Job Archives

Xu hướng tìm kiếm việc làm thêm tại nhà ngày một tăng cao do sự phát triển của khoa học công nghệ và một phần là do đại dịch Covid 19 hoành hành. Trong năm 2019 - 2020, dịch Covid 19 đã ảnh hưởng đến công việc cũng như là thu nhập của người lao động.

Với dân văn phòng, ngoài công việc chính làm 8 tiếng thì nhiều người còn có nhu cầu tìm kiếm việc làm thêm tại nhà để gia tăng thu nhập. Nếu bạn cũng có ý định đó thì Dinos sẽ gửi đến bạn một vài các hình thức việc làm thêm tại nhà đang phổ biến hiện nay.

Việc làm thêm tại nhà phù hợp với đối tượng nào?

Việc làm thêm tại nhà phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau là những người muốn tìm thêm thu nhập hoặc có nhiều thời gian rảnh. Các công việc phổ biến như nhập liệu, chăm sóc khách hàng, tư vấn sản phẩm,… Công việc làm thêm tại nhà khá hấp dẫn các bạn học sinh, sinh viên để trải nghiệm vừa học vừa thực hành lại có thêm thu nhập, các bà mẹ bỉm sữa có thể tranh thủ thời gian rảnh để làm việc kiếm thêm tiền nuôi con mà không phải dựa hoàn toàn vào chồng.

Tuy nhiên khi tìm việc kiếm tiền online bạn cũng cần có sự tìm hiểu kỹ lưỡng để không phải mắc bẫy các đối tượng lừa đảo

Một vài các hình thức việc làm thêm tại nhà thường có xu hướng bị lừa đảo cao như:

  • Các công việc đặt đơn hàng shopee, lazada nhận hoa hồng
  • Công việc chỉ cần ngồi nhập mã captcha
  • Đọc email để kiếm tiền
  • Các công việc cần đặt cọc tiền,....

Ưu nhược điểm của việc làm thêm tại nhà

Hình thức này đem lại sự thoải mái để có thể cân đối thời gian học tập và làm việc. Tuy nhiên, cũng có một số những ưu nhược điểm nhất định:

Ưu điểm

Chủ động thời gian: Khi làm các công việc tại nhà thì bạn sẽ tự chủ động, linh hoạt được thời gian làm việc, nghỉ ngơi của mình mà không cần tuân thủ theo bất cứ một tổ chức nào.

Giảm thiểu được nhiều chi phí: Khi làm việc tại nhà, bạn sx giảm được các chi phí tối thiểu như xăng xe đi lại, chi phí ăn vặt,...

Có thể làm nhiều công việc cùng một lúc: Một trong những ưu điểm khác khi làm việc làm tại nhà không cần kinh nghiệm là có thể linh hoạt trong mọi công việc. Bạn có thể làm thêm nhiều công việc khác nhau để gia tăng thu nhập của mình, bạn cũng có thể ăn mặc hoặc nghỉ ngơi tùy theo thời gian mà mình muốn.

Nhược điểm

Yêu cầu tính kỷ luật cao: Lựa chọn làm việc tại nhà, bạn cần có sự kỷ luật bản thân và sự tập trung từ bản thân nhiều hơn. Lúc này sẽ không có các tác động bên ngoài trợ giúp bạn điều này mà tùy thuộc nhiều ở chính bản thân bạn. Tuy nhiên, không phải ai cũng tự thực hiện được điều đó, vì vậy khá nhiều bạn dễ bị rơi vào trạng thái công việc thì nhiều nhưng lại không đủ thời gian để làm việc. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của bạn.

Ít có sự giao tiếp xã hội: Khi làm việc ở nhà, không gian làm việc chủ yếu của bạn là ở nhà và làm việc một mình, tiếp xúc với khách hàng thông qua các công cụ liên lạc online. Điều này dễ khiến cho người làm việc tại nhà cảm thấy bị cô lập.

Việc làm không đồng đều và ổn định: Độ ổn định của công việc cũng sẽ không được đảm bảo khi bạn làm nhiều công việc cùng một lúc. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập của bạn. Ngoài ra, nếu bạn không có sự tập trung cao độ, hiệu suất làm việc của bạn cũng sẽ bị giảm sút.

Việc làm thêm tại nhà giúp bạn kiếm tiền vào thời gian rảnh rỗi

Kinh doanh online

Đọc thêm: Kinh Nghiệm Kinh Doanh Online Không Lỗ Cho Người Mới Bắt Đầu

Hiện nay là thời kỳ lên ngôi của công nghệ 4.0, nhà nhà mua hàng online, vậy thì tại sao bạn không thử sức với việc kinh doanh online

[caption id="attachment_21257" align="aligncenter" width="600"]việc làm thêm tại nhà - kinh doanh online việc làm thêm tại nhà - kinh doanh online[/caption]

Ưu điểm của việc kinh doanh online là bạn sẽ không mất một đồng vào phần chi phí mặt bằng. Bạn sẽ sản phẩm của mình thông qua các kênh online. Có các kênh online tiềm năng:

  • Facebook cá nhân hoặc Fanpage: để bán hiệu quả trên kênh này bạn nên làm thương hiệu cá nhân tuyển sỉ và đại lý hoặc bán lẻ thì có thể chạy thêm quảng cáo Facebook
  • Bán hàng trên kênh Youtube: Khi đã có sản phẩm bạn nên tập trung vào việc SEO video để tối ưu nội dung video tăng hiệu quả bán hàng trên kênh.
  • Bán hàng trên sàn TMĐT như Shopee, Tiki, Lazada: Tìm kiếm nguồn hàng tốt, tối ưu SEO từ khóa lên TOP sàn, chăm sóc khách hàng tốt để được nhiều đánh giá.

Hiện nay có rất nhiều các hình thức kinh doanh online phù hợp với nhiều đối tượng người muốn kinh doanh như kinh doanh quần áo, phụ kiện, kinh doanh đồ ăn healthy, kinh doanh đồ ăn vặt,....

Tuy nhiên ưu điểm là thế nhưng kinh doanh online cũng có những nhược điểm nhất định:

Tỷ lệ hoàn đơn cao: Kinh doanh online sử dụng các bên vận chuyển để chuyển sản phẩm tới tay khách hàng. Thời gian giao hàng lâu, sản phẩm nhìn không giống hình là những điều bạn cần phải chuẩn bị trước nếu không muốn bị hoàn đơn và nhận các đánh giá xấu từ khách hàng

Cần có những kiến thức công nghệ nhất định: Trong lúc bán sản phẩm một lúc nào đó bạn sẽ cần phải chạy quảng cáo cho các sản phẩm của mình nếu muốn tiếp cận được nhiều nguồn khách hàng hơn, lúc này bạn cần có những kiến thức liên quan đến ads. Lời khuyên của mình là bạn cần chuẩn bị đầy đủ kiến thức trước khi muốn kinh doanh một mặt hàng nào đó.

Trở thành Freelancer

[caption id="attachment_21258" align="aligncenter" width="600"]freelancer là hình thức việc làm thêm tại nhà hấp dẫn freelancer là hình thức việc làm thêm tại nhà hấp dẫn[/caption]

Freelancer là người làm các công việc tự do. Nếu bạn có kỹ năng một lĩnh vực nào đó thì đây là công việc dành cho bạn

Freelancer sẽ có những ưu điểm nhất định như không gò bó về mặt thời gian, chỉ cần hoàn thành đầy đủ các công việc như đã được thỏa thuận.

Những công việc thường thấy của một freelancer bao gồm như:

  • Content Marketing
  • Design
  • Photographer
  • Editor
  • Dịch thuật

Tuy nhiên freelancer thường hướng tới những công việc mang tính chất toàn thời gian, nhưng bạn hoàn toàn có thể làm thêm với số lượng nhận job ít hơn. Ở lĩnh vực freelance này, bạn cần tự trau dồi bản thân nhiều hơn, tự học hỏi nhiều hơn bởi bạn đang làm việc một mình

Làm Affiliate Marketing

[caption id="attachment_21259" align="aligncenter" width="600"]việc làm thêm tại nhà - affiliate marketing kiếm tiền thụ động nhờ vào affiliate marketing[/caption]

Đây đúng thực là một công việc dành cho những ai ít có thời gian rảnh rỗi nhưng vẫn mong muốn kiếm thêm một nguồn thu nhập thứ 2.

Giải thích đơn giản thì Affiliate Marketing là hình thức tiếp thị liên kết, thông qua link của bạn, người có nhu cầu mua hàng sẽ mua hàng thông qua link đó và bạn sẽ nhận được một khoản hoa hồng nhất định

Ưu điểm: Điểm thu hút nhất của Affiliate đó chính là không cần vốn, và bạn có thể lựa chọn đa dạng sản phẩm, ngành hàng mà mình có sự hiểu biết nhất định để có thể thực hiện nội dung. Nếu như làm tốt bạn có thể kiếm 10 - 15 triệu động mỗi tháng, thậm chí có thể hơn nếu như làm tốt và có kiến thức Marketing vững trắc.

Khó khăn: Bạn cần phải học hỏi nhiều những kỹ năng liên quan khác như: Quảng cái, viết nội dung, edit video,... và bên cạnh đó mọi người cũng lo lắng vấn đề Slots đơn. Chính vì thế, để lực chọn nền tảng hỗ trợ tốt vẫn là tiêu chí hàng đầu giúp bạn hạn chế được những vấn đề này. [caption id="attachment_24122" align="aligncenter" width="600"]việc làm thêm tại nhà - nền tảng Dinos Việt Nam Nền tảng Affiliate uy tín - Dinos[/caption] Hiện nay một số chương trình tiếp thị liên kết nổi tiếng ở nước ngoài có thể kể đến như: Amazon, Ebay,... Ở Việt nam nếu bạn muốn làm Affiliate có thể tham khảo Dinos Việt Nam là một Affiliate Network với hàng trăm chiến dịch đa dạng, từ TMĐT, tài chính, Sức khỏe sinh lý… giúp bạn có thể lựa chọn những chiến dịch phù hợp đối với mình.

[maxbutton id="9" url="https://my.dinos.vn/signup/affiliate?utm_source=Website&utm_medium=Dang+Ky&utm_campaign=post" text="THAM GIA LÀM AFFILIATE CÙNG DINOS" ]

Gia sư

[caption id="attachment_21260" align="aligncenter" width="600"]gia sư - việc làm thêm tại nhà hiệu quả gia sư - việc làm thêm tại nhà hiệu quả[/caption]

Nếu bạn là người có những kiến thức học thuật tốt thì hoàn toàn có thể nhận thêm các công việc liên quan đến gia sư. Nếu bạn không có nhiều thời gian cho việc gia sư offline truyền thống thì hoàn toàn có thể chuyển qua hình thức gia sư online. Covid 19 đã tạo ra một trong những cách học mới đó là học qua các ứng dụng như zoom, teams, google meet,...vì vậy với việc gia sư online, bạn cũng hoàn toàn có thể thực hiện theo hình thức này.

Bạn sẽ không mất nhiều thời gian cho công việc này mà mức thu nhập lại ổn định. Nếu bạn dạy thêm cho một trung tâm tiếng anh, mức lương bạn nhận được khoảng 50.000 – 60.000 đồng/giờ. Thu nhập một tháng của bạn sẽ dao động từ 2.000.000 – 5.000.000 đồng.

Nếu bạn biết thêm ngoại ngữ khác và có khả năng dịch thuật đồng thời lối hành văn tốt, bạn có thể biên soạn thành các quyển ebook – sách online để bán. Hiện nay có rất nhiều người tự tích cóp kinh nghiệm và chia sẻ nó thành một quyển sách.

Làm dịch vụ online

[caption id="attachment_21261" align="aligncenter" width="600"]dịch vụ online - việc làm thêm tại nhà kiếm bộn tiền dịch vụ online - việc làm thêm tại nhà kiếm bộn tiền[/caption]

Với sự nở rộ của bán hàng online trên mạng xã hội thì những dịch vụ tăng like fanpage, comment, sub, view, follow … trên các trang mạng xã hội có nhu cầu cao hơn cả và đây cũng là cách giúp bạn có thể kiếm thêm tại nhà.

Để làm công việc này bạn không cần phải là người tạo ra tool hay là đại diện đứng tên pháp lý … đơn giản bạn chỉ cần bỏ tiền mua công cụ, tìm hướng dẫn sử dụng và làm quen, bắt đầu lên kế hoạch cho từng dịch vụ và bảng giá kèm theo, đăng tin và thế là bạn sẽ có khách hàng.

Kết luận

Nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm các công việc làm thêm tại nhà thì bài viết đã cung cấp cho bạn 5 hình thức việc làm uy tín. Đây có thể chỉ là các công việc để làm thêm, tuy nhiên nếu bạn đầu tư thời gian và công sức xứng đáng thì hoàn toàn sẽ có khả năng phát triển rất cao và tiềm năng thu nhập lớn.

[maxbutton id="2" ]

Xu hướng tìm kiếm việc làm thêm tại nhà ngày một tăng cao do sự phát triển của khoa học công nghệ và một phần là do đại dịch Covid 19 hoành hành. Trong năm 2...

Ứng dụng các mô hình kinh tế trong việc kinh doanh là một trong những cách đơn giản nhất để chuẩn hóa mô hình kinh doanh của doanh nghiệp đó. Và để phân tích một doanh nghiệp đang hoạt động như thế nào thì không chỉ nhìn vào những con số trong bảng báo cáo tài chính mà còn cần nhìn vào các vấn đề môi trường bên ngoài tác động vào doanh nghiệp. Mô hình SWOT là một mô hình để phục vụ điều đó.Cùng Dinos tìm hiểu mô hình SWOT là gì và ứng dụng của ma trận SWOT vào kinh doanh như thế nào nhé.

Đọc thêm:Kế Hoạch Kinh Doanh Online – 5 Bước Để Bắt Đầu

Mô hình SWOT là gì?

SWOT là viết tắt của 4 thành tố bao gồm: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức)

Dựa trên góc độ kinh tế có phân tích môi trường bên ngoài và phân tích môi trường bên trong thì mô hình SWOT là mô hình giúp doanh nghiệp phân tích được cả môi trường bên ngoài lẫn môi trường bên trong.

Điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp là các yếu tố thuộc môi trường bên trong của doanh nghiệp như chất lượng sản phẩm, đội ngũ nhân sự, yếu tố về vị trí địa lý. Đây là những yếu tố doanh nghiệp có thể tự thay đổi và cải thiện.

Trong khi đó cơ hội và thách thức là các yếu tố bên ngoài tác động vào doanh nghiệp như giá cả thị trường, đối thủ, nguồn cung ứng nguyên vật liệu. Đây là các yếu tố doanh nghiệp không can thiệp được nhiều.

Xây dựng mô hình SWOT đúng chuẩn

[caption id="attachment_21244" align="aligncenter" width="600"]Mô hình SWOT đúng chuẩn Mô hình SWOT đúng chuẩn[/caption]

Cá nhân hoặc doanh nghiệp cần liệt kê chi tiết các thành tố trong một mô hình SWOT. Dưới đây là chi tiết các thành tố bạn cần phải mô tả được.

Strengths – Điểm mạnh

Điểm mạnh chính là lợi thế của riêng của doanh nghiệp, dự án, sản phẩm… Đây phải là những đặc điểm nổi trội, độc đáo mà doanh nghiệp đang nắm giữ khi so sánh với đối thủ cạnh tranh. Hãy trả lời câu hỏi: Bạn làm điều gì tốt và tốt nhất? Những nguồn lực nội tại mà bạn có là gì? Bạn sở hữu lợi thế về con người, kiến thức, danh tiếng, kỹ năng, mối quan hệ, công nghệ… như thế nào? Dưới đây là một vài lĩnh vực mà doanh nghiệp có thể sử dụng làm cơ sở để bạn tìm ra điểm mạnh của mình:

  • Nguồn lực, tài sản, con người
  • Kinh nghiệm, kiến thức, dữ liệu
  • Tài chính
  • Marketing
  • Cải tiến
  • Giá cả, chất lượng sản phẩm
  • Chứng nhận, công nhận
  • Quy trình, hệ thống kỹ thuật
  • Kế thừa, văn hóa, quản trị

Weaknesses – Điểm yếu

Điểm yếu chính là các yếu tố bất lợi mà doanh nghiệp đang có. Bạn cần phải tự khắc phục những điểm yếu này, nếu như muốn cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.

  • Những điểm nào mà doanh nghiệp cần phải khắc phục để cạnh tranh tốt hơn?
  • Quy trình nào mà doanh nghiệp cần phải cải thiện?
  • Những tài sản nào mà doanh nghiệp cần phải bổ sung, như tiền bạc hay trang thiết bị máy móc?
  • Tồn tại những khoảng trống nào cần phải được lấp đầy về con người đang làm việc trong doanh nghiệp của bạn?
  • Liệu địa điểm / trụ sở mà doanh nghiệp của bạn đang hoạt động có phù hợp cho sự phát triển sau này?

Opportunities – Cơ hội

Những tác động từ môi trường bên ngoài nào sẽ hỗ trợ việc kinh doanh của bạn thuận lợi hơn? Tác nhân này có thể là:
  • Sự phát triển, nở rộ của thị trường
  • Đối thủ đang tỏ ra chậm chạp, yếu kém, tiếng xấu
  • Xu hướng công nghệ thay đổi
  • Xu hướng toàn cầu
  • Hợp đồng, đối tác, chủ đầu tư
  • Mùa, thời tiết
  • Chính sách, luật

Threats – Nguy cơ

Yếu tố bên ngoài nào đang gây khó khăn cho doanh nghiệp trên con đường đi đến thành công chính là nguy cơ (hay thách thức). Danh sách các vấn đề sau đây có thể giúp bạn tìm ra nguy cơ mà bạn hoặc tổ chức sẽ gặp phải trong tương lai:
  • Bạn có phải đối phó với những đối thủ cạnh tranh tiềm tàng sau này?
  • Liệu nhà cung ứng sẽ cung cấp nguyên vật liệu cho doanh nghiệp theo mức giá hợp lý mà bạn có thể chấp nhận được?
  • Sự phát triển của công nghệ có ảnh hưởng xấu tới doanh nghiệp bạn?
  • Sự thay đổi về hành vi tiêu dùng của khách hàng có là mối bận tâm tới hoạt động của doanh nghiệp?
  • Xu thế của thị trường sau này có là thách thức cho doanh nghiệp trong tương lai?
Sau khi tìm ra nguy cơ, điều doanh nghiệp cần làm là đề ra phương án giải quyết và phương án này thường là nâng cao kỹ năng quản trị để không bị những nguy cơ nhấn chìm hoàn toàn.

Mở rộng mô hình SWOT và phân tích chiến lược SWOT chi tiết như thế nào?

Để tìm hiểu chi tiết cách phân tích chiến lược SWOT chi tiết nhất, Dinos sẽ làm ví dụ một chiến lược SWOT như sau đối với việc phát triển một cửa hàng thực phẩm tại địa bàn Ninh Hiệp

Phân tích các thành tố SWOT

Phân tích các thành tố SWOT tức là người phân tích cần chỉ ra được những điểm mạnh, điểm yếu cũng như những cơ hội, thách thức doanh nghiệp đang gặp phải [caption id="attachment_21245" align="aligncenter" width="600"]Phân tích mô hình SWOT cửa hàng Kiwifood Ninh Hiệp Phân tích SWOT cửa hàng Kiwifood Ninh Hiệp[/caption] Dựa vào các thành tố SWOT đã được liệt kê chúng ta sẽ đi đến bước tiếp theo là lập ma trận SWOT

Thành lập ma trận SWOT

Ma trận SWOT giúp chúng ta nhìn rõ các khía cạnh điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội thách thức và kết hợp chúng với nhau tạo ra các giải pháp phù hợp Đầu tiên là thành lập ma trận SWOT Ở đây chúng ta sẽ đưa các yếu tố vừa mới liệt kê ở trên vào bảng ma trận SWOT như hình dưới. Điều này sẽ giúp nhìn các thành tố một các dễ dàng hơn [caption id="attachment_21247" align="aligncenter" width="600"]Thành lập mô hình SWOT như hình Thành lập ma trận SWOT như hình[/caption] Sau công đoạn sắp xếp như trên, tiếp theo sẽ là bước thiết lập chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp dựa vào mô hình SWOT bao gồm:
  • Chiến lược S-O: Chiến lược phát triển điểm mạnh
  • Chiến lược S-T: Chiến lược hạn chế rủi ro
  • Chiến lược W-O: Chiến lược tận dụng các cơ hội hiện có
  • Chiến lược W-T: Chiến lược cải thiện điểm yếu
[caption id="attachment_21248" align="aligncenter" width="600"]Kết hợp các yếu tố trong mô hình SWOT Kết hợp các yếu tố trong mô hình SWOT[/caption]

Chiến lược phát triển điểm mạnh

Phát triển điểm mạnh tức là nhìn được thấy những điểm mạnh của bản thân doanh nghiệp mình là gì và những cơ hội nào sẽ bổ sung cho những điểm mạnh đó.

[caption id="attachment_21249" align="aligncenter" width="600"]Mô hình SWOT Kết hợp S và O[/caption]

Ở đây cửa hàng thực phẩm KiwiFood Ninh Hiệp có những điểm mạnh như sau:

Cửa hàng đạt chứng nhận Vệ sinh An toàn Thực phẩm nên trong tiêu chuẩn kinh doanh có nề nếp, chất lượng cao.

Về khách hàng: chăm sóc khách hàng chu đáo, khiến họ luôn trung thành và gắn kết với cửa hàng (có phần giảm giá, tặng sản phẩm,… đối với khách hàng mua nhiều lần, ship hàng đến tận nhà của khách hàng)

Có những cơ hội:

Nhà nước, địa phương có các chính sách ưu đãi cho các cửa hàng thực phẩm đã đạt Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm

Nhiều người sẽ sử dụng các thiết bị di động để kết nối và dựa vào đó để quản lý các hoạt động hàng ngày của họ, bao gồm cả mua sắm.

Từ đó cửa hàng sẽ có những chiến lược để phát triển điểm mạnh của mình dựa vào những cơ hội sẵn có

Kết hợp S/0

Kết hợp giữa S1 là cửa hàng đạt chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm với O2 là địa phương có chính sách ưu đãi cho các cửa hàng có chứng nhận an toàn thực phẩm từ đó sẽ lựa chọn chiến lược phát triển sản phẩm: mở rộng sản phẩm của cửa hàng dựa trên lợi thế VSATTP, song song đó phát triển các sản phẩm là lợi thế nhằm tối đa lợi nhuận.

Tương tự kết hợp giữa S3O3 sẽ phát triển chiến lược thâm nhập thị trường, mở rộng mạng lưới phân phối sản phẩm. Các bạn nhìn ở bảng trên để xem chi tiết.

Chiến lược hạn chế rủi ro

Tận dụng những điểm mạnh sẵn có để hạn chế các điểm yếu đem lại. Đây là sự kết hợp S-T

[caption id="attachment_21250" align="aligncenter" width="600"]Kết hợp S-T trong ma trận SWOT Kết hợp S-T trong ma trận SWOT[/caption]

Phát triển thế mạnh của mình luôn luôn là phương pháp đầu tiên của mọi doanh nghiệp. Tuy nhiên cũng không thể ngó lơ các thách thức bởi đây là các yếu tố không thể thay đổi được. Vì vậy phương pháp đưa ra là cần phát huy điểm mạnh dựa trên những thách thức sẵn có để từ đó hạn chế những rủi ro.

Nhìn vào ví dụ về cửa hàng KiwiFood Ninh Hiệp, kết hợp S-T ở đây là chúng ta cần phát triển sản phẩm với chất lượng ngày càng được nâng cao để có thể thay đổi thói quen của người tiêu dùng (đây là hạn chế rủi ro đem lại) dựa vào việc cửa hàng đã có giấy chứng nhận VSATTP (tận dụng điểm mạnh sẵn có).

Đây là cách chúng ta phát triển được chiến lược S-T nhằm hạn chế những rủi ro

Chiến lược tận dụng những có hội hiện có

Tận dụng những cơ hội để hạn chế những yếu điểm còn mang lại là mục đích của việc kết hợp giữa W-O. Việc cải thiện doanh nghiệp dựa trên những điểm yếu được xác định trong mô hình SWOT sẽ phức tạp hơn một chút, là vì bạn cần phải thành thật với chính mình về những điểm yếu mà doanh nghiệp đang mắc phải ngay từ đầu, thời điểm liệt kê các yếu tố SWOT.

[caption id="attachment_21251" align="aligncenter" width="600"]Tận dụng những cơ hội hiện có Tận dụng những cơ hội hiện có[/caption]

Chiến lược cải thiện điểm yếu

Điểm yếu đi cùng với thách thức doanh nghiệp đang gặp phải sẽ được coi là các mối đe dọa. Mức độ ảnh hưởng đối với doanh nghiệp sẽ ở mức cao nhất. Dưới đây là chiến lược được dùng ví dụ để cải thiện điểm yếu, loại bỏ các mối đe dọa của cửa hàng KiwiFood Ninh Hiệp

[caption id="attachment_21252" align="aligncenter" width="600"]Loại bỏ những yếu điểm Loại bỏ những yếu điểm[/caption]

Với điểm yếu là giá cả cao và thách thức là không có dự phòng rủi ro thì cần đưa ra chiến lược điều chỉnh giá cả đối để giảm thiểu các mối đe dọa mang lại là giá cao dẫn đến ít người có thể tiếp cận được với sản phẩm.

Lựa chọn chiến lược phù hợp nhất

Sau dùng của việc thiết lập ma trận SWOT là lựa chọn các chiến lược đã được đề cập ra. Việc lựa chọn các chiến lược phù hợp dựa vào nguồn lực của doanh nghiệp có đủ sức thực hiện chiến lược đó hay không và các tác nhân khác tác động vào. Doanh nghiệp cần sắp xếp các chiến lược theo thứ tự ưu tiên. Ví dụ như ở ma trận SWOT của cửa hàng KiwiFood Ninh Hiệp. Chiến lược được ưu tiên hàng đầu là các chiến lược phát triển điểm mạnh. Sau đó mới là các chiến lược tận dụng cơ hội, hạn chế rủi ro và cuối cùng là cải thiện điểm yếu.

Kết luận

Trên đây là cách xây dựng mô hình SWOT chi tiết và ví dụ minh họa dễ hiểu cho bạn. Việc phân tích SWOT tuy là mang tính chủ quan là nhiều tuy nhiên cũng không thể thiếu được đối với doanh nghiệp. Vừa cho thấy được các tiềm lực nội tại và các cơ hội bên ngoài cũng như những thách thức doanh nghiệp phải đối mặt, từ đó có những hướng đi đúng đắn hơn.

[maxbutton id="2" ]

Ứng dụng các mô hình kinh tế trong việc kinh doanh là một trong những cách đơn giản nhất để chuẩn hóa mô hình kinh doanh của doanh nghiệp đó. Và để phân tích...

Digital Marketing đang ngày càng trở nên phổ biến bởi sự lên ngôi của thương mại điện tử. Digital Marketing đã chẳng quá xa lạ ngay cả với những người không có nhiều am hiểu đối với ngành. Tuy nhiên để triển khai một chiến dịch digital marketing thì không phải một marketer nào cũng biết và ứng dụng. Cùng Dinos tìm hiểu Digital Marketing là gì và cách để xây dựng một chiến lược Digital Marketing hiệu quả nhé.

Đọc thêm: EPC Là Gì? Ý Nghĩa Của Chỉ Số EPC Khi Làm Digital Marketing

Digital Marketing là gì?

[caption id="attachment_21236" align="aligncenter" width="600"]Digital Marketing là gì? Digital Marketing là gì?[/caption]

Digital Marketing (hay còn gọi là Tiếp thị kỹ thuật số) là một hình thức quảng bá các sản phẩm, dịch vụ thông qua truyền thông điện tử, chủ yếu tận dụng sức mạnh của Internet qua các hình thức phổ biến như website, SEO, email, mạng xã hội,...

Digital Marketing có những hình thức nào?

Digital Advertising

[caption id="attachment_21237" align="aligncenter" width="600"]Digital Marketing là gì? Hình thức Digital Advertising Digital Marketing là gì? Hình thức Digital Advertising[/caption]

Đây là mô hình quảng cáo trực tuyến bằng cách chạy quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội hoặc thuê quảng cáo trên các trang web uy tín. Đây là mô hình quảng cáo giúp tăng lượng traffic cho website hoặc các bài viết. Bạn trả tiền quảng cáo để bài quảng cáo được hiển thị ở các vị trí có lợi

Một vài hình thức digital advertising đang phổ biến có thể kể đến như: Facebook Ads, Google Adwords, Native Ads và gần đây đang nổi lên 1 hình thức nữa đó là Tiktok Ads.

Social Media Advertising

Với thời đại bùng nổ Internet và mạng xã hội hiện nay, có thể nói mạng xã hội là kênh tiếp thị tuyệt vời và hiệu quả. Một lợi thế của hình thức tiếp thị qua mạng xã hội chính là sự miễn phí.

Hãy tận dụng sự tương tác với một lượng lớn người dùng trên các mạng xã hội phổ biến hiện nay qua các bài đăng quảng bá về sản phẩm hoặc dịch vụ hướng đến thị trường mục tiêu của bạn để giúp bạn quảng bá doanh nghiệp, thương hiệu của mình.

Content Marketing

[caption id="attachment_21238" align="aligncenter" width="600"]Content Marketing - một hình thức của digital marketing Content Marketing - một hình thức của digital marketing[/caption]

Content Marketing là hình thức tiếp thị nội dung thông qua việc viết bài với những nội dung chất lượng nhằm hướng đến khách hàng của bạn. Thông qua hình thức marketing này, người dùng sẽ nhận được lợi ích từ đó và muốn mua sản phẩm, dịch vụ để thực sự trải nghiệm chúng. Content Marketing có ở nhiều dạng như một bài viết thuần túy hoặc dưới dạng hình ảnh, infographic,... Vì vậy việc thiết kế nội dung luôn là một công việc mang tính sáng tạo cực cao.

SEO (Searching Engine Optimisation)

[caption id="attachment_21239" align="aligncenter" width="600"]Làm SEO là định hướng lâu dài Làm SEO là định hướng lâu dài[/caption]

SEO tức là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. SEO đơn giản là đưa trang web của bạn lên một vị trí tìm kiếm tốt trên trang tìm kiếm của Google với những từ khóa liên quan đến sản phẩm dịch vụ của bạn

Ví dụ bạn muốn trang web của bạn lên top tìm kiếm của google thì cần xác định được từ khóa cần SEO trước tiên, sau khi đã nghiên cứu từ khóa xong thì việc tiếp theo cần phải triển khai là lên outline bài viết chuẩn SEO. Mục đích của bài viết chuẩn SEO là đưa trang web với từ khóa đó lên top ở công cụ tìm kiếm của Google.

SEO là một công việc lâu dài, không phải ngày một ngày hai là có thể xong. Vì vậy hình thức này rất cần sự kiên trì và tỉ mỉ.

Email Marketing

[caption id="attachment_21240" align="aligncenter" width="600"]email marketing - hình thức digital lâu đời những vẫn rất hiệu quả email marketing - hình thức digital lâu đời những vẫn rất hiệu quả[/caption]

Đây là một hình thức có thể nói là cổ điển nhưng vẫn đang được ứng dụng ở hầu hết các lĩnh vực. Email Marketing là hình thức quảng bá sản phẩm bằng cách sử dụng email (thư điện tử) mang nội dung về thông tin, bán hàng, tiếp thị, giới thiệu sản phẩm đến khách hàng mà mình mong muốn, làm sao đó để khách hàng mua hàng của bạn thông qua email mà bạn gửi cho họ. Mỗi email được gửi đến khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng hiện tại được coi là Email Marketing.

Một vài các phần phần mềm gửi email marketing có thể kể đến như MAUTIC CRM, SendinBlue,...

Cách xây dựng một chiến lược Digital Marketing hiệu quả

Để xây dựng được một chiến lược Digital Marketing ngoài sự hiểu biết các kiến thức về Digital Marketing là gì còn là sự thấu hiểu về cách sử dụng các kênh marketing online ra sao cho hiệu quả.

Bước 1: Tìm hiểu về khách hàng mục tiêu

Trước khi thực hiện một chiến dịch digital marketing và đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn cần hiểu được đối tượng khách hàng mục tiêu của mình là ai. Đặc biệt trong lĩnh vực digital marketing, bạn cần dành thời gian nghiên cứu và tìm hiểu xem các khách hàng mục tiêu thường dành thời gian online nhiều nhất ở đâu, làm thế nào để tiếp cận với họ theo cách hiệu quả nhất?

Bước 2: Mở rộng lượng từ khóa cho tối ưu công cụ tìm kiếm (SEO)

Với mỗi sản phẩm, dịch vụ quảng bá, bạn cần thực hiện nghiên cứu từ khóa một cách hiệu quả cho chiến lược digital marketing của mình. Với lượng từ khoá mở rộng sẽ giúp bạn có thêm cơ hội tiếp cận với những khách hàng tiềm năng và cơ hội quảng bá sản phẩm của mình cũng sẽ được tối ưu hơn.

Bước 3: Phát triển giao diện Mobile

Ngày nay, smartphone đã trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi. Vì vậy, đừng bỏ qua cơ hội tiếp cận với khách hàng thông qua phương tiện này. Bạn cần lưu ý trong việc phát triển website, thiết kế, trải nghiệm người dùng cần thân thiện với giao diện mobile. Nếu không, khả năng rất cao là bạn sẽ đánh mất một lượng lớn khách hàng tiềm năng.

Bước 4: Tận dụng tốt các kênh digital marketing

Một chiến dịch digital marketing hiệu quả là biết tận dụng tốt các kênh truyền thông kỹ thuật số phù hợp để đẩy mạnh công việc quảng cáo sản phẩm, quảng bá thương hiệu. Bạn có thể lựa chọn các hình thức digital marketing như: SEO, SEM, Google Ads, Content Marketing, Mạng xã hội... để quảng bá cho doanh nghiệp, website, sản phẩm và dịch vụ online của bạn.

Bước 5: Lập kế hoạch cho content

Hãy định hướng cho những nội dung content của bạn thật chất lượng và thú vị để có thể thu hút khách hàng. Với một kế hoạch content phù hợp đối tượng khách hàng mục tiêu hướng đến sẽ tạo ra những hiệu quả cho chiến dịch digital marketing của bạn.

Bạn có thể nghiên cứu về những định dạng content như video, ebook, infographic, ảnh ... cũng như phong cách viết nội dung để lựa chọn được định dạng content nào lôi kéo sự tương tác với khách hàng và được khách hàng yêu thích tìm hiểu nhất.

Bước 6: Thực hiện chiến dịch remarketing

Không phải tất cả các khách hàng tiềm năng có thể trở thành khách hàng thật của bạn ngay từ lần đầu tiên họ biết đến bạn. Vì vậy việc thực hiện các chiến dịch tiếp thị lại rất quan trọng trong mỗi chiến dịch marketing.

Việc liên tục nhắc lại với khách hàng về thương hiệu của bạn sẽ phát huy hiệu quả trong việc khiến khách hàng nhớ đến thương hiệu của bạn. Đến khi họ thật sự có nhu cầu, thương hiệu và doanh nghiệp của bạn sẽ được họ nghĩ đến trong sự lựa chọn.

Bước 7: Đánh giá hiệu quả của chiến dịch digital marketing

Kết quả cuối cùng mong muốn đạt được của các chiến dịch digital marketing chính là tăng độ nhận diện thương hiệu và tìm kiếm được liên hệ với khách hàng để biến thành doanh thu thực tế.

Để xác định được sự hiệu quả của chiến dịch, bạn có thể chia nhỏ ra thành từng yếu tố như: số mẫu về thực tế, kết quả chuyển đổi, thứ hạng trên công cụ tìm kiếm, lượng follow trên mạng xã hội,… Từ kết quả đánh giá, bạn sẽ rút ra được những kinh nghiệm, những việc chưa làm được và những việc cần cải thiện cho các chiến dịch digital marketing sau.

Kết luận

Dù bạn triển khai theo hình thức nào thì cũng cần có một chiến lược Digital Marketing tốt. Trên đây là kiến thức Digital Marketing là gì và 7 bước giúp doanh nghiệp bạn có được một chiến lược đầy đủ. Hy vọng những thông tin trên giúp ích bạn trong quá trình học hỏi, tìm hiểu Digital Marketing.

[maxbutton id="2" ]

Digital Marketing đang ngày càng trở nên phổ biến bởi sự lên ngôi của thương mại điện tử. Digital Marketing đã chẳng quá xa lạ ngay cả với những người không...

Trong thời gian gần đây có lẽ mọi người lướt Facebook sẽ thấy thêm phần tính năng là Facebook Reels. Tại đây các bạn có thể trải nghiệm những video hay ho có phần tương tự như TikTok. Vậy Facebook Reels là gì, hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tính năng mới này trên Facebook nhé. Liệu nó có thể giúp ích gì cho bạn và những điều thú vị nào làm tăng trải nghiệm người dùng hay không?

Facebook Reels là gì?

Facebook Reels là gì

Để các bạn có thể dễ hình dung thì Facebook Reels là một tính năng mới ra mắt của Facebook, nó chủ yếu giúp cho các nhà sáng tạo nội dung tạo ra những video, clip dạng ngắn tương tự như TikTok. Với người dùng thì đây lại là một tính năng để trải nghiệm những nội dung mang tính nhất thời, ngắn gọn và thú vị. Thậm chí những video trên Instagram cũng được song song đăng trên Facebook Reels để mọi người có thể cùng nhau chia sẻ.

Tính năng này đã được nền tảng phát hành cho người dùng tại Mỹ vào tháng 9 - 2021. Sau đó 150 quốc gia khác trên toàn thế giới đều được cập nhật vào tháng 2 - 2020. Qua đó mọi người dùng đều có thể truy cập và tận hưởng các video, clip ngắn từ bạn bè, người thân, các nhãn hàng, kênh giải trí,...

Tính năng trên Facebook Reels 

Hiệu ứng Filter

Đây là một hiệu ứng mà hầu như những ứng dụng hay tính năng nào về clip cũng có tích hợp. Tuy nhiên với Facebook Reels lại là một sự khác biệt, nhất là về độ đa dạng và được đánh giá là có chất lượng cao. Không những thế Meta còn đồng bộ các tính năng Filter từ Instagram vào Facebook Reels giúp cho người sáng tạo nội dung thỏa sức trải nghiệm.

Lối tắt tại Newsfeed

Facebook Reels hiện trên bảng tin Facebook

Đối với việc tích hợp tính năng tạo lối tắt cho mọi người, cả người dùng và nhà sáng tạo đều có thể dễ dàng hơn trong việc truy cập vào tính năng này. Với các phiên bản di động mọi người sử dụng là ngôn ngữ Việt Nam có thể thấy ở phần đầu giao diện trên thiết bị đề chữ “Thước phim” thì đó chính là Facebook Reels nhé.

Lồng ghép âm thanh

Có thể dễ dàng nhận thấy tham vọng của Meta khi cho ra mắt tính năng này là để cạnh tranh trực tiếp với TikTok. Chính vì vậy mà phần âm thanh cũng được đầu tư bài bản, giúp cho người dùng cho thể lồng ghép âm thanh một cách thú vị hơn.

Nhà sáng tạo nội dung có thể lựa chọn những âm thanh sẵn có, hoặc từ âm thanh gốc tùy ý mình. Mọi người có thể lựa chọn trong thư viện âm nhạc, chỉnh sửa và cắt ghép video cơ bản, thêm nhãn dán, văn bản mô tả,...để làm cho video thêm sinh động hơn.

vị trí hiển thị của Facebook Reels ở đâu trên thiết bị

Không chỉ là ở phần đầu thiết bị khi mọi người truy cập ứng dụng mà Facebook Reels còn được nền tảng phân phối ở một số vị trí khác:

Facebook Reel ở phần Tin

Các thước phim này sẽ được phân phối công khai trên phần Tin của nền tảng, với vị trí này bạn bè của bạn là những người dễ dàng nhìn thấy nhất mà không bị bỏ lỡ.

Facebook Reels tại vị trí của Watch: Phần Watch được sinh ra dành cho những người dùng có sở thích trải nghiệm video trên Facebook. Bản thân Facebook Reels cũng là một dạng video kiểu ngắn gọn, nên chắc chắn trong Watch cũng sẽ thu hút được lượng người xem không ít.

Đầu bảng tin Newsfeed

Như đã nói ban đầu, đây chính là phần mà mọi người có thể thấy được Facebook Reels lần đầu và nhiều nhất. Có lẽ những bạn nào bắt đầu với tính năng này đều biết Facebook Reels xuất phát từ đây.

Facebook Reel được đề xuất

Vị trí này hiển thị cho những người có cùng thuộc tính, sở thích, hành vi với những người chưa là bạn bè. Đây như là một cách để có thể tiếp cận video ngắn của bạn đến với những người lạ.

Facebook Reel có kiếm tiền được không?

Kiếm tiền trên Facebook Reels

Hiện nay với tính năng này trên nền tảng vẫn chưa có cách kiếm tiền trực tiếp nào từ Facebook Reels. Tuy nhiên người dùng cũng có khá nhiều ý tưởng để khai thác tính năng này và mang lại thu nhập cho mình.

  • Nếu bạn là một người kinh doanh chắc chắn Facebook Reels cũng là cách để bạn tiếp cận sản phẩm của mình đến với khách hàng.
  • Một người làm Affiliate Marketing cũng tương tự, tất nhiên là cần phải đặt link tiếp thị của mình trong bài đăng Facebook Reels rồi đúng không nào.
  • Ngoài ra Facebook Reel đang trong quá trình phát triển thêm tính năng tặng qua, donate cho chủ sở hữu nội dung trên Facebook Reels. Một hình thức kiếm tiền dành cho chủ kênh. Và chúng ta sẽ cùng chờ đợi xem sự hiệu quả của nó nhé.
  • Khi tạo ra một tính năng thu hút người dùng, chắc chắn nền tảng sẽ không bỏ qua hình thức quảng cáo. Với cách làm này Facebook sẽ thu tiền từ nhà quảng cáo, nhưng cũng sẽ đồng nghĩa với việc trích tiền hoa hồng thu được cho nhà sáng tạo nội dung. Khi những chiếc clip được nhiều người xem và quảng cáo hiển thị trên đó thì các bạn sẽ nhận được tiền.

Lời kết

Facebook Reels là một tính năng mặc dù không còn quá mới, nhưng với nhiều thị trường đây chính là thêm một lựa chọn khai thác thị trường tiềm năng. Mọi người có ý tưởng gì hãy nhanh chóng trải nghiệm cùng với Facebook Reels nhé.

[maxbutton id="2" ]

Bài viết liên quan:

   

Trong thời gian gần đây có lẽ mọi người lướt Facebook sẽ thấy thêm phần tính năng là Facebook Reels. Tại đây các bạn có thể trải nghiệm những video hay ho c�...

Hiện nay việc sở hữu một trang web cũng không còn quá khó. Từ việc tự thiết kế cho đến thuê thì chi phí cũng không quá lớn đối với một cá nhân. Nếu bạn muốn có một website và khai thai thu nhập từ đóthì hãy cùng tìm hiểu cách kiếm tiền từ website cá nhân đơn giản nhất dưới đây của Dinos nhé. 

Quy định về Website cá nhân

Kiếm tiền từ website cá nhân - Quy định về website cá nhân

Website cá nhân trong bài viết này, mọi người có thể hiểu là cá nhân sở hữu website. Về hình thức doanh nghiệp sở hữu website hay cá nhân sở hữu cũng không phải vấn đề lớn liên quan đến tính năng hay chất lượng của trang.

Vấn đề cá nhân sở hữu website chủ yếu sẽ liên quan đến các thủ tục xác minh, cùng với việc kinh doanh, hoạt động như thế nào theo đúng quy định của pháp luật. Các bạn có thể thấy việc truy cập vào các trang web thương mại thì dấu tích xác minh “Đã đăng ký bộ công thương” thường xuất hiện.

Về vấn đề này mọi người cần phải tìm hiểu kỹ hơn khi đăng ký lập website. Tuy nhiên, ở đây chúng ta chỉ nói về việc kiếm tiền. Và cũng có nhiều trang web vẫn chưa đăng ký theo quy định nhưng vẫn tạo ra thu nhập.

Website cá nhân là gì?

Có khá nhiều hình thức website mà mọi người có thể lựa chọn để thành lập. Tương ứng với mỗi loại cách phát triển nội dung và kiếm thu nhập cũng sẽ khác nhau. Chúng ta sẽ không bàn nhiều về vấn đề kỹ thuật, qua đó mình sẽ nếu ra một vài loại hình website mà mọi người có thể triển khai kiếm thêm thu nhập như sau:

Website cá nhân: Đây là loại hình website dành cho những người có nhu cầu chia sẻ nội dung hoặc làm thương hiệu cá nhân. Các bạn cũng có thể xem đây là một trang web blog cá nhân, nơi tập hợp những nội dung mà chủ trang web muốn truyền tải đến người xem.

Website bán hàng: Loại hình website này khá rõ ràng rồi, đây là trang web được lập ra chủ yếu để trưng bày và bán các sản phẩm cho người tiêu dùng. Các sàn thương mại điện tử là một ví dụ điển hình cho loại website này.

Website tin tức:  Làm website tin tức nhằm mục đích cung cấp các thông tin về một lĩnh vực, ngành nghề nào đó để thu hút người xem truy cập vào trang của mình. Thông thường loại hình website này được các cơ quan, tổ chức, công ty, doanh nghiệp phát triển, cá nhân cũng có thể thực hiện để kiếm tiền từ quảng cáo.

Trang web diễn đàn: Đây là loại hình website để xây dựng một cộng đồng về chủ đề, lĩnh vực cụ thể. Từ việc giao lưu với nhau trên forum, mọi người có thể kết nối để tạo ra nhiều lợi ích cho đôi bên.

Những cách kiếm tiền từ website cá nhân

Bán hàng online

Những cách kiếm tiền từ website cá nhân Đây là cách mà có lẽ nhiều người sẽ nghĩ đến khi thành lập một website cá nhân, trong đó bạn có thể trưng bày các sản phẩm mà mình đang có để cung cấp cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, bạn cũng không cần phải hình dung nó giống 100% như các sàn thương mại điện tử.

Vì các sàn thương mại điện tử là website có sự đầu tư rất lớn, với cá nhân việc lập web bán hàng chỉ đơn giản là có nội dung, thông tin sản phẩm, chính sách,...thu thập dữ liệu người dùng và thanh toán ngoài. Vấn đề lớn nhất của website cá nhân muốn bán hàng chính là cần phải biết Marketing trang web, vì so với nhiều loại hình web khác thì cách này khó thu hút người dùng hơn.

Làm tiếp thị liên kết

Kiếm tiền từ website cá nhân - Làm tiếp thị liên kết

Làm Affiliate là một cách thức kiếm tiền từ website cá nhân được nhiều người sử dụng. Thông thường, web Affiliate Marketing cần phải thu hút người dùng qua các nội dung có ích cho người xem. Từ đó mới quảng cáo hoặc đưa ra các sản phẩm mà mình đang làm tiếp thị liên kết.

Ví dụ: Review sách > Bán sách, hướng dẫn nấu ăn > Bán đồ gia dụng.

Với mỗi lượt mua hàng thành công, các bán sẽ nhận được hoa hồng từ nhà cung cấp sản phẩm. Bạn cũng có thể đăng ký theo các loại ngành nghề, lĩnh vực, dịch vụ mà mình có thể mạnh từ các đối tác như Dinos để có thể đa dạng hóa danh mục sản phẩm của mình.

[maxbutton id="6" url="https://my.dinos.vn/signup/affiliate?utm_source=Website&utm_medium=Dang+Ky&utm_campaign=post" text="Tạo Tài Khoản Affiliate Tại Dinos" ]

XEM THÊM: Tạo Tài Khoản Affiliate Miễn Phí Với Dinos Việt Nam

Đặt quảng cáo

Đối với các trang web cá nhân, việc làm web kiếm tiền Adsense là một lựa chọn hàng đầu cho hình thức kiếm tiền này. Dựa vào lượng traffic của website, người dùng sẽ bắt gặp những quảng cáo trên trang của bạn. Với mỗi lượt click quảng cáo bạn sẽ nhận được tiền từ Google.

Tuy nhiên, với cách kiếm tiền từ quảng cáo trên website này bạn có thể nhìn rộng ra với thị trường quốc tế, vì chi phí trả cho loại hình kiếm tiền này của Việt Nam là không cao.

Ngoài ra, bạn có thể để thông tin liên hệ để các bên doanh nghiệp, công ty,...có nhu cầu đặt banner quảng cáo trên website của bạn để hưởng mức tiền mà 2 bên thỏa thuận.

Bán Guest Post

Guest Post là dạng kiếm tiền dựa vào các đối tác website khác muốn order đặt bài viết trên trang web của bạn. Sau đó họ sẽ dẫn các đường link dẫn từ website của bạn về hệ thống website mà họ đang xây dựng. Cách này cũng giống như là thuê giới thiệu bài viết. Trong SEO cách này sẽ giúp cho các backlink trở nên chất lượng hơn. Tất nhiên website phải có lượng traffic tốt, cùng với đó là lĩnh vực, nội dung phải phù hợp với website muốn hướng đến.

Ví dụ: Bạn có một trang web chuyên về chăm sóc sức khỏe, những trang web về phòng khám muốn SEO sẽ cần đặt bài viết và đi backlink về trang web của họ.

Viết bài PR sản phẩm dịch vụ của người khác

Sau khi website của bạn có một lượt traffic nhất định thành người có ảnh hưởng hoặc chuyên gia về một lĩnh vực nào đó thì bạn có thể nhận viết bài PR sản phẩm dịch vụ của người khác. Việc làm này vừa có thể giúp bạn viết bài PR để tiếp cận thêm nhiều người dùng hơn cũng vừa giúp bạn có thêm được nguồn thu nhập từ website.

Kết luận

Với những cách kiếm tiền từ website cá nhân trên đây, mọi người có thể tìm hiểu thêm khá nhiều hình thức khác nữa. Hãy cân nhắc những cách nào phù hợp với khả năng và thế mạnh về nội dung, kiến thức mình có thì mới có thể thành công nhé. Đừng quên theo dõi Dinos thường xuyên để cập nhật những thông tin bổ ích nhất nhé. Dinos Việt Nam là nền tảng Affiliate Marketing trực tuyến tại Việt Nam. Hàng tuần sẽ có những buổi livestream chia sẻ kiến thức marketing online trên livestream miễn phí như: Facebook Ads, Google Ads. SEO, Tiktok, … miễn phí. Nếu bạn chưa đăng ký thành công tài khoản tiếp thị liên kết của Dinos thì hãy đăng ký theo link bên dưới này nhé!

[maxbutton id="2" ]

Bài viết liên quan:

Hiện nay việc sở hữu một trang web cũng không còn quá khó. Từ việc tự thiết kế cho đến thuê thì chi phí cũng không quá lớn đối với một cá nhân. Nếu bạn...

Facebook được mọi người sử dụng chủ yếu vì mục đích giải trí, kết nối với nhau, tìm kiếm thông tin,...Tuy nhiên có bao giờ mọi người xem đây sẽ là một nơi để kiếm tiền chưa nào? Có traffic, có Money là một cách hiểu chưa từng sai. Tương tự như cách mà chúng ta nói về một nơi có nhiều người đến thì chắc chắn sẽ có cách kiếm tiền. Trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu 6 cách kiếm tiền trên Facebook. Chắc chắn trong những cách dưới đây mọi người có thể lựa ra cho mình một phương thức phù hợp để gia tăng thu nhập.

Tại sao lại chọn cách kiếm tiền trên Facebook

Như mọi người cũng biết, có khá nhiều nền tảng mạng xã hội có thể giúp bạn kiếm tiền. Nhưng tại sao lại lựa chọn Facebook?

  • Đầu tiên Facebook là một ứng dụng mạng xã hội phổ biến nhất thế giới. Do đó cách sử dụng của nó được tối ưu cho mỗi quốc gia nên dễ sử dụng. Để có cách so sánh trực quan các bạn sẽ thấy người Việt có tỷ lệ dùng Twitter khá thấp.
  • Tiếp theo, Facebook là nơi mà mọi người thường xuyên truy cập và sử dụng nhiều thời gian của mình vào việc lướt thông tin. Do đó việc kiếm tiền bằng cách khai thác traffic này trở nên đơn giản hơn.
  • Lượng người dùng lớn cũng là một yếu tố giúp bạn có lượt xem miễn phí nếu nội dung của bạn có ích cho mọi người. Bên cạnh đó chi phí cho lượt tiếp cận của Facebook cũng khá rẻ so với một số nền tảng khác.
  • Đa dạng hình thức là một cách tiện lợi để mọi người có thể tự mình đánh giá cách lựa chọn sao cho phù hợp. Không bị gò bó với một vài lựa chọn, nên anh em có thể không phù hợp cách này có thể chuyển hướng sang cách khác.

6 Cách kiếm tiền trên Facebook

Cung cấp dịch vụ online

5 Cách kiếm tiền trên Facebook

Đây là dạng kiếm tiền trên Facebook bằng cách bạn có thể chào bán những khả năng của mình có thể giúp ích được cho người khác. Hiện nay các hình thức công việc đều được tối giản và nâng cấp phù hợp với việc làm qua mạng. Từ đợt dịch trở đi, chúng ta đều thấy có những công việc mặc dù ban đầu nhiều người cho rằng không thể làm trực tuyến nhưng cuối cùng cũng đã quen với việc đó.

Tuy nhiên có một số công việc thường được cung cấp qua môi trường online và Facebook chính là nơi để chào hỏi, mua bán như là: Thiết kế đồ họa, dịch thuật, viết nội dung, editor - chỉnh sửa video, coder, thiết kế web, dịch vụ kế toán, chăm sóc khách hàng, trợ lý ảo,...

Chạy quảng cáo Facebook ads

Kiếm tiền trên Facebook - Chạy quảng cáo Facebook ads

Hình thức kiếm tiền chạy quảng cáo Facebook Ads đó là khi bạn trở thành một nhà quảng cáo, có thể không chỉ là Facebook Ads mà bất kỳ kỹ năng chạy quảng cáo nào mà bạn biết. Tận dụng sự kết nối của Facebook, các bạn có thể tìm kiếm đối tác như những doanh nghiệp, shop online, những người làm thương hiệu cá nhân,...để có thể giúp họ gia tăng sự nhận biết, tiếp cận khách hàng thông qua hình thức Paid traffic này.

Có một vấn đề đó là người làm loại hình dịch vụ này cần tìm hiểu sâu về kỹ thuật ads, Digital, Marketing,...để tạo dựng sự uy tín và chuyên nghiệp.

XEM THÊM: Hướng Dẫn Sử Dụng Trình Duyệt Quản Lý Facebook Ads

Bán hàng online

Kiếm tiền trên Facebook - Bán hàng online

Đây có thể nói là một hình thức không còn lạ gì với chúng ta. Tuy nhiên, nếu bạn chưa từng bước chân vào mô hình này có thể đây chính là lúc cần xem xét lại. Hiện nay Facebook vẫn đang là một thị trường hết sức tiềm năng. Với số lượng người dùng tại Việt Nam lên đến hơn 70 triệu người.

Dù bạn đang muốn cung cấp sản phẩm gì, chắc chắn sẽ có thị trường riêng cho bạn. Việc bán hàng online có thể lựa chọn theo hình thức Paid traffic hoặc Free traffic đều được. Bạn cũng có thể chọn cả 2 theo mô hình xây dựng cộng đồng và thiết lập Fanpage hoặc Profile cá nhân.

Facebook Ad Breaks

Nếu bạn đã từng xem qua video và chợt bắt gặp những đoạn quảng cáo chen ngang thì đó chính là nền tảng phân phối quảng cáo lên các nội dung của nhà sáng tạo. Theo hình thức này, người sáng tạo nội dung sẽ nhận được khoảng tiền từ Facebook cho các video quảng cáo đó.

Bạn cũng có thể kiếm tiền dựa trên hình thức này nếu Fanpage của bạn có thể được bật kiếm tiền. Dựa theo lượt hiển thị và click vào quảng cáo, các bạn sẽ được hưởng tiền hoa hồng quảng cáo. Theo một cách hiểu đơn giản, nhà quảng cáo sẽ trả tiền cho Facebook để có lượt hiển thị. Facebook sẽ phân phối nội dung đó lên các video của nhà sáng tạo và trích lại một phần hoa hồng.

Làm Affiliate Marketing

Affiliate Marketing là một hình thức kiếm tiền được nhiều người lựa chọn. Với sự đa dạng về mặt hàng, người làm Affiliate có thể tùy chọn nội dung mình cần sáng tạo. Tuy nhiên, với cách làm hiện nay chủ yếu các Publisher thu thập cookie để được ghi nhận từ các sàn thương mại điện tử là chủ yếu. Sau đó với đường link này, người dùng trên Facebook mua bất kỳ sản phẩm nào họ cũng nhận được hoa hồng.

Dinos hiện nay đang có rất nhiều các chiến dịch hoa hồng thoải mái cho mọi người kiếm thêm thu nhập. Trong đó bạn có thể lên các kế hoạch phân phối nội dung kiếm tiền trên Facebook vô cùng hiệu quả.

Ngoài ra, Hàng tuần Dinos Việt Nam sẽ có những buổi livestream chia sẻ kiến thức marketing online trên livestream miễn phí như: Facebook Ads, Google Ads. SEO, Tiktok, … miễn phí. Nếu bạn chưa đăng ký thành công tài khoản tiếp thị liên kết của Dinos thì hãy đăng ký theo link bên dưới này nhé! (Xem hướng dẫn đăng ký tài khoản Dinos tặng 50k)

[maxbutton id="2" ]

Chăm sóc Group, Fanpage facebook

Chăm sóc Group, Fanpage Facebook cũng giống như chăm sóc website vậy, Có rất nhiều Fanpage, Group đa dạng lĩnh vực ngành hàng với lượng khách hàng truy cập đông đảo hàng ngày dòi hỏi thông tin hàng ngày, nhưng họ không có thời gian chính vì thế họ cần có người giúp họ chăm sóc những khách hàng này hàng ngày. Kiếm tiền trên facebook bằng cách này sẽ không đòi hỏi bạn phải am hiểu quá sâu về mặt kĩ thuật, bạn chỉ cần am hiểu một chút về trang, lĩnh vực mà bạn quản trị và tâm huyết với nó, chịu khó là có thể làm được rồi. Nếu có một chút kiến thức về chỉnh sửa hình ảnh, video thì sẽ là lợi thế cho bạn khi muốn tạo lên những ấn phẩm riêng mang đậm tính cá nhân. Tính sáng tạo và óc hài hước luôn là điểm mạnh mà bạn không thể bỏ qua nó. Cách kiếm tiền trên fb này thường sẽ được trả lương theo tháng và bạn cần phải đảm bảo được số lượng công việc mỗi ngày như: Post bài nội dung, thu hút sự tương tác người dùng và tương tác trục tiếp với họ. Để có thể chăm sóc fanpage, Group hiệu quả bạn cần phải nắm chắc những nguyên tắc cơ bản nhất định.

Sau khi tham khảo qua 5 cách kiếm tiền trên Facebook, mọi người có thể thấy sự đa dạng của các phương thức gia tăng thu nhập trên nền tảng này như thế nào. Nếu bạn thấy mình phù hợp với lựa chọn nào đừng ngần ngại bắt tay vào thử nghiệm nhé.

[maxbutton id="2" ]

Facebook được mọi người sử dụng chủ yếu vì mục đích giải trí, kết nối với nhau, tìm kiếm thông tin,…Tuy nhiên có bao giờ mọi người xem đây sẽ là ...

Trong một bối cảnh mà công nghệ là một phần không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp. Quan trọng hơn đó chính là sự giúp sức của công nghệ vào việc quản lý vận hành mô hình của các công ty. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về phần mềm quản lý bán hàng, giúp cho các doanh nghiệp, hệ thống kinh doanh có thể tối ưu chi phí vận hành tốt nhất.

Giới thiệu về phần mềm quản lý bán hàng

Giới thiệu về phần mềm quản lý bán hàng

Phần mềm quản lý bán hàng là một công cụ, ứng dụng được lập trình để giúp đỡ cho công tác quản lý và vận hành hệ thống các công việc trên thiết bị một cách đơn giản hơn. Trong đó chủ yếu các phần mềm quản lý bán hàng sẽ nằm trong nhóm công việc kinh doanh.

Dựa vào sự tối ưu của mỗi loại phần mềm, các doanh nghiệp có thể tiết kiệm được chi phí và công sức. Từ đó có thể tối ưu được thời gian cho những công việc khác, ngoài ra còn làm giảm được khối lượng công việc cho nhân công, hạn chế các rủi ro sai sót không đáng có.

Có những loại phần mềm quản lý bán hàng nào

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại phần mềm quản lý bán hàng để các doanh nghiệp có thể lựa chọn cho phù hợp với mục đích của mình. Tuy nhiên, chúng ta có thể phân loại các chức năng của những loại này ra thành 3 tiêu chí như sau:

  • Phân loại theo phần mềm quản lý bán hàng dành cho online và offline (kinh doanh truyền thống)
  • Phần mềm quản lý bán hàng trả phí hoặc miễn phí
  • Các loại phần mềm được đặt theo tên của nhà cung cấp như KiotViet, Sapo, POSApp,...

Đánh giá về phần mềm quản lý bán hàng

Đánh giá về phần mềm quản lý bán hàng

Ưu điểm

  • Một số ưu điểm nhìn sơ qua chúng ta có thể đoán được. Tuy nhiên, ở đây sẽ là các thống kê tổng quan nhất để mọi người nhìn rõ hơn.
  • Đầu tiên đó chính là việc tối giản các thao tác làm việc được lặp đi lặp lại. Như vậy sẽ tiết kiệm được nhiều công sức.
  • Tiết kiệm được thời gian, đầu tư quỹ thời gian cho những công việc khác. Đặc biệt là đối với những doanh nghiệp đang vận hành các tác vụ đơn giản, có tính lặp lại nhiều.
  • Tiết kiệm được chi phí dành cho nhân viên vận hành, từ đó chi phí trên mỗi sản phẩm cũng giảm theo, giúp cho gia tăng lợi nhuận.
  • Tránh được những sai sót cơ bản, với những công việc lặp lại nhiều lần, nhân viên sẽ dễ gặp sai sót khi có trạng thái làm việc không tối ưu.
  • Có thể kiểm soát và quản lý các hạng mục một cách tổng quan và nhanh chóng nhất. Các chỉ số về doanh thu, thu nhập, thống kê, báo cáo một cách rõ ràng.
  • Theo dõi hành trình đơn hàng đối với phần mềm quản lý bán hàng online. Điều này là rất quan trọng đối với người kinh doanh online, vừa có thể quản lý được đơn hàng vừa đối soát với nền tảng kinh doanh và đối tác vận chuyển.

Nhược điểm

  • Vì phần mềm được lập trình nên đây là một hệ thống có phần tự động, nên đôi lúc cũng xảy ra các lỗi vặt. Cần được phát hiện và xử lý để tránh nhầm lẫn không đáng có.
  • Tốn kém một khoản chi phí cho việc duy trì, tuy nhiên điều này cần phải cân nhắc về khối lượng công việc so với thuê nhân viên thực hiện những nhiệm vụ đó.
  • Không có tính đánh giá, vì phần mềm hoạt động dựa trên những cài đặt. Có những vấn đề gì đòi hỏi người sử dụng phần mềm phải tự đánh giá về các tình trạng của mô hình kinh doanh.
  • Có một số hạn chế không thể tùy biến, vì phần mềm chủ yếu được cung cấp bởi bên thứ 3. Nên việc lựa chọn các hạng mục theo dõi hay có những thay đổi theo ý mình sẽ khó có thể được thực hiện.

Một số lưu ý khi lựa chọn phần mềm quản lý bán hàng

Một số lưu ý khi lựa chọn phần mềm quản lý bán hàng

  • Nên chọn đối tác uy tín, vì đa số phần mềm bán hàng được mua chức năng sử dụng từ bên dịch vụ nên việc truy vấn thông tin doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Đòi hỏi các điều khoản cần phải được làm rõ, nếu không mọi người có thể bị lộ các thông tin mà mình không muốn.
  • Cần phải so sánh với những phần mềm khác cùng lĩnh vực và chức năng. Trên thị trường có khá nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ này, do đó bạn có thể trải nghiệm thử ở nhiều bên để đưa ra đánh giá khách quan nhất.
  • Phần mềm quản lý bán hàng cần phải được sử dụng bởi một người có kinh nghiệm, nên phải qua đào tạo để tận dụng tối ưu các chức năng cũng như là thấy được nhiều lợi ích của nó.
  • Lựa chọn đối tác có dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt cũng là ưu tiên hàng đầu cho việc này. Trong quá trình sử dụng sẽ gặp các lỗi, hoặc nhân viên trực tiếp sử dụng phần mềm gặp vấn đề có thể liên hệ chăm sóc khách hàng để được hỗ trợ tốt nhất.
  • Nên đối chiếu các thông số từ phần mềm đối với các thông số từ nguồn khác về việc kinh doanh để kiểm chứng sự sai số trước khi đưa vào sử dụng.

Kết luận

Trên đây là những thông tin về phần mềm quản lý bán hàng, một trong những trợ thủ đắc lực của rất nhiều doanh nghiệp hiện nay. Nếu các bạn có nhu cầu sử dụng nó hãy tìm hiểu kỹ hơn về nhu cầu của mình nhé.

XEM THÊM: 7 Công Thức Bán Hàng Online Hiệu Quả

[maxbutton id="2" ]

Trong một bối cảnh mà công nghệ là một phần không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp. Quan trọng hơn đó chính là sự giúp sức của công nghệ vào việc qu�...

Trong quá trình chạy quảng cáo, mọi người sẽ va chạm vào nhiều chiến dịch khác nhau. Trong đó mỗi chiến dịch lại có một loại nhắm mục tiêu cụ thể. Đối với người làm Marketing việc tối ưu tệp khách hàng sẽ là một công việc cần phải thực hiện càng cụ thể càng tốt. Công việc đó gọi là tối ưu quảng cáo. Không những thế, việc tối ưu này cần phải làm tố mục Custom Audience. Vậy Custom Audience là gì và cách tạo đối tượng Custom Audience trong chạy quảng cáo như thế nào? Xin mời mọi người cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết sau đây.

XEM THÊM: Hướng Dẫn Sử Dụng Trình Duyệt Quản Lý Facebook Ads

Custom Audience là gì ?

Custom Audience là một dạng đối tượng tùy chỉnh trong việc thiết lập tệp khách hàng trong chạy quảng cáo. Đa số các nền tảng đều có tính năng này, trong đó Facebook là nền tảng sử dụng từ “Custom Audience” này cụ thể hơn.

Tất nhiên các nền tảng khác cũng sử dụng tương tự, vì vậy chúng ta cần hiểu khái niệm tổng quan. Custom Audience là dạng đối tượng mà người chạy quảng cáo có thể tùy chỉnh các tiêu chí lọc tệp người dùng sao cho phù hợp với mục tiêu quảng cáo.

Custom Audience trên Facebook

Custom Audience trên nền tảng Facebook sẽ giúp cho nhà quảng cáo khai thác tệp dữ liệu với những tiêu chí và tùy biến đa dạng. Trong đó bạn có thể tận dụng luôn những tệp người dùng từ email, số điện thoại,...Với cách thức này, mọi người có thể chủ động tiếp cận đến tệp người dùng với những target cụ thể hơn “tệp cơ bản” mà Facebook đề xuất trước đó.

Cách sử dụng tệp Custom Audience trên Facebook

Để sử dụng tệp Custom Audience trên Facebook, mọi người cần phải thao tác trên chính trình quản lý quảng cáo (giao diện website).

Bước 1: Truy cập trình quản lý quảng cáo Facebook Ads > Chọn vào Đối tượng

Cách sử dụng tệp Custom Audience trên Facebook

Bước 2: Tạo giao diện này, mọi người có thể chọn vào Tạo đối tượng tùy chỉnh tức là Custom Audience

Cách sử dụng Custom Audience trên Facebook

Trên đây mọi người có thể thấy sự tùy chọn của Meta cung cấp cho nhà quảng cáo các tiêu chí vô cùng đa dạng. Bạn có thể chọn lấy cho mình một loại phù hợp và nhấn TIẾP.

Chọn mục Custom Audience

Bước 3: Tiếp theo các bạn có thể chọn những tiêu chí tiếp theo để lọc tệp chi tiết hơn.

Chọn Custom Audience dựa trên tương tác

Trong đó bạn có thể lựa chọn định dạng nội dung, tương ứng với loại tệp mà bạn đã lựa chọn ở Bước 2. Phần quan trọng tiếp theo chính là “giữ chân”, đây là tiêu chí để lọc tệp đối tượng nguồn từ bước 2 đã tồn tại bao lâu.

Ví dụ: Nếu ở bước 2, mình chọn là Đối tượng tương tác với video > Chọn video cần lọc đối tượng

Tuỳ chỉnh Custom Audience

Đến bước 3, tại đây mình sẽ chọn tương tác với video thấp nhất là 10 giây, 15 giây, 30 giây.

*Lưu ý: Bạn cũng có thể chọn tổ hợp các tiêu chí này lại với nhau.

Sau đó chọn 365 ngày, tức là tệp đối tượng người dùng tương tác với video thỏa yêu cầu từ 10 giây trở lên trong vòng 365 ngày qua. Nếu có người dùng tương tác thỏa điều kiện tối thiểu 10 giây nhưng vượt qua thời gian 1 năm thì không nằm trong tệp đối tượng sẽ tạo này.

Bước 4: Đặt tên cho đối tượng để dễ dàng quản lý và tìm kiếm cho lần sử dụng sau, bạn cũng có thể mô tả thêm cho loại đối tượng này để ghi nhớ cách lọc tiêu chí của mình.

Tuỳ chỉnh Custom Audience trên Facebook Ads

Sau khi hoàn thành các lựa chọn bạn có thể nhấn Tạo đối tượng. Để kiểm tra trạng thái đối tượng vừa tạo bạn có thể trở về giao diện “Đối tượng” tại mục All Custom Audience, tệp đối tượng vừa tạo sẽ ở trạng thái sẵn sàng nếu các tiêu chí lọc là hơp lệ.

Tuỳ chọn Custom Audience trên Facebook

Tuy nhiên, quy mô đối tượng cũng là thứ mà mọi người cần quan tâm, ở đây mình ví dụ nên chọn đại một video nên tệp đối tượng lọc ra dưới 1000. Mọi người cũng có thể dựa vào quy mô này để thấy tệp Custom Audience nếu quá thấp thì không nên chạy ads.

Vai trò của Custom Audience trong chạy quảng cáo

Lọc phễu Marketing

Đây là vai trò lớn nhất của Custom Audience mà bất kỳ nhà quảng cáo nào cũng quan tâm đến. Khi một chiến dịch được lên kế hoạch. Những quảng cáo ban đầu giống như là đầu phễu. Giai đoạn này có thể nói là thu thập được những insight, dữ liệu người dùng một cách cơ bản nhất.

Sau đó, dựa vào những bài quảng cáo có hiệu quả, kết hợp với các tính năng từ Custom Audience của Meta cho phép người dùng lọc kỹ hơn những người dùng đã tương tác với quảng cáo. Như vậy, những quảng cáo sau đó sẽ giúp cho người kinh doanh tập trung được ngân sách cho những người thực sự quan tâm đến quảng cáo của họ.

Tiếp cận đúng đối tượng

Nếu bạn sử dụng các mục tiêu khác của Custom Audience như danh sách khách hàng, trang web, danh mục, mua sắm,...mọi người sẽ tiếp cận được tệp đối tượng có tiềm năng cao hơn. Về vấn đề nguồn tệp này ở đâu có thể đến từ nhiều cách khác nhau.

Đã là Marketing thì không cách này thì có cách khác để mọi người có được tệp đối tượng cơ bản. Với Custom Audience mọi người có thể tùy chỉnh đến 14 tiêu chí tùy chỉnh.

Kết luận

Với những thông tin về Custom Audience trong bài viết này, có lẽ mọi người cũng đã hiểu kỹ hơn về tính năng lọc đối tượng cụ thể từ Meta. Hi vọng các bạn có thể tận dụng triệt để và mang lại hiệu quả cao trong ads.

[maxbutton id="2" ]

Trong quá trình chạy quảng cáo, mọi người sẽ va chạm vào nhiều chiến dịch khác nhau. Trong đó mỗi chiến dịch lại có một loại nhắm mục tiêu cụ thể. Đố...

EPC là một khái niệm khá quen thuộc đối với anh em nào làm MMO, đặc biệt là đang kiếm tiền với các hình thức quảng cáo, video,...Tuy nhiên, nếu bạn là một người mới bước chân vào lĩnh vực kiếm tiền online này. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn về EPC trong bài viết này.

EPC là gì?

EPC là gì?

EPC là một từ viết tắt của Earns Per Click. Dịch sát nghĩa tức là kiếm tiền dựa trên lượt click. Con số này có thể được hiển thị cụ thể hoặc tính theo mức trung bình. Vì trong mỗi chiến dịch số lượng click cũng khá nhiều, dù nội dung đó là bài viết hay video. Thông thường EPC sẽ xuất hiện ở những chỉ số báo cáo của các Publisher làm Affiliate Marketing.

Con số này thể hiện được với lượng trung bình click thu về từ khách hàng thì Publisher nhận được lại bao nhiêu tiền. Như vậy, đây cũng là một chỉ số có thể nói gần cuối để cho Publisher đánh giá được sự hiệu quả của chiến dịch.

Cách tính EPC cho nhà sáng tạo nội dung

Cách tính EPC cho nhà sáng tạo nội dung

Hiện nay thông số EPC được đa số các nền tảng Affiliate Marketing cung cấp để giúp cho Publisher theo dõi sát hiệu suất tiếp thị online của mình. Không những thế các nền tảng trả tiền dựa trên lượt click quảng cáo cũng sẽ đưa ra chỉ số này cho những nhà sáng tạo nội dung, ví dụ Adsense của Google.

Ví dụ: Người sở hữu trang web có lượt click tổng cộng là 100 lần vào banner quảng cáo từ viewer, qua đó Google sẽ trả phí cho nhà sáng tạo nội dung là 250 $ (số ví dụ), như vậy EPC của trang web này đang là 2.5$, tức là mỗi click nhận được 2.5 đô la.

Tương tự như vậy, ở bất cứ nền tảng nào mà mọi người kiếm tiền dựa trên lượt click quảng cáo cũng có thể dựa theo cách tính này để đánh giá EPC.

Cách tính và nhận định về EPC trong Affiliate Marketing

Cách tính và nhận định về EPC trong Affiliate Marketing

Như đã nói Affiliate Marketing là một hình thức kiếm tiền cũng được khá nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, cách tính của EPC trong Affiliate mặc dù có giống nhưng ý nghĩa lại khác so với cách tính trên của nhà sáng tạo nội dung.

Đối với Affiliate, việc kiếm tiền dựa trên đơn hàng hoàn thành sau khi người dùng mua sắm trên link giới thiệu của Publisher. Chính vì thế chỉ số EPC muốn thể hiện cho Publisher biết được rằng chiến dịch mà mình đang đăng ký có hiệu quả hay không, tương ứng với số tiền mà mình đã kiếm được thì số tiền bỏ ra liệu có đang lãi hay không. Bản chất không phải nền tảng hay Network nào đang chi trả tiền hoa hồng cho Publisher dựa trên lượt Click nào cả.

Ví dụ 1:

Bạn đang chạy chiến dịch cài App MB Bank trên Dinos, thông số của nền tảng gửi về với hoa hồng là 2.000.000 VNĐ. Trong đó bạn kiếm được tổng cổng là 500 click, như vậy trung bình mỗi click bạn đang kiếm được 4000 VNĐ, tức là EPC = 4000 (hãy nhớ đây là quy ước EPC, không phải bạn đang kiếm tiền dựa trên Click).

Ví dụ 2:

Bạn đang chạy chiến dịch cài App ngân hàng VP Bank trên Dinos, và thông số chỉ báo là bạn đang kiếm được hoa hồng 2.000.000 VNĐ, trong khi đó số lượt click thu về là 400. Như vậy EPC bây giờ đang là 5000.

Tức là để so sánh 2 chiến dịch này, chúng ta có thể thấy EPC ở ví dụ 2 lớn hơn EPC ở ví dụ 1. Chứng tỏ chiến dịch 2 mọi người đang làm tốt hơn, từ đó bạn có thể tối ưu lại chiến dịch ở ví dụ 1, hoặc tìm ra điểm mạnh ở ví dụ 2 để vít ngân sách.

So sánh PPC và EPC

Trong các chỉ số Digital Marketing, khi nói về click chúng ta không thể không nhắc đến PPC hoặc CPC. PPC tức là Pay Per Click hoặc CPC (Cost Per Click). 2 cách gọi này tương tự nhau tùy nền tảng mọi người đang sử dụng. Chúng đều đang nói đến chi phí mà bạn phải chi trả cho mỗi lượt click từ người dùng. Để mọi người có thể phân biệt rõ hơn về PPC, CPC và EPC chúng ta sẽ tiếp tục phân tích với ví dụ trên.

EPC của ví dụ 1 mang về cho bạn mỗi lượt click tương ứng với 4000 VNĐ. Như vậy khi chạy quảng cáo, hoặc thực hiện các chiến dịch phân phối nội dung. Nền tảng sẽ cung cấp cho bạn các thông số như PPC hoặc CPC để biết được mỗi lượt click bạn đang tốn bao nhiêu tiền.

Nếu CPC, PPC có giá nhỏ hơn 4000 VNĐ, tức là mọi người đang có lãi. Như vậy bạn có thể nhận định được độ hiệu quả của chiến dịch.

XEM THÊM: Quảng Cáo PPC Là Gì? Những Ưu Nhược Điểm Của Quảng Cáo PPC

Lưu ý khi đánh giá EPC

Với những giả định ở trên chúng ta thấy EPC giúp bạn hiểu được chiến dịch đang triển khai có tốt hay không. Tuy nhiên, nó chỉ nằm ở việc xác định được hiệu suất của chiến dịch. Khi chúng ta kiếm tiền lợi nhuận vẫn là con số cuối cùng mà mọi người muốn quyết toán. Khi đó EPC lại không phải là yếu tố để nhận định thắng bại của một chiến dịch nữa.

Ví dụ:

Bạn có thể kiểm soát CPC < nhỏ hơn EPC để biết được hoa hồng đang nhận về lớn hơn chi phí phải bỏ ra. Tuy nhiên, vẫn còn có các yếu tố khác phía sau hoa hồng như là Lost đơn. Lúc đó số tiền thực nhận của bạn không như con số đã được lấy ra để tính toán như ban đầu là 2.000.000 VNĐ.

Kết luận

Dựa vào những thông tin và cách phân tích về EPC là gì trong bài viết, có lẽ mọi người đã hiểu rõ hơn về chỉ số này. Chúc mọi người thành công và có được kế hoạch tốt nhất cho mình nhé.

XEM THÊM: PPC Là Gì? Cách Đọc Hiểu Thông Số Quảng Cáo PPC Hiệu Quả

[maxbutton id="2" ]

EPC là một khái niệm khá quen thuộc đối với anh em nào làm MMO, đặc biệt là đang kiếm tiền với các hình thức quảng cáo, video,…Tuy nhiên, nếu bạn là m�...

Hiện nay, Chatbot là một công cụ không thể thiếu đối với doanh nghiệp và những người kinh doanh online. Đây được xem như là một giải pháp giúp thay thế nhân viên và từ đó giảm được chi phí cho việc đầu tư mô hình kinh doanh. Vậy Chatbot là gì, vai trò của nó đóng góp như thế nào trong một mô hình online. Chúng ta sẽ tìm hiểu tất cả trong bài viết này.

Chatbot là gì?

Chatbot là gì?

Chatbot là một phần mềm, công cụ, ứng dụng trong việc hỗ trợ việc kinh doanh online trong khâu tư vấn khách hàng. Đây là công cụ được tích hợp với tính năng tin nhắn trong một số nền tảng cho phép chat online với người dùng. Cụ thể chúng ta sẽ thấy nhiều nhất như Facebook, website, TikTok, Sàn TMĐT,...

Chatbot được hỗ trợ bởi AI (trí tuệ nhân tạo), điều này giúp cho AI lưu lại các dữ liệu được ghi nhận từ người dùng và cài đặt từ người quản lý để hoạt động theo mong muốn của người sử dụng.

Chatbot đóng vai trò như một nhân viên ảo, thay thế người thật để thực hiện các tác vụ cơ bản trong giao tiếp, tư vấn. Nó thực sự quan trọng khi có nhu cầu trao đổi từ người dùng mà không có người thật/nhân viên đang trực tiếp ở đó.

Cách Chatbot hoạt động

Cách Chatbot hoạt động

Chatbot hoạt động dựa trên việc lập trình bởi hệ thống hoặc các plugin hỗ trợ. Thông qua việc người dùng sử dụng nó, bạn cần phải thiết lập một số quy định và mong muốn của mình. Tất nhiên những tác vụ này khá đơn giản, chủ yếu đã được thiết kế cho những nhà quản lý chăm sóc khách hàng dễ hiểu.

Từ đó bạn sẽ đưa ra những kịch bản mà mình có thể nghĩ đến khi khách hàng tiếp cận đến. Thông thường các Chatbot sẽ thực hiện các tác vụ như tin nhắn tự động chào hỏi khách hàng, những câu hỏi mặc định và tương ứng với đó là câu trả lời. Bạn là người sử dụng Chatbot sẽ thiết lập nội dung của các kịch bản này.

Để mang tính cá nhân hóa, Chatbot có những tính năng cung cấp thông tin theo dạng hình ảnh, video, đường link và cả gọi tên cụ thể của khách hàng để gia tăng sự tương tác.

Các loại Chatbot trên thị trường

Nếu bạn có nhu cầu sử dụng Chatbot, hãy tìm hiểu kỹ về cách thức hoạt động của nó. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều công ty phần mềm, các plugin, bên nhà cung cấp thứ 3 có các dịch vụ về Chatbot. Thậm chí trên chính nền tảng như Facebook, Tik Tok, Website cũng đã có hỗ trợ miễn phí các tính năng, plugin cho nhu cầu sử dụng Chatbot này.

Tất nhiên, mỗi Chatbot sẽ được thiết kế có sự tối ưu khác nhau, tùy vào mỗi loại và nhu cầu sử dụng bạn có thể đánh giá được mức độ đáp ứng của nó với mình như thế nào.

Hiện nay chúng ta có thể phân ra làm 2 loại chính về Chatbot.

Chatbot âm thanh

Đây là loại Chatbot được lập trình với AI ghi nhận giọng nói và phản hồi cũng bằng âm thanh được ghi lại như một kịch bản dựng sẵn. Nếu bạn thường xuyên sử dụng Google, sàn TMĐT, Youtube, hay các ứng dụng khác có tính năng ghi âm và tìm kiếm thì đây chính là một dạng Chatbot âm thanh.

Như mọi người cũng thấy, loại hình này chủ yếu phục vụ người dùng ở giai đoạn tìm kiếm thông tin. Để đi sâu hơn chúng ta cùng qua loại thứ 2.

Chatbot văn bản

Loại Chatbot là thứ mà chúng ta gặp nhiều nhất khi mua hàng online. Có lẽ anh em đang đọc bài viết này đang muốn tìm hiểu về Chatbot văn bản là chủ yếu. Với một nhu cầu kinh doanh online và những dịch vụ trực tuyến, Chatbot văn bản gần như là một công cụ không thể thiếu để giúp các doanh nghiệp gia tăng trải nghiệm người dùng.

Chatbot văn bản hoạt động giữa trên những dữ liệu mà người sử dụng thiết lập trước theo kịch bạn nhắn tin. Trong giao dịch tin nhắn, người dùng sẽ tìm thấy các thắc mắc của mình và lựa chọn câu hỏi, Chatbot sẽ gửi lại các câu trả lời theo định dạng mà bạn đã cài đặt trước đó.

Một số công cụ chatbot văn bản phổ biến tại thị trường Việt Nam hiện nay có thể kể đến là Manychat, AhaChat, Smaxbot,... Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm Webinar của Dinos Việt Nam x Smaxbot để hiểu chi tiết hơn về những sơ đồ kịch bản ChatBot mẫu, các Ý tưởng để dùng ChatBot vào các chiến dịch Affiliate của Dinos, 1 vài tính năng của Smaxbot, Những điều cần lưu ý khi dùng và cách làm sao để không dính spam Facebook khi sử dụng ChatBot,... [embed]https://www.youtube.com/watch?v=n5raOyKoiZ0[/embed]

Những ưu và nhược điểm của Chatbot

ưu điểm và nhược điểm của Chatbot

Ưu điểm

  • Tiết kiệm chi phí: Chắc chắn khi thuê hoặc sử dụng một ứng dụng Chatbot để thay cho một nhân viên trực ca để chăm sóc khách hàng sẽ tiết kiệm được khá nhiều chi phí trong kinh doanh.
  • Gia tăng trải nghiệm: Hãy nghĩ đến một kịch bản khi chúng ta đang muốn có thêm thông tin cụ thể hoặc mua hàng nhưng nhắn đến Fanpage không có phản hồi nào.
  • Trả lời tự động: Phần này không chỉ ở trong tin nhắn mà còn có cả tính năng cho những khách hàng comment dưới bài viết trên Fanpage.
  • Gửi tin nhắn hàng loạt: Đây là tính năng được nhiều người sử dụng để thông báo các chương trình khuyến mãi nhằm thúc đẩy mua hàng đến một tệp người dùng như một cách tiếp nhận 0 đồng.

Nhược điểm

  • Lỗi kỹ thuật: Với bất kỳ hệ thống tự động nào khó tránh được lỗi kỹ thuật, vì thế đôi lúc sẽ có nhầm lẫn và gặp một số lỗi vặt.
  • Tính công nghiệp: Nếu là một khách hàng khó tính, có lẽ họ dễ dàng phát hiện ra được một dạng tin nhắn tư vấn dạng công nghiệp, không có tính cá nhân hóa từ người tư vấn thật nên sẽ gây mất trải nghiệm.
  • Không thể cụ thể hóa vấn đề: Kịch bản của chatbot chỉ là những vấn đề chung mà người sử dụng có thể nghĩ ra. Đôi lúc có những vấn đề cụ thể hơn mà bạn không nghĩ được, chắc chắn ngoài người chăm sóc, tư vấn thật thì công cụ này không thể nào giải quyết được.

Kết luận

Thông qua những gì mà mình chia sẻ về Chatbot trong bài viết này, mọi người có thể chủ động thiết lập và tìm hiểu cho mình những phần mềm hỗ trợ để thuận lợi hơn trong việc kinh doanh nhé.

XEM THÊM: Cách Sử Dụng Manychat Để Remarketing Trên Facebook Messenger

[maxbutton id="2" ]

Hiện nay, Chatbot là một công cụ không thể thiếu đối với doanh nghiệp và những người kinh doanh online. Đây được xem như là một giải pháp giúp thay thế nhân ...

Chắc chắn nếu bạn đang sở hữu một trang web hoặc là một người viết nội dung cho website thì việc đưa từ khóa lên top tìm kiếm luôn là mục tiêu hướng tới. Như vậy, chúng ta cần phải có được một cách viết bài chuẩn SEO để đạt được điều này. Trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những tiêu chí nào và cách thực hiện ra sao đối với những yếu tố liên quan đến một bài viết chuẩn SEO.

Viết bài chuẩn SEO là gì?

Viết bài chuẩn SEO là gì

Khái niệm chuẩn SEO có lẽ đã khá phổ biến rồi, chúng ta cũng chỉ cần hiểu đơn giản là đưa từ khóa mình muốn SEO lên top vị trí tìm kiếm tại bất kỳ công cụ tìm kiếm nào. Tuy nhiên, Google luôn là nơi mà mọi người muốn tối ưu nhất.

Viết bài chuẩn SEO cũng vậy, một bài viết chuẩn SEO sẽ giúp cho từ khóa được nhiều người tìm kiếm và khi đó bài viết của bạn nằm ở vị trí TOP đầu Search Page.

Trong một bài viết sẽ có rất nhiều yếu tố cần phải được tối ưu. Từ Offpage đến Onpage, vì là chủ đề của bài viết này nói về viết bài chuẩn SEO như vậy chúng ta đã muốn hướng tới các kỹ thuật và tiêu chí của Onpage.

Trong phần sau đây mình sẽ nói về những tiêu chí hàng đầu của một cách viết bài chuẩn SEO là như thế nào.

XEM THÊM: SEO Onpage Là Gì ? Những Yếu Tố Quan Trọng Nhất Của SEO Onpage

Cách viết bài chuẩn SEO Onpage

Cách viết bài chuẩn SEO Onpage

Onpage được hiểu là những tối ưu trên chính trang của mình, các yếu tố của Onpage chủ yếu nhằm mục đích gia tăng trải nghiệm người dùng. Mặc dù vẫn có một số yếu tố kỹ thuật, tuy không tác động trực tiếp tới trải nghiệm của người dùng nhưng vẫn đóng góp một phần không nhỏ.

Với nội dung của bài viết này, chúng ta chỉ nói về Onpage theo góc độ trải nghiệm người dùng mà sẽ không đề cập đến nhiều yếu tố kỹ thuật.

Nghiên cứu từ khóa

Nghiên cứu từ khóa là hạng mục không nằm trong hoạt động “viết bài chuẩn SEO”. Tuy nhiên, nó lại thuộc công việc cực kỳ quan trọng. Việc nghiên cứu từ khóa sẽ giúp bạn định hướng được chân dung khách hàng, nhu cầu của người đọc và cả đối thủ cạnh tranh.

Vì vậy, bạn cần phải thực hiện bước này thật kỹ, lựa chọn các nhóm từ khóa gồm từ khóa chính, từ khóa phụ, từ khóa liên quan.

Tiêu đề bài viết chuẩn SEO

Sau khi đã có từ khóa chúng ta sẽ đi theo dàn ý từ trên xuống dưới của một bố cục bài viết. Đầu tiên chắc chắn sẽ là tiêu đề. Tiêu đề cần phải chứa từ khóa chính muốn SEO, vị trí đặt từ khóa càng nằm gần đầu câu bên trái càng tốt.

Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng các con số lẻ, tính từ mạnh, câu nghi vấn,...để gia tăng sự chú ý và tối ưu CTR. Độ dài của tiêu đề nên nằm trong khoản từ 60 đến 70 ký tự tính luôn cả khoảng trắng. Vì trong khoảng ký tự này sẽ nằm tối ưu trên giao diện hiển thị 512 pixels của nền tảng.

Sapo - Meta Description - Mở bài

Viết bài chuẩn SEO - Sapo, Meta Description, Mở bài

Đây là phần mở bài của bài viết, thông thường bạn sẽ phải gây chú ý đến người đọc vì sao họ lại phải tìm đến những thông tin của bài viết này. Gợi lại những khó khăn và khúc mắc của người đọc và một lời hứa hẹn về những nội dung sau đó mà bài viết sẽ cung cấp.

Về chức năng này Meta Description sẽ mang vai trò quan trọng hơn. Vì nó chính là phần hiển thị phía dưới tiêu đề trên Search Page khi người dùng tìm kiếm. Tuy nhiên, nếu bạn không tối ưu Meta hoặc không có loại thẻ này, hệ thống của Google sẽ lấy nội dung trong phần Sapo để hiển thị.

Một số yếu tố cần quan tâm đó chính là từ khóa chính nên xuất hiện ít nhất một lần trong phần này. Độ dài của đoạn nên đạt trong khoảng từ 130 - 150 từ.

Tối ưu Heading chuẩn SEO

Heading bao gồm Heading 1, Heading 2,...là các thẻ tiêu đề của đoạn để phân cấp nội dung phù hợp cho bài viết. Một bài viết chuẩn SEO nên có đầy đủ các Heading 1 và Heading 2. Trong đó nếu nội dung của bạn thuộc dạng long form hãy phân cấp chúng hợp lý.

Hợp lý được hiểu là các Heading thấp hơn sẽ bổ trợ và làm rõ ý nghĩa của Heading trước đó. Ví dụ: Heading 3 bổ nghĩa cho Heading 2, Heading 2 sẽ bổ nghĩa cho Heading 1.

Cụ thể trong bài viết này, những Heading 3 gồm: Nghiên cứu từ khóa, Tiêu đề bài viết chuẩn SEO, Sapo - Meta Description - Mở Bài, Tối ưu Heading,...đóng góp phần làm rõ nghĩa cho cách viết bài chuẩn SEO Onpage.

Body Text

Dàn trải trên bài viết, phần nội dung cần có các yếu tố sau:

  • Tỷ lệ từ khóa: Các từ khóa chính nên có sự xuất hiện từ 1 đến 3 lần cho bộ khung 800 từ. Ngoài ra các từ khóa liên quan, từ khóa phụ có thể xuất hiện 1 lần.
  • File phương tiện: Các nội dung khác ngoài văn bản còn có hình ảnh và video. Có những cách thức để tối ưu hình ảnh như: Thẻ Alternative, loại file, nội dung hình ảnh, mô tả ảnh, hoặc video như: Nội dung có liên quan đến phần đang nói trong bài viết, chất lượng video,...
  • Phân đoạn: Các đoạn trong bài viết không nên quá dài, tối đa chỉ 5 dòng (giao diện website).
  • Các câu: Mỗi câu không quá dài, chỉ tối đa 30 từ để việc đọc và trải nghiệm được tốt nhất. Chắc chắn ý nghĩa và câu từ, dấu câu cần phải chỉn chu, dễ hiểu, dễ đọc theo đúng văn phong đang sử dụng cho đối tượng hướng tới.

Lời kết

Lời kết là một nơi để mọi người kêu gọi hành động (nếu có) và tóm tắt lại nội dung của bài viết kèm theo từ khóa chính muốn SEO.

Kết luận

Với những tiêu chí để có một cách viết bài chuẩn SEO trên đây, hy vọng có thể giúp các bạn hệ thống lại được một số yếu tố quan trọng cần tối ưu. Chúc mọi người thành công và gặp lại trong bài viết sắp tới.

[maxbutton id="2" ]

Chắc chắn nếu bạn đang sở hữu một trang web hoặc là một người viết nội dung cho website thì việc đưa từ khóa lên top tìm kiếm luôn là mục tiêu hướng tớ...

Cho đến nay Shopee vẫn là sàn thương mại điện tử với lưu lượng truy cập từ người dùng lớn nhất Việt Nam. Điều đó có nghĩa là đây vẫn được xem là một thị trường tiềm năng và có nhu cầu mua sắm vô cùng lớn. Nếu bạn cũng đang muốn bắt đầu bán hàng trên Shopee nhưng chưa biết thực hiện như thế nào thì bài viết này sẽ giúp bạn. Mình sẽ hướng dẫn bộ quy trình cách bán hàng trên Shopee từ đầu đến cuối ra sao.

Cách bán hàng trên Shopee

Trong quy trình này chúng ta sẽ cùng làm rõ 2 trường hợp:

  • Một là bạn đã có sản phẩm và muốn bắt đầu bán hàng trên Shopee.
  • Hai là mọi người chưa có bất kỳ thứ gì và bắt đầu với một ý tưởng.

Có thể bạn thuộc nhóm số một thì những bước đầu như nghiên cứu thị trường, lựa chọn sản phẩm có thể bỏ qua. Hoặc bạn cũng có thể xem đó là tiêu chí đánh giá và đối chiếu lại với những gì mình đang sở hữu.

Bước 1 - Nghiên cứu thị trường

Việc nghiên cứu thị trường trên Shopee hiện nay có thể được thực hiện bởi các công cụ khác như Google Trends, Keyword Planner,...Tuy nhiên, đây đều là phần mềm thứ 3, họ cũng không lấy trực tiếp dữ liệu từ Shopee. Nếu bạn cần để đối chiếu số liệu hoặc đánh giá tổng quan vẫn tốt hơn là không có.

Những cách đánh giá trực quan hơn về thị trường trên Shopee:

Tool Beecost: Có tổng quan về các ngành hàng và số liệu cụ thể cho những mặt hàng

Thống kê các ngành bán hàng trên shopee

Mục Tìm kiếm hàng đầu trên Shopee: Đây là mục mà Shopee tổng hợp các sản phẩm đang được tìm kiếm nhiều trên nền tảng.

[caption id="attachment_21179" align="aligncenter" width="600"]Gợi ý các sản phẩm bán hàng trên shopee Gợi ý các sản phẩm bán hàng chạy trên Shopee[/caption]

Sản phẩm đang bán chạy trên Shopee: Khi truy cập vào trang chủ các bạn kéo xuống sẽ thấy phần này.

[caption id="attachment_21180" align="aligncenter" width="600"]Các sản phẩm bán hàng trên shopee Các sản phẩm bàn hàng flashsale trên Shopee[/caption]

Mục đích của việc nghiên cứu thị trường sẽ giúp bạn lựa chọn ngành hàng, sản phẩm mà mình sẽ tham gia. Chắc chắn rằng, những sản phẩm mà bạn muốn kinh doanh đang có nhu cầu lớn từ thị trường.

Bước 2 - Phân tích đối thủ

Phân tích đối thủ nhằm mục đích tìm ra được những điểm mạnh của các shop đã tồn tại và hoạt động mạnh trên Shopee. Điều này giúp bạn có thể thấy được khả năng mình tham gia vào sẽ có được lợi thế cạnh tranh gì. Những yếu tố nằm trong phần phân tích đối thủ, đồng thời cũng là những tiêu chí mà bạn cần phải tối ưu cho chính shop của mình luôn nhé.

Một số tiêu chí để phân tích đối thủ khi bán hàng trên Shopee như sau:

Giá sản phẩm

Đây là yếu tố hàng đầu trên chợ thương mại điện tử, giá cần được xác định đúng. Nếu bạn đã chọn được sản phẩm cho mình ở bước đầu, hãy xem giá thành của đối thủ đang nằm trong chiến lược giá hay không.

Cụ thể sản phẩm của họ đang là mặt hàng tạo ra lợi nhuận, hay sản phẩm đó chỉ là phễu thu hút traffic. Nếu sản phẩm bạn chọn chỉ là sản phẩm phễu của đối thủ thì nên từ bỏ đi nhé, “châu chấu đá xe” là hỏng hết mọi thứ sau đó. Điều quan trọng là khi giá nhập hàng của bạn tốt, những tiêu chí theo sau đó sẽ được thực hiện một cách trọn vẹn hơn.

Chương trình khuyến mãi

Hiện nay có khá nhiều chương trình khuyến mãi được tổ chức trên sàn bao gồm cả gói Freeship Xtra, hoàn xu, mua nhiều giảm giá, Flash sale,...Như bạn cũng thấy, nếu giá nhập không tốt, bạn không thể “cắt máu” của mình ra để duy trì một loạt chương trình khuyến mãi từ Shopee.

Đối với sàn TMĐT, Freeship Xtra được coi như là một loại khuyến mãi không thể thiếu đối với người mua.

Sự đa dạng

Sự đa dạng được đánh giá chính là một dòng sản phẩm có thể cho khách hàng nhiều lựa chọn. Có những mặt hàng đại trà sẽ đấu tranh nhau ở nhiều tiêu chí, nhưng nếu bạn có được một mặt hàng ít shop có thì bạn đang hưởng lợi từ một dòng sản phẩm ngách.

Với lợi thế này bạn có thể gia tăng lợi nhuận từ các sản phẩm ngách. Đồng thời khách hàng cũng không cần phải tìm kiếm ở những nơi khác, giữ chân khách hàng trên chính shop mình lâu hơn.

Ví dụ: Nếu bạn bán giày sandal, có thể bán thêm giày thể thao. Hoặc chính một loại giày sandal đó nhưng có đến hàng chục biến thể.

Chính sách bảo hành

Chính sách bảo hành này phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tất nhiên không loại trừ chi phí nhập hàng. Ngoài ra nếu bạn không phải là nhà sản xuất, hãy tự deal với bên nhà cung cấp về hình thức bảo hành cho khách hàng nếu sản phẩm bị lỗi. Khi nằm trong thế không thể thỏa thuận, bạn mới nên tính đến trường hợp tự mình cắt chi phí ra để bảo hành cho người mua.

Bước 3 - Lựa chọn nguồn hàng

Với những phân tích ở phần 2, mọi người có thể thấy các yếu tố về việc lựa chọn nguồn hàng rất quan trọng. Vì vậy dựa vào những tiêu chí đó, hãy tìm cho mình một nguồn hàng có thể giúp bạn đạt được những điều trên.

Một trong những kinh nghiệm khi lựa chọn nguồn hàng:

  • Thời gian vận chuyển: Để phòng trường hợp thường xuyên xảy ra cho việc không đủ hàng phân phối. Bạn nên ưu tiên đối tác gần mình, có thời gian vận chuyển nhanh gọn.
  • Không nên phụ thuộc vào một nơi: Để lựa chọn được một nguồn hàng tốt, bạn cần bỏ ra nhiều thời gian để có thông tin về nhiều đối tác. Như vậy việc so sánh và đánh giá để có một nhà cung cấp tốt sẽ dễ hơn. Đồng thời bạn cũng không bị phụ thuộc vào 1 nơi khiến cho những đợt cháy hàng sẽ khiến cho shop của bạn “ăn sao quả tạ” vì không có hàng cho khách.

Bước 4: Lên nội dung sản phẩm

Nội dung sản phẩm sẽ bao gồm các yếu tố hình ảnh, video và mô tả sản phẩm.

Về phần hình ảnh: Các bạn có thể đầu tư một chút kỹ năng thiết kế. Cơ bản nhất cũng phải dùng được Canva, hoặc nếu đầu tư hơn hãy dùng đến Photoshop hoặc AI.

Video: Bạn có thể tận dụng video từ Trung Quốc trên các sàn TMĐT hoặc Douyin về để edit lại. Nếu có nguồn từ quay bạn cũng có thể tự edit trên Capcut cho người nhanh gọn, đơn giản. Nâng cao hơn có thể dùng Premiere Pro.

Mô tả sản phẩm: Đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm, chính sách, phân loại, chất liệu, quy trình bảo quản, hướng dẫn sử dụng. Nếu bạn tìm hiểu về SEO hãy đặt từ khóa muốn SEO trong tên sản phẩm và các hashtag tại phần mô tả.

Bước 5 - Seeding đánh giá

Seeding được hiểu là cách để bạn tạo ra hiệu ứng ban đầu để gia tăng lòng tin cho khách hàng. Trong đó có những tiêu chí như lượt mua, lượt đánh giá chất lượng (4 đến 5 sao), các lời bình tốt về sản phẩm.

Về cách làm này các bạn có thể nhờ đến người thân mua hàng, sau đó trả đánh giá 4 hoặc 5 sao. Cùng với đó là những lời đánh giá chân thật về sản phẩm. Hãy chú ý, việc làm seeding cần phải khéo léo, nếu trông quá “giả trân” sẽ dễ tác dụng ngược.

Bước 6 - Tham gia các chương trình khuyến mãi

Như phần phân tích đối thủ, chúng ta cần phải tham gia các chương trình khuyến mãi. Tùy vào chiến lược giá và đối thủ đang lên kế hoạch như thế nào. Nhưng ưu tiên nhất vẫn là Freeship Xtra nhé.

Bước 7 - Chạy Marketing

Marketing trong việc bán hàng trên Shopee cũng có khá nhiều cách như sau.

  • Traffic nội sàn: Với cách hình thức như quảng cáo khám phá, quảng cáo đấu thầu từ khóa, tham gia các chương trình Flash Sales.
  • Traffic ngoại sàn: Group Facebook, Zalo, TikTok,... Bạn có thể xây nội dung Free traffic từ các nền tảng này hoặc chạy ads tùy vào lợi nhuận và nguồn tài chính của mình.

Bước 8: Đánh giá - Tối ưu

Sẽ cần một khoảng thời gian để mọi người thu thập đủ nhiều các thông tin, chỉ số sau khi chạy Marketing và các thông số bán hàng. Từ đó bạn sẽ cân nhắc một số tiêu chí quan trọng tạo ra kết quả tốt để thúc đẩy kinh doanh. Việc tối ưu sẽ giúp cho biên độ lợi nhuận hoặc kế hoạch kinh doanh của bạn đi đúng hướng mong muốn.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ các bước về cách bán hàng trên Shopee khá chi tiết, mọi người có thể tham khảo để lên cho mình một bộ khung cụ thể hơn và triển khai. Chúc mọi người thành công và có được kết quả như mong đợi.

[maxbutton id="2" ]

Có thể bạn quan tâm:

Cho đến nay Shopee vẫn là sàn thương mại điện tử với lưu lượng truy cập từ người dùng lớn nhất Việt Nam. Điều đó có nghĩa là đây vẫn được xem là m�...

Bitcoin là một từ khóa rất phổ biến hiện nay trên đa số các trang mạng xã hội thuộc nhóm lĩnh vực đầu tư tài chính, tiền kỹ thuật số. Nhiều người đã cho rằng đây là một trong những loại tài sản có giá trị lợi nhuận hàng đầu. Chính vì thế không ít nhà đầu tư đổ xô vào mua bán, trade, đầu tư và thậm chí có một hình thức nữa mà không thể không nhắc đến đó là đào Bitcoin. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về phạm trù này, liệu rằng đào Bitcoin có mang lại lợi nhuận hơn so với các hình thức khác?

Đào Bitcoin là gì?

Đào Bitcoin là gì?

Đào Bitcoin là một cách khai thác đồng tiền này dựa trên việc giải mã các thuật toán và xác nhận những thủ tục thanh toán trên mạng lưới và nền tảng của Bitcoin. Quá trình này được thực hiện thông qua các máy tính, thiết bị được cấu hình cùng với phần mềm đã được tích hợp sẵn các thuật toán giải quyết những tác vụ trên. Khi hoàn thành công việc, chúng sẽ tự động liên kết các khối giao dịch này lại với nhau và phần thưởng được nhận lại đó chính là Bitcoin.

Những cách thức đào Bitcoin hiện nay

Các hình thức đào Bitcoin hiện nay

Hiện nay có các hình thức đào Bitcoin được áp dụng phổ biến trên thị trường, chúng ta có thể kể đến như:

Cloud Mining

Đây là hình thức đào Bitcoin dựa trên công nghệ điện toán đám mây, nó sẽ dựa vào một đơn vị trung gian khác cung cấp dịch vụ. Người có nhu cầu thực hiện việc dào Bitcoin chỉ cần đăng ký và ký kết hợp đồng với bên thứ 3. Đơn vị trung gian sẽ cung cấp thiết bị đào và duy trì hoạt động.

Với cách thức làm việc này sẽ phù hợp với những người nào không muốn đầu tư cho mình một bộ máy đồ sộ để đào Bitcoin, thay vào đó có thể tận dụng tiện ích từ bên thứ 3. Tất nhiên, có thể bỏ qua được một số thứ liên quan đến phần cứng và phần mềm. Đổi lại bạn cũng phải đánh giá được sự uy tín của bên thứ 3.

Đồng thời đây cũng là một hình thức đầu tư, việc tính toán để thấy được điểm hòa vốn và bắt đầu có lãi vào thời gian nào cũng là một bài toán khó.

HardWare Mining

Khi đọc qua phần trên, có lẽ mọi người cũng hình dung ra được thêm một cách đào Bitcoin, đó chính là Hardware Mining. Với cách thức này, người muốn đào Bitcoin phải tự mình đầu tư trang thiết bị máy móc, phần cứng và phần mềm,...Các yếu tố kỹ thuật cần phải được đảm bảo để hệ thống vận hành tốt nhất.

Với cách thức đào Bitcoin này, nhà đầu tư có thể tự mình điều chỉnh khối lượng, mục tiêu và công suất. Tất nhiên ưu điểm là vậy, nhưng Hardware Mining vẫn cần phải được kiểm soát bởi nhiều yếu tố như: Tiền điện, chi phí phát sinh, chi phí đầu tư lớn, tiền kho chứa, bảo trì, sửa chữa, điểm hòa vốn, tỷ lệ sinh lãi,...

Xem thêm: Affiliate Marketing là gì?

Thị trường đào Bitcoin còn tiềm năng hay không?

Thị trường đào Bitcoin còn tiềm năng không?

Như mọi người cũng biết Bitcoin đã không còn quá xa lạ, mặc dù có xuất phát điểm không mấy thuận lợi. Tuy nhiên, bây giờ Bitcoin có thể nói là đồng tiền mã hóa lớn nhất hiện nay trong thị trường Cryptocurrency. Thời điểm lập đỉnh cao nhất của Bitcoin lên đến 69.000 đô la/ 1 BTC vào tháng 11 năm 2021.

Tuy nhiên, trên thực tế số lượng Bitcoin đã được khai thác lên gần 945 tổng số 21 triệu Bitcoin tồn tại. Theo dự tính sẽ có đến 98% BTC được khai thác vào năm 2030. Như vậy, một thực tế chắc chắn Bitcoin sẽ càng khan hiếm, nếu nói đến hạng mục này thì chắc chắn đồng tiền sẽ ngày một có giá trị.

Đầu tư Bitcoin có lãi hay không?

Bất cứ một hoạt động đầu tư nào cũng đều ẩn chứa những rủi ro, đào Bitcoin cũng tương tự. Thật khó để nói rằng việc đào Bitcoin so với trade Bitcoin cái nào sẽ tốt hơn. Cho dù chúng ta có thể nhận định được Bitcoin sẽ ngày càng khan hiếm. Điều đó cũng cho thấy rằng sẽ có càng nhiều nhà đầu tư đào Bitcoin xuất hiện để khai thác phần còn lại.

Với sự cạnh tranh này sẽ dẫn đến các trang thiết bị, phần cứng và những công cụ liên quan cũng tăng giá theo. Lúc đó việc giá của một Bitcoin được định giá trên thị trường có đủ để bù đắp lại số tiền đầu từ được bỏ ra hay không vẫn là một câu hỏi lớn.

Vì giá của một Bitcoin không chỉ được quyết định bởi sự khan hiếm của nó. Mà ở đây Bitcoin còn được nhiều MM (Maker Market) và các hoạt động đầu cơ, trader trên toàn thế giới tác động. Ngay cả dòng tiền ở những thị trường khác như chứng khoán, bất động sản, những đồng coin khác cũng sẽ tác động không nhỏ đến BTC và ngược lại.

Suy cho cùng đầu tư đào Bitcoin hay trade Bitcoin cũng đều là một trường phái đầu tư, kiến thức và kinh nghiệm sẽ giúp bạn nhận định có cơ sở hơn. Có thể nói đầu tư có kiến thức thì sẽ mang lại kết quả, còn đầu tư không có kiến thức thì làm việc gì cũng như cờ bạc, phụ thuộc vào vận may đỏ đen.

Kết luận

Đào Bitcoin vẫn sẽ tồn tại, nhưng chắc chắn sự cạnh tranh sẽ gia tăng. Việc bạn có nên tham gia vào hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong bài viết này mình đã chia sẻ một số thông tin và góc nhìn về lĩnh vực này, hi vọng giúp mọi người có được sự đánh giá khách quan nhất.

[maxbutton id="2" ]

Bitcoin là một từ khóa rất phổ biến hiện nay trên đa số các trang mạng xã hội thuộc nhóm lĩnh vực đầu tư tài chính, tiền kỹ thuật số. Nhiều người đã ...

Để bắt đầu một kế hoạch kinh doanh, ý tưởng luôn là thứ quan trọng đầu tiên để mọi người có được lộ trình dài hạn. Ý tưởng chính là khởi nguồn cho mọi sự bắt đầu, trong kinh doanh cũng vậy. Có thể nó không quyết định nhiều trong sự thành công, bởi với đa số người ai cũng có một ý tưởng, nhưng có khả thi không lại là chuyện khác. Nên hôm nay chúng ta sẽ cùng thảo luận về cách lên ý tưởng kinh doanh từ Online đến Offline. Chắc chắn sau khi đọc xong bài viết này, mọi người sẽ có một tấm bản đồ tổng quan về mô hình của mình.

Tại sao lại đi từ Offline đến Online?

Lên ý tưởng kinh doanh từ Offline đến Online

Không thể nói Online tốt hơn hay Offline tốt hơn, cũng không thể chứng minh được loại hình nào mang lại nhiều lợi nhuận hơn. Tuy nhiên, một điều chắc chắn rằng với đa số anh em đang đọc bài viết này, với một khởi đầu bằng mô hình online sẽ an toàn và khả thi hơn nhiều.

Nhưng chúng ta sẽ không dừng lại ở đó, Online có thể là bước bắt đầu đơn giản, nhưng khi đi vào quá trình và muốn Scale quy mô thì độ khó của nó cũng không thua kém với Offline thậm chí có nhiều yếu tố còn phức tạp hơn.

Mặc dù vậy, chúng ta chỉ mới khởi đầu những ý tưởng nên khoan nói nhiều về sự phức tạp đó. Lý do lớn nhất chúng ta đã hiểu Online sẽ là một lựa chọn thích hợp để bắt đầu cho người ít vốn, không có nhiều cơ sở. Đồng thời online cũng sẽ giúp bạn xây dựng một thương hiệu được nhiều người biết với chi phí có thể tự kiểm soát.

Phần 1 - Ý tưởng của kinh doanh online

Ý tưởng của kinh doanh online

Nghiên cứu thị trường, sản phẩm, phân tích đối thủ

Về cách làm này mọi người có thể tận dụng các công cụ từ bên thứ 3 hoặc chính nền tảng mà mình muốn kinh doanh để tìm những nhu cầu của thị trường. Sau khi lựa chọn được ngành hàng, dịch vụ mà mình muốn hướng tới, lúc này bạn có thể lọc ra được một số sản phẩm mà mình sẽ phục vụ.

Đồng thời sẽ có những đối thủ đã xuất hiện sẵn trong thị phần đó. Chúng ta sẽ đánh giá đối thủ để biết được điểm mạnh của họ, điểm yếu của họ. Liệu rằng, bây giờ bước vào thị trường, mình có những lợi thế nào có thể vượt qua để tạo thành lợi thế cạnh tranh.

Lựa chọn nhà cung cấp

Gần như là một phần của lựa chọn sản phẩm, tuy nhiên lựa chọn nhà cung cấp sẽ giúp bạn tạo ra được một số lợi thế cạnh tranh nếu có thể tối ưu. Những tiêu chí nằm trong việc này bao gồm địa điểm, chính sách bảo hành, giá cả, mẫu hàng, thanh toán.

  • Địa điểm: Sẽ quyết định được thời gian giao hàng, điều mà kinh doanh online rất quan tâm.
  • Chính sách bảo hành: Mang đến cho người dùng một sự yên tâm
  • Giá cả: Sẽ giúp bạn có được một chiến lược giá tốt, biên độ lợi nhuận cao, chịu rủi ro thấp và Marketing thoải mái hơn.
  • Mẫu mã đa dạng: Điều này giúp cho bạn đáp ứng được nhu cầu của người dùng một cách linh hoạt hơn.

Lựa chọn nền tảng và triển khai nội dung

Có khá nhiều nơi để mọi người bắt đầu kinh doanh online như là Facebook, Instagram, Youtube, TikTok, Google,... Nhưng chắc chắn một điều là mọi người cần phải tìm hiểu luật nền tảng, vì không phải nội dung, ngành hàng nào cũng có được sự chấp nhận đơn giản từ chính sách cộng đồng.

Ngoài ra các đối thủ ở trên nền tảng đó đã và đang làm những vì, bạn có thể tận dụng ý tưởng của họ để triển khai một cách cá nhân hóa hơn.

Phần 2 : Đưa mô hình sang hệ thống Offline

Ý tưởng kinh doanh - Đưa mô hình từ online sang offline

Khi phát triển mô hình kinh doanh Offline, những tiêu chí về nghiên cứu thị trường, phân tích insight khách hàng và kế hoạch cho giá cả sản phẩm từ Online vẫn có thể áp dụng. Tuy nhiên cần phải có một số yếu tố quan trọng được bổ sung như sau.

Mặt bằng - Nhân sự

Song song với việc xây dựng các cơ sở trên nền tảng Online, bạn cũng có thể đầu tư vào hệ thống Offline của mình. Điều này cần phải đầu tư một khoản chi phí cho việc thuê mặt bằng và nhân sự.

Việc phục vụ khách hàng offline sẽ tốn kém hơn rất nhiều. Nên chúng ta xem đây như là một cách để chứng minh sự uy tín của mình với khách hàng online. Thậm chí là các nền tảng Online. Ví dụ như Google, Facebook, TikTok đều có tính năng ghim địa điểm hoặc Local Business,...

Giấy phép

Quan trọng hơn là bạn cần phải đăng ký giấy phép kinh doanh (nếu có thể). Việc này sẽ giúp cho sự liên kết giữa mô hình Offline và Online được chặt chẽ hơn. Có thể thấy, các nền tảng Online cũng khuyến khích nhà bán hàng cung cấp các giấy tờ về hoạt động kinh doanh của mình.

Với giấy phép hợp pháp bạn cũng có thể tạo ra hệ thống tài nguyên an toàn và uy tín hơn trong mắt nền tảng. Đặc biệt là dùng những tài khoản ads, nếu được xác minh danh tính từ giấy phép chính chủ khả năng bị khóa sẽ thấp hơn nhiều so với dùng các acc via.

Phần 3 - Đánh giá

Dù hệ thống Offline hay Online, bạn cũng cần phải đánh giá định kỳ các chỉ số kinh tế và Digital của mình để nhanh chóng phát hiện ra những điểm cần tối ưu.

Nếu có thể bạn cần phải sử dụng số tiền lời từ kinh doanh để tái đầu tư vào hệ thống. Việc này phụ thuộc vào hoàn cảnh kinh thế của bạn. Nhưng nếu muốn phát triển hệ thống chắc chắn việc tái đầu tư cần phải thực hiện, tỷ lệ % tùy thuộc vào bạn muốn nó nhanh hay chậm.

Kết luận

Với bài viết chia sẻ của bài viết này về việc lên ý tưởng kinh doanh từ Online đến Offline, hi vọng mọi người có được một tấm bản đồ tổng quan về kế hoạch phát triển của mình. Chúc mọi người thành công rực rỡ.

XEM THÊM: Kế Hoạch Kinh Doanh Online – 5 Bước Để Bắt Đầu

[maxbutton id="2" ]

Để bắt đầu một kế hoạch kinh doanh, ý tưởng luôn là thứ quan trọng đầu tiên để mọi người có được lộ trình dài hạn. Ý tưởng chính là khởi nguồn ...

Nếu bạn đã tìm đến bài viết này, hẳn là đã có một ý tưởng nào đó về “khởi nghiệp” của mình. Và phải nói là, lựa chọn kinh doanh online là một trong những hình thức vừa an toàn lại ít tốn kém cho những bạn không có những bước đệm vững chắc trong nghề kinh doanh này. Hôm nay chúng ta cùng tham khảo cách lập kế hoạch kinh doanh online tổng quan nhất. Với mô hình này, sự an toàn được đặt lên hàng đầu. Lý do tại sao là an toàn mà không phải lợi nhuận chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Tại sao nên lựa chọn kinh doanh online để khởi nghiệp

Nên lựa chọn kế hoạch kinh doanh online để khởi nghiệp

Có thể nhiều anh em biết được khái niệm khởi nghiệp ở nhiều góc độ khác nhau, nhưng trong phạm vi bài viết này chúng ta có thể đồng ý với nhau khởi nghiệp chỉ đơn giản là bắt đầu một công việc tự mình làm chủ.

Vậy tại sao phải chọn kinh doanh online? Có thể kinh doanh online không phải là nơi mang đến lợi nhuận nhiều nhất, nhưng đối với những người có nền tảng không vững chắc. Ngoài ra, nhiều anh em ở đây xuất thân từ MMO, hoặc là tay ngang muốn mở một cửa hàng online để gia tăng thu nhập.

Kinh doanh online là một cách thức giúp bạn có những bước đi an toàn. Lĩnh vực này không phải dễ, chúng ta cũng không ít lần nghe qua tỷ lệ khởi nghiệp thất bại không mấy hào hứng.

Để có được những khởi đầu an toàn, kinh doanh online có thể giúp bạn kiểm soát được nhiều yếu tố hơn offline. Từ nhân sự, kế hoạch, tính toán, phân phối, chăm sóc khách hàng,...mọi thứ hiện nay đều được hỗ trợ bởi khá nhiều nền tảng và dịch vụ tiện lợi.

Các bước lập kế hoạch kinh doanh online

Các bước lập kế hoạch kinh doanh online

Phần 1 - Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường trên nền tảng online có thể dựa vào các công cụ của nền tảng bạn chọn như là: Tiki, Shopee, Lazada, TikTok, Facebook, Google. Việc này giúp cho bạn nhận định được nhu cầu của thị trường.

Chúng ta không thể phục vụ một sản phẩm mà không có nhu cầu được. Bạn cũng có thể sử dụng các công cụ từ bên thứ 3 như: Beecost, iPrice, SEMRush, Keyword Planner,...để thấy được sự quan tâm của người dùng online đang hướng đến các lĩnh vực nào.

Đánh giá đối thủ và bản thân: Việc nghiên cứu thị trường quan trọng nhất là khâu này. Bạn cần phải tìm ra được đối thủ cụ thể của bạn trên các nền tảng mình muốn tham gia. Đồng thời tìm ra được những tiêu chí nào mình có khả năng vượt đối thủ để tạo thành lợi thế cạnh tranh. Ví dụ: Chất lượng, giá thành, bảo hành, nội dung, chăm sóc khách hàng,...

Phần 2- Lựa chọn sản phẩm

Ngoài tiêu chí có nhu cầu từ thị trường ở trên, việc lựa chọn sản phẩm cần đạt được những yếu tố quan trọng sau: Vòng đời sản phẩm và chi phí của sản phẩm phải phù hợp với nguồn tài chính mình có.

Tính được một bức tranh “om vốn” trong vòng bao lâu để không bị lủng trong khâu vận hành khi dòng tiền chưa về kịp. Điều này cần phải nghiên cứu thêm về nền tảng bạn muốn kinh doanh sẽ payment doanh số trong bao lâu.

Phần 3 - Lựa nguồn hàng

Có thể gộp phần này vào phần lựa chọn sản phẩm, tuy nhiên nó lại có nhiều yếu tố cần được chú ý như là:

  • Chất lượng sản phẩm: Hàng online, khách hàng có thể tìm thấy vô vàn sản phẩm giống nhau. Bạn cần tìm một nguồn hàng đủ tốt cho phân khúc đối tượng mình nhắm đến.
  • Chính sách bảo hành: Thông thường nếu bạn nhập hàng, hãy thỏa thuận với nhà sản xuất có chính sách này hay không.
  • Mẫu mã đa dạng: Hàng online thay đổi liên tục, người dùng cũng nhanh chóng tiếp cận với sản phẩm mới. Vì thế nếu bạn có được một đối tác có đa dạng sản phẩm sẽ là lợi thế lớn.

Phần 4 - Sản xuất nội dung - Lựa chọn nền tảng

Sản xuất nội dung và lựa chọn nền tảng trong kế hoạch kinh doanh online

Có nhiều nền tảng phân phối sản phẩm mà mọi người có thể lựa chọn. Mỗi nơi đều có ưu nhược điểm. Điều quan trọng là khi lựa chọn một nền tảng cụ thể bạn cũng cần phải tìm hiểu về chính sách về cách duyệt nội dung. Với kinh doanh online, nội dung là phần cực kỳ quan trọng để có được lượng traffic từ nền tảng. Hiện nay các kênh kinh doanh online được mọi người chú ý đến nhiều nhất là: Sàn thương mại điện tử, TikTok, Facebook, Google,...

Trong đó TikTok là nơi có lượng người truy cập và bạn cũng dễ dàng nhận được free traffic đơn giản hơn với bất kỳ lựa chọn nào ở trên. Bạn có thể tham khảo bài viết bên dưới để theo dõi quy trình bán hàng trên TikTok Shop diễn ra như thế nào nhé!

XEM THÊM: Quy Trình Bán Hàng Trên TikTok Shop Ra Nghìn Đơn Trong Năm 2022

Phần 5 - Marketing và đánh giá

Sau khi đã có nội dung, bạn cần phải phân phối sản phẩm và nội dung tương ứng của mình để chào bán tới khách hàng. Có 2 hình thức chính là Paid traffic và Free traffic. Dù bạn chọn cách nào, cũng sẽ có các thông số Digital gửi về. Thông qua đó, bạn có thể nhận định và đánh giá hiệu quả của nội dung và sản phẩm để tối ưu dần.

Có thể nói phần Marketing này là bước quan trọng cuối cùng để bạn có thể thúc đẩy những gì tốt đẹp nhất ở dịch vụ, sản phẩm của bạn. Chắc chắn không thể nhanh chóng, nó cần được tối ưu dần và qua một thời gian bạn sẽ nhận được những kết quả như mong muốn sau nhiều lần tối ưu.

Kết luận

Với cách lập kế hoạch kinh doanh online trong bài viết này, mọi người có thể bắt tay vào thực hiện từng phần một. Hi vọng có thể giúp các bạn có được một mô hình an toàn và hướng tới thành công trong tương lai.

[maxbutton id="2" ]

Nếu bạn đã tìm đến bài viết này, hẳn là đã có một ý tưởng nào đó về “khởi nghiệp” của mình. Và phải nói là, lựa chọn kinh doanh online là một tron...