. Thông thường các Chatbot sẽ thực hiện các tác vụ như tin nhắn tự động chào hỏi khách hàng, những câu hỏi mặc định và tương ứng với đó là câu trả lời. Bạn là người sử dụng Chatbot sẽ thiết lập nội dung của các kịch bản này.

Để mang tính cá nhân hóa, Chatbot có những tính năng cung cấp thông tin theo dạng hình ảnh, video, đường link và cả gọi tên cụ thể của khách hàng để gia tăng sự tương tác.

Các loại Chatbot trên thị trường

Nếu bạn có nhu cầu sử dụng Chatbot, hãy tìm hiểu kỹ về cách thức hoạt động của nó. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều công ty phần mềm, các plugin, bên nhà cung cấp thứ 3 có các dịch vụ về Chatbot. Thậm chí trên chính nền tảng như Facebook, Tik Tok, Website cũng đã có hỗ trợ miễn phí các tính năng, plugin cho nhu cầu sử dụng Chatbot này.

Tất nhiên, mỗi Chatbot sẽ được thiết kế có sự tối ưu khác nhau, tùy vào mỗi loại và nhu cầu sử dụng bạn có thể đánh giá được mức độ đáp ứng của nó với mình như thế nào.

Hiện nay chúng ta có thể phân ra làm 2 loại chính về Chatbot.

Chatbot âm thanh

Đây là loại Chatbot được lập trình với AI ghi nhận giọng nói và phản hồi cũng bằng âm thanh được ghi lại như một kịch bản dựng sẵn. Nếu bạn thường xuyên sử dụng Google, sàn TMĐT, Youtube, hay các ứng dụng khác có tính năng ghi âm và tìm kiếm thì đây chính là một dạng Chatbot âm thanh.

Như mọi người cũng thấy, loại hình này chủ yếu phục vụ người dùng ở giai đoạn tìm kiếm thông tin. Để đi sâu hơn chúng ta cùng qua loại thứ 2.

Chatbot văn bản

Loại Chatbot là thứ mà chúng ta gặp nhiều nhất khi mua hàng online. Có lẽ anh em đang đọc bài viết này đang muốn tìm hiểu về Chatbot văn bản là chủ yếu. Với một nhu cầu kinh doanh online và những dịch vụ trực tuyến, Chatbot văn bản gần như là một công cụ không thể thiếu để giúp các doanh nghiệp gia tăng trải nghiệm người dùng.

Chatbot văn bản hoạt động giữa trên những dữ liệu mà người sử dụng thiết lập trước theo kịch bạn nhắn tin. Trong giao dịch tin nhắn, người dùng sẽ tìm thấy các thắc mắc của mình và lựa chọn câu hỏi, Chatbot sẽ gửi lại các câu trả lời theo định dạng mà bạn đã cài đặt trước đó.

Một số công cụ chatbot văn bản phổ biến tại thị trường Việt Nam hiện nay có thể kể đến là Manychat, AhaChat, Smaxbot,... Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm Webinar của Dinos Việt Nam x Smaxbot để hiểu chi tiết hơn về những sơ đồ kịch bản ChatBot mẫu, các Ý tưởng để dùng ChatBot vào các chiến dịch Affiliate của Dinos, 1 vài tính năng của Smaxbot, Những điều cần lưu ý khi dùng và cách làm sao để không dính spam Facebook khi sử dụng ChatBot,... [embed]https://www.youtube.com/watch?v=n5raOyKoiZ0[/embed]

ưu và nhược điểm của Chatbot

ưu điểm và nhược điểm của Chatbot

Ưu điểm

  • Tiết kiệm chi phí: Chắc chắn khi thuê hoặc sử dụng một ứng dụng Chatbot để thay cho một nhân viên trực ca để chăm sóc khách hàng sẽ tiết kiệm được khá nhiều chi phí trong kinh doanh.
  • Gia tăng trải nghiệm: Hãy nghĩ đến một kịch bản khi chúng ta đang muốn có thêm thông tin cụ thể hoặc mua hàng nhưng nhắn đến Fanpage không có phản hồi nào.
  • Trả lời tự động: Phần này không chỉ ở trong tin nhắn mà còn có cả tính năng cho những khách hàng comment dưới bài viết trên Fanpage.
  • Gửi tin nhắn hàng loạt: Đây là tính năng được nhiều người sử dụng để thông báo các chương trình khuyến mãi nhằm thúc đẩy mua hàng đến một tệp người dùng như một cách tiếp nhận 0 đồng.

Nhược điểm

  • Lỗi kỹ thuật: Với bất kỳ hệ thống tự động nào khó tránh được lỗi kỹ thuật, vì thế đôi lúc sẽ có nhầm lẫn và gặp một số lỗi vặt.
  • Tính công nghiệp: Nếu là một khách hàng khó tính, có lẽ họ dễ dàng phát hiện ra được một dạng tin nhắn tư vấn dạng công nghiệp, không có tính cá nhân hóa từ người tư vấn thật nên sẽ gây mất trải nghiệm.
  • Không thể cụ thể hóa vấn đề: Kịch bản của chatbot chỉ là những vấn đề chung mà người sử dụng có thể nghĩ ra. Đôi lúc có những vấn đề cụ thể hơn mà bạn không nghĩ được, chắc chắn ngoài người chăm sóc, tư vấn thật thì công cụ này không thể nào giải quyết được.

TOP 7 công cụ chatbot uy tín nhất hiện nay

Hana Chatbot

Review Chatbot - Hana Chatbot

Nền tảng đầu tiên trong bài viết review chatbot này chính là Hana Chatbot. Đối với anh em làm thuần Facebook, có lẽ Hana Chatbot là một cái tên khá quen thuộc trong số các nền tảng chatbot hiện nay. Đây là một nền tảng chatbot nổi tiếng với sự thân thiện và dễ sử dụng đối với những người mới. Với việc tích hợp nó vào Fanpage của các bạn, mọi người có thể truy cứu một số thông tin cần thiết về khách hàng của mình.

Hana Chatbot cho phép mọi người sử dụng dịch vụ với gói trả phí, sau thời gian trải nghiệm miễn phí bạn có thể cân nhắc xem có phù hợp với cách sử dụng và nhu cầu của mình không để thanh toán thêm các gói sau đó.

Một số tính năng nổi bật

  • Tạo chatbot Fanpage Facebook cực kỳ nhanh chóng
  • Phù hợp cho nhiều ngành nghề của người bán hàng online, có kịch bản dựng sẵn để lựa chọn
  • Có thể dùng để quản lý quy trình bán hàng
  • Quảng cáo tiếp thị lại cho tệp khách hàng tiềm năng cũ đã có tương tác với Fanpage

Các gói dịch vụ

Gói miễn phí: Có thể tạo Live chat, chăm sóc khách hàng trên cả Fanpage và Website, xây dựng kịch bản nhắn tin và remarketing. Tự động trả lời tin nhắn và comment,...

Gói trả phí: Gói trả phí của Hana bạn có thể có 2 lựa chọn là Nâng cao và cao cấp, trong đó người dùng không chỉ có được đầy đủ các tính năng của gói miễn phí mà còn có thêm các tính năng vượt trội khác như là: Có thể phối hợp các nhóm công việc tư vấn, bán hàng, chăm sóc khách hàng. Có thể kết nối API cho các phần mềm khác của doanh nghiệp như CRM, PQS, Website, xây dựng kịch bản viral, đào tạo chatbot riêng cho doanh nghiệp.

Ahachat

Nền tảng thứ 2 trong danh sách review chatbot hôm nay cũng chính là một cái tên rất quen thuộc với những anh em nào làm về Marketing cho chính Fanpage của mình. Ahachat đặc biệt nổi bật với sự linh hoạt trong loạt các tính năng mà mình phát triển để phục vụ mục đích này.

Review Chatbot - Ahachat

Các tính năng nổi bật

  • Gửi tin nhắn tự động đối với khách hàng comment trên Fanpage, đồng thời cũng có tính năng gửi tin nhắn chăm sóc khách hàng theo lịch được đặt sẵn
  • Không giới hạn Fanpage kết nối, phù hợp với những doanh nghiệp có nhiều Fanpage vệ tinh
  • Tự động trả lời tin nhắn khi khách hàng có nhu cầu qua Messenger
  • Tạo kịch bản tự động cho quy trình chăm sóc và tư vấn khách hàng
  • Lưu trữ dữ liệu khách hàng, đồng bộ tin nhắn 
  • Giao diện dễ sử dụng, đặc biệt là với người mới có thể dùng mindmap để tạo kịch bản
  • Có thể tự động quét để tìm thêm thông tin về số điện thoại và email
  • Gửi tin nhắn Remarketing đến tệp khách hàng đã từng tương tác Messenger với Fanpage 

Các gói dịch vụ

Có một sự khác biệt đối với nhiều nền tảng chatbot khác trên thị trường, Ahachat tính phí dựa trên số lượng tin nhắn thay vì subscribers. Vì vậy có sự cân nhắc đối với việc lựa chọn này.

Gói miễn phí: Với gói miễn phí bạn cũng có thể dùng vĩnh viễn, kể cả đối với bản free bạn cũng có thể gửi tin nhắn tự động tới khách hàng. Tuy nhiên, sẽ có giới hạn là 1000 lượt mỗi tháng.

Gói trả phí: Tương tự như cách tính trên gói trả phí có 3 lựa chọn. Trong đó bạn sẽ được gia tăng số lượng tin nhắn có thể gửi đi, phí giao động cho các gói từ Ahachat từ 300.000 VNĐ đến 2.000.000 VNĐ.

FPT AI Conversation

Chỉ cần nghe qua có lẽ mọi người cũng thấy được đây là một sản phẩm của tập đoàn FPT, cụ thể là mảng công nghệ. Nền tảng chatbot này áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) kết hợp với thuật toán máy học. Với những ứng dụng này chatbot của FPT giúp cho người dùng có thể đọc hiểu được ngôn ngữ một cách thông minh nhất có thể. Đây là lý do vì sao FPT AI Conversation không thể vắng mặt trong danh sách review các nền tảng chatbot uy tín nhất thị trường.

Review Chatbot - FPT AI Conversation

Ngoài ra FPT AI conversation còn giúp cho người dùng có thể tạo lập các kịch bản nhắn tin, chăm sóc khách hàng và theo dõi lịch sử trò chuyện. Từ đó người dùng có thể đưa ra đánh giá và tương tác với người dùng một cách tự nhiên nhất.

Nền tảng chatbot của FPT này sẽ giúp cho các bạn có thể kết nối với Facebook Messenger, Live chat, Zalo chat và cả web hay bất kỳ các ứng dụng nào.

Một số tính năng nổi bật của FPT AI Conversation

  • Thích hợp cho xây dựng và quản lý cuộc hội thoại đối với khách hàng, theo dõi hành trình khách hàng sử dụng dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp.
  • Nhận diện và đàm thoại với công nghệ xử lý ngôn ngữ Thuần Việt tối ưu nhất.
  • Có thể tích hợp đa nền tảng, vì thế người dùng có thể tiện lợi để áp dụng nó trên các phương tiện truyền thông của doanh nghiệp đang hoạt động.
  • Cho phép kết nối và mở rộng với các hệ thống của doanh nghiệp thông qua API.

Các gói dịch vụ

Gói miễn phí: Đối với gói miễn phí, người dùng có thể phân tích nâng cao, kiến thức chuyên ngành và 10.000 tin nhắn.

Đối với gói trả phí: Có 2 dạng trả phí là chuyên nghiệp và doanh nghiệp. Với 2 loại hình này mọi người sẽ được mở rộng khá nhiều tính năng và nhận được sự hỗ trợ từ chính kỹ thuật viên. Bạn có thể gửi tin nhắn quảng bá đến tệp khách hàng tự động, có logo thương hiệu,  số lượng tin nhắn lên đến 2.000.000.

NovaonX

Thứ hạng tiếp theo trong danh sách review chatbot hôm nay chính là NovaonX. Nền tảng nàyđược nhiều người đánh giá cao vì tính tự động hóa của nó trong việc tiếp thị và các tính năng về quản lý dữ liệu só với các nền tảng chatbot khác. Phần mềm được tạo ra có thể giúp cho người dùng tương tác với tệp khách hàng tiềm năng của mình một cách tập trung và tối ưu nhất.

Một số tính năng nổi bật của NovaonX

  • Kiểm tra dữ liệu lịch sử: Với tính năng này người dùng có thể biết được lịch sử thay đổi của nhân viên trên hệ thống.
  • Phân quyền nhân viên: Người dùng có thể phân quyền tùy theo trách nhiệm và tác vụ của nhân viên phù hợp với quyền hạn trên nền tảng.
  • Hội thoại tự động: Có thể tập trung vào nhóm khách hàng có độ hiệu quả cao cho một nhiệm vụ nhất định của nhân viên để tối ưu chuyển đổi.
  • Công cụ quảng bá: Với công cụ này, người dùng có thể phát triển quy mô, phát triển được thêm tệp khách hàng có khả năng chuyển đổi cao thông qua tương tác.
  • Chatbot mẫu: Những kịch bản dựng sẵn sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và có một nội dung chuyên nghiệp.
  • Phân tích báo cáo: Đây là tính năng mà mang lại nhiều điểm đặc biệt cho NovaonX, từ các dữ liệu bạn có thể đánh giá được sự hiệu quả và tiềm năng của hoạt động chăm sóc và tư khách hàng của mình như thế nào để tối ưu.

Các gói dịch vụ

Review Chatbot - NovaonX

Gói miễn phí: Đối với gói miễn phí bạn có thể sử dụng để trả lời tin nhắn khách hàng, trả lời comment, đồng bộ tin nhắn và bình luận, kịch bản bán hàng tự động, thu thập dữ liệu khách hàng, quét được khách hàng cũ,...

Gói trả phí: Đối với gói trả phí sẽ có 2 lựa chọn là PRO và Enterprise. Các bạn không chỉ có được những tính năng từ gói miễn phí mà còn gia tăng thêm các công cụ như: Lên lịch cụ thể cho các chiến dịch, xuất dữ liệu file Excel, ẩn bình luận để bảo mật thông tin khách hàng, lọc bình luận xấu và các tác vụ về quản trị doanh nghiệp.

Harafunnel

Harafunnel là một nền tảng chatbot uy tín trong danh sách review chatbot của Dinos Việt Nam. Hanafunnel được phát triển bởi Haravan, đây cũng là một công ty công nghệ có tiếng trên thị trường về cung cấp các giải pháp doanh nghiệp. Với Harafunnel mọi người có thể tạo ra được các chatbot Fanpage cho những tệp khách hàng cũ của mình và không cần phải tốn thêm chi phí quảng cáo cho Remarketing.

Những tính năng nổi bật

  • Đầu tiên các bạn có thể sử dụng Harafunnel để tạo ra tin nhắn hàng loạt, gồm những người đã từng nhắn tin cho Fanpage của mình.
  • Có thể khởi tạo quảng cáo Facebook để tiếp thị lại cho khách hàng tiềm năng đã từng có lịch sử tương tác với Fanpage.
  • Có thể sử dụng tính năng ẩn bình luận để hạn chế được việc cướp thông tin khách hàng từ các đối thủ
  • Sử dụng Harafunnel để trả lời tin nhắn và bình luận của khách hàng với kịch bản được soạn thảo sẵn.
  • Có thể phân loại khách hàng và triển khai các chiến dịch phù hợp với nhóm khách hàng đó.

Các gói dịch vụ

Review Chatbot - Harafunnel

Gói miễn phí: Đối với gói miễn phí của Harafunnel, người dùng có thể sử dụng các tính năng cơ bản như gói của chuyên nghiệp. Tuy nhiên về số lượng sẽ được giới hạn lại ở mức cho phép.

Gói trả phí: Đây là gói chuyên nghiệp để mọi người có thể gia tăng thêm các chức năng và lưu lượng sử dụng, dữ liệu lên đến 10.000 user và chi phí chỉ từ 700.000 VNĐ đến 1.500.000 VNĐ.

BizFly 

Đây là một lựa chọn đang được nhiều doanh nghiệp đồng hành trong nhiều năm qua với khá nhiều tính năng hữu ích. Chatbot từ BizFly có thể tối ưu chuyển đổi doanh số thông qua nhiều hình thức khác nhau. Đây là một sản phẩm của công ty VCCorp, trong đó người dùng có thể lựa chọn các gói dịch vụ đa dạng từ miễn phí đến trả phí.

Tính năng nổi bật

  • Tích hợp Fanpage một cách đơn giản chỉ với vài click chuột
  • Kết nối được với Zalo 
  • Có tính năng CRM cho người sử dụng
  • Quảng cáo tự động đối với danh sách khách hàng tiềm năng
  • Miễn phí trọn đời sử dụng

Các gói dịch vụ

Review Chatbot - Bizfly

Gói dùng thử: Đây là gói miễn phí dành cho những bạn nào muốn kiểm tra thử xem các tính năng mà BizFly với mô hình, nhu cầu của mình có phù hợp hay không. Dung lượng được cấp cho gói này là 10.000 subscribers. Điểm đặc biệt là dù gói miễn phí nhưng các tính năng vẫn được sử dụng trọn vẹn.

Gói trả phí: Đối với những doanh nghiệp hoặc mô hình kinh doanh nào có nhu cầu nâng cao về số lượng user lưu trữ thì bạn có thể lựa chọn gói này. BizFly cung cấp cho gói trả phí từ 300.000 VNĐ đến 500.000 VNĐ. Đối với một sản phẩm có nhiều tính năng cũng như là tối ưu như vậy trên thị trường, mức giá này có thể nói là phù hợp với khá nhiều quy mô doanh nghiệp từ nhỏ đến vừa.

Botbanhang

Cuối cùng trong danh sách review TOP 7 nền tảng chatbot uy tín nhất hiện nay chính là botbanhang. Nền tảng này được phát triển với mục tiêu gia tăng trải nghiệm của người dùng khi mua hàng. Do đó đối với các nền tảng chatbot khác, botbanhang vẫn là một lựa chọn được nhiều người ưu tiên. 

Với botbanhang người sử dụng có thể theo dõi và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi của mình cao hơn. Do đó đây là loại Chatbot được dùng chủ yếu cho các fanpage có nhu cầu tìm kiếm khách mua hàng qua Fanpage.

Các tính năng nổi bật

  • Người dùng có thể sử dụng để phản hồi tin nhắn tự động suốt 24/24, trong đó kịch bản và keyword, segment không bị giới hạn.
  • Chatbot có thể kết nối linh hoạt đa nền tảng khác chứ không riêng gì Fanpage.
  • Có thể kết nối hệ thống nhiều Fanpage để tiện trong việc chăm sóc và quản lý, thậm chí là cả website.
  • Có thể tự động tạo và phát các chương trình khuyến mãi, mã giảm giá cho nhóm khách hàng
  • Giao diện dễ sử dụng, quản lý chat rõ ràng đến từ nhiều nguồn khách hàng đổ về khác nhau trên nhiều nền tảng.
  • Có thể sử dụng tính năng ẩn comment, tự động trả lời comment trên Fanpage.
  • Có thể kiểm tra dữ liệu chi tiết để theo dõi và đánh giá hiệu suất chăm sóc khách hàng, tỷ lệ chuyển đổi, chất lượng sale.
  • Hỗ trợ tư vấn xây dựng kịch bản ở nhiều lĩnh vực khác nhau từ đội ngũ chăm sóc khách hàng của phần mềm.
  • Tổ chức minigame cho Fanpage gửi đến nhóm khách hàng tiềm năng, gia tăng tương tác và tỷ lệ chuyển đổi.

Các gói dịch vụ

Review Chatbot - Botbanhang

Miễn phí: Với tính năng của gói miễn phí các bạn có được 1000 lượt đăng ký từ khách hàng. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng các tính năng tự động bán hàng, quản lý danh mục, sản phẩm, quản lý đơn hàng, quản lý khách hàng.

Gói trả phí: Đối với hình thức trả phí bạn có thể sử dụng loại CLOUD 290.000 VNĐ/tháng hoặc gói doanh nghiệp cần phải liên hệ để báo giá.

Đối với 2 gói này mọi người có thể sử dụng đầy đủ các tính năng của Botbanhang.

Kết luận

Thông qua những chia sẻ về Chatbot trong bài viết trên, mọi người có thể chủ động thiết lập và tìm hiểu cho mình những phần mềm hỗ trợ để thuận lợi hơn trong việc kinh doanh của mình.

Ngoài ra, Dinos Việt Nam đã có cơ hội tổ chức Webinar với chủ đề Ứng Dụng ChatBot Để Tối Ưu Chuyển Đổi Từ Messenger với Nhà cung cấp ứng dụng Chatbot SmaxBot. Bạn có thể xem lại RECAP của buổi Webinar đó qua video bên dưới nhé!

[embed]https://www.youtube.com/watch?v=n5raOyKoiZ0[/embed]

Dinos Việt Nam là nền tảng Affiliate Marketing trực tuyến tại Việt Nam. Hàng tuần sẽ có những buổi livestream chia sẻ kiến thức marketing online trên livestream miễn phí như: Facebook Ads, Google Ads. SEO, Tiktok, … miễn phí. Nếu bạn chưa đăng ký thành công tài khoản tiếp thị liên kết của Dinos thì hãy đăng ký theo link bên dưới này nhé!

[maxbutton id="2" ]

Bài viết liên quan:

Hiện nay, Chatbot là một công cụ không thể thiếu đối với doanh nghiệp và những người kinh doanh online. Đây được xem như là một giải pháp giúp thay thế nhân ...

Đa số chúng ta ở đây đều sử dụng hoặc biết tới Facebook như là một loại mạng xã hội phổ biến hàng đầu trên thế giới. Tuy nhiên, mục đích mà chúng ta sử dụng vẫn là để giải trí, tìm kiếm thông tin, liên lạc, công việc,...tuy nhiên nói đến hình thức kiếm tiền từ chính Facebook lại không phải nhiều người có thể làm được. Riêng với anh em làm MMO, ở đâu có traffic ở đó có thu nhập. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một trong những hình thức tạo ra thu nhập nữa. Đó là cách kiếm tiền từ Group Facebook dành cho mọi người.

Group Facebook là gì?

Group Facebook là gì

Group Facebook là một dạng cộng đồng mà Facebook cho phép những người dùng tập trung lại với nhau để thảo luận về các chủ đề mà cùng sở thích, mục tiêu giữa họ. Vì tính chất của mạng xã hội khá mạnh về kết nối, nên Group cũng là một cách để giữ chân người dùng hiệu quả trên nền tảng.

Mỗi người sử dụng Facebook đều có tham gia ít nhất một Group, đặc biệt là con số này sẽ còn gia tăng lên nhiều đối với những người nào thường xuyên sử dụng Facebook như là một nơi để giải trí.

Những ưu điểm của Group Facebook

Trước khi tìm hiểu cách kiếm tiền online này, chúng ta cũng cần hiểu về bản chất của hình thức đó. Ở đây cụ thể là anh em nên hiểu được ưu điểm của Group so với các loại hình tương tự là gì?

  • Trước tiên, Group là cách mà nền tảng ưu ái xuất hiện nội dung hơn so với bất kỳ loại tin tức nào trên Newsfeed. Ví dụ cụ thể, nếu bạn đang ở trong một nhóm nào đó, khi kích hoạt ứng dụng lên các nội dung của Group sẽ được hiển thị khá nhiều so với Fanpage và các trang cá nhân trong danh sách bạn.
  • Chưa dừng lại ở đó, một người tham gia càng nhiều Group sẽ càng thấy chủ yếu nội dung trên Facebook mình tập trung nhiều vào các bài đăng của thành viên nhóm. Chính vì vậy, Group là nơi cung cấp và tạo ra kết nối niềm tin tốt nhất cho người dùng trên Facebook.
  • Sự kết nối của Facebook thông qua Group mang lại chất lượng lòng tin giữa người với người mạnh mẽ hơn so với bất kỳ nền tảng nào. Tất nhiên, cũng phải xem xét về chất lượng của Group nữa.
  • Riêng về mặt phân phối nội dung của thuật toán Facebook dành cho Group là mọi người có thể thấy đây là một thị trường tiềm năng. Dựa vào điều này, chắc chắn các nhãn hàng cũng sẽ để ý đến Group, từ đó chúng ta sẽ có nhiều cách kiếm tiền từ Group Facebook hơn. 

Những cách kiếm tiền từ Group Facebook

Những cách kiếm tiền từ group Facebook

Tăng member Group

Như đã nói, các nhãn hàng và nhiều người kinh doanh sẽ rất đề cao việc thành lập và tận dụng lợi thế của Group. Chính vì vậy hình thức tăng member được nhiều MMO lựa chọn để kiếm thêm thu nhập. Thông qua hình thức này, bạn sẽ gia tăng lượng thành viên vào Group mà khách hàng yêu cầu để nhận lại thù lao.

Tất nhiên đây chủ yếu là những member ảo từ nick Clone. Mặc dù vậy về hiệu ứng đám đông, nó cũng khá quan trọng trong giai đoạn đầu đối với việc xây dựng Group của một số người.

Cách kiềm tiền từ group Facebook - Tăng member group

Ưu điểm:Có nguồn thu nhập thụ động hoặc công sức sau khi có được hệ thống là không nhiều. Thu nhập cao hoặc có thể nói là không giới hạn. Bạn cũng có thể mở rộng quy mô lớn cho các đối tác, cộng tác viên cùng tham gia để tìm kiếm khách hàng.

Khó khăn:Cần phải bỏ vốn đầu tư hệ thống trong giai đoạn đầu. Trong đó chủ yếu là tạo và xây dựng hệ thống phone farm với hàng loạt các nick Facebook. Ngoài ra để thành công trong cách kiếm tiền này, các bạn cần phải có sự hỗ trợ của tool để tự động hóa hệ thống cho đơn giản.

Xây dựng Group Facebook và bán lại

Cách kiềm tiền từ group Facebook - Xây dựng group và bán lại

Đây là hình thức kiếm tiền từ group Facebook dành cho bạn nào có lợi thế về mặt xây dựng cộng đồng và sáng tạo nội dung. Tuy nhiên các bạn cũng không cần quá lo lắng nếu như chưa có kinh nghiệm vì việc này có thể học và xem các Group thực hiện như thế nào để làm theo. Sau khi nhóm của bạn có được lượng người tham gia và tương tác ổn bạn có thể liên hệ khách hàng cần mua và bán lại.

Ưu điểm: Bán được giá cao nếu như các bạn có thể xây được lượng nội dung và thành viên chất lượng. Dễ được các nhãn hàng nhắm đến để booking hoặc mua Group.

Khó khăn: Sáng tạo nội dung chất lượng để phục vụ một nhóm người nhất định, do đó các bạn cũng phải tìm hiểu về ngách mà mình muốn hướng tới. Cần phải chăm sóc và hiểu được quy trình xây dựng Group sao cho đúng đối tượng.

Mua bán Group

Đây là cách mà nhiều người gọi là buôn Group. Chủ yếu cách này mọi người sẽ đi tìm mua những Group nào mới bắt đầu xây dựng nhưng có tiềm năng phát triển nội dung và quy mô. Với cách làm này các bạn cũng cần có sự chuẩn bị nội dung và kế hoạch phát triển Group như cách trên. Tuy nhiên các bạn sẽ không phải thực hiện từ đầu. Ngoài ra nếu bạn chỉ muốn mua đi bán lại thì cũng sẽ nhận được một khoảng tiền chênh lệch dựa vào cách kinh doanh của mình.

Ưu điểm: Dễ làm và tốn ít công sức, có thể scale lợi nhuận dựa trên số lượng và chất lượng của Group.

Khó khăn: Việc tìm mua Group cũng khá khó khăn đối với những người đã tốn công xây dựng. Do đó để thuyết phục người khác bán Group thì đòi hỏi anh em cũng phải ra một cái giá hợp lý. Sau đó phát triển Group và bán lại mới có lợi nhuận.

Dịch vụ Booking 

Thông thường mỗi Group đều cung cấp một giá trị nhất định cho các thành viên của mình. Chính vì thế ở mỗi nhóm như vậy sẽ là một tệp khách hàng mà những thương hiệu, người kinh doanh có thể khai tác để tạo ra doanh thu.

Từ nhu cầu này mọi người có thể làm công việc đó là “cò” như cách gọi dễ hiểu nhất. Với cách kiếm tiền này mọi người sẽ phải đi tập hợp và thương thảo những Group theo chủ đề mình hướng tới, sau đó sẽ tìm kiếm khách hàng cho các admin. Thông qua hình thức kết nối này các bạn sẽ nhận hoa hồng chênh lệch.

Ưu điểm: Không tốn công đầu tư, có nhu cầu lớn và thị trường khá rộng.

Khó khăn: Xây dựng hệ thống khách hàng và Marketing tốt thì mới có hiệu quả.

Dịch vụ đăng bài

Tương tự như cách trên, tuy nhiên với hình thức này bạn lại đóng vai trò là chủ Group do đó các bạn sẽ có quyền tự quyết về chi phí cho các bài viết mà những đối tác cần đăng trên Group của mình. Với hình thức này các bạn cũng có thể áp dụng kèm theo những cách khác như là đi mua lại Group về xây dựng. Tạo thành một hệ thống Group nhiều chủ đề, từ đó việc cho thuê đăng bài sẽ thu được nhiều tiền hơn.

Ưu điểm: Tự mình deal giá cả và có được nguồn thu nhập thụ động vô cùng lớn. Có nhiều chủ đề và nhóm ngành để có thể khai thác kiếm thêm thu nhập.

Khó khăn: Cần phải tìm mua các Group về xây dựng thêm để có được hiệu quả cao từ Member. Ngoài ra bạn có thể phải học thêm về Marketing để tìm kiếm nhiều khách hàng hơn.

Làm Affiliate Marketing

Lập group mã giảm giá trên Facebook để làm Affiliate Marketing

Đây là hình thức kiếm tiền mà được khá nhiều người áp dụng. Về cơ chế, bạn có thể tận dụng Group để gửi các đường link Affiliate Marketing qua đó người dùng sẽ mua hàng thông qua đường link này.

Với mỗi đơn hàng thành công thì bạn sẽ nhận được hoa hồng. Đối với Group các bạn có thể tạo ra nội dung cho thành viên sau đó gợi ý bán những sản phẩm mà họ cần. Thật ra đây lại là cách mang lại nhiều hiệu quả nhất hiện nay được các admin group áp dụng.

Trong đó các hình thức xây dựng nội dung xoay quay như là tạo Group về săn sales, mã giảm giá voucher, ưu đãi của nhãn hàng,...với loại nội dung này bạn sẽ thu hút được khá nhiều member tham gia trong thời gian ngắn.

Ưu điểm: Dễ thực hiện so với nhiều loại hình khác, thu nhập khá lớn và dễ scale doanh số cực kỳ khủng. Do cơ chế lưu cookie nên bạn sẽ hưởng được hoa hồng từ các trang thương mại điện tử.

Khó khăn: Cần phải liên tục cập nhật các chương trình khuyến mãi, voucher,...cho thành viên trong nhóm.

Tự bán hàng trên Group

Cách này có vẻ như khá nhiều người biết nhưng thật ra để mang lại hiệu quả cũng khá khó khăn. Tuy nhiên, nếu bạn có một định hướng tốt việc bán hàng này vẫn có thể đạt được hiệu quả cực kỳ cao.

Chủ yếu các Group bán hàng thành công không được lập ra từ những người bán chính sản phẩm của mình. Thay vào đó, người chủ của Group cần mang lại giá trị cho cộng đồng. Thông qua các giá trị này member sẽ thấy được sự uy tín của Group từ đó việc bán hàng của bạn mới trở nên thuận lợi.

Ưu điểm: Tỷ lệ chuyển đổi cao, tệp khách hàng tiềm năng hầu như không tốn nhiều chi phí cho marketing sản phẩm.

Khó khăn: Khó xây dựng, cần phải nghiên cứu insight người dùng và tạo ra giá trị bền vững cho member.

Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn cách xoá nhóm trên Facebook đơn giản, chi tiết nhất

Quy trình xây dựng Group để kiếm tiền từ group facebook

Quy trình xây dựng group Facebook

Như đã nói qua một số cách kiếm tiền từ Group Facebook ở trên, dựa vào đó bạn có thể thấy để thành công với cách kiếm tiền này, thật chất nằm ở việc xây dựng nội dung Group như thế nào.

Đối với bất kỳ cách nào ở trên, tỷ lệ chuyển đổi của doanh nghiệp phụ thuộc vào khá nhiều định hướng nội dung của Group. Sau đây sẽ là một vài gợi ý về quy trình xây dựng Group trên Facebook.

Bước 1 - Xác định khách hàng mục tiêu

Quy trình xây dựng group Facebook - Xác định nhóm khách hàng mục tiêu

Bước này sẽ giúp bạn phác thảo ra chân dung khách mà mình muốn phục vụ. Trong đó bao gồm những tiêu chí như là phân khúc khách hàng nào, thuộc nhóm mua hàng giá tầm thấp, trung hay cao. Tất nhiên sản phẩm mà bạn đang cung cấp cũng phải đáp ứng được nhu cầu này.

Người dùng của bạn đang nhắm đến hiện có những khó khăn và cần phải quyết vấn đề gì? 

Đây là câu hỏi chủ chốt và có thể được list ra hàng loạt các vấn đề cần xử lý. Nếu có càng nhiều vấn đề, đây không phải là mối lo lắng mà mọi người nên vui đối với việc xây dựng Group.

Điểm khó nhất của việc xây dựng Group đó chính là nội dung. Vì vậy khi càng có nhiều vấn đề từ khách hàng, bạn sẽ càng có nhiều ý tưởng để xây dựng Group.

Ví dụ: Đối với shop của bạn kinh doanh giày thể thao, hãy nghĩ đến một vài kịch bản giải quyết vấn đề để lên nội dung như: Cách nhận diện giày fake, real, rep 1:1, cách bảo quản giày, cộng đồng trao đổi kiến thức về giày, cách buộc dây giày, cách đi giày trong mưa không bị ướt,...

Bước 2 - Lập tài nguyên Group

Quy trình xây dựng group Facebook - Lập tài nguyên group

Đây là bước mà mọi người sẽ xác định phong cách truyền tải nội dung của mình như thế nào. Là một người sáng lập, chắc chắn các bạn cần phải có những giá trị của riêng mình. Nói một cách cụ thể bạn phải là người khởi xưởng để tạo nội dung trên Group.

Tuy nhiên, việc này không được lạm dụng quá, chắc chắn sẽ không có người nào muốn gia nhập một cộng đồng mà chỉ có một admin đăng bài.

Thay vào đó bạn có thể khuyến khích các member mới trong giai đoạn xây dựng này đăng bài viết. Tất nhiên, nếu bạn có tài chính hãy tặng quà cho những người đã cùng mình xây dựng nội dung trong thời gian đầu này.

Một cách hay ho nữa đó là tạo ra nhiều chương trình contest, cuộc thi về chia sẻ kiến thức nội dung trên Group.

Đây sẽ là cách để bạn gom lại chủ đề mà người dùng rất quan tâm. Kèm theo việc phần thưởng sẽ thu hút được nhiều member tham gia đóng góp nội dung và tương tác tốt hơn.

Bước 3 - Chăm sóc và khai thác

Quy trình xây dựng group Facebook - Chăm sóc group và khai thác

Nhiều bạn sẽ đặt ra câu hỏi là nếu cứ tạo nội dung nhiều như vậy thì làm cách nào để khai thác thu nhập?

Việc này khá quan trọng, một Group có thể khai thác được thu nhập hay không cũng phải dựa theo nội dung mà bạn định hướng ban đầu. Nếu nội dung thuần về bán hàng thì sẽ không có nhiều người tham gia, tuy nhiên chất lượng được đề cao hơn số lượng.

Đối với Group bán hàng bạn sẽ bán được nhiều hàng hơn thay vì có nhiều người tham gia. Ngược lại, cũng phải xem xét bạn sẽ lựa chọn cách kiếm tiền nào trong một loạt đề xuất ở phần trên. Từ đó mới có được định hướng xây dựng nội dung Group sao cho hiệu quả.

Nếu bạn chọn một Group về chia sẻ kiến thức của bất động sản, sau đó việc bán bất động sản có vẻ như không khả thi. Nhưng để nhận booking từ các dự án của công ty BĐS thì lại có thể mang về thu nhập cho mình.

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ của mình về 7 cách kiếm tiền từ Group Facebook, mọi người thấy hữu ích thì hãy lên kế hoạch cho mình để gia tăng thu nhập nhé. Chúc mọi người thành công và hẹn gặp lại trong bài viết sau.

[maxbutton id="2" ]

Đa số chúng ta ở đây đều sử dụng hoặc biết tới Facebook như là một loại mạng xã hội phổ biến hàng đầu trên thế giới. Tuy nhiên, mục đích mà chúng ta...

Có bao giờ bạn đã từng chăm chút cho video TikTok của mình rất kỹ, tuy nhiên những gì diễn ra sau khi bạn đăng video lên TikTok thì lượt view không như mong đợi. Có thể nói là view vẫn ổn định nhưng không thể đột phá. Hoặc thậm chí đối với nhiều anh em mới xây kênh thì view thì lẹt đẹt vài trăm. Trong bài viết này mình sẽ giúp mọi người có thêm một yếu tố nữa để tác động lên video. Từ đó khả năng nhận được đề xuất lên xu hướng sẽ gia tăng lên đáng kể. Bí quyết đó chính là khung giờ đăng TikTok, một trong những tiêu chí mà hầu như những idol TikTok nào cũng nên biết.

Tại sao cần biết về khung giờ vàng TikTok

Xu hướng Tiktok lên ngôi, đây cũng là một sự lựa chọn tuyệt vời trong việc tham gia Affiliate Marketing không cần website

Nhiều anh em thường nghĩ việc đăng video lên TikTok để có được nhiều view thì nội dung phải chất lượng. Điều đó là không sai, tuy nhiên thì theo một cách logic mà nói. Để có view thì chắc chắn phải có viewer đúng không nào?

Như vậy, để có lượt xem nhiều thì chúng ta cũng không thể bỏ qua điều kiện là có nhiều người xem. Theo cách nghĩ đó, nếu bạn đăng video vào thời điểm nhiều người online khả năng nhận được nhiều lượt view sẽ cao hơn. Vì vậy khung giờ đăng Tik Tok chính là một yếu tố nữa để giúp video của các bạn dễ lên xu hướng sau yếu tố nội dung.

Khung giờ vàng đăng tikTok là gì?

Khung giờ vàng là cách mà người ta gọi về thời điểm đăng tải nội dung trên các  trang social. Không chỉ là TikTok mà hầu như những nền tảng khác đều có áp dụng quy luật này. Tuy nhiên, thực tế mà nói, không có nền tảng nào đưa ra quy định hay công thức cụ thể cho vấn đề này.

Nên khung giờ vàng đăng TikTok là một UX - User Experience mà các nghiên cứu, ghi chép lại của người làm analyst, marketer, creative,... tự tìm hiểu. Nó chúng là thời điểm mà người dùng thường xuyên online, có dành thời gian cho việc truy cập vào ứng dụng nào đó, cụ thể ở đây là TikTok. Nên dù bạn có một lượng video nhất định khi đăng video vào thời điểm này sẽ được hưởng ứng một phần view từ số lượng người đang online là dĩ nhiên.

Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn xóa logo Tiktok, ID đơn giản và hiệu quả

Tiềm năng của TikTok

Nếu bạn vừa mới tìm hiểu về TikTok thì sau đây sẽ là một vài thông tin mà mọi người cần biết. Từ đó các bạn sẽ thấy được khả năng traffic của nền tảng này là tốt như thế nào so với các nền tảng khác hiện nay.

TikTok là một ứng dụng mạng xã hội về chia sẻ video ngắn, nền tảng này được phát triển bởi Trung Quốc vào năm 2017. Ban đầu được thử nghiệm với phiên bản Douyin, đến nay đây vẫn là cái tên đi cùng với sự phát triển của nền tảng này tại Trung Quốc Đại Lục.

Với cách thức hoạt động đơn giản, người dùng lại dễ sử dụng để tạo ra những nội dung thú vị, thỏa mãn được cảm xúc giải trí của số đông. Chính vì thế trong những năm gần đây, TikTok đã trở thành nền tảng phổ biến nhất thế giới. Số lượng người tải và sử dụng lên đến hàng tỷ người. Một đối thủ cạnh tranh vô cùng gay gắt với các nền tảng khác như: Facebook, Youtube,...

Phân loại nội dung trên TikTok

TikTok có được sự phát triển như ngày hôm nay không chỉ đến từ những tiện ích và nhu cầu của giới trẻ. Một trong những lý do mang đến sự thành công của TikTok chính là thuật toán phân phối nội dung của nó.

Khác biệt khá nhiều so với những nền tảng khác, TikTok dành một sân chơi công bằng cho tất cả mọi người. Thay vì các nền tảng khác như Youtube, Facebook việc tiếp cận người dùng mới đối với một kênh mới lập thì đúng là cả vấn đề.

Có lẽ mọi người cũng không quá lạ gì với những chia sẻ trên các hội nhóm rằng những video trên TikTok chỉ cần quay bâng quơ nhưng có một vài điểm hài hước, thú vị thì video có thể lên đến triệu view.

Thực tế cũng đã cho thấy, loại hình nội dung trên TikTok cũng rất đa dạng so với bất kỳ nền tảng nào. Trong đó, mỗi kênh thường được định hình một loại nội dung nhất định. Chính vì thế mà người dùng lại có cơ hội trải nghiệm nhiều thứ mới mẻ và đa dạng hơn.

Cụ thể: Dù các bạn có thấy một loại nội dung về lĩnh vực ngành nghề nào đó thì chính phong cách của kênh TikTok để định hình loại nội dung.

Trong lĩnh vực mỹ phẩm, bạn không nên lựa chọn loại nội dung xoay ngành mỹ phẩm mà phải chọn cụ thể hơn đó là: Review, chia sẻ kiến thức, hài hước,...

Thay vì vậy, ở các kênh Youtube hoặc Fanpage chúng ta thường thấy một nhãn hàng sẽ lựa chọn tất cả các loại nội dung trên cho một ngành nghề lĩnh vực.

Chính sự khác biệt này mà người xem có thể trải nghiệm vừa đa dạng vừa chuyên sâu về một loại nội dung nhất định trên một kênh nào đó.

Xem thêm: Làm affiliate trên TikTok Shop có khó không?

Thuật toán phân phối nội dung

Follower không quá quan trọng

Khác nhiều với các nền tảng hiện nay, TikTok không quá đề cao về Follower. Dĩ nhiên, vẫn có tác động phần nào đến phân phối nội dung. Tuy nhiên, khi bạn là một kênh mới chưa có Follower thì vẫn sẽ được phân phối một cách tự nhiên nhất.

Thông qua những lượng view ban đầu và tương tác từ người dùng, nền tảng sẽ biết được nội dung bạn đang làm trong video có phục vụ mục đích gì của người xem hay không. Đồng thời xác định được loại nội dung, chủ đề để phân phối theo insight của người dùng.

Tương tự như vật, đối với trường hợp bạn là người dùng: Khi bạn tạo một tài khoản mới, nếu bạn chưa follow kênh nào thì việc phân phối cũng dựa theo lịch sử tương tác của bạn.

Trong trường hợp bạn chưa có lịch sử tương tác, nền tảng có thể hỏi bạn một vài chủ đề, sở thích mà bạn muốn xem.

Đánh giá Insight người dùng

Thay vì việc phân phối nội dung dựa vào Follow thì TikTok lại chọn cách phân phối theo insight hiện tại của người dùng. Ví dụ: Trong một ngày nào đó, bạn mở App TikTok lên và thấy một số nội dung khá đa dạng như: Bóng đá, hài hước, review,...

Nếu bạn chọn ở lại các video thuộc nội dung bóng đá, nền tảng sẽ tự hiểu là bạn đang có nhu cầu xem nội dung này cao hơn. Bắt đầu từ đó, các nội dung liên quan về bóng đá sẽ được xuất hiện với tỷ lệ nhiều hơn.

Song song với đó, các nội dung ở chủ đề khác sẽ được chèn vào theo một tỷ lệ nhỏ để kiểm tra lại insight và sở thích của bạn trong thời điểm này.

Điều đáng chú ý là thuật toán và cách đánh giá insight này của nền tảng đối với người dùng sẽ được lặp đi lặp lại và làm mới mỗi khi bạn kích hoạt App.

Sự khác biệt này rõ rệt hơn đối với Facebook, Youtube khi bạn Follow kênh, Fanpage, nội dung nào thì cứ mỗi lần online là sẽ gặp những nội dung về các chủ đề cụ thể đó. Rất khó để bạn gặp được những nội dung theo chủ đề mới. Chỉ một tỷ lệ cực nhỏ bạn gặp được các chủ đề khác hoặc có chủ đích tìm kiếm nội dung mới để trải nghiệm.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây về sự hùng bá của TikTok nên các nền tảng khác bắt đầu có sự thay đổi về thuật toán phân phối nội dung tương tự như vậy. Có điều đó là vấn đề khác, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tiếp về TikTok trong bài viết này.

Lên xu hướng TikTok là gì

Có lẽ nhiều bạn đang mới tìm hiểu về TikTok thì chưa hiểu về cụm từ mà nhiều anh em làm nền tảng này hay dùng là “xu hướng”. Vậy lên xu hướng TikTok là gì, nó có giống với xu hướng trên Youtube hay không?

Thật ra mà nói thì 2 loại nền tảng này, cách dùng từ xu hướng của cộng động mạng lại mang ý nghĩa khác nhau. So với Youtube để có được một video trending thì chắc hẳn là nội dung vô cùng hot hoặc các video của ca sĩ hạng A trong showbiz thì may ra mới có cơ hội đó.

Tuy nhiên, với TikTok lại hoàn toàn khác, mặc dù vẫn có những bảng xếp hạng về Top trending, nhưng từ lên xu hướng TikTok lại là một cách hiểu khác. Đó chính là khi video của bạn được gia tăng view một cách đột biến.

Cách xác định video lên xu hướng

Nói một cách đơn giản nhiều người cho rằng video của bạn được đăng ở một tài khoản mới thì lượng view có thể đạt từ 10k trở lên là có thể gọi là xu hướng.

Các video lên xu hướng là những video được nhận nhiều đề xuất từ nền tảng đến với người dùng. Do đó, hầu như các video này sẽ có lượng view nhiều từ các new traffic, tức là từ những viewer không nằm trong danh sách Follower.

Ngoài ra bạn còn có thể xác định chính xác về video của bạn có được lên xu hướng hay không sau một khoảng thời gian.

Video lên xu hướng TikTok

Ở phần cuối của video, chỉ sau khoảng thời gian 7 ngày các bạn có thể chọn vào mục này để thấy video của mình đang được phân phối theo thuật toán xu hướng mà không chỉ dựa trên tệp người Follow kênh.

Cách xác định video lên xu hướng TikTok

Như mọi người cũng thấy, trong hình trên tỷ lệ người xem của Xu hướng chiếm đến 94% so với những người xem từ hồ sơ cá nhân. Tuy nhiên tính năng xem này mọi người có thể dùng với loại tài khoản doanh nghiệp.

Xem thêm: Một số mẹo giúp đăng video Tik Tok lên xu hướng

Cách chuyển đổi tài khoản TikTok sang doanh nghiệp

Nếu bạn muốn chuyển tài khoản của mình sang doanh nghiệp để có những dữ liệu trên hay thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Các bạn truy cập vào TikTok và đăng nhập tài khoản của mình

Cách đưa video lên xu hướng TikTok - Bước 1

Sau đó mọi người hãy chọn vào nút 3 gạch ngang trên góc bên phải màn hình để xuất hiện các lựa chọn như hình trên > Sau đó chọn vào “cài đặt và quyền riêng tư”.

Bước 2: Đến đây các bạn sẽ lựa chọn vào phần “quản lý tài khoản”

Cách đưa video lên xu hướng TikTok - Bước 2

Bước 3: Tại giao diện này mọi người sẽ phải kéo xuống dưới cùng

Cách đưa video lên xu hướng TikTok - Bước 3

Lúc đó các bạn chọn vào “Chuyển sang tài khoản Doanh nghiệp”.

Bước 4: Khi xuất hiện giao diện sau mọi người có thể nhấn TIẾP

Cách đưa video lên xu hướng TikTok - Bước 4

Tiếp theo các bạn chọn lĩnh vực và điền email của mình vào.

Cách đưa video lên xu hướng TikTok - Bước 5

Sau khi nhận được thông báo như hình dưới đây tức là mọi người đã chuyển tài khoản thành công.

Cách đưa video lên xu hướng TikTok - Bước 6

Chuyển sang tài khoản doanh nghiệp tikTok có ảnh hưởng gì không?

Có thể sẽ có nhiều bạn đọc đến đây lo lắng rằng việc chuyển đổi tài khoản từ cá nhân sang doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng gì không?

Thì mình xin đảm bảo với anh em là loại hình tài khoản nào cũng không ảnh hưởng đến phân phối nội dung của các bạn. Với doanh nghiệp mọi người sẽ có được một số lợi thế nữa như phân tích dữ liệu mà mình có kể đến ở trên. Ngoài ra bạn cũng có thể đính kèm link bio, email trên khung hồ sơ.

Khung giờ vàng đăng TikTok dễ lên xu hướng

Theo thống kê, các khung giờ vàng đăng TikTok để video dễ lên xu hướng TikTok như sau:

  • Thứ hai: 6AM, 10AM và 10PM
  • Thứ ba: 2AM, 4AM và 9AM
  • Thứ tư: 7AM, 8AM và 11PM
  • Thứ năm: 9AM, 12PM và 7PM
  • Thứ sáu: 5AM, 1PM và 3PM
  • Thứ bảy: 11AM, 7PM và 8PM
  • Chủ nhật: 7AM, 8AM và 4PM
[caption id="attachment_21838" align="aligncenter" width="600"]Khung giờ đăng Tiktok giúp lên xu hướng dễ dàng Trên đây là bảng thống kê về khung giờ đăng TikTok mà mọi người có thể tham khảo để thử nghiệm cho kênh của mình.[/caption] Như một thống kê khác của Influencer Marketing Hub cũng đã cho ra kết quả tương tự. Vì vậy mọi người có thể xem đây là một kinh nghiệm, trải nghiệm của các Creative trước để tham khảo.

Khung giờ đăng TikTok để hút followers

Những yếu tố tác động đến khung giờ đăng TikTok

Như ở trên chúng ta có thấy 2 bảng báo cáo về khung giờ đăng TikTok khá tương đồng nhau. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu bạn đăng theo khung giờ đó thì có mang lại kết quả là video lên xu hướng hay không?

Câu trả lời là không! Tại sao lại phũ phàng như vậy? Như mình đã nói ở đầu bài, đây chỉ là một trong những yếu tố để giúp video của bạn lên xu hướng. Nó hoàn toàn không quyết định vấn đề video bạn được đề xuất hay không.

Do đó, bạn chỉ nên áp dụng cách đăng theo khung giờ này như là một trong số các tiêu chí mà thôi. Ngoài ra vẫn có còn có các yếu tố khác mà mọi người nên lưu tâm:

Cố định thời gian đăng: Đây là một dạng UX nữa, đó chính là tệp khách hàng, user follow nội dung của bạn sẽ có thời gian online nhất định. Do đó bạn có thể sử dụng khung giờ đăng trên để kiểm chứng. Sau khi tìm được khung thời gian mà cho ra view nhiều nhất, từ đó bạn hãy cố định thời gian đăng như vậy cho những ngày khác.

Loại hình nội dung: Đây là yếu tố quan trọng hơn hết, các bạn nên nhất quán về nội dung. Không nên tham nhiều phong cách cho một kênh TikTok. Như đã có ví dụ nếu các bạn chọn nội dung hài hước, chia sẻ, review,...thì phải đi theo nó đến cùng.

Kết luận

Qua bài viết này mọi người cũng đã hiểu hơn về nhiều thứ đối với TikTok, trong đó khung giờ đăng TikTok để video lên xu hướng cũng là một tiêu chí cần được quan tâm. Vấn đề quan trọng vẫn là trải nghiệm người dùng, nên mong là mọi người áp dụng đúng để có được hiệu quả cao nhất.

[maxbutton id="2" ]

Có bao giờ bạn đã từng chăm chút cho video TikTok của mình rất kỹ, tuy nhiên những gì diễn ra sau khi bạn đăng video lên TikTok thì lượt view không như mong đợi. ...

Có lẽ mọi người cũng đã tìm hiểu sơ qua về TikTok, trong đó chúng ta có khá nhiều tiêu chí để giúp cho một video lên xu hướng. Trong bài viết hôm nay, mình sẽ mang đến một vài điều liên quan đến thuật toán TikTok để giúp video lên xu hướng TikTok. Những tiêu chí ẩn mà có lẽ không nền tảng nào công nhận hay chia sẻ với người dùng. Những tìm hiểu về thuật toán TikTok giúp lên xu hướng nhanh đã được nhiều người nghiên cứu và kiểm chứng. Từ đó anh em có thể tận dụng để kiểm chứng với những video của mình để đạt được hiệu quả tối ưu nhất.

Những điều cần biết về lên xu hướng Tiktok - Thuật toán Tiktok

Những điều cần biết về lên xu hướng Tiktok - Thuật toán Tiktok

Trong quá trình đi tìm hiểu những lý do khiến cho video của bạn lên xu hướng trên các nền tảng Social nói chung và Tik Tok nói riêng chúng ta sẽ bắt gặp từ khóa “thuật toán” mà nhiều người đề cập đến. Tuy nhiên, mình sẽ làm rõ một số vấn đề trước khi bạn tiếp tục đọc bài viết này để có cái nhìn đúng hơn.

Thuật toán là bắt buộc

Đầu tiên thuật toán vốn là thứ bắt buộc phải có đối với bất kỳ nền tảng nào, TikTok cũng không ngoại lệ. Mặc dù vậy, không có một nền tảng nào công nhận hay đưa ra công thức cụ thể cho người dùng hoặc nhà sáng tạo nội dung về thuật toán nào cả.

Tất cả những thứ mà chúng ta đang cho là thuật toán, thật chất chỉ là những suy đoán của người dùng tự nghiên cứu và đúc kết. Nó giống như là một loại kinh nghiệm trong quá trình tìm hiểu và làm việc.

Điều này được lý giải theo góc độ nền tảng, vì sẽ không có một chủ sân chơi nào muốn người khác biết cách mà mình điều hành một hệ thống. Nếu không mọi thứ sẽ bị kiểm soát và đảo lộn, như vậy cả người dùng và người tham gia sân chơi đó sẽ tận dụng thuật toán để lách luật.

Từ đó những nội dung, cách sáng tạo,...sẽ được thực hiện với một mục đích không tốt đẹp. Vì vậy, chúng ta cần phải thống nhất một điều các thuật toán mà mình tìm hiểu chỉ là những khái niệm được gọi cho một số nghiên cứu mà thôi. Tuy nhiên, nó vẫn có cơ sở và được áp dụng một cách hiệu quả thì anh em mới đưa nó vào để chia sẻ rộng rãi.

Thuật toán cơ bản

Về mặt khách quan mà nói, thuật toán cũng có nhiều loại, có những loại thuật toán bắt buộc phải có và cũng khá dễ để nhìn ra. Cụ thể thuật toán nội dung và thuật toán phân phối. Trong bài viết này mình sẽ tạm gọi 2 khái niệm này là như vậy, nếu các bạn thấy được ở đâu có có cách gọi khác cũng không sao. Chủ yếu vẫn là hiểu được bản chất và cách áp dụng sau đó.

Ngoài ra có một số cơ chế của thuật toán sẽ thay đổi liên tục  trong quá trình sáng tạo nội dung trên TikTok. Từ đó các bạn cũng phải linh hoạt để nhận ra và thay đổi phong cách làm video sao cho phù hợp.

Do đó có nhiều thứ hoặc cụ thể trong bài viết này mà mọi người cóp nhặt được thì không nên xem đó như là một công thức cố định mà chủ yếu để có một cách kiểm tra. Từ những gì mình kiểm tra nếu có hiệu quả sẽ tiếp tục áp dụng. Đồng thời cần phải liên tục cập nhật những đổi mới của TikTok, đây chính là yếu tố quan trọng để thành công trên nền tảng này.

Thuật toán nội dung

Tương tác người dùng để lên xu hướng TikTok

Phân loại

Thuật toán nội dung được hiểu là một phần của hệ thống phân phối. Với yếu tố này, nền tảng có thể phân định được loại nội dung mà nhà sáng tạo đang làm video thuộc nhóm nào. Từ đó sẽ đưa những nội dung này đến với người dùng có sở thích tương tự. Đây cũng chính là 1 trong những yếu tố chính góp phần đưa video lên xu hướng TikTok.

Có thể thấy một người dùng trên TikTok có hành vi yêu thích khá nhiều nhóm nội dung khác nhau. Ví dụ: Nấu ăn, âm nhạc, tâm trạng, hài hước, học thuật,...Từ những điều này nền tảng sẽ lựa chọn các video và phân phối đến người dùng theo thuật toán phân phối mà mình sẽ đề cập đến trong phần sau.

Xu hướng

Xu hướng là từ được sử dụng rất nhiều đối với anh em làm TikTok. Đây là một từ khóa mà chắc nhiều người luôn đi tìm bí kíp để đạt được. Một trong những điều quan trọng mà các bạn cần phải làm đó là nắm bắt được xu hướng hiện tại của TikTok trong thời điểm đó.

Một ví dụ đơn giản, trong khoản thời gian tháng 7 đến tháng 9 năm 2022 là thời điểm mà TikTok Shop cực kỳ bùng nổ. Trong đó các loại nội dung bán hàng có gắn link sản phẩm sẽ có tỷ lệ lên xu hướng rất cao.

Một phần chúng ta có thể lý giải cho điều này là TikTok đang muốn có một thông số về GMV lớn để thu hút được nhiều nhà quảng cáo, doanh nghiệp, nhà bán hàng tham gia vào sân chơi của mình. Chính vì thế, công bằng mà nói có khá nhiều loại nội dung xét về mặt bằng chung cũng không thuộc dạng chất lượng hay đầu tư gì nhiều nhưng vẫn được lên xu hướng và mang về doanh số cực khủng.

Sự đánh đổi về lựa chọn nội dung

Với 2 yếu tố trên, nếu bạn đọc tới đây sẽ khá hoang mang khi mà nếu loại nội dung mà mình đang làm hoặc định hướng tới đều không đạt được tiêu chí này thì sao?

Mọi người có thể yên tâm, việc một video lên xu hướng TikTok lại chưa chắc đi kèm với yếu tố hiệu quả về doanh thu trong lâu dài. Với tư duy trong Marketing mà nói thì không phải loại nội dung nào cũng có thể bán được hàng. Nếu nhiều anh em ở đây đang có định hướng bán hàng thì hãy tập trung vào các yếu tố trên, tuy nhiên quan trọng nhất vẫn là kịch bản.

Nhà sáng tạo nội dung có thể thay đổi một chút để phù hợp với phân loại và xu hướng của TikTok. Tuy nhiên, trong kịch bản sẽ dẫn dắt sản phẩm để tạo ra doanh số cho mô hình kinh doanh.

Có một mô tuýp cơ bản trong việc sáng tạo nội dung để lên xu hướng TikTok có tính chất lâu bền đó chính là loại video vừa có giá trị cho người dùng vừa có giá trị cho nhà sáng tạo. Đáp ứng được hai yếu tố này, việc duy trì kênh ở mức độ ổn định và hiệu quả sẽ được bền vững hơn. 

Thuật toán phân phối

Cách xác định insight của TikTok

Xác định insight người dùng để lên xu hướng TikTok

Đây có thể nói là loại thuật toán quan trọng nhất mà mọi người cần biết. Chúng ta sẽ cùng nghiệm lại một vài ví dụ mô tả sau đây. Trong một ngày cụ thể bạn mở App TikTok lên và lướt vài video đầu tiên. Nếu bạn ở lại video nào đó khá lâu hoặc có tương tác thì tỷ lệ cao là trong những video tiếp theo, tần suất về loại nội dung tương tự sẽ xuất hiện.

Ví dụ: Trong 5 video đầu tiên gồm có 5 loại nội dung: Bóng đá, hài hước, âm nhạc, tâm sự, nấu ăn,...Tuy nhiên thì hôm đó là một ngày mà nội dung bóng đá được bạn chú ý vì hôm qua là thời điểm có một vài trận cầu kinh điển. Điều đó sẽ thu hút bạn ở lại trải nghiệm video này lâu hơn so với các loại nội dung còn lại.

Như vậy, nền tảng sẽ ghi nhận lại loại tương tác này và tiếp tục đề xuất các video tương tự để bạn thỏa mãn sự yêu thích của mình trong thời điểm đó.

*Lưu ý: Chính vì điểm này mà nhiều bạn cần phải tối ưu trải nghiệm trong 3 đến 5 giây đầu để giữ chân người dùng.

Tại sao tính thời điểm quan trọng?

Vì rất có thể khi cứ tiếp tục phân phối nội dung bóng đá sẽ khiến cho bạn bị nhàm chán. Do đó thuật toán phân phối nội dung của TikTok sẽ tiếp tục đề xuất với tỷ lệ thấp hơn các loại nội dung ở chủ đề khác. Từ đó lại tiếp tục đánh giá hành vi và tương tác của bạn trên các loại nội dung.

Nếu bạn thấy chán bóng đá và chuyển sang nấu ăn, thời lượng ở lại xem video của nấu ăn bắt đầu nhiều hơn hẳn. Cứ tiếp tục như vậy và TikTok sẽ luôn đề xuất cho bạn các video có nội dung đúng như sở thích của người dùng.

Sự khác biệt của thuật toán phân phối TikTok đối với các nền tảng khác

Trong cách giải thích trên, nếu bạn đã từng biết đến thuật toán của các nền tảng khác sẽ thấy được sự khác biệt. Mình sẽ mô tả sơ qua thuật toán phân phối của Facebook để mọi người dễ so sánh.

Thông thường, Facebook sẽ phân phối các nội dung của bạn bè được ưu tiên hơn so với loại nội dung bán hàng từ Fanpage.

Đặc biệt khi có một người bạn thay đổi ảnh đại diện, loại nội dung này sẽ được ưu tiên phân phối nhiều nhất. Đó là lý do tại sao bạn thấy ảnh đại diện trên Facebook luôn có tương tác cao hơn hẳn so với các bài viết thông thường. Đối với TikTok điều này lại không xảy ra về bất kỳ loại nội dung nào.

Mặt khác, nếu bạn Follow, Like Fanpage hoặc Group bất kỳ, trong những lần truy cập tiếp theo những nội dung mà bạn thấy cũng sẽ gặp đa số là các dạng nội dung từ những gì mà bạn đang theo dõi. Đối với việc gặp nội dung của Group mà bạn chưa từng xem qua là hầu như không thể.

Riêng với Fanpage thì điều này có thể xảy ra nhưng với tỷ lệ khá thấp, đó là dạng nội dung mà bạn nhìn thấy chủ yếu là cực kỳ hot về các tin xã hội, nội dung hài hước, các video cực kỳ trending,...nhưng chung quy tỷ lệ nhận được các dạng nội dung theo đề xuất này cũng khá thấp.

[caption id="attachment_21821" align="aligncenter" width="500"]Thuật toán gợi ý bài viết phù hợp trên các mạng xã hội Thuật toán gợi ý bài viết phù hợp trên các mạng xã hội[/caption]

Như hình ảnh trên, các bạn có thể thấy chữ “Gợi ý cho bạn” được xuất hiện chính là dạng nội dung đang được lên xu hướng trên Facebook.

Việc này cũng xảy ra trên TikTok. Tuy nhiên như đã nói, nội dung sẽ được đề xuất liên tục theo insight của người dùng. Và video được lên xu hướng là thường xuyên hơn rất nhiều so với bất kỳ nền tảng nào hiện nay.

[caption id="attachment_21822" align="aligncenter" width="500"]Video được lên xu hướng TikTok Video được lên xu hướng TikTok[/caption]

Hình trên cũng là cách để mọi người nhận biết một video được lên xu hướng trên TikTok là như thế nào. Tuy nhiên chỉ đối với người sáng tạo nội dung mới thấy được dữ liệu này. Riêng với người dùng cách để biết được video lên xu hướng là có lượng view đột biến.

Quy trình thuật toán đánh giá và phân tích người dùng

Nếu để ý, trong ví dụ và mô tả ở trên mọi người cũng thấy được là loại tương tác nào sẽ được TikTok đề cao trong việc phân tích insight của người dùng. Tuy nhiên, việc này sẽ được thực hiện theo quy trình như thế nào?

Quy trình thuật toán đánh giá và phân tích người dùng

Với hình ảnh trên các bạn sẽ thấy nền tảng bắt đầu đánh giá một video được cho là có giá trị với người xem hay không ngay từ khi video đó được đăng tải. Trong sơ đồ thuật toán, có sự can thiệp của AI là chủ yếu. Vì thế các thuật toán này hầu như sẽ được lập trình để đưa ra những đề xuất đến người dùng mới. 

Về mặt con người sẽ mang yếu tố kiểm duyệt nội dung trong video là nhiều hơn. Đối với TikTok, các video nằm trong vòng đánh giá bởi AI sẽ là đa số.

  • Theo đó, khi video của bạn vừa được tải lên sẽ qua vòng kiểm duyệt về chất lượng cũng như là bản quyền, chính sách cộng đồng,...
  • Sau khi qua được các loại kiểm duyệt cơ bản, video bắt đầu được phân phối theo thuật toán và loại nội dung đến với người dùng có sở thích tương tự. 
  • Từ những lượt xem đầu tiên nằm trong khoảng 100 đến 500 view chính là lúc mà nền tảng sẽ quyết định rằng video của bạn có được sự tương tác tốt hay không. Hiệu suất này sẽ được đánh giá và tiếp tục đưa đến người dùng khác dựa theo kết quả thu thập được.
  • Bên cạnh đó, nếu loại nội dung này nằm trong các chủ đề xu hướng mà chúng ta đã nói thì sẽ có tỷ lệ cao vượt qua vòng kiểm duyệt này nhanh chóng hơn.
  • Việc đánh giá hiệu suất sẽ được liên tục thực hiện và lặp đi lặp lại. Đến một giai đoạn nào đó hiệu suất không còn được duy trì tốt thì tỷ lệ đề xuất video cũng giảm dần.

Do đo, khi làm nội dung trên TikTok chúng ta sẽ thấy một video được lên xu hướng là rất nhanh. Cho đến khi lượng view giảm dần và đến một lúc nào đó ngừng hẳn.

Khi video cũ lên xu hướng tiktok

Đây cũng là một tình trạng không quá hiếm gặp đối với nhà sáng tạo nội dung trên TikTok. Việc mà một video cũ lên xu hướng Tiktok cho thấy loại nội dung đó đã đáp ứng được yếu tố thịnh hành của nền tảng. 

Ví dụ trong thời điểm bạn làm video nội dung không quá được người dùng ưa chuộng. Vì vậy lượng view chỉ nằm ở mức hạn chế. Đến một thời điểm nhất định, có thể là một sự kiện nào đó ngoài xã hội liên quan đến chủ đề mà bạn đang làm video đó. Đây là lúc mà người dùng có những từ khóa tìm kiếm cực lớn trên nền tảng, lúc này video của bạn sẽ nhận được đề xuất và tiếp tục phân phối nội dung tương tự cho đối tượng người xem này.

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ của mình về thuật toán TikTok, hy vọng là với những tìm hiểu về thuật toán TikTok giúp video lên xu hướng TikTok nhanh trong bài viết này sẽ giúp cho anh em có được thêm nhiều góc nhìn đúng về nền tảng.

[maxbutton id="2" ]

Có lẽ mọi người cũng đã tìm hiểu sơ qua về TikTok, trong đó chúng ta có khá nhiều tiêu chí để giúp cho một video lên xu hướng. Trong bài viết hôm nay, mình s�...

Kiếm tiền online (MMO) đã không còn là khái niệm quá xa lạ với anh em chúng ta, nếu bạn là người mới trong hình thức kiếm tiền này thì cũng đừng quá lo lắng. Hôm nay mình sẽ chia sẻ những cách kiếm tiền online uy tín tại nhà mà bất cứ ai cũng có thể thực hiện. Tất nhiên, mỗi hình thức đều có điểm mạnh và điểm yếu khác nhau, dựa vào những chia sẻ của mình các bạn có thể thấy được mình phù hợp với lựa chọn nào từ đó có được định hướng tốt nhất.

Kiếm tiền online (MMO) là gì?

Kiếm tiền online là gì

Để làm rõ được cách hiểu trong bài viết này, chúng ta cần khái niệm MMO là gì?

Kiếm tiền Online hay MMO ( Viết tắt của từ Make Money Online) hiểu đơn giản là việc bạn kiếm được tiền từ các công việc trên Internet thông qua việc sử dụng thiết bị di động, máy tính có kết nối mạng Internet.  

Hình thức kiếm tiền Online này đang dần trở thành xu hướng trong thời đại công nghệ số hiện nay, khi nhu cầu mua hàng trực tuyến của khách hàng ngày càng tăng cao, nhu cầu quảng bá sản phẩm, thương hiệu của các doanh nghiệp ngàu càng nhiều. Và nhất là trong giai đoạn dịch bệnh việc tìm kiếm việc làm đang dần trở lên khó khăn hơn.

Hơn thế nữa việc kiếm tiền Online trên điện thoại sẽ giúp bạn tạo ra những nguồn thu nhập thụ động. Bạn không cần phải đầu tư quá nhiều vốn, chi phí hay đi lại mà vẫn có thể kiếm được tiền.

Ưu và nhược điểm của việc kiếm tiền Online

Ưu điểm

Hình thức kiếm tiền này khá là tiện lợi, nó giúp bạn tiết kiệm được thời gian không mất công sức đi lại đến nơi làm việc. Tùy thuộc vào mục tiêu về kiếm tiền mà nguồn thu nhập mà bạn nhận được là lớn hay nhỏ. nếu bạn chỏ muốn kiếm tiền trong thời gian rảnh thì tất nhiên nó có thể sẽ không cao. Tuy nhiên, nếu bạn thực sự đầu tư thời gian, công sức của mình bào việc này thì bạn có thể thu về một mức lương khủng có thể từ vài chục triệu hay vài trăm triệu một tháng.

Nhược điểm

Nếu bạn gặp phải một công ty không uy tín thì họ có thể quỵt tiền lương của bạn, đây là chuyện hết sức bình thường trong thời buổi hiện nay. Chính vì thế bạn hãy cần thận với những lời mời gọi quá "hời" và không thực tế nhé!

MMO có phải là công việc hợp pháp?

Đối với cách hiểu của đa số người trong cộng đồng mạng như thế nào đi chăng nữa thì MMO hay bất cứ hình thức nào cũng đều có 2 mặt. Thậm chí nếu bạn có thấy hoặc nghe được người khác nói về MMO là một hình thức kiếm tiền bẩn, black MMO thì cũng đừng quá ngạc nhiên, vì nó có thật.

Nhưng suy cho cùng, lựa chọn hình thức nào là do ở chính bạn và kiếm tiền bẩn hay sạch, Black hay White là do cách làm của chúng ta, không liên quan gì đến tính chất của công việc. Trong bài viết này mình sẽ đưa ra một vài gợi ý để mọi người lựa chọn MMO theo cách hiểu đúng nhất.

Phân loại công việc kiếm tiền online từ MMO

Với cách hiểu trên, những bạn mới có thể khá phân tâm. Nên sau đây sẽ là cách phân loại của mình chủ yếu dựa theo nhu cầu lớn nhất mà các bạn đang tìm đến sự giúp đỡ trong bài viết này.

Thông thường người ta tìm đến MMO là vì muốn có thêm nguồn thu nhập, có nghĩa là đang không hài lòng với thu nhập hiện tại. Mặc dù đang có một công việc nhưng bạn lại muốn gia tăng tu nhập từ MMO, nên cách phân loại này sẽ giúp bạn định hướng tốt nhất.

  • MMO - Cần vốn: Đây là những công việc mà đòi hỏi các bạn cần phải đầu tư một số vốn ban đầu để có thể tạo ra được nguồn thu nhập sau đó.
  • MMO - Không cần vốn hoặc ít vốn: Với nhóm công việc này mọi người sẽ tìm ra được những lựa chọn không cần phải bỏ tiền hoặc nếu bỏ cũng khá ít.

Chuẩn bị trước khi kiếm tiền online

Như cách phân loại trên, các bạn sẽ nghĩ rằng mình muốn gia nhập vào nhóm thứ 2 là không cần vốn hoặc ít vốn. Tuy nhiên, để mọi người không hiểu sai thì chúng ta nên có một cách nhìn khách quan.

Đó là mỗi sự đầu tư dù có vốn hay không thì kiến thức vẫn là thứ chắc chắn cần phải có. Dựa vào cách sử dụng nguồn lực như thế nào mà hiệu suất và kết quả sẽ tương ứng.

  • Đối với nhóm 1, việc đầu tư vốn vào sẽ giúp bạn đẩy nhanh tiến độ, giá trị thu nhập cũng sẽ gia tăng cao và nhanh hơn.
  • Đối với nhóm 2 thì thay vì dùng nguồn lực tài chính, bạn có thể đánh đổi bằng công sức hoặc song song cả 2.

Đây là một cách chuẩn bị tâm lý tốt nhất cho bất kỳ ai muốn kiếm tiền online miễn phí không cần bỏ vốn. Một quan niệm không thể sai đó là: “Không bao giờ có việc nhẹ lương cao”.

kiếm tiền online Không cần Vốn hoặc ít Vốn

Có lẽ nhiều anh em ở đây sẽ mong muốn mình có một chọn lựa ở nhóm này hơn nên mình sẽ ưu tiên đề xuất những công việc sau.

Affiliate Marketing

Đây là hình thức kiếm tiền Online tại nhà cho học sinh, sinh viên đúng nghĩa đen là không cần vốn. Tất nhiên nếu bạn muốn đẩy nhanh tiến độ thì vẫn có thể đầu tư. Affiliate là cách kiếm tiền mà bạn sẽ nhận được hoa hồng từ nhà cung cấp nếu bán được hàng thông qua đường link giới thiệu. 

Ưu điểm: Điểm mạnh lớn nhất của Affiliate đó là không cần vốn, ngoài ra bạn cũng có thể lựa chọn đa dạng sản phẩm, ngành nghề mà mình có thể thực hiện nội dung. Hiện nay đây là kênh kiếm tiền 4.0 cực HOT đem lại doanh thu cao. Bạn có thể kiếm được 5 - 10 triệu/tháng dễ dàng, thậm chí có thể lên đến 100 triệu/tháng nếu có kiến thức Marketing vững vàng.

Bên cạnh đó nhiều người còn cho rằng Affiliate Marketing là bước đầu để thử nghiệm cho việc triển khai một mô hình kinh doanh trước khi nhập hàng.

Khó khăn: Cần phải học nhiều kỹ năng liên quan như: Thiết kế, quảng cáo, viết nội dung, edit video, xây dựng cộng đồng,...và một sự thật mà nhiều người lo lắng đó là lost đơn. Vì vậy lựa chọn một nền tảng có hỗ trợ tốt vẫn là tiêu chí hàng đầu để bạn hạn chế được vấn đề này.

Kiếm tiền online với Affiliate Marketing Hiện nay có một số chương trình Affiliate Marketing nổi tiếng có thể kể đến như: Amazon, Lazada, Shopee...Ở Việt nam nếu bạn muốn làm Affiliate có thể tham khảo Dinos Việt Nam là một Affiliate Network với hàng trăm chiến dịch đa dạng, từ TMĐT, tài chính, Sức khỏe sinh lý... giúp bạn có thể lựa chọn những chiến dịch phù hợp đối với mình

[maxbutton id="6" url="https://my.dinos.vn/signup/affiliate?utm_source=Website&utm_medium=Dang+Ky&utm_campaign=post" text="Tạo Tài Khoản Affiliate Tại Dinos" ]

Freelancer

Kiếm tiền online khi làm freelancer

Freelancer được hiểu là công việc tự do, thông qua internet và mạng xã hội bạn có thể tìm kiếm các đối tác, doanh nghiệp để cung cấp dịch vụ mà mình có từ các kỹ năng như: Viết nội dung, edit video, chạy quảng cáo, dịch vụ kế toán, tư vấn pháp luật, kỹ sư thiết kế bản vẽ,...

Ưu điểm: Tự do thời gian, tự chủ về việc lựa chọn công việc, đối tác, đồng nghiệp. Tự đề xuất giá cả, thu nhập tương xứng với trình độ và khả năng của bản thân.

Khó khăn: Tìm kiếm khách hàng, tự cạnh tranh với những người cùng ngành trong lĩnh vực. Có thể gặp phải khá nhiều khó khăn trong khâu thương lượng và thanh toán với khách hàng. Tự chịu trách nhiệm cho chính chất lượng sản phẩm của mình.

Bán Stock - Element - Video

Kiếm tiền online với việc bán stock: Element: Video

Đây là hình thức kiếm tiền dành cho những bạn nào có năng khiếu về chụp hình, sáng tạo âm thanh hoặc thiết kế đồ họa. Bạn có thể tạo ra những sản phẩm Physical này để đăng bán trên các nền tảng như Freepik, istock, PNGtree, Pixabay,...

Ưu điểm: Đây là cách để kiếm tiền trực tuyến được từ thu nhập thụ động, vì hầu như những sản phẩm sau khi public thì mọi người không can thiệp gì nữa. Có người mua thì sẽ tự động tiền về túi của các bạn.

Khó khăn: Cần phải tạo ra những sự khác biệt đối với các sản phẩm khác trên thị trường. Do đó cũng phải có kiến thức về nghiên cứu thị trường và nếu tốt hơn có thể triển khai Marketing trên chính nền tảng đó. Hoặc bạn có thể lựa chọn làm thương hiệu cá nhân, xây dựng cộng đồng,...

SEO

Đây là hình thức kiếm tiền dành cho dân SEO. Hiểu đơn giản là những người có định hướng làm trong lĩnh vực tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Có hai hình thức kiếm tiền cho nhóm người có kỹ năng này là cung cấp dịch vụ SEO và tự thực hiện SEO trên chính website của mình.

Ưu điểm: Vừa có thể tạo nguồn thu nhập chủ động như một Freelancer vừa có thu nhập thụ động từ website của mình. Thu nhập thụ động thông qua việc gắn quảng cáo của Google bởi Adsense.

Khó khăn: Cần phải biến về kỹ thuật, code và biết luôn cả việc triển khai nội dung trên website. Ngoài ra bạn cũng nên đầu tư một khoản vốn nhỏ cho xây dựng website và các tối ưu trên trang như tốc độ, backlink,...

POD - Print On Demand

POD - Print On Demand là hình thức kiếm tiền dựa vào các thiết kế của bạn. Trong đó chủ yếu là những sản phẩm như ly, cốc, mũ, áo khoác, áo thun,...Trong đó áo thun là sản phẩm có dung lượng thị trường lớn nhất. Thông qua các thiết kế của bạn, nền tảng POD sẽ cho phép nhà sản xuất tải xuống và in ra theo yêu cầu của khách hàng. Với mỗi đơn hàng thành công, nền tảng sẽ chia lại số tiền đó cho người thiết kế (ở đây là bạn).

Ưu điểm: Đây cũng là hình thức thu nhập thụ động mà nhiều người áp dụng, với cách thu nhập ngoại tệ và dung lượng thị trường lớn này thật không quá ngạc nhiên nếu bạn nghe kể về những đại gia ngầm.

Khó khăn: Hiện nay các nền tảng lớn về POD chủ yếu là nước ngoài. Đặc điểm của các nền tảng nước ngoài là không thích gì những tài khoản Reg tại IP, Infor Việt Nam. Nên mọi người sẽ gặp khó khăn trong khâu đăng ký và payment. Bên cạnh đó bạn cũng cần phải trang bị kỹ năng thiết kế, chạy quảng cáo, nghiên cứu thị trường, bắt trend,...

Trader 

Có thể công việc này nhiều anh em chưa tin tưởng lắm, nên mình đưa vào danh sách như một gợi ý mở. Hiện thực xã hội cũng đã cho thấy đây là một công việc chính thống, có đào tạo và giấy phép như một Broker. Tuy nhiên, những các nhận trên giấy tờ lại không thể hiện trọn vẹn hay bảo chứng gì cho công việc này. Đơn giản Trader là một người kinh doanh đường giá, có lời thì có thu nhập.

Ưu điểm: Không phụ thuộc bởi bất kỳ ai, thu nhập vô hạn, tự do thời gian và quyền lựa chọn. Bất cứ khi nào bạn muốn tham gia hay nghỉ ngơi đều do mình quyết định.

Khó khăn: Tất nhiên để đánh đổi lại những ưu điểm, không dễ gì một người Trader có thể có được. Đó là họ phải trải qua khá nhiều thứ như: Phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản, phân tích tâm lý thị trường, tâm lý đám đông, kiểm soát bản thân, quản lý vốn,...

Nhóm công việc MMO - Cần Vốn

Kiếm tiền online - Làm MMO có cần vốn không?

Bây giờ đi vào chi tiết hơn, sau đây sẽ là những công việc kiếm tiền online - MMO mà bạn có thể tận dụng nguồn tài chính của mình ban đầu để tạo ra thêm thu nhập Online.

Kinh doanh Online

Kinh doanh online mà mình muốn nói đến đó là hình thức buôn bán mà mọi người sẽ tối ưu từ khâu nhập hàng. Kinh doanh online  không phải là một cách thức giúp bạn có những bước đi MMO an toàn. Lĩnh vực này không phải dễ, chúng ta cũng không ít lần nghe qua tỷ lệ khởi nghiệp thất bại không mấy hào hứng.

Ưu điểm: Lý do bởi vì cách triển khai này sẽ giúp bạn tối đa được lợi nhuận, do mình sẽ có quyền kiểm soát giá nhập hàng. Sau đó các quy trình sẽ được tối ưu để giúp bạn có được lợi nhuận như mong muốn. Ngoài ra kinh doanh online có thể giúp bạn phát triển quy mô như một doanh nghiệp nếu sau đó bạn có chí hướng. 

Khó khăn: Bên cạnh những ưu điểm của một hệ thống kinh doanh online, chắc chắn để đạt được điều đó mọi người cần phải chuẩn bị khá nhiều thứ như: Kỹ năng nghiên cứu thị trường, lựa chọn ngành hàng, sản phẩm, nhà cung cấp, quảng bá sản phẩm, chăm sóc khách hàng, vận hành đơn hàng, quản lý tài chính,...

Nhóm Freelancer

Hình thức kiếm tiền này cũng tương tự như phần trên của MMO - Không cần vốn. Tuy nhiên, quy mô và sức phát triển của nó lại mạnh mẽ hơn nhiều. Thay vì bạn tự mình thực hiện các công việc cung cấp dịch vụ, bây giờ bạn sẽ quản lý một đội nhóm.

Ưu điểm: Có khả năng phát triển thành doanh nghiệp, công ty, có biên độ thu nhập cao. Hệ thống tổ chức uy tín và có khả năng thuyết phục khách hàng cao hơn. Đây là điểm lợi mà nếu bạn tự làm Freelance sẽ không có được.

Khó khăn: Tương tự như một hệ thống, các bạn sẽ tốn một khoản chi phí ban đầu để trả công cho những thành viên trong nhóm nếu chưa tới thời hạn thanh toán của khách hàng. Ngoài ra việc tổ chức nhân sự cũng rất quan trọng, đối thủ cạnh tranh cũng sẽ lớn hơn. Bên cạnh đó việc Marketing và định hướng cho team cũng rất quan trọng để tồn tại lâu dài.

Dropship

Trước đây Dropship được hiểu là hình thức kiếm tiền Online uy tín không cần vốn. Nó thực sự là như vậy, tuy nhiên ngày càng nhiều người tham gia và hành vi mua sắm của người dùng cũng đã thay đổi. Nếu giữ nguyên cách làm “0 đồng” thì khó có được kết quả trong hình thức MMO này.

Ưu điểm: Tuy nhiên, những ưu điểm của nó vẫn là một sức hút không hề nhỏ. Đó chính là biên độ lợi nhuận cao vì chúng ta loại bỏ được khâu vận hành từ hệ thống kinh doanh online. Nơi mà chiếm khá nhiều chi phí, vì vậy lợi nhuận từ Dropship vẫn là yếu tố được nhiều người ưa chuộng. Ngoài ra Dropship Global sẽ giúp bạn gia tăng thu nhập từ ngoại tệ. Hãy nghĩ đến việc bạn bán 1 món hàng từ Amazon hay bất cứ nền tảng nào từ nước ngoài, khi nhận được thu nhập là tiền Việt thì sẽ như thế nào?

Khó khăn: Thị trường càng lớn cạnh tranh càng cao, Dropship cũng vậy. Đối với các nền tảng như Shopify, Amazon, Aliexpress,... cũng tương tự. Bạn có thể chọn Dropship tại Việt Nam hoặc nước ngoài tùy nguồn lực tài chính ban đầu. Đối với các nền tảng nước ngoài, bạn sẽ phải tìm hiểu thêm về: Các cổng thanh toán như Stripe, Ping Pong, Lian Lian, PayPal, Payoneer,...hoặc thủ thuật Fake Ip hay Fingerprinting để Register Account.

Nuôi tài nguyên

Nuôi tài nguyên là một lĩnh vực cung cấp nguyên liệu cho những đối tượng MMO từ hình thức Dropshipping, Advertising, POD, Seeding,... Vì những công việc này thường sẽ cần khá nhiều Account để tạo ra nguồn thu nhập thụ động hoặc có nhiều phương án Marketing cần đến số lượng tài khoản lớn. Do đó việc cung cấp tài nguyên cho họ sẽ mang lại khá nhiều thu nhập cho hình thức kiếm tiền này.

Ưu điểm: Nhu cầu lớn, lợi nhuận cao

Khó khăn: Am hiểu về kỹ thuật, xây dựng uy tín.

Trên đây là những công việc mà ban có thể bắt đầu cho những dự án, kế hoạch gia tăng thu nhập của mình. Hi vọng sẽ giúp được anh em mở ra một con đường kiếm tiền mới trong hành trình kiếm tiền online từ MMO.

Dinos Việt Nam là nền tảng Affiliate Marketing trực tuyến tại Việt Nam. Nếu như bạn muốn kiếm tiền online thì bạn cũng có thể tìm đến hình thức Affiliate. Đây cũng là một hình thức gia tăng thu nhập đang được chú ý trong “vũ trụ kiếm tiền online” thời gian gần đây.Nếu bạn chưa đăng ký thành công tài khoản tiếp thị liên kết của Dinos thì hãy đăng ký theo link bên dưới này nhé!

[maxbutton id="2" ]

Kiếm tiền online (MMO) đã không còn là khái niệm quá xa lạ với anh em chúng ta, nếu bạn là người mới trong hình thức kiếm tiền này thì cũng đừng quá lo lắng...

Chắc chắn dù bạn là một Online Marketer hay một nhà quảng cáo thì chắc hẳn không còn quá xa la với thuật ngữ gọi là A/B Testing. Vậy A/B Testing là gì? Tại sao chúng ta lại phải tìm hiểu nó. Trong bài viết hôm nay, bạn sẽ được mở rộng thêm một vài thông tin về cách nhìn của chủ đề này. Qua đó sẽ có được một mindset đúng hướng cho phương thức triển khai các chiến dịch Marketing của mình không chỉ trong Marketing nói chung mà cụ thể là trong cả quảng cáo.

A/B Testing là gì?

A/B Testing là gì

Nếu bạn bắt đầu công việc của mình với một vị trí công việc là “ads thủ” thì có lẽ khái niệm A/B Testing thường chỉ xoay quanh tính năng chạy quảng cáo A/B Testing của Facebook hoặc các nền tảng quảng cáo tương tự khác.

Điều này hoàn toàn đúng nếu đặt trong khuôn khổ chạy quảng cáo. Vì A/B Testing là một hình thức quảng cáo giúp cho người thực hiện có được những số liệu tương quan trong đối chiếu. Nói một cách dễ hiểu hơn, nền tảng sẽ cho bạn các thông số cần thiết để so sánh 2 chiến dịch, 2 nhóm quảng cáo,...để bạn có thể đánh giá được bên nào hiệu quả hơn.

Tóm lại A/B Testing là một hình thức kiểm tra để biết được lựa chọn nào tốt hơn. Đây là mục đích gọn gàng và dễ hiểu nhất cho thuật ngữ này. Tất nhiên trước và sau đó sẽ còn có nhiều công đoạn cụ thể mà chúng ta sẽ cùng tiếp tục phân tích trong bài viết sau đây.

Tại sao lại phải cần có A/B Testing?

Tại sao khi chạy ads cần phải có A:B Testing

Trong phần trên chúng ta đã khái quát sơ bộ về A/B Testing là gì, đó giống như là cách giải thích cho câu hỏi What của chủ đề này. 

Như vậy, bây giờ câu hỏi Why sẽ giúp bạn hiểu tại sao chúng ta cần phải có A/B Testing trong các chiến dịch quảng cáo. Việc đề cao A/B Testing hay không tùy thuộc vào kế hoạch và mô hình kinh doanh của hệ thống mà bạn đang thực hiện. Tuy nhiên, sẽ có một vài lý do mà giúp bạn hiểu được tại sao nhiều người lại áp dụng A/B Testing trong quảng cáo.

Tương quan đối chiếu

Đầu tiên đó chính là có được những thông số rõ ràng để đối chiếu trên chính chiến dịch mà mình thực hiện đó. Thay vì chạy 2 chiến dịch, 2 nhóm quảng cáo khác nhau chúng ta vẫn có thể thực hiện điều này thông qua các dữ liệu, thống kê sau khi hoàn thành chiến dịch. Nhưng cách làm này sẽ tốn nhiều thời gian và công sức, thay vào đó các nền tảng như Meta, Google cho phép bạn thực hiện trực tiếp trong quá trình thiết lập quảng cáo.

Thông số rõ ràng

Tiếp theo chính là khi có được những dữ liệu từ chiến dịch trả về. Điều này sẽ giúp cho các Digital Marketing, Marketer hoặc Analyst có thể nhìn thấy được sự hạn chế của chiến dịch mình đang triển khai. Đồng thời cũng thấy được các chỉ số (Performance Metrics - Các hiệu số quảng cáo) như CPM, PPC, CTR,...đang cho thấy chiến dịch A hay B tốt hơn.

Thực hiện tối ưu

Việc tối ưu là một điều chắc chắn cần phải thực hiện đối với người làm quảng cáo, do chúng ta không thể biết được với một ngân sách nhất định sẽ tạo ra được bao nhiêu kết quả. Nên từ tối ưu thể hiện được tính chất mà người làm quảng cáo mong muốn đó là “với ngân sách thấp nhất có thể nhận được kết quả tối đa nhất”.

Sau khi đã tìm thấy được vấn đề thì quy trình cuối cùng của A/B Testing chính là tối ưu lại quảng cáo. Điều này cũng tùy thuộc vào kế hoạch của công ty. Bạn có thể triển khai các trường hợp như sau:

  • Tăng ngân sách cho chiến dịch A hoặc B nếu kết quả nằm trong kế hoạch, tất nhiên sẽ có một vài chỉ số chưa tốt và việc tối ưu sẽ được thực hiện trên các chỉ số đó. Ví dụ như CTR thấp, cho thấy những nội dung hiển thị quảng cáo chưa được thu hút.
  • Loại bỏ chiến dịch A hoặc B nếu một trong 2 chiến dịch nằm ngoài kết quả mà kế hoạch hướng tới
  • Tối ưu lại quảng cáo của A hoặc B nếu các chỉ số cho thấy các chiến dịch này vẫn có một vài điểm tốt và còn một số hạn chế.
  • Thậm chí nếu cả 2 đều không có được kết quả như mong đợi có thể hủy bỏ việc triển khai tiếp theo của chiến dịch và thay bằng hình thức, nội dung quảng cáo khác.

Tư duy A/B Testing trong doanh nghiệp

Thông thường A/B Testing được hiểu như một hình thức quảng cáo, vì thế chúng ta cho rằng đó là việc kiểm tra xem 1 trong 2 lựa chọn nào sẽ tốt hơn. Nhưng đối với cách hiểu rộng hơn, ở đây là Marketing trong doanh nghiệp, có thể đó không phải là 2 lựa chọn mà có thể là 3 hoặc 4,...lựa chọn khác nhau.

Nghiên cứu sản phẩm

Trong việc triển khai một dự án liên quan đến sản phẩm, sau nhiều công đoạn nghiên cứu thị trường chúng ta cần phải thấy được phản ứng của người dùng.

Tư duy A/B Testing - Nghiên cứu sản phẩm

Như trong phần trên, chúng ta đã thấy lý do tại sao cần phải có A/B Testing trong các chiến dịch quảng cáo. Tuy nhiên, việc này không chỉ nằm ở trong mỗi quảng cáo mà chúng ta còn có thể áp dụng nó cho nhiều hình thức khác nhau. Trong Marketing chắc chắn sẽ có nhiều nơi để bạn có thể triển khai các hình thức tiếp thị.

Một ví dụ đơn giản, nếu bạn đang có một sản phẩm và sau đó muốn tung ra thêm một sản phẩm mới. Như vậy A/B Testing chính là việc thu thập dữ liệu sau đó đánh giá xem sản phẩm cũ và sản phẩm mới này bên nào sẽ tốt hơn.

Xây dựng cộng đồng

Tương tự như trên, nếu bạn đang có một Group trên Facebook, giả sử bạn đang phân vân về 2 loại nội dung Funny (hài hước, vui nhộn) và Knowledge (kiến thức). Như vậy A/B Testing sẽ được thực hiện để đo lường xem hành vi người dùng trên nhóm đó yêu thích tương tác với loại nội dung nào hơn. Từ đó bạn có thể sản xuất và phân phối nội dung sao cho phù hợp với tương tác của các thành viên trong nhóm.

Tư duy A/B Testing - Xây dựng cộng đồng

Việc này đôi lúc không cần đích thân bạn phải thực hiện, A/B Testing còn có thể áp dụng trong việc phân tích đối thủ.

Tiếp tục với ví dụ tìm ra nội dung nào phù hợp với Group ở trên. Giả sử bạn là một Analyst hoặc có ý định phân tích insight người dùng, thành viên trong nhóm hoặc Fanpage cụ thể. Trong quá trình theo dõi cách mà người dùng tương tác với nội dung của các admin hay thành viên trong nhóm đó, bạn sẽ đánh giá được 2 luồng hay thậm chí là nhiều tiêu chí khác nữa về cách phản ứng của mọi người. Từ đó có được một vài kết luận để xây dựng nội dung cho kế hoạch của mình.

Những ứng dụng thường gặp của A/B Testing trong Marketing

Các ứng dụng thường gặp của A/B Testing

Ngoài 2 ví dụ về sản phẩm và xây dựng cộng đồng, trong Marketing của doanh nghiệp A/B Testing vẫn đóng vai trò rất quan trọng ở nhiều khía cạnh. 

Chúng ta còn có thể áp dụng nó cho nhiều hình thức khác nhau để đánh giá được hiệu quả của 1 trong 2 lựa chọn. Chúng ta có thể kể đến những công việc thường áp dụng thủ thuật A/B Testing như là:

  • Mẫu thư điện tử nào sẽ tốt hơn trong triển khai Email Marketing?
  • Bảng contact trên website, landing page nào sẽ thu hút người dùng thực hiện cung cấp thông tin?
  • Kịch bản về tin nhắn tự động, tin nhắn quảng bá, tin nhắn chăm sóc khách nào nào sẽ tốt hơn trên Fanpage?
  • Các nút kêu gọi Call Action được đặt ở vị trí nào, thiết kế ra sao sẽ thu hút CTR cao hơn?

Và vẫn còn rất nhiều các hạng mục cần kiểm tra khác mà mọi người có thể lên ý tưởng. A/B Testing không chỉ nằm gói gọn trong các hình thức quảng cáo của nền tảng gợi ý cho chúng ta. A/B Testing là một hệ tư tưởng để mọi người thực hiện.

Vì vậy, người làm Digital Marketing cũng có thể thiết lập một bảng danh sách các ý tưởng này và lên một chiến dịch quảng cáo. Sau đó có thể có được data để đánh giá một loạt các ý tưởng trên mà không cần phải tốn quá nhiều thời gian cho mỗi kịch bản.

Quy trình thực hiện A/B Testing hoàn chỉnh trong quảng cáo

Quy trình thực hiện A/B Testing trong quảng cáo

Chúng ta đã nói qua về khá nhiều các hình thức cũng như là loạt các giải thích về What và Why. Tuy nhiên, cách thực hiện như thế nào để trả lời câu hỏi How trong bài viết này sẽ là phần sau đây.

Mình sẽ tổng hợp một quy trình thực hiện A/B Testing hoàn chỉnh để mọi người có thể áp dụng đối với trường hợp của riêng mình. Dù bạn đang muốn triển khai nó trên bất kỳ nền tảng nào như là: Facebook Ads, Google Ads, sàn TMĐT, Bing, Pinterest,...hay là ở đó có cho phép tính năng set up A/B Testing hay không bạn cũng có thể áp dụng được.

Xác định mục tiêu

Mục tiêu trong A/B Testing được hiểu là bạn đang muốn có được kết quả để biết được hiệu quả của một phiên bản mới tốt hơn phiên bản cũ. Hay là cả 2 phiên bản mới thì lựa chọn nào sẽ tốt hơn. Hoặc cũng có thể là cả 2 phiên bản cũ cần được kiểm tra lại để loại bỏ và nâng cấp cái nào.

Thiết lập ý tưởng

Sau khi có được mục tiêu, việc thiết lập ý tưởng sẽ là đưa ra những lựa chọn nào sẽ được thực hiện.

Ví dụ bạn đang có đến 10 ý tưởng cho một sản phẩm quảng cáo. A/B Testing sẽ chọn ra từ tối thiểu 2 lựa chọn trở lên. Tất nhiên lựa chọn càng nhiều độ phức tạp và phân tích càng khiến cho bạn nhiều vấn đề hơn.

Cụ thể: Khi có một sản phẩm về thời trang, chúng ta có thể kiểm tra các ý tưởng về nội dung quảng cáo như: Câu chuyện về thời trang, nội dung Viral bắt trend từ các KOL, kiến thức về thời trang, cách giữ gìn bảo vệ,...

Từ những ý tưởng chính này có lẽ sau khi A/B Testing bạn sẽ tìm ra được một loại nội dung tốt nhất cho mình.

Sau đó trong chính nội dung đó bạn lại sử dụng A/B Testing để tìm ra định dạng hay phong cách nội dung tốt hơn nữa. Với cách thiết lập ý tưởng này giống như chúng ta đang lọc phễu để tìm ra cái tốt nhất vậy.

Ví dụ: Bạn đã A/B Testing ra được nội dung kiến thức về thời trang có lượng người quan tâm nhiều nhất.

Sau đó bạn sẽ tiếp tục lên ý tưởng về chủ đề này với các định dạng: Hình ảnh, video hoặc là câu chuyện về kiến thức, hướng dẫn sử dụng, bảo quản,...

Thực hiện các biến số

Các biến số là những thiết kế cụ thể trong kịch bản để giúp bạn đánh giá được sự quan tâm của người dùng qua hình thức nào. Đó có thể là định dạng quảng cáo, luồng phân phối, nút click, đường link, banner, poster, loại điền form nào,...

Triển khai chiến dịch - Thu thập dữ liệu

Sau khi có được các ý tưởng và biến số bạn có thể publish nó để thực hiện các chiến dịch. Tùy vào nền tảng và nơi mà bạn triển khai chiến dịch sẽ có cachs thu thập dữ liệu khác nhau. Trong đó chắc chắn quảng cáo là nền tảng hỗ trợ bạn tốt nhất về vấn đề này. Tất nhiên chúng ta sẽ cần phải cân nhắc về chi phí để có được những dữ liệu cụ thể nhất cho các biến số mà mình đã thực hiện.

Ngoài ra thời gian chạy chiến dịch thử nghiệm này cũng tùy thuộc vào ngân sách của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chúng ta phải đảm bảo được tính tối thiểu của nền tảng. Đó chính là vượt qua được giai đoạn máy học của thuật toán phân phối.

Ví dụ: Facebook, Google, TikTok,...cần đạt được tối thiểu 1 CPM hoặc 50 đến 100 sự kiện. 

Đây cũng chỉ là mức tối thiểu, ngoài ra việc A/B Testing trong quảng cáo thường sẽ kéo dài từ 2 đến 7 ngày tùy vào ngân sách mà bạn thiết lập để đẩy nhanh tiến độ thu thập dữ liệu.

Ví dụ: Bạn có 100.000 VND/ 1 nhóm quảng cáo/ Ad set/ 1 ngày. Sau khi chạy 7 ngày sẽ có đủ dữ liệu để phân tích.

Thay vào đó bạn có thể giảm thời gian test lại bằng cách tăng ngân sách.  Tuy nhiên, việc tăng ngân sách chỉ được thực hiện theo khuyến nghị từ 10 đến 30% mỗi lần. Đây cũng là một thao tác quan trọng trong thủ thuật Ads.

Phân tích kết quả

Sau khi chạy xong thời gian chiến dịch, các dữ liệu trả về cho nhà quảng cáo sẽ gồm có: CPM, CPC, CTR, số lượt click, lượt xem video, thời lượng xem video, quan hệ kết nối mới qua tin nhắn, số người điền form,...

Về vấn đề này mỗi chỉ số lại có một ý nghĩa khác nhau.

Ví dụ:

  • CTR: Dùng để chỉ sự thu hút của nội dung hiển thị quảng cáo đối với người xem
  • CPM: Thể hiện được giá thầu của loại quảng cáo hiển thị đang mắc hay rẻ
  • CPC: Chi phí trên mỗi lượt click từ người dùng
  • Thời lượng xem video: Cho biết được nội dung của bạn có đang hấp dẫn người dùng hay không.
  • Quan hệ kết nối mới: Cho biết được nội dung quảng cáo của bạn đã thu hút được bao nhiêu khách hàng tiềm năng mới

Tương tự như vậy, còn rất nhiều thông số khác nữa mà dựa vào ý nghĩa của nó chúng ta sẽ phải tối ưu nếu muốn.

Thực hiện tối ưu

Việc tối ưu là công việc cuối cùng của quy trình này, sau khi tối ưu sẽ lặp lại quy trình để tìm ra được lựa chọn tốt nhất.

Ví dụ: 

Nếu một nhóm quảng cáo A/ Ad set A cho thấy CPM là 50.000 VNĐ, CTR 6%, quan hệ kết nối mới qua tin nhắn 20, tỷ lệ chuyển đổi 5%.

Nhóm quảng cáo B/ Ad set B lại cho thấy CPM là 70.000 VNĐ, CTR 10% nhưng lại cho ra quan hệ kết nối mới qua tin nhắn 10 > tạo được chuyển đổi 10%.

Với ví dụ này chúng ta đều thấy cả 2 nhóm đều giúp tạo ra 1 đơn hàng nếu chuyển đổi bạn đang cài đặt là lượt mua từ người dùng.

Tuy nhiên, chúng ta có thể đạt được hiệu quả tốt hơn nếu tối ưu nội dung từ quảng cáo A gia tăng CTR lên 10%. Ngoài ra bạn có thể thay đổi kịch bản nhắn tin, cách chăm sóc khách hàng, để gia tăng tỷ lệ chuyển đổi từ 5% lên 10%.

Kết luận

Trên đây là những gì về A/B Testing, hi vọng với những chia sẻ của mình mọi người có thể thực hiện một kế hoạch để triển khai đánh giá các ý tưởng của mình sao cho phù hợp nhất. Từ đó có được hiệu quả kinh doanh như mong muốn.

[maxbutton id="2" ]

Chắc chắn dù bạn là một Online Marketer hay một nhà quảng cáo thì chắc hẳn không còn quá xa la với thuật ngữ gọi là A/B Testing. Vậy A/B Testing là gì? Tại sao c...

Đối với anh em làm Affiliate chắc chắn link Bio sẽ là một trong những thứ cần thiết nếu bạn muốn phát triển kênh quảng bá của một ở một số nền tảng. Điển hình nhất là Tik Tok, nơi đang có lượng traffic miễn phí vô cùng lớn. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu xem Bio Link là gì và lý do tại sao cần dùng nhé.

Đọc thêm: 4 Cách Kiếm Tiền Từ Website Cá Nhân Đơn Giản Nhất

Bio Link là gì?

[caption id="attachment_21485" align="aligncenter" width="600"]Bio Link là gì? Bio Link là gì?[/caption]

Về khái niệm Bio Link thì Bio tức là viết gọn của chữ tiếng Anh Biography, dịch sát nghĩa tức là tiểu sử hay lý lịch của người dùng. Riêng về Bio Link thì lại là một dạng liên kết được tích hợp trong mục hồ sơ của người dùng. Thông qua đó, chủ của trang có thể gắn các đường link đến với các kênh khác mà họ muốn người dùng click vào.

Chính vì thế Bio Link mặc dù được khái niệm đơn giản, nhưng mục đích sử dụng của nó lại rất đa dạng. Chúng ta có thể thấy Bio Link được thiết kế trong phần Bio Page của Tik Tok. Đó chính là cách mà các nhà sáng tạo nội dung đưa viewer của mình đến với các kênh khác của họ như là: Instagram, Facebook, Zalo,...hoặc thậm chí là đường link liên kết với sàn sàn thương mại điện tử để bán các sản phẩm.

Bio Page là gì?

Ở trên chúng ta đã có nhắc đến Bio Page, thì Bio Page chính là một trang được thiết kế để trưng bày các liên kết Bio Link. Tuy nhiên, chúng sẽ được thiết kế một cách gọn gàng và có thẩm mỹ. Nhìn vào cũng không khác gì một trang landing page hoàn chỉnh.

Dưới đó sẽ là những hình ảnh được thiết kế đẹp mặt, ẩn trong đó là các đường Link Bio dẫn người dùng khi họ click vào đến với các trang địch mà nhà sáng tạo nội dung muốn.

Tại sao phải dùng Bio Link

Có thể đọc tới đây mọi người đã hiểu mục đích của Bio Link là gì, tuy nhiên có được một góc nhìn đầy đủ hơn chúng ta sẽ liệt kê ra một số lợi ích của nó như sau:

  • Tăng lượt click: Chúng ta có thể biết khá nhiều hình thức để gia tăng traffic cho trang đích. Như vậy sử dụng Bio Link chính là một trong những lựa chọn mà bạn có thể bổ sung vào danh mục marketing trang đích của mình.
  • Tiếp thị liên kết: Đối với Tik Tok hình thức này thực hiện khá nhiều, thông qua các đường link giới thiệu nhà sáng tạo bán được hàng sẽ nhận được hoa hồng từ đường Bio Link.
  • Thiết lập miễn phí: Không như những hình thức khác, cách tạo và sử dụng Bio Link đơn giản hơn nhiều. Thậm chí người dùng có thể lựa chọn hình thức miễn phí nhưng chức năng vẫn được đảm bảo.
  • Giao diện dễ dùng: Đối với các nhà sáng tạo việc tham gia sâu vào các khâu kỹ thuật luôn là một rào cản. Chính vì thế Bio Link là một giải pháp vừa đơn giản vừa đáp ứng được nhu cầu của mọi người.

Hướng dẫn tạo Bio Link trên website

Nếu mọi người đã thấy được những điểm lợi của việc sử dụng link bio, đồng thời bạn cũng là nhà sáng tạo nội dung thì nhu cầu này có lẽ khá gần với bạn. Sau đây sẽ là các bước để thực hiện việc tạo Link như thế nào trên một số nền tảng, website.

Bước 1: Đầu tiên các bạn cần phải chọn cho mình một đơn vị cung cấp chức năng tạo Bio Link. Hiện nay trên thị trường cũng có khá nhiều, việc lựa chọn website nào là tùy thuộc vào sở thích và nhu cầu của bạn.

[caption id="attachment_21486" align="aligncenter" width="600"]Bio Link trên Simple Page Bio Link trên Simple Page[/caption]

Sau đó, các bạn cần phải tạo tài khoản hội viên trên website đó. Ví dụ như Simple Page, ATP Link, KOL.com.vn, Bio Page, biolink.com.vn, biopage.com, beacons,...

Bước 2: Chọn mẫu

[caption id="attachment_21487" align="aligncenter" width="600"]Chọn mẫu mà bạn mong muốn Chọn mẫu Bio Link mà bạn mong muốn[/caption]

Thông thường bất kỳ các trang web, nền tảng nào cũng sẽ cung cấp cho mọi người những template, mẫu dựng sẵn để lựa chọn. Về vấn đề này mọi người sẽ tiết kiệm được công thiết kế Bio Page. Tuy nhiên, sự đồng dạng này sẽ khiến cho trang của bạn mất đi tính cá nhân hóa.

Sau khi lựa chọn mẫu, các bạn có thể tùy chỉnh những thiết kế mà mình thích. Để tạo nên sự khác biệt và tính cá nhân, các bạn tùy biến càng nhiều càng tốt. Tất nhiên vẫn phải đảm bảo về mặt thẩm mỹ.

Bước 3: Sau khi thiết kế xong, các bạn có thể chọn những đường link mà mình có vào các vị trí mà bạn muốn người dùng click vào.

[caption id="attachment_21488" align="aligncenter" width="600"]Chèn đường link vào vị trí mà bạn muốn người dùng click vào Chèn đường link vào vị trí mà bạn muốn người dùng click vào[/caption]

Do đó chúng ta có thể thấy việc tạo Bio Link không quá khó, điều quan trọng là nó cần phải đẹp và tối ưu trải nghiệm người dùng nữa. Có như vậy tỷ lệ click mới cao và tối ưu hóa mục tiêu của bạn.

Bước 4: Xuất bản

[caption id="attachment_21489" align="aligncenter" width="600"]Xuất bản sau khi bạn đã thiết kế xong Xuất bản sau khi bạn đã thiết kế xong[/caption]

Tại bước này mọi người sẽ tìm đến mục xuất bản trên bất kỳ trang web, hay nền tảng nào. Sau khi xuất bản xong, việc của bạn là chỉ cần quay lại nơi mà mình muốn gắn Bio Link và dán nó lên trên hồ sơ của mình là hoàn tất.

Lưu ý: Bạn không cần phải thực hiện các thiết kế trên chính nền tảng, website cung cấp dịch vụ tạo Bio Link. Nếu bạn có khả năng về đồ họa, hãy thiết kế nó trên các ứng dụng, phần mềm thiết kế chuyên dùng để có được một Bio Page chất lượng hơn các template được dựng sẵn.

Kết luận

Trên đây là những thông tin mà mọi người muốn tìm hiểu về Bio Link là gì. Ngoài ra nếu bạn đang có một kênh traffic ổn có thể nhanh chóng tạo Bio Link để tối ưu hóa lượng truy cập từ người dùng nhé.

[maxbutton id="2" ]

Đối với anh em làm Affiliate chắc chắn link Bio sẽ là một trong những thứ cần thiết nếu bạn muốn phát triển kênh quảng bá của một ở một số nền tảng. �...

Nếu các bạn đang tìm kiếm cho mình một gợi ý về một mô hình kinh doanh nhỏ thì bài viết này sẽ giúp bạn có được góc nhìn tốt nhất về những cách khởi đầu. Hiện nay online chính là một lựa chọn cụ thể cho những người mới bắt đầu.

Với một số vốn không quá lớn, có lẽ việc khởi đầu với một mô hình kinh doanh trên nền tảng online sẽ không quá khó. Chúng ta sẽ cùng đi vào cụ thể những ý tưởng trong bài viết sau đây.

Đọc thêm: 3 Bước Lên Ý Tưởng Kinh Doanh Từ Online Đến Offline

Mô hình kinh doanh nhỏ - Kinh doanh dịch vụ online

[caption id="attachment_21478" align="aligncenter" width="600"]Mô hình kinh doanh nhỏ - Kinh doanh dịch vụ online Mô hình kinh doanh nhỏ - Kinh doanh dịch vụ online[/caption]

Các mô hình kinh doanh nhỏ như dịch vụ kinh doanh online là những kỹ năng mà bạn có thể phục vụ người khác thông qua internet. Chúng ta có thể ví dụ như những dịch vụ như viết nội dung, thiết kế, tư vấn pháp luật, dịch thuật, edit video,...

Nền tảng phát triển: Những dịch vụ này mọi người có thể lựa chọn phát triển trên các nền tảng như Instagram, Linkedin, Facebook, Youtube, Tik Tok, trang web cá nhân, blog,...Ngoài ra nếu bạn có một Portfolio tốt có thể đăng ký năng lực của mình trên các trang web freelancer ở Việt Nam lẫn nước ngoài. Ví dụ như: Careerbuilder, Vlance, Upwork, Fiver,...

Ưu điểm: Có thể tự do làm việc với đối tác, tự mình kiểm soát và quản lý thời gian, điều chỉnh chất lượng và giá cả sản phẩm. Nếu bạn có khả năng marketing tốt việc gia tăng thu nhập là vô cùng lớn. Thậm chí đối với người làm Freelancer theo đội nhóm thì thu nhập không giới hạn theo năng lực.

Nhược điểm: Phải có kinh nghiệm và biết cách làm marketing về sản phẩm, dịch vụ của mình. Có kỹ năng đàm phán, có rủi ro về việc thanh toán. Cũng phải tự mình giải quyết các rắc rối nếu xảy ra với đối thủ hoặc khách hàng hay chính sản phẩm của mình.

Mô hình kinh doanh nhỏ - Kinh doanh sản phẩm số

[caption id="attachment_21479" align="aligncenter" width="600"]Mô hình kinh doanh nhỏ bằng cách kinh doanh sản phẩm số Mô hình kinh doanh nhỏ bằng cách kinh doanh sản phẩm số[/caption]

Các sản phẩm số là những sản phẩm phi vật thể hoặc có thể chuyển nó thành vật thể nếu muốn. Tuy nhiên, các sản phẩm này lúc bán thì chủ yếu là ở dưới các định dạng file, hình ảnh, video,...

Nói tới đây có lẽ nhiều người sẽ nghĩ đến những công việc như: Bán khóa học, sản phẩm thiết kế, hình ảnh, âm thanh, video, stock,...

Nền tảng phát triển: Những nền tảng để mọi người kiếm tiền từ các sản phẩm số như là các trang cung cấp stock như: Freepik, Stock photo, edumall, unica,...

Ưu điểm: Đây là một dạng sản phẩm mang đến cho bạn một nguồn thu nhập thụ động đúng nghĩa. Vì khi đăng các sản phẩm hoàn chỉnh của mình lên nền tảng mà mình muốn thì sau đó hầu như bạn không cần phải can thiệp gì thêm. Tất nhiên nếu bạn muốn làm cho kho hàng của mình thêm đa dạng thì hãy tạo ra nhiều sản phẩm hơn nữa.

Nhược điểm: Bạn cũng gặp khá nhiều đối thủ cạnh tranh trên bất kỳ nền tảng nào, sản phẩm cần có điểm khác biệt vì đa số các sản phẩm số khá tương đồng nhau. Ngoài ra việc Marketing sản phẩm cũng là điều mà những người kinh doanh theo mô hình này cần phải trau dồi. Bạn có thể dựa vào các nền tảng mạng xã hội để làm nội dung, thương hiệu cá nhân và kéo traffic về trang bán sản phẩm của mình.

Mô hình kinh doanh nhỏ - Kinh doanh sản phẩm thực tế

[caption id="attachment_21480" align="aligncenter" width="600"]Kinh doanh sản phẩm thực tế là một mô hình kinh doanh nhỏ hấp dẫn Kinh doanh sản phẩm thực tế là một mô hình kinh doanh nhỏ hấp dẫn[/caption]

Các sản phẩm thực tế là những sản phẩm sẽ gửi đến tay khách hàng để sử dụng, trong đó chúng ta có thể nghĩ đến như là: Thời trang, mỹ phẩm, ăn vặt, phụ kiện thời trang, phụ kiện điện thoại,...

Lựa chọn ngách: Trong các ngành và lĩnh vực của sản phẩm thực tế nếu bạn không nằm trong nhóm đã có hàng thì nên đánh giá thị trường một chút. Từ đó tìm ra được ngách sản phẩm mình sẽ cung cấp sẽ giảm bớt được chi phí cạnh tranh với đối thủ.

Lựa chọn nguồn hàng: Bước này sẽ giúp bạn có một điểm gia nhập thị trường tốt hay không. Cụ thể nếu bạn chọn được nguồn hàng tốt, đó sẽ là tiền đề tốt để làm các chương trình khuyến mãi, bảo hành và biên độ lợi nhuận cao.

Triển khai nội dung: Việc này phụ thuộc vào bạn sẽ có ý tưởng gì cho những cách làm nội dung với sản phẩm của mình. Trong đó mỗi nền tảng online mà bạn chọn sẽ có một cách thiết kế nội dung khác nhau. Hiện nay Tik Tok, Facebook vẫn là 2 nền tảng ưu tiên cho người mới bắt đầu thực hiện. Vì nó hoàn toàn miễn phí và có được lượng truy cập vô cùng lớn.

Paid traffic: Đây là hình thức chạy quảng cáo cho sản phẩm của mình. Đối với bất kỳ nền tảng nào mà mọi người chọn đều có quảng cáo. Do đó nếu bạn muốn có một hướng đi xa, lâu dài thì nên tìm hiểu về tính năng quảng cáo trên nền tảng bạn chọn.

Đo lường và đánh giá: Dù bạn đang thực hiện việc phân phối sản phẩm đến người dùng qua free traffic hay paid traffic thì đều cần phải đo lường đánh giá thường xuyên về hiệu quả cũng như các thông số Digital. Từ đó bạn sẽ tìm ra được vấn đề ở đâu và có hướng điều chỉnh sao cho phù hợp.

Ưu điểm: Bạn được thiết kế một kế hoạch và điều khiển một mô hình kinh doanh hoàn chỉnh cho riêng mình. Có khả năng scale doanh số và quy mô tùy vào nguồn lực.

Nhược điểm: Cần phải học khá nhiều kỹ năng để có thể phục vụ cho mọi bước theo quy trình trên. Đồng nghĩa với có khá nhiều rủi ro và sai sót ở các giai đoạn.

Kết luận

Nếu mọi người thấy mình có thế mạnh và nguồn lực phù hợp với loại mô hình kinh doanh nhỏ nào ở trên thì hãy tìm hiểu kỹ hơn để bắt đầu nhé. Chúc mọi người thành công.

[maxbutton id="2" ]

Nếu các bạn đang tìm kiếm cho mình một gợi ý về một mô hình kinh doanh nhỏ thì bài viết này sẽ giúp bạn có được góc nhìn tốt nhất về những cách khởi ...